intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một đề nghị phân loại câu điều kiện tiếng Việt

Chia sẻ: Khải Nguyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

144
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu điều kiện tiếng Việt từ trước đến nay vẫn chưa được giới nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm đúng mức và hầu như chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt về câu điều kiện tiếng Việt nào được công bố. Vì thế, việc phân loại câu điều kiện cũng không được chú trọng. Bài viết này, dựa vào tiêu chí mối quan hệ nhân quả giữa hai mệnh đề tính hiện thực – không hiện thực của các sự việc trong phát ngôn để đưa ra một đề nghị phân loại chi tiết hơn cho loại câu điều kiện tiếng Việt. Mời các bạn cùng xem và tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một đề nghị phân loại câu điều kiện tiếng Việt

MỘT ĐỀ NGHỊ PHÂN LOẠI CÂU ĐIỀU KIỆN TIẾNG VIỆT1 _______________________________________________________________________Lê Thị Minh Hằng Câu điều kiện tiếng Việt từ trước đến nay vẫn chưa được giới nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm đúng mức và hầu như chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt về câu điều kiện tiếng Việt nào được công bố. Chính vì lẽ đó, việc phân loại câu điều kiện cũng không được chú trọng: nó chỉ được đề cập, một cách thi thoảng, trong các sách ngữ pháp nhân khi nói đến câu điều kiện, với tư cách là một tiểu loại của câu ghép chính phụ. Tác giả các sách ngữ pháp này thường không chú tâm vào việc phân loại câu điều kiện mà chỉ đặt tên các tiểu loại điều kiện khác nhau căn cứ vào sự khác biệt một cách hết sức sơ lược về ý nghĩa giữa chúng. Bài viết này, dựa vào tiêu chí mối quan hệ nhân quả giữa hai mệnh đề và tính hiện thực – không hiện thực của các sự việc trong phát ngôn để đưa ra một đề nghị phân loại chi tiết hơn cho loại câu điều kiện tiếng Việt. Ngoài ra tần số xuất hiện của sự việc được nói đến trong câu cũng là một tiêu chí mà chúng tôi chú ý đến. Ba tiêu chí mà chúng tôi dùng để phân loại nói trên có được từ sự tiếp thu có chọn lọc thành quả nghiên cứu câu điều kiện của những tác giả đi trước, đặc biệt là tiêu chí trong hệ thống phân loại của hai nhà ngôn ngữ học Maeda (1991) và Sakahara (1985) khi các tác giả này tiến hành phân loại câu điều kiện tiếng Nhật. 1. CÁCH PHÂN LOẠI CÂU ĐIỀU KIỆN CỦA CÁC NHÀ NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY: 1.1. Hoàng Tuệ (1962) Hoàng Tuệ chia câu điều kiện làm hai loại: điều kiện và giả thuyết. Loại: Thí dụ: Điều kiện (1) Nếu chiều nay trời mát ba sẽ dẫn con đi chơi. (2) Nếu như anh cố gắng thì sự giúp đỡ của tập thể mới có tác dụng tốt. Giả thuyết (3) Nếu không thì sự giúp đỡ nào cũng không đem lại kết quả gì cả. Trong quyển “Giáo trình về Việt ngữ”, Hoàng Tuệ chỉ đưa ra những ví dụ như đã dẫn ở trên mà không đưa ra tiêu chuẩn phân loại thế nào là điều kiện và thế nào là giả thuyết. Thí dụ (1) (2) (3) theo chúng tôi có thể xếp vào cùng một loại vì cả 3 sự việc ở M1 đều là giả thiết, có khác chăng là M2 ở (1) nêu lên một dự định, còn M2 ở (2) và (3) là một nhận định. 1.2. Hoàng Trọng Phiến (1980) 1 Bài đã đăng ở tạp chí Ngôn ngữ, số 2/2004, H. 1 Hoàng Trọng Phiến chia câu điều kiện làm 3 loại. Loại 1: điều kiện tất nhiên, loại 2: điều kiện giả định và loại 3: có điều kiện trong cái không điều kiện. Tên gọi điều kiện tất nhiên và điều kiện giả định cho thấy ông đã thấy được sự khác nhau giữa những câu điều kiện có tính tất yếu và những câu chỉ đề cập đến những sự việc có tính “khả năng”. Tuy nhiên các thí dụ mà ông nêu ra chưa thật “đắt” lắm. Loại: Thí dụ: Tiêu chí phân loại: Điều kiện tất nhiên (4) Nếu không có thằng Mỹ thì cuộc đời sẽ vui tươi sung túc bằng mấy. (5) Chỉ có mặt trận dân tộc dựa trên cơ sở công nông liên minh, cách mạng mới tập hợp được quần chúng đông đảo. Vế chính khẳng định hiệu quả dựa vào tiền đề và điều kiện nêu lên ở vế phụ Điều kiện giả định (6) Trừ phi nó có việc nó mới vắng mặt ở hội nghị này. (7) Em mà giỏi như chị em còn làm được nhiều việc hơn nữa. (8) Giá có anh ở đây, các anh các chị sẽ kể cho anh nghe. Trừ phi...mới, có...thì...mới, giá...mới, mà...thì Có điều kiện trong cái không điều kiện Có các cặp từ nối hô ứng bất kỳ: bất cứ, vô luận, nhược bằng...cũng (cũng vẫn, đều) Bảng phân loại trên vẫn không bao quát được những trường hợp gần như là quy luật, như là những sự việc lặp đi lặp lại nhiều lần như một tập quán, thói quen (Hễ có tiền là anh ấy đi uống rượu). 1.3. Nguyễn Kim Thản (1977) Nguyễn Kim Thản, cũng giống như Hoàng Trọng Phiến, muốn phân câu điều kiện thành 2 loại: một loại là điều kiện tất yếu, nói chung, đúng trong mọi trường hợp, một loại nữa là điều kiện giả thiết “không nhất định có thật”. Loại: Thí dụ: Ý nghĩa: Điều kiện (vô điều kiện) (9) Việt Minh có lên thì người nghèo chúng ta mới đỡ khổ. (10) Miễn là có cơm thì được. (11) Bất kỳ địch hung hăng đến đâu chúng ta vẫn không sợ. Đoạn câu chỉ rõ điều kiện nào quyết định kết quả, sự việc tường thuật trong đoạn câu khác. Trong tiểu loại này, còn có thể chỉ ra sự việc tiến hành trong mọi điều kiện. Giả thiết (12) Việt Minh mà lên được thì người nghèo chúng ta mới đỡ khổ anh nhỉ? (13) Nếu cụ chỉ cho một đồng thì còn một đồng nữa chúng con biết chạy vào đâu được. (14) Địch có hỏi, tôi sẽ nói rằng chú đi Hà Đông chơi. ... đoạn câu có tác dụng biểu thị một sự giả thiết, một điều kiện không nhất định có thật và một đoạn câu chỉ sự việc nảy sinh ra từ điều kiện giả thiết ấy. Các cách phân loại trên nhìn chung còn sơ sài, chưa bao quát hết các trường hợp sử dụng câu điều kiện. 2 2. MỘT ĐỀ NGHỊ PHÂN LOẠI Trong nội bộ câu điều kiện tiếng Việt, mặc dù có nhiều hình thức biểu hiện nhưng vì các hình thức ấy luôn sự trùng lắp về ý nghĩa nên không thể dựa vào tiêu chí hình thức thuần túy để phân định đường ranh giới giữa chúng. Vì thế, theo chúng tôi, cần thiết phải đứng trên quan điểm ngữ nghĩa để tiến hành phân loại. Tiêu chí thứ nhất: Chúng tôi dùng quan hệ nhân quả để chia câu điều kiện tiếng Việt làm hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất là bộ phận có quan hệ nhân quả giữa mệnh đề trước và mệnh đề sau (quan hệ điều kiện – kết quả). Bộ phận thứ hai không nhìn thấy mối quan hệ này (quan hệ tiền đề – kết luận). Quan hệ nhân quả mà chúng tôi sử dụng ở đây là quan hệ nhân quả theo nghĩa rộng trong logic học và trong ngôn ngữ học, trong đó sự “cho phép” (enable) cũng được xử lý như là sự gây khiến (causation) [6}. (15) Nếu tôi là tổng thống tôi sẽ bán hết đồ sứ ở Nhà Trắng để tài trợ cho giáo dục song ngữ. Ở đây việc làm tổng thống không phải là nguyên nhân mà chỉ là sự “cho phép” hành động mua bán nhưng vẫn được xem như hai mệnh đề trên có mối liên kết nhân quả. Tiêu chí thứ hai: Trong câu điều kiện – kết quả (bộ phận chủ yếu của câu điều kiện) chúng tôi dùng tính hiện thực (reality) như một tiêu chí để phân bộ phận này thành hai loại nhỏ hơn: giả định và phi giả định. Loại điều kiện giả định là loại mà sự việc ở M1 có khả năng hiện thực hoặc trái với hiện thực. Loại điều kiện phi giả định là loại điều kiện mà sự việc ở M1 và M2 đã được xảy ra rồi trong thực tế. Trong tiếng Việt giả định và phi giả định có thể được xác định bằng một tiêu chí bổ trợ khác: tần số xuất hiện trong câu. Nếu sự việc có tần số lớn hơn 1, chắc chán nó là phi giả định. Chúng tôi không dùng tính hiện thực để phân thành các tiểu loại trong bộ phận câu tiền đề – kết luận vì rất khó xác định tính hiện thực trong loại câu này. Vả lại, cho dù có xác định được thì tính hiện thực cũng không đóng vai trò quan trọng lắm về mặt ý nghĩa như bộ phận điều kiện – kết quả. Dưới đây là bảng phân loại câu điều kiện tiếng Việt: 3 Loại ĐIỀU KIỆNKẾT QUẢ GIẢ ĐỊNH PHI GIẢ ĐỊNH TIỀN ĐỀ – KẾT LUẬN Ví dụ Giả thiết (16) Lỡ chính quyền biết được thì nó sẽ vào tù. (NBCT-BN) Phản sự thật (17) Giá như ít ra tôi có được một tiếng đồng hồ để bình tĩnh nói chuyện thì có lẽ tôi đã làm họ xiêu lòng. (TĐHMD-TNQ) Tất yếu (18) Nếu mặt áo trắng thì chỗ dơ sẽ nổi rõ lên.(MCT-HBC) Tập quán (19) ...hễ về đến nhà thì cứ đọc sách hoặc xem nhật trình, ít khi đi chơi lắm. (MCT-HBC) Suy đoán (20) Nếu thế thì phải có còi báo dộng. (NBCT-BN) Sóng đôi (21) Nếu tỉnh anh có nhiều mía thì tỉnh tôi có nhiều dừa. Dẫn nhập tình huống (22) Nếu nói đến Bát Tràng là người ta nghĩ ngay đến đồ gốm sứ. 2.1 . Bộ phận điều kiện – kết quả a. Điều kiện giả định Tiêu chí để phân loại câu điều kiện thành nhóm điều kiện giả định là: Sự việc được đề cập ở mệnh đề trước (M1) là sự việc xảy ra một lần; Cho đến thời điểm phát ngôn, sự việc đó là sự việc không hiện thực (irreality). Trong nội bộ câu điều kiện giả định chúng tôi lại chia câu giả định thành hai tiểu loại nhỏ: điều kiện giả định giả thiết, điều kiện giả định phản sự thật. a.1 Điều kiện giả định giả thiết (hypothetical) Quá trình hình thành một phát ngôn giả định giả thiết có thể hình dung như sau: từ tình huống giáo tiếp hoặc từ ngữ cảnh, người nói nhận thấy một sự việc có khả năng sẽ xảy ra bèn giả định rằng nó đã được hiện thực (sự việc này được trình bày ở M1) và đưa ra phán đoán về kết quả xảy ra từ sự việc đó (trình bày ở M2). Như vậy để hình thành một phát ngôn giả định phải có một sự di chuyển từ một sự việc có “khả năng xảy ra” sang sự việc “đã được hiện thực rồi” trong quá trình nói năng hoặc trong quá trình nhận thức. Có thể nhận biết một câu giả định giả thiết nhờ các dấu hiệu sau: - Sự việc này mang tính cá biệt, xảy ra một lần. - M1 có tiềm năng (potiential) trở thành hiện thực. 4 Về mặt hình thức, các kết từ ở M1 như NẾU, MÀ, LỠ, HỄ, THÌ, GIẢ SỬ, VẠN NHẤT, NHƯ, BẰNG v.v., kết hợp với THÌ (LÀ) ở M2 là mô hình đầy đủ nhất của câu điều kiện giả thiết.2 (23) Nếu trời đẹp thì chúng ta đi Vũng Tàu ..(dẫn theo Hồ Lê[1,328] (24) Đi tây làm gì? (...) Như có muốn đi làm việc quan thì đi, bằng không thì ở nhà coi làm ruộng cũng được. [MCT-HBC] (25) Rủi phải đi tù thì ra tù làm lại.[NBCT-BN] Tương ứng với độ tin cậy về tính chắc chắn của người nói, chúng ta có các từ có lẽ, có thể, chắc là, chắc chắn v.v.. (26) Quảng Giao tuy giàu chẳng bằng mình nhưng (...), nếu Xuân Hoa kết duyên thì trọn đời chắc cũng không cực khổ.[MCT-HBC] Thoạt nhìn có vẻ như các giả định giả thiết chỉ đề cập đến những sự việc tương lai như các thí dụ trên, nhưng vẫn có những giả định giả thiết ở thời điểm quá khứ. Đó là khi người nói tường thuật một sự việc nào đó đã từng xảy ra rồi. Nếu chọn quy chiếu là thời điểm mà tình huống có liên quan đang diễn ra thì đó vẫn là một sự việc mang tính tương lai: (27) Sáng đó, tôi đưa hóa đơn cho anh ta và thở phào nhẹ nhõm. Nếu có chuyện gì xảy ra, thì anh ta sẽ chịu trách nhiệm.[PTBNG-NHA]. Trong điều kiện giả định giả thiết chúng tôi vẫn thừa nhận tồn tại một số ngoại lệ: M1 đã là một sự việc hiện thực, nhưng người nói vẫn sử dụng dạng thức giả định như một cái gì đó mang tính chất tu từ. Thường có sự xuất hiện của như vậy ở cuối M1. (28) a. Nếu chúng ta đã đến đây rồi thì chắc chắn anh ấy sẽ không đuổi theo kịp. b. Nếu mây kéo đến như vậy thì chắc trời sẽ mưa. c. Chia tay với em thì anh rất buồn khổ. (...) Nếu anh bày tỏ sự đau khổ như vậy thì chắc càng làm em thêm tự cao. d. Nếu bình thường ít qua lại với nhau thì dù là họ hàng cũng khó mà nhờ giúp đỡ. Dấu hiệu về mặt hình thức của loại câu này là các chỉ tố NẾU, MÀ v.v. và thường có sự xuất hiện của NHƯ VẬY ở mệnh đề phụ điều kiện. a 2. Điều kiện giả định phản sự thật (counterfactual) 2 Liên kết trong câu điều kiện tiếng Việt được thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu: bằng trật tự và bằng các dấu hiệu từ vựng. Trong liên kết bằng các dấu hiệu từ vựng có thể kể đến các kết từ và vị từ tình thái. Tuy ở mỗi loại chúng tôi đưa ra mô hình cơ bản (chủ yếu là các kết từ) nhưng không có nghĩa là trong mỗi loại chỉ có các hình thức này; đây chỉ là một cách trình bày để người đọc tiện theo dõi mà thôi 5

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2