intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một hướng dạy từ đồng âm cho sinh viên nước ngoài tại Trường Đại học Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Yêu cầu chuẩn đầu ra trình độ bậc 4 (B2) theo khung chương trình 6 bậc tiếng Việt cho sinh viên Lào đang áp dụng ở trường Đại học Hải Phòng là phải sử dụng được những từ ngữ, những cấu trúc câu khó, phức tạp để viết thư, viết các bài luận theo chủ đề. Bài báo "Một hướng dạy từ đồng âm cho sinh viên nước ngoài tại Trường Đại học Hải Phòng" đề xuất một hướng dạy sinh viên nước ngoài nói chung, sinh viên Lào nói riêng nhận diện, phân biệt từ đồng âm tiếng Việt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một hướng dạy từ đồng âm cho sinh viên nước ngoài tại Trường Đại học Hải Phòng

  1. M TH NG DẠY T NG ÂM CHO SINH VI N N C NGOÀI TẠI TR NG ẠI H C HẢI PHÒNG Hồ Thị Kim Ánh Khoa Ngữ văn và Khoa học xã hội Email: anhhtk@dhhp.edu.vn Hà Thị Huyền Trang Công ty TNHHMTV Thoát nước Hải Phòng Vũ Minh Nguyệt Trường THPT Trần Nguyên Hãn Bùi Thị Huyền Trung tâm GDNN-GDTX Quận Hồng Bàng Ngày nhận bài: 15/6/2022 Ngày PB đánh giá: 01/8/2022 Ngày duyệt đăng: 12/8//2022 TÓM TẮT: Yêu cầu chuẩn đầu ra trình độ bậc 4 (B2) theo khung chương trình 6 bậc tiếng Việt cho sinh viên Lào đang áp dụng ở trường Đại học Hải Phòng là phải sử dụng được những từ ngữ, những cấu trúc câu khó, phức tạp để viết thư, viết các bài luận theo chủ đề. Bài báo đề xuất một hướng dạy sinh viên nước ngoài nói chung, sinh viên Lào nói riêng nhận diện, phân biệt từ đồng âm tiếng Việt. Từ khóa: dạy từ đồng âm, nhận diện từ đồng âm, phân biệt từ đồng âm, từ đồng âm TEACHING MOMONYMS TO FOREIGN STUDENTS AT HAI PHONG UNIVERSITY ABSTRACT: The output standards at level 4 (B2) according to the 6-level Vietnamese curriculum framework for Lao students currently applied at Hai Phong University are to be able to use difficult and complex words and sentence structures to writeletters, write essays by topic. The article proposes a way to teach foreign students in general, Lao students in particular to recognize and distinguish Vietnamese homophones. Keywords: homonyms, homonyms recognition, homonym discrimination, homonym teaching 56 TR NG Đ I H C H I PHÒNG
  2. 8. ĐẶT VẤN ĐỀ Khung chương trình 6 bậc chuẩn đầu ra tiếng Việt, ở trình độ B2 đang áp dụng ở Tiếng Việt là ngôn ngữ không biến đổi hình thái từ và hình vị trong tiếng Việt trường Đại học Hải Phòng yêu cầu sinh thường tr ng với âm tiết. Việc thu thập, sắp viên Lào phải biết sử dụng những từ ngữ, xếp, xử lí các từ đồng âm trong từ điển bị những cấu trúc câu khó, phức tạp. Từ đồng chi phối bởi hai đặc điểm trên của tiếng âm là một trong những phạm tr từ vựng Việt. Từ đồng âm là những đơn vị có chung như thế. Dạy sinh viên nước ngoài nhận biểu vật nhưng thuộc về những từ loại khác diện, phân biệt từ đồng âm tiếng Việt theo nhau, không có sự phân biệt về hình thái học hướng căn cứ vào hai đặc điểm ngữ pháp nhưng có những đặc trưng cú pháp khác và nghĩa của chúng đem lại hiệu quả rõ nhau, có những quan hệ mới trong những rệt. Bởi l , trong thực tế giảng dạy tiếng trường hợp khác nhau (khi làm chủ ngữ, vị Việt cho sinh viên Lào, chúng tôi đã đi ngữ, bổ ngữ), bởi vậy chúng là hai từ riêng theo hướng này và bước đầu, sinh viên có biệt và chỉ có thể phân biệt với nhau nhờ các thể nhận diện và phân biệt được từ đồng nghĩa của chúng. âm tiếng Việt. 2. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Lịch sử vấn đề nghiên cứu về từ đồng 2.1. Nhận diện từ đồng âm âm với tư cách là một phạm tr từ vựng trong tiếng Việt từ trước đến nay đã có rất Nhìn chung, trong tiếng Việt, đồng nhiều, chẳng hạn một số công trình sau: âm từ với từ là hiện tượng phổ biến nhất. Vì thế, từ trước đến nay, người Việt vẫn - Đ Hữu Châu (1986), Các bình diện quen với khái niệm từ đồng âm. Tác giả của từ và từ tiếng Việt, Nxb KHXH, H. Đ Hữu Châu quan niệm về hiện tượng - Đ Hữu Châu (2004), Từ vựng ngữ này như sau: “Đồng âm là hiện tượng xảy nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, H. ra khi hai từ ngữ khác nhau hoàn toàn về ý - Đ Hữu Châu (1979), Cách xử lý nghĩa nhưng vỏ âm thanh của chúng hoàn các hiện tượng trung gian trong ngôn ngữ, toàn giống nhau.” [3, tr 184] Ngôn ngữ, số 1. Khái niệm từ đồng âm là căn cứ để - Đ Hữu Châu (1982), Ngữ nghĩa nhận diện từ đồng âm. Dựa vào khái niệm, học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động, phân tích đặc điểm ngữ pháp (từ loại) và Ngôn ngữ, số 1. nghĩa của các từ có vỏ âm thanh giống - Trương Văn Chình (1997), Giải nhau, nếu chúng mang những đặc điểm từ thích các từ g n âm, g n nghĩa dễ nh m loại và nghĩa khác nhau thì chúng là lẫn, Nxb Giáo dục, H. những từ đồng âm. - Nguyễn Thiện Giáp (1999). Từ (1) Can này để đựng rượu. vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H (2) Người mẹ can hai đứa trẻ đang Nhưng vấn đề dạy từ đồng âm cho cãi nhau. sinh viên nước ngoài tại trường Đại học (3) Con vua thì lại làm vua, Hải Phòng chưa có công trình nào. T P CHÍ KHOA H C S 55, Tháng 11/2022 57
  3. Con sãi ở chùa lại quét lá đa. Vậy chát trong (4), (5) là hai vỏ ngữ Bao giờ dân nổi can qua, âm của hai từ khác nhau. Chúng cũng là hai từ đồng âm. Con vua thất thế lại ra quét chùa. Các câu sau đây sử dụng từ đồng âm: (Ca dao) (6) Ông Tâm đang ngồi câu cá. Từ can trong các câu trên được coi là (7) Đoạn văn có 5 câu. từ đồng âm vì chúng là những từ có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn Câu trong (6) là động từ (có đặc điểm khác nhau. ngữ pháp chỉ hoạt động), có nghĩa: d ng dụng cụ là cái cần câu để bắt cá. Can trong (1) là danh từ (có đặc điểm Câu trong (7) là danh từ (có đặc điểm ngữ pháp chỉ sự vật), có nghĩa: đồ d ng ngữ pháp chỉ sự vật), có nghĩa: thuật ngữ làm bằng nhựa, đựng nước hay các chất tiếng Việt, chỉ đơn vị ngôn ngữ lớn hơn từ, lỏng khác. có chức năng thông báo. Can trong (2) là động từ (có đặc điểm Hai từ câu trong (6) và (7) có hình ngữ pháp chỉ hoạt động), có nghĩa: hoạt thức ngữ âm giống nhau nhưng lại biểu thị động ngăn chặn, khuyên ngăn không nên hai nghĩa khác biệt nhau, các nghĩa này làm gì đó. không có mối liên hệ với nhau. Vì thế, các Can trong bài ca dao ở (3) là danh từ từ câu trong (6) và (7) là hai từ đồng âm. (có đặc điểm ngữ pháp chỉ sự vật), có Nhận diện từ đồng âm: hai (hay nghĩa: cái gậy g . nhiều từ) có âm thanh giống nhau nhưng Ba từ can trong (1), (2), (3) thuộc thuộc các từ loại và biểu thị những nghĩa những từ loại danh từ, động từ, biểu thị ba khác nhau là các từ đồng âm. nghĩa hoàn toàn khác biệt nhau, giữa ba 2.2. Phân biệt từ đồng âm nghĩa này không hề có mối liên hệ nào, do Khái niệm từ đồng âm cũng là căn cứ vậy chúng là các từ đồng âm. để phân biệt các từ đồng âm với nhau. Nói khác đi, hai tiêu chuẩn để phân biệt các từ Tương tự, từ chat cũng thuộc hai từ đồng âm là ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp loại và có hai nghĩa khác nhau trong các câu: của chúng. (4) Chuối chát, hồng cũng chát. Trong tiếng Việt, hiện tượng đồng (5) Suốt ngày, Tân ngồi chát trên âm xuất hiện phổ biến ở các từ một âm tiết máy vi tính. (tiếng/hình vị). Từ đồng âm tiếng Việt bao Chát trong (4) là tính từ (có đặc điểm gồm các loại sau: ngữ pháp chỉ tính chất), có nghĩa: có vị 2.2.1. Từ đồng âm dựa trên mối như vị của chuối xanh. quan hệ ngữ nghĩa Chát trong (5) là động từ (có đặc a. Từ đồng âm ngẫu nhiên điểm ngữ pháp chỉ hoạt động), có nghĩa: Từ đồng âm ngẫu nhiên là hai hay nói chuyện bằng cách gõ chữ trên bàn nhiều từ có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên phím máy tính. giống nhau. 58 TR NG Đ I H C H I PHÒNG
  4. Ví dụ: các từ bay, bò sau đây là b. Từ đồng âm có căn cứ, có cơ sở những từ đồng âm ngẫu nhiên: Từ đồng âm có căn cứ, có cơ sở là (8) Đàn quạ trên những cây phượng những từ đồng âm do tách rời nghĩa của chợt bay vù lên. một từ nhiều nghĩa mà ra. Một nghĩa nào (9) Người thợ lấy bay để trát xi măng đó của từ nhiều nghĩa, nếu như ta không vào tường. xác lập được mối quan hệ giữa nó với các nghĩa khác thì ta coi đó là từ đồng âm. (10) Nước hoa đã bay mùi. Ví dụ: các từ cắm, đi sau đây là Bay trong (8) là động từ (có đặc điểm những từ đồng âm có căn cứ, có cơ sở: ngữ pháp chỉ hoạt động), có nghĩa : di chuyển ở trên không. (13) Chị Lan cắm hoa vào lọ. Bay ở (9) là danh từ (có đặc điểm (14) Đơn vị cắm lại một tổ trinh sát. ngữ pháp chỉ sự vật), có nghĩa : dụng cụ (15) Nó cắm xe máy để lấy tiền. của thợ nề, gồm một miếng th p mỏng, Từ cắm ở tất cả các câu trên đồng âm hình lá, lắp vào cán, d ng để xây, trát. với nhau. Bay ở (10) là động từ (có đặc điểm Cắm ở (13) là động từ (có đặc điểm ngữ pháp chỉ hoạt động), có nghĩa : phai ngữ pháp chỉ hoạt động), có nghĩa: làm cho mất, biến mất. một vật, thường là dài hoặc có đầu nhọn Các từ bay trong (8), (9), (10) đồng mắc vào và đứng được trên một vật khác. âm ngẫu nhiên với nhau. Cắm ở (14) là động từ (có đặc điểm (11) Con bò đang nhai cỏ. ngữ pháp chỉ hoạt động), có nghĩa: để cho (12) Rắn bò vào hang. bám chắc hoặc tự bám chắc một nơi nào đó mà hoạt động. Bò trong (11) là danh từ (có đặc điểm ngữ pháp chỉ sự vật), có nghĩa : động vật Cắm trong (15) là động từ (có đặc nhai lại, chân hai móng, sừng r ng và dài, điểm ngữ pháp chỉ hoạt động), có nghĩa:gửi lông thường màu vàng, nuôi để lấy sức (đồ vật) lại làm tin để vay tiền hoặc mua k o, ăn thịt hay lấy sữa. chịu thường trong thời gian ngắn. Bò trong (12), là động từ (có đặc Từ cắm trong (13), (14), (15) vốn là điểm ngữ pháp chỉ hoạt động), có nghĩa : 1 từ (đều mang đặc đặc điểm ngữ pháp hoạt động di chuyển thân thể của động vật chỉ hoạt động) có nhiều nghĩa khác ở tư thế bụng áp xuống, bằng cử động của nhau. Nhưng vì các nghĩa đã được tách toàn thân hoặc của những chân ngắn. rời nhau, giữa các nghĩa này không có quan hệ với nhau nữa nên từ cắm trong Hai từ bò đồng âm ngẫu nhiên (13), (14), (15) là các từ đồng âm có căn với nhau. cứ, có cơ sở. Những từ đồng âm ngẫu nhiên chiếm (16) Con voi đi chậm. đa số trong các từ đồng âm tiếng Việt. Đây là loại từ đồng âm điển hình, tiêu biểu nhất. (17) Ông cụ đã đi hôm qua. T P CHÍ KHOA H C S 55, Tháng 11/2022 59
  5. (18) Trời rất lạnh, cô Liên phải đi Đường trong (21) có nghĩa: lối đi găng tay. nhất định được tạo ra để nối liền hai địa (19) Màu trắng đi với màu đen rất đẹp. điểm, hai nơi. Đi trong (16) là động từ (có đặc điểm b. Từ đồng âm từ vựng - ngữ pháp ngữ pháp chỉ hoạt động), có nghĩa: Từ đồng âm từ vựng - ngữ pháp là người/động vật di chuyển bằng những những từ đồng âm khác nhau về từ loại. động tác liên tiếp của chân, lúc nào cũng Ví dụ: vừa có chân tựa trên mặt đất vừa có chân (22) Bác Khánh vác cuốc ra đồng. giơ lên đặt tới ch khác. (23) Ông Sâm đã cuốc xong thửa Đi ở (17) là động từ (có đặc điểm ruộng. ngữ pháp chỉ hoạt động), có nghĩa: không Cuốc trong (22) mang đặc điểm ngữ còn sống nữa (chết). pháp của từ loại danh từ, có nghĩa: nông cụ Đi ở (18) là động từ (có đặc điểm gồm một lưỡi sắt, tra thẳng vào cán dài, ngữ pháp chỉ hoạt động), có nghĩa: mang d ng để bổ, xới đất. vào tay (chân) để che giữ. Cuốc trong (23) mang đặc điểm ngữ Đi trong (19) là động từ (có đặc điểm pháp của từ loại động từ, có nghĩa: bổ, xới ngữ pháp chỉ hoạt động), có nghĩa: trạng đất bằng cuốc. thái ph hợp với nhau của hai sự vật. Hai từ cuốc khác nhau về từ loại Có thể nói, từ đồng âm là hiện nhưng có hình thức âm thanh giống nhau tượng tới giới hạn của từ nhiều nghĩa. được gọi là hai từ đồng âm từ vựng - Thực chất là chuyển nghĩa nhưng do sự ngữ pháp. liên tưởng quá xa, người ta không thể 2.2.3. Từ đồng âm dựa trên cấp độ khôi phục được mối liên hệ đến các a. Từ đồng âm với từ nghĩa nữa nên những từ nhiều nghĩa loại này được coi là từ đồng âm. Là các từ đồng âm c ng ở cấp độ từ. 2.2.2. Từ đồng âm dựa trên đặc Ví dụ: điểm ngữ pháp (24) Con đường đang được rải đá. a. Từ đồng âm từ vựng (25) Sinh viên đang đá bóng ở Từ đồng âm từ vựnglà những từ đồng sân trường. âm thuộc c ng một từ loại với nhau. Từ đá trong (24) là danh từ, có nghĩa: (20) Bánh ga tô có nhiều đường lắm. chất rắn cấu tạo nên vỏ Trái đất, thường thành từng tảng, từng hòn. (21) Con đường này thật rộng! Từ đá trong (25) là động từ, có Hai từ đường trong (20), (21) đều là nghĩa: đưa nhanh chân và hất mạnh nhằm danh từ và cũng là hai từ đồng âm từ vựng. làm cho ra xa hoặc bị tổn thương. Đường trong (20) có nghĩa: chất kết b. Từ đồng âm với tiếng (âm tinh vị ngọt, thường chế từ mía hoặc củ tiết/hình vị) cải đường. 60 TR NG Đ I H C H I PHÒNG
  6. Là kiểu đồng âm khác nhau về cấp chim ăn thịt, nhỏ hơn diều hâu, cánh dài, độ, một từ đồng âm với một tiếng (một yếu nhọn, bay rất nhanh. tố cấu tạo từ). 2.2.4. Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa Ví dụ: Cả từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có (26) Nhà ông ấy đang có khách. đều có chung một hình thức ngữ âm. (27) Liên cười khanh khách. Trong c ng một hình thức ngữ âm vừa có Âm thanh khách trong hai câu thể là hiện tượng đồng âm, vừa có thể là giống nhau. hiện tượng nhiều nghĩa. Nhưng từ đồng âm là những từ khác nhau, còn từ nhiều nghĩa Khách trong (26) là từ, có nghĩa: là một từ có nhiều nghĩa khác nhau. người từ nơi khác đến với tính cách xã giao, trong quan hệ với người đón tiếp. 2.2.4.1. Sự giống nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa Khách trong (27) là tiếng, đơn vị cấu tạo nên từ láy khanh khách, có nghĩa: gợi Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có sự tả âm thanh của tiếng cười to và giòn, phát giống nhau về hình thức ngữ âm, văn tự. ra liên tiếp, với vẻ khoái trí, thích thú. Ví dụ: c. Từ đồng âm với từ của tiếng nước (32) Mẹ sai tôi pha trà mời khách. ngoài qua phiên dịch (33) Vườn cam sai quả. Đây là hiện tượng một từ có nguồn gốc (34) Nó đã nói sai sự thật. nước ngoài khi phiên dịch vào tiếng Việt có (35) Bắc ăn cơm với cá. âm thanh giống với một từ tiếng Việt. (36) Người Việt Nam ăn Tết theo Ví dụ: âm lịch. (28) C u thủ sút bóng. (37) 1 đô la ăn 23.000 đồng. (29) Tú học ngày càng sút. Sai trong (32) là động từ, có nghĩa: (30) Mẹ cắt chiếc bánh. bảo người dưới làm việc gì đó cho mình. (31) Nhanh như cắt. Sai trong (33) là tính từ, có nghĩa: Sút trong (28) là động từ, được phiên cây có nhiều quả sít vào nhau. âm từ từ (to) shoot trong tiếng Anh, có Sai trong (34) là tính từ, có nghĩa: nghĩa: đá mạnh quả bóng vào khung thành. không ph hợp với cái có thật mà có Từ sút trong (28) ngẫu nhiên đồng âm với khác đi. từ sút trong (29), cũng là động từ, có nghĩa: giảm đi, k m hơn so với trước. Ăn trong (35) là động từ, có nghĩa: tự cho vào cơ thể thức ăn nuôi sống. Cắt trong (30) là động từ, được phiên âm từ từ (to) cut trong tiếng Anh, Ăn trong (36) là động từ, có nghĩa: ăn có nghĩa: làm đứt bằng vật sắc. Từ cắt uống nhân dịp gì. trong (30) ngẫu nhiên đồng âm với từ cắt Ăn trong (37) là động từ, có nghĩa: có trong (31), là danh từ, có nghĩa: loài thể đổi ngang giá (tiền). T P CHÍ KHOA H C S 55, Tháng 11/2022 61
  7. Trong các câu (32), (33), (34), từ sai Như vậy, từ nhiều nghĩa có điểm là từ đồng âm vì từ sai là ba từ khác nhau, khác cơ bản so với từ đồng âm là: có những đặc điểm ngữ pháp và nghĩa Từ đồng âm là nhiều từ nhưng nghĩa khác nhau, các nghĩa của từ sai không có của các từ trong văn cảnh đều là nghĩa gốc quan hệ với nhau. (còn gọi là nghĩa chính hay nghĩa đen). Trong các câu (35), (36), (37), từ ăn Từ nhiều nghĩa thì chỉ là một từ có là từ nhiều nghĩa vì từ ăn là một từ, có nghĩa gốc còn các nghĩa khác là những đặc điểm ngữ pháp giống nhau, các nghĩa chuyển từ nghĩa gốc. nghĩa của từ ăn có mối quan hệ với nhau, 3. KẾT LUẬN nghĩa trong (36), (37) được biến chuyển từ Thực tế cho thấy, dạy từ đồng âm nghĩa trong (35) của từ ăn. cho sinh viên nước ngoài theo trình tự Như vậy, c ng có hình thức ngữ âm nhận diện và phân biệt đơn vị đồng âm giống nhau nhưng từ sai là từ đồng âm, từ theo hướng căn cứ vào hai đặc điểm ngữ ăn lại là từ nhiều nghĩa. pháp và nghĩa của chúng, sinh viên dễ 2.2.4.2. Sự khác nhau giữa từ đồng dàng dựa vào hai đặc điểm đó để lĩnh âm và từ nhiều nghĩa hội kiến thức về từ đồng âm. Từ đó, các Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là hai em mở rộng được vốn từ và vận dụng phạm tr từ vựng khác nhau về nghĩa và vốn từ đó vào việc viết các bài luận theo về cơ chế cấu tạo chủ đề. - Từ đồng âm là hai từ khác nhau nên TÀI LIỆU THAM KHẢO nghĩa của chúng cũng hoàn toàn khác 1. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp nhau. Còn từ nhiều nghĩa là một từ (một tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. vỏ âm thanh) có nhiều nghĩa khác nhau 2. Đ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ và giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa có nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. một mối dây liên hệ với nhau. 3. Đ Hữu Châu (2004), Giáo trình - Từ đồng âm hình thành do nhiều Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học Sư cơ chế: phạm, Hà Nội. + Do tr ng hợp ngẫu nhiên 4. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Từ vựng + Do chuyển nghĩa quá xa mà thành học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. + Do từ vay mượn tr ng với từ sẵn có 5. Hoàng Phê (chủ biên) (2001), Từ Còn từ nhiều nghĩa được hình thành điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. theo cơ chế chuyển nghĩa ẩn dụ hoặc 6. Vân Anh (sưu tầm) (2020), Tục ngữ hoán dụ. - Ca dao Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 62 TR NG Đ I H C H I PHÒNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2