intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mối liên quan giữa khí máu tĩnh mạch với khí máu động mạch ở bệnh nhân suy thận mạn tính

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

232
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm khảo sát đặc điểm khí máu tĩnh mạch (TM) bệnh nhân (BN) suy tim mạn tính (STMT) và tìm hiểu mối liên quan giữa khí máu TM và khí máu động mạch (ĐM). Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mối liên quan giữa khí máu tĩnh mạch với khí máu động mạch ở bệnh nhân suy thận mạn tính

t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br /> <br /> MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÍ MÁU TĨNH MẠCH VỚI KHÍ MÁU<br /> ĐỘNG MẠCH Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH<br /> Lương Công Thức*; Nguyễn Thị Vân Anh**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: khảo sát đặc điểm khí máu tĩnh mạch (TM) bệnh nhân (BN) suy tim mạn tính<br /> (STMT) và tìm hiểu mối liên quan giữa khí máu TM và khí máu động mạch (ĐM). Đối tượng và<br /> phương pháp: 64 BN STMT điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ<br /> tháng 11 - 2013 đến 4 - 2015, được xét nghiệm khí máu ĐM và khí máu TM cùng thời điểm. Kết<br /> quả: pH máu TM trung bình (7,37 ± 0,06) thấp hơn so với pH máu ĐM (7,42 ± 0,05) (p < 0,05).<br /> Trong đó, pCO2 và bicarbonat ở máu TM cao hơn ở máu ĐM (44,5 ± 8,03 mmHg so với 36,30 ±<br /> 6,49 mmHg và 25,15 ± 3,74 mmol/l so với 23,38 ± 2,76 mmol/l; p < 0,05). Các thông số pH,<br /> pCO2, HCO3 và BE của khí máu TM và ĐM có tương quan chặt với nhau (hệ số tương quan lần<br /> lượt là 0,87; 0,8; 0,77; 0,93; p < 0,01). Kết luận: ở BN STMT, pH máu TM thấp hơn, trong khi<br /> pCO2 và bicarbonat cao hơn ở máu ĐM. Các giá trị pH, pCO2, bicarbonat, BE ở máu TM và<br /> máu ĐM có tương quan chặt với nhau.<br /> * Từ khóa: Suy tim; Khí máu động mạch; Khí máu tĩnh mạch.<br /> <br /> Relation between Peripheral Venous Blood Gas and Arterial Blood<br /> Gas in Chronic Heart Failure Patients<br /> Summary<br /> Objectives: To investigate peripheral venous blood gas characteristics and the relation with<br /> arterial blood gas in chronic heart failure (CHF) patients. Subjects and methods: 64 patients with<br /> chronic heart failure treated in Department of Cardiology, 103 Hospital were enrolled. Venous<br /> blood and arterial blood were taken at the same time in each patient. Results: Mean venous pH<br /> in patients with CHF was 7.37 ± 0.06, lower than mean arterial pH which was 7.42 ± 0.05 (p < 0.05).<br /> Meanwhile venous pCO2 and bicarbonate were higher than arterial equivalents (44.5 ± 8.03<br /> mmHg vs 36.30 ± 6.49 mmHg and 25.15 ± 3.74 mmol/l vs 23.38 ± 2.76 mmol/l, respectively,<br /> p < 0.05). Venous pH, pCO2, HCO3 and BE had strong correlations with arterial equivalents<br /> (r: 0.87, 0.8, 0.77 and 0.93, respectively, p < 0.01). Conclusions: In CHF patients, venous pH<br /> was lower while venous pCO2 and bicarbonate were higher than arterial equivalents. Venous<br /> pH, pCO2, bicarbonate and BE had strong correlations with those of arterial blood.<br /> * Key words: Heart failure; Arterial blood gas; Venous blood gas.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Khí máu ĐM được chỉ định thường<br /> quy ở những BN nặng, BN được điều<br /> trị tại các đơn vị hồi sức tích cực và tim<br /> <br /> mạch, trong đó có BN suy tim. Tuy<br /> nhiên, khí máu ĐM là phương pháp xét<br /> nghiệm xâm nhập sâu, khó lấy, gây đau,<br /> thậm chí gây ổ máu tụ cho BN. Ngược<br /> lại, khí máu TM được lấy đơn giản hơn.<br /> <br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> ** Học viện Quân y<br /> Người phản hồi (Corresponding): Lương Công Thức (lcthuc@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 22/03/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/06/2016<br /> Ngày bài báo được đăng: 15/07/2016<br /> <br /> 131<br /> <br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br /> <br /> Một số nghiên cứu đã cho thấy khí máu<br /> TM có tương quan chặt với khí máu ĐM<br /> trong một vài trường hợp như nhiễm toan<br /> chuyển hóa do đái tháo đường (ĐTĐ),<br /> suy hô hấp mạn, nhiễm toan chuyển hóa<br /> tăng ure máu, và ở BN suy hô hấp cấp<br /> được thông khí nhân tạo, hoặc BN đa<br /> chấn thương [3]. Hơn nữa, trong một số<br /> trường hợp suy giảm khối lượng tuần<br /> hoàn nặng như xuất huyết, hoặc đang hồi<br /> sinh tim phổi, giá trị của khí máu TM phản<br /> ánh tưới máu mô chính xác hơn khí máu<br /> ĐM [4]. Thêm vào đó, khí máu TM có lẽ<br /> chính xác hơn khí máu ĐM trong một số<br /> trường hợp có rối loạn cân bằng axit base. Tuy vậy, mối liên quan giữa khí<br /> máu TM với khí máu ĐM ở BN STMT<br /> cũng như liệu có dùng xét nghiệm khí máu<br /> TM thay thế cho khí máu ĐM ở những BN<br /> này hay không là vấn đề còn ít được<br /> nghiên cứu. Do đó, chúng tôi tiến hành<br /> nghiên cứu này nhằm: Khảo sát đặc điểm<br /> khí máu TM và tìm hiểu mối liên quan giữa<br /> khí máu TM và khí máu ĐM ở BN STMT.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> 64 BN suy tim được khám và điều trị<br /> tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Quân y<br /> 103 từ tháng 11 - 2013 đến 4 - 2015.<br /> <br /> - Tiêu chuẩn lựa chọn: BN > 18 tuổi,<br /> được chẩn đoán STMT theo hướng dẫn<br /> của Hội Tim mạch châu Âu 2008 [5].<br /> - Tiêu chuẩn loại trừ: BN suy tim cấp<br /> tính hoặc đợt mất bù của suy tim mạn,<br /> suy thận mạn tính, bệnh phổi mạn tính.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> Mô tả, tiến cứu. BN được lấy máu xét<br /> nghiệm khí máu ĐM và khí máu TM tại<br /> cùng thời điểm.<br /> Xét nghiệm khí máu: lấy máu ĐM ở<br /> ĐM quay hoặc ĐM đùi, lấy máu TM ở TM<br /> ngoại vi không có garo TM. Lấy máu bằng<br /> bơm tiêm nhựa được tráng bằng heparin.<br /> Lấy máu ĐM và TM cùng thời điểm. Mẫu<br /> máu được giữ trên đá lạnh và chuyển<br /> ngay tới xét nghiệm tại Khoa Sinh hóa,<br /> Bệnh viện Quân y 103.<br /> * Xử lý số liệu: số liệu được trình bày<br /> dưới dạng số trung bình ± độ lệch<br /> chuẩn hoặc tỷ lệ phần trăm. So sánh<br /> các biến liên tục bằng thuật toán<br /> t-student. Phân tích tương quan giữa<br /> các chỉ số máu ĐM và máu TM bằng<br /> cách tính hệ số tương quan Pearson.<br /> Giá trị p < 0,05 được coi có ý nghĩa<br /> thống kê. Xử lý số liệu bằng phần mềm<br /> JMP 10 (SAS Inc, Mỹ).<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Bảng 1: Đặc điểm chung (n = 60).<br /> X ± SD hoặc n (%)<br /> <br /> Đặc điểm<br /> Tuổi (năm)<br /> <br /> 68,36 ± 13,21<br /> <br /> Nam giới<br /> Bệnh nền<br /> <br /> 132<br /> <br /> 39 (64,90%)<br /> Tăng huyết áp (THA)<br /> <br /> 36 (56,25%)<br /> <br /> BTTMCB<br /> <br /> 30 (46,88%)<br /> <br /> Bệnh van tim<br /> <br /> 15 (23,44%)<br /> <br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br /> NYHA II<br /> <br /> 15 (23,44%)<br /> <br /> NYHA III<br /> <br /> 32 (50,00%)<br /> <br /> NYHA IV<br /> <br /> 17 (26,56%)<br /> <br /> Lợi tiểu<br /> <br /> 38 (59,38%)<br /> <br /> Digoxin<br /> <br /> 20 (31,25%)<br /> <br /> ACEi/ARB<br /> <br /> 45 (70,31%)<br /> <br /> Độ suy tim<br /> <br /> Thuốc điều trị<br /> <br /> (BTTMCBMT: bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính; ACEi [angiotensin converting<br /> enzyme inhibitor]: thuốc ức chế men chuyển; ARB [angiotensin receptor blocker]: thuốc<br /> ức chế thụ thể của angiotensin).<br /> Bảng 2: Đặc điểm khí máu ĐM và khí máu TM ở đối tượng nghiên cứu.<br /> Máu ĐM (1)<br /> <br /> Máu TM (2)<br /> <br /> Chênh lệch<br /> <br /> p1-2<br /> <br /> pH<br /> <br /> 7,42 ± 0,05<br /> <br /> 7,37 ± 0,06<br /> <br /> 0,05 (0,03 - 0,07)<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> pCO2 (mmHg)<br /> <br /> 36,30 ± 6,49<br /> <br /> 44,5 ± 8,03<br /> <br /> 8,2 (5,65 - 10,75)<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> pO2 (mmHg)<br /> <br /> 84,5 ± 21,60<br /> <br /> 38,53 ± 27,44<br /> <br /> 45,97 (37,33 - 54,61)<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> HCO3- (mEq/l)<br /> <br /> 23,38 ± 2,76<br /> <br /> 25,15 ± 3,74<br /> <br /> 1,76 (1,41 - 2,12)<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> BE<br /> <br /> -0,80 ± 3,60<br /> <br /> 0,29 ± 4,00<br /> <br /> 1,09 (0,44 - 1,75)<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> 94,19 ± 10,55<br /> <br /> 59,13 ± 24,59<br /> <br /> 35,06 (28,44 - 41,68)<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> SaO2<br /> <br /> So sánh với khí máu ĐM, pH, pO2, SaO2 khí máu TM thấp hơn trong khi pCO2,<br /> HCO3- và BE máu TM cao hơn.<br /> pH = 1,96 + 0,73 x pH TM<br /> r = 0,87; p < 0,01<br /> <br /> pH TM<br /> <br /> Biểu đồ 1: Tương quan giữa pH máu TM và máu ĐM.<br /> pH máu TM có mối tương quan thuận chặt với pH máu ĐM.<br /> 133<br /> <br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br /> <br /> pCO2<br /> <br /> pCO2 = 7,51 + 0,65 x pCO2 TM<br /> r = 0,8; p < 0,01<br /> <br /> pCO2 TM<br /> Biểu đồ 2: Tương quan giữa pCO2 máu TM và máu ĐM.<br /> pCO2 máu TM (pCO2) cũng có mối tương quan thuận chặt với pCO2 máu ĐM (pCO2).<br /> <br /> BE = -1,0 + 0.69 x BE TM<br /> r = 0,77; p < 0,01<br /> <br /> BE<br /> <br /> HCO3<br /> <br /> HCO3 = -0,48 + 0,95 x HCO3 TM<br /> r = 0,93; p < 0,01<br /> <br /> HCO3- TM<br /> <br /> BE TM<br /> <br /> Biểu đồ 3: Tương quan giữa bicarbonat và BE máu TM và máu ĐM.<br /> Hình trái: Bicarbonat máu TM (HCO3- TM) có tương quan thuận chặt với<br /> bicarbonate máu ĐM (HCO3-).<br /> Hình phải: BE máu TM (BE TM) có tương quan thuận rất chặt với bicarbonat máu<br /> ĐM (BE).<br /> 134<br /> <br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> BN trong nghiên cứu của chúng tôi đa<br /> số là nam giới, tuổi trung bình 68,5. Các<br /> bệnh lý nền gây suy tim hay gặp là THA<br /> và BTTMCBMT. Đây cũng là những<br /> nguyên nhân gây suy tim phổ biến hiện<br /> nay [6]. Các đặc điểm khí máu ĐM của<br /> BN STMT trong nghiên cứu của chúng tôi<br /> tương tự như một số nghiên cứu trên thế<br /> giới.<br /> Trong nghiên cứu này, pH máu TM<br /> trung bình (7,37 ± 0,05) thấp hơn so với<br /> pH máu ĐM (7,42 ± 0,06). Chênh lệch<br /> giữa pH máu TM và máu ĐM là 0,05.<br /> Trong khi đó, pCO2 và HCO3- ở máu TM<br /> cao hơn ở máu ĐM (bảng 2). Nghiên cứu<br /> của Kurisu S và CS trên BN STMT cho<br /> thấy pH máu TM thấp hơn máu ĐM 0,03,<br /> trong khi pCO2 cao hơn máu ĐM 5,2<br /> mmHg [2]. Kết quả của chúng tôi cũng<br /> phù hợp với các tác giả này. Tương tự,<br /> một phân tích gộp từ các nghiên cứu của<br /> Bloom BM và CS về khí máu ĐM và TM<br /> cũng cho thấy pH máu TM thấp hơn pH<br /> máu ĐM 0,033 mmHg, trong khi pCO2<br /> cao hơn 4,41 mmHg. Khác biệt trung bình<br /> của HCO3- máu TM và ĐM là 1,03 mmol/l<br /> [7].<br /> Khảo sát tương quan giữa các chỉ số<br /> khí máu TM với chỉ số khí máu ĐM,<br /> chúng tôi nhận thấy có sự tương quan từ<br /> vừa đến chặt giữa các thông số pH,<br /> pCO2, HCO3- và BE của máu ĐM và máu<br /> TM được lấy vào cùng thời điểm (biểu đồ<br /> 1, 2, 3). Chúng tôi cũng phân tích và nhận<br /> thấy không có tương quan về giá trị pO2<br /> giữa khí máu ĐM và TM. Điều này phù<br /> hợp về cơ chế sinh lý bệnh cũng như kết<br /> quả của nhiều nghiên cứu trên thế giới.<br /> Kirisu S và CS (2015) nghiên cứu 128 BN<br /> <br /> STMT nhận thấy pH, HCO3- và lactate<br /> máu TM có tương quan chặt chẽ với máu<br /> ĐM (hệ số tương quan r lần lượt là 0,82;<br /> 0,87; 0,96; p < 0,01). Các tác giả cũng<br /> khảo sát tương quan giữa các chỉ số khí<br /> máu TM với máu ĐM theo phân nhóm về<br /> huyết động dựa trên áp lực mao mạch<br /> phổi bít và cung lượng tim, rút ra kết luận:<br /> các thông số pH, HCO3- và lactate máu<br /> TM có thể được dùng thay thế cho máu<br /> ĐM ở BN STMT trong chẩn đoán rối loạn<br /> cân bằng kiềm toan ở bất kỳ phân nhóm<br /> huyết động nào [2]. Nghiên cứu trước đây<br /> của chúng tôi cho thấy 53,94% BN STMT<br /> có rối loạn cân bằng kiềm toan, trong đó<br /> nhiễm kiềm chiếm đa số [1]. Mặc dù khí<br /> máu ĐM có vai trò khẳng định trong đánh<br /> giá rối loạn cân bằng kiềm toan, kết quả<br /> của nghiên cứu này gợi ý việc sử dụng<br /> các thông số khí máu TM để đánh giá rối<br /> loạn kiềm toan thay thế cho khí máu ĐM<br /> ở BN STMT. Tuy nhiên, trong nghiên cứu<br /> này chúng tôi chưa đánh giá vai trò thay<br /> thế của thông số khí máu TM. Đây cũng<br /> chính là hạn chế của nghiên cứu này và<br /> là vấn đề cần giải quyết tiếp.<br /> KẾT LUẬN<br /> Giá trị pH máu TM ở BN STMT thấp<br /> hơn, trong khi pCO2, HCO3- và BE cao<br /> hơn máu ĐM. Có mối tương quan chặt<br /> giữa pH, pCO2, HCO3- và BE của khí máu<br /> TM với các giá trị tương ứng của khí máu<br /> ĐM.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Thị Vân Anh, Lương Công<br /> Thức. Đặc điểm khí máu ĐM và rối loạn cân<br /> bằng kiềm toan ở BN STMT. Tạp chí Y Dược<br /> lâm sàng 108. 2015, 10 (6), tr.25-29.<br /> <br /> 135<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2