intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mối quan hệ giữa năng lực tài chính và hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp cảng biển Việt Nam - ứng dụng của mô hình đường bao sản xuất ngẫu nhiên

Chia sẻ: ViDoraemi2711 ViDoraemi2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

49
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết dưới đây, bằng việc sử dụng một phương pháp phân tích định lượng tiên tiến (mô hình đường bao sản xuất ngẫu nhiên của Battese và Coelli), nhóm tác giả đã tính toán hiệu quả kỹ thuật tại một số cảng biển trọng điểm Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 cũng như đánh giá sự tác động của các yếu tố năng lực tài chính đến hiệu quả kỹ thuật của các cảng biển này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mối quan hệ giữa năng lực tài chính và hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp cảng biển Việt Nam - ứng dụng của mô hình đường bao sản xuất ngẫu nhiên

CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/04/2017<br /> <br /> <br /> Ngoài ra qua đồ thị hình 2, dễ dàng nhận thấy xu hướng mùa vụ trong giai đoạn những tháng<br /> sắp tới lại tiếp tục xuất hiện trong chuỗi số liệu về sản lượng hàng hóa thông qua. Tổng sản lượng<br /> hàng hóa thông qua tiếp tục giảm mạnh vào những tháng đầu năm (tháng 1, tháng 2, tháng 3) và<br /> phục hồi đáng kể vào những tháng cuối năm (tháng 11, tháng 12).<br /> Kiểm nghiệm bằng thực tế qua so sánh kết quả của dự báo với sản lượng thông qua các chi<br /> nhánh thuộc Công ty cổ phần cảng Hải Phòng trong tháng 1 và tháng 2 năm 2017 (đạt lần lượt là<br /> 2.214 nghìn tấn và 1.778 nghìn tấn), ta thấy những sai số này là rất nhỏ (sai số của kết quả dự báo<br /> so với thực tế tháng 1 là 0,2% và tháng 2 là 0,1%), trong khi phạm vi cho phép của các mô hình dự<br /> báo sai lệch so với thực tế là dưới 10%.<br /> 4. Kết luận<br /> Bài báo đã trình bày tóm tắt cơ sở lý luận về dự báo và các mô hình dự báo trong ngắn hạn,<br /> đồng thời đã vận dụng các mô hình trên để dự báo ngắn hạn sản lượng hàng hóa thông qua các chi<br /> nhánh thuộc Công ty cổ phần cảng Hải Phòng đến năm 2017. Sau khi đo lường mức độ chính xác<br /> của các mô hình thông qua sai số dự báo, nhóm tác giả từ đó đã lựa chọn được ra mô hình phù hợp<br /> nhất là mô hình san mũ Winters để tiến hành dự báo. Từ đó cho ra các kết quả dự báo đáng tin cậy<br /> về sản lượng hàng hóa thông qua các bến cảng thuộc Công ty cổ phần cảng Hải Phòng cho tháng<br /> năm 2017.<br /> Như vậy, các kết quả dự báo này có thể được xem như là một nguồn tài liệu tham khảo, một<br /> gợi ý để Ban lãnh đạo Cảng cùng các phòng ban liên quan lấy đó làm cơ sở để có những kế hoạch<br /> ngắn hạn đối với việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và đề ra những phương án xếp dỡ hiệu quả,<br /> từ đó tránh được tình trạng ùn tắc hàng, không đáp ứng được lượng hàng đến cảng, gây ra những<br /> lãng phí không đáng có.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. PGS.TS Nguyễn Trọng Hoài, Dự báo và phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính, Nhà xuất<br /> bản Thống kê, 2009.<br /> [2]. PGS.TS Nguyễn Quang Dong, Bài giảng Kinh tế lượng, Nhà xuất bản Trường Đại học Kinh tế<br /> quốc dân, 2007.<br /> [3]. ThS. Bùi Hải Đăng, Luận văn thạc sĩ, Dự báo ngắn hạn sản lượng hàng hóa thông qua các bến<br /> cảng thuộc Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng đến năm 2017.<br /> <br /> Ngày nhận bài: 30/12/2016<br /> Ngày phản biện: 23/3/2017<br /> Ngày duyệt đăng: 27/3/2017<br /> <br /> <br /> MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA<br /> CÁC DOANH NGHIỆP CẢNG BIỂN VIỆT NAM - ỨNG DỤNG CỦA MÔ HÌNH<br /> ĐƯỜNG BAO SẢN XUẤT NGẪU NHIÊN<br /> THE RELATIONSHIP BETWEEN FINANCIAL ABILITY AND TECHNICAL<br /> EFFICIENCY OF VIETNAM SEAPORT ENTERPRISES - AN APPLICATION OF<br /> STOCHASTIC FRONTIER APPROACH<br /> NGUYỄN HỒNG VÂN, HOÀNG THỊ PHƯƠNG LAN<br /> Trường Đại học Hàng hải Việt Nam<br /> Tóm tắt<br /> Vận tải biển luôn là một ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam được sự quan tâm<br /> của các cấp chính quyền và các nhà đầu tư. Vì thế phân tích hiệu quả của các doanh<br /> nghiệp cảng biển luôn là một chủ đề mà các nhà nghiên cứu kinh tế đặc biệt quan tâm.<br /> Trong bài viết dưới đây, bằng việc sử dụng một phương pháp phân tích định lượng tiên<br /> tiến (mô hình đường bao sản xuất ngẫu nhiên của Battese và Coelli), nhóm tác giả đã<br /> tính toán hiệu quả kỹ thuật tại một số cảng biển trọng điểm Việt Nam giai đoạn 2010 –<br /> 2015 cũng như đánh giá sự tác động của các yếu tố năng lực tài chính đến hiệu quả kỹ<br /> thuật của các cảng biển này.<br /> Từ khóa: Hiệu quả kỹ thuật, đường bao ngẫu nhiên, năng lực tài chính<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 50 - 4/2017 93<br /> CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/04/2017<br /> <br /> <br /> Abstract<br /> Sea transportation is always a key industry in Vietnam and it is concerned by the<br /> authorities and investors. Therefore, analyzing the efficiency of port enterprises has<br /> always been a topic that economic researchers particularly interested. In this paper, by<br /> using an advanced quantitative analytical method (the Stochastic Production Frontier<br /> proposed by Battese and Coelli), the authors estimated the technical efficiency at a<br /> number of crucial Vietnamese seaport enterprises in the period of time from 2010 to 2015<br /> as well as assessing the impact of financial capability factors on their technical efficiency.<br /> Keywords: Technical efficiency, stochastic frontier, financial ability.<br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Theo số liệu báo cáo của Liên Hiệp Quốc (UNTCAD, 20131), trong vòng hai thập kỷ qua, tỷ lệ<br /> tăng trưởng của thương mại hàng hải đạt xấp xỉ 5%, gấp đôi tỷ lệ tăng trưởng GDP toàn cầu. Sự<br /> phát triển này đã đặt ra câu hỏi cho các học giả: Liệu rằng các cảng biển có thực sự đạt năng suất<br /> cao đến như vậy không? Trong các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kỹ thuật (hiệu quả<br /> do sử dụng hợp lý các nguồn lực hiện có) đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thêm vào đó, các nghiên<br /> cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng hiệu quả kỹ thuật của các cảng biển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố<br /> như phương pháp đánh giá, các yếu tố khách quan, các yếu tố chủ quan trong đó có năng lực tài<br /> chính (Odeck và Brathen, 20122)<br /> Kể từ khi Farrell (1957)3 giới thiệu “Hàm Giới Hạn” (Frontier Function), rất nhiều học giả đã<br /> sử dụng khái niệm này để lượng hóa hiệu quả và năng suất. Tính đến thời điểm hiện tại, có ba<br /> phương pháp tiếp cận chính đang được khai thác sử dụng đó là hướng tiếp cận “phi tham số”, “bán<br /> tham số” và “tham số”. Mỗi phương hướng tiếp cận trên được sử dụng cho những tình huống nghiên<br /> cứu cụ thể, do đó người nghiên cứu cần xem xét cân nhắc nhiều yếu tố trước khi đưa ra lựa chọn<br /> cho hướng tiếp cận. Trong bài báo này, tác giả chỉ tập trung giải thích và phân tích phương hướng<br /> thứ ba.<br /> Hướng nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống kê định lượng để xác định “hàm giới hạn<br /> sản xuất”. Meeusen, Van den Broeck (1997) 4 là một trong những người đầu tiên đề xuất “hàm giới<br /> hạn sản xuất ngẫu nhiên” (Stochastic frontier production function). Sau đó, đã có rất nhiều nghiên<br /> cứu giá trị tìm cách mở rộng và ứng dụng mô hình này. Hàm giới hạn sản xuất ngẫu nhiên này đòi<br /> hỏi sự tồn tại yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật trong quá trình sản xuất một yếu tố đầu ra nhất định. Bởi<br /> lẽ đối với phương pháp này, phần sai số của hàm sản xuất bao gồm hai phần: phần nhiễu (không<br /> giải thích được) và phần phi hiệu quả kỹ thuật.<br /> 2. Lựa chọn mô hình và phương pháp phân tích<br /> Trong quá trình phát triển các mô hình theo phương pháp này, một số học giả còn tìm hiểu<br /> về các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật. Trước đây, việc đánh giá tác động của các yếu tố<br /> ngoại sinh đến hiệu quả kỹ thuật được ước lượng thông qua việc ước lượng hai mô hình riêng lẻ:<br /> mô hình hàm sản xuất và mô hình các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên một số<br /> nghiên cứu (Battese & Coelli, 19955; Wang, 20026) đã chỉ ra rằng, cách làm này sẽ dẫn đến hiện<br /> tượng “phương sai thay đổi” (heteroskedasticity) cũng như sự sai lệch trong kết quả ước lượng ở<br /> cả hàm sản xuất lẫn phương trình đánh giá tác động của các yếu tố ngoại sinh. Vì vậy Battese và<br /> Coelli (1995) đã đề xuất một mô hình ước lượng hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố tác động đến hiệu<br /> quả kỹ thuật một cách đồng thời. Mô hình này cũng tính toán đến sự biến thiên hiệu quả kỹ thuật<br /> theo thời gian<br /> Mô hình này được Battese và Coelli mô tả cụ thể như sau:<br /> Giả sử chúng ta có hàm giới hạn sản xuất ngẫu nhiên:<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2