intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, SINH THÁI, HÌNH THÁI CỦA ẤU TRÙNG SÁN LÁ PHỔI

Chia sẻ: Nguyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

74
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: (1). Xác định mức độ nhiễm và phân bố nang ấu trùng trong trung gian truyền bệnh tại các điểm nghiên cứu. (2). Quan sát và đo kích thước nang ấu trùng, ấu trùng thoát vỏ, hướng tới định loại SLP.(3). Đánh giá kết quả gây nhiễm SLP trên động vật thực nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, SINH THÁI, HÌNH THÁI CỦA ẤU TRÙNG SÁN LÁ PHỔI

  1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, SINH THÁI, HÌNH THÁI CỦA ẤU TRÙNG SÁN LÁ PHỔI TÓM TẮT Mục tiêu: (1). Xác định mức độ nhiễm và phân bố nang ấu trùng trong trung gian truyền bệnh tại các điểm nghiên cứu. (2). Quan sát và đo kích thước nang ấu trùng, ấu trùng thoát vỏ, hướng tới định loại SLP.(3). Đánh giá kết quả gây nhiễm SLP trên động vật thực nghiệm. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và gây nhiễm thực nghiệm. Kết quả và kết luận:Cua suối xã Lương Sơn, tỉnh Lào Cai nhiễm ấu trùng SLP tỷ lệ 80%; cua suối 4 điểm còn lại không nhiễm ấu trùng SLP. Mật độ trung bình ấu trùng SLP/ 1 con cua xã Lương Sơn, Lào Cai rất cao (131,2/ cua). Trong số cua nhiễm, con nhiều nhất mang 1005 ấu trùng, con ít nhất mang 2 ấu trùng. Kết quả gây nhiễm SLP theo phương pháp tiêm màng bụng, 80% chuột và 100% chó nhiễm bệnh. SLP thu hồi đ ược không chỉ ký sinh ở phổi mà còn ở các cơ quan khác như: gan, lồng ngực, cơ ngực, cơ hoành, khoang bụng...Kích thước nang ấu trùng nhỏ (0,26 x 0,24 mm), quan sát ấu trùng thoát nang thấy kích thước hấp khẩu bụng = 1/2 hấp khẩu miệng. Qua quan sát, đo kích th ước ấu trùng, hấp khẩu
  2. ấu trùng thoát vỏ và sán trưởng thành, sơ bộ kết luận SLP xã Lương Sơn, Lào Cai thuộc loài Paragonimus heterotremus. ABSTRACT Objective: (1) to indentify the prevelence rate of the lung fluke larva (Metacercaria) in crabs and distribution of Metacercaria in the intermediate host at settings. (2)To observe and measure a larva and a pupa in order to identify taxonomic name of the lung fluke (Paragonimus). (3)To assess the resu lt the infestation in experimental animals. Methods: A cross-sectional study and experimental animals. Result and conclusion:: The prevalence rate of Metacercaria was 80% in stream crabs in Luong son Commune- Bao Yen District- Lao Cai Province. In 4 remaining setting we could not find any Metacercaria in the stream crabs. The average density of Metacercaria in a stream crab was 131.2/ crab in Luong Son Commune. Among infested crabs, the highest were 1005 larvae and lowest were 2 larvae. Adult Paragonimus were not only found in the lung but also in the other organs: liver, chest muscles, chest cavity, diaphragm and abdominal cavity. A size of Metacercaria was very small (0.26 x 0.24 mm) and a size of ventral sucker was equal to one- seconds of oral sucker. T he infestation of Metacercaria in peritoneum of experimental animals: 80% of rats and 100% of dogs were infested with an adult Paragonimus. Basing on a size of Metacercaria, the sucker of the
  3. pupa and the adult Paragonimus, we drawn the conclusion that Paragonimus in Luong Son Commune- Bao Yen District- Lao Cai Province belonged to a species of P. heterotremus. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sán lá phổi (SLP) là bệnh ký sinh trùng truyền qua thức ăn, phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người, nhiều trường hợp còn dẫn đến tử vong. Bệnh dễ nhầm với các bệnh khác, thường khi đến cơ sở chuyên khoa phát hiện ra thì đã quá muộn. Người mắc bệnh là do ăn phải nang ấu trùng SLP sống trong cua suối đá. Bệnh SLP thường phổ biến ở các vùng nông thôn miền núi. Họ có tập quán ăn cua nướng, cua nấu chưa chín hoặc cua sống(1,2,9). Việc phát hiện và tư vấn phòng chống bệnh SLP ở những vùng này còn gặp rất nhiều khó khăn. Ở Việt Nam, bệnh SLP đã được thông báo từ năm 1906, nh ưng đến năm 1994 mới được nghiên cứu dịch tễ và phòng chống. Vấn đề phân bố và thành phần loài SLP ở Việt Nam còn nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt là chẩn đoán bệnh SLP lẫn với bệnh khác vẫn còn tồn tại. Bên cạnh đó số liệu nghiên cứu về SLP ở nước ta hãy còn ít. Các tác giả mới chỉ quan tâm nhiều đến những điểm có thông báo dịch như: Sìn Hồ tỉnh Lai Châu; Thuận Châu tỉnh Sơn La; Đà Bắc tỉnh Hoà Bình...thuộc vùng Tây Bắc(3,6,7). Nghiên cứu này chúng tôi nhân rộng ra không những chỉ ở vùng Tây Bắc mà vươn tới các tỉnh vùng Đông Bắc. Đặc biệt là các
  4. tỉnh biên giới giáp Trung Quốc như: Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc cạn... Bởi lẽ tại Trung Quốc, tỉnh Vân Nam giáp tỉnh Lào Cai của Việt Nam, tỉnh Quảng Tây liền kề với tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn là những vùng lưu hành nặng dịch bệnh SLP. Đề tài nghiên cứu nhằm đáp ứng 3 mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm và phân bố nang ấu trùng sán lá phổi trong trung gian truyền bệnh (cua suối) tại các điểm nghiên cứu. 2. Quan sát, phân tích, đo các chỉ số cần thiết của nang ấu trùng, ấu trùng thoát vỏ, sán trưởng thành để định loại sán lá phổi. 3. Đánh giá kết quả gây nhiễm sán lá phổi trên động vật thực nghiệm. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu - Trung gian truyền bệnh sán lá phổi (cua suối): mỗi điểm nghiên cứu là 245 con cua suối, cua khoẻ đầy đủ chân, càng... - Nang ấu trùng sán lá phổi: 3936 nang ấu trùng sán lá phổi, thu thập từ cua suối tại các điểm nghiên cứu. - Chuột thực nghiệm để gây nhiễm: 10 con (chuột bạch nuôi tại ph òng thí nghiệm)
  5. - Chó thực nghiệm để gây nhiễm: 2 con (chó nhà nuôi tại phòng thí nghiệm, không thả rông). Địa điểm nghiên cứu 5 địa điểm thuộc 4 tỉnh miền núi phía bắc biên giới giáp Trung Quốc. - Lào Cai là tỉnh giáp Vân Nam Trung Quốc, có sông Hồng Hà bắt nguồn từ Vân Nam. Vân Nam là vùng có dịch lưu hành nặng sán lá phổi. - Cao Bằng và Lạng Sơn là 2 tỉnh biên giới nối liền với địa phận tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, nơi có nhiều ổ dịch sán lá phổi lưu hành. - Bắc Cạn tuy không liền kề với Trung Quốc nhưng rất gần với Cao Bằng nên chúng tôi cũng chọn làm điểm nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành từ tháng 1/2005 đến tháng 12/2006 Phương pháp nghiên cứu - Mô tả theo thiết kế cắt ngang để đánh giá tổng hợp thực trạng trung gian truyền bệnh nhiễm nang ấu trùng sán lá phổi. - Quan sát, đo kích thước nang ấu trùng, ấu trùng thoát vỏ, sán trưởng thành giúp cho định loại.
  6. - Nghiên cứu thực nghiệm: Gây nhiễm và đánh giá kết quả gây nhiễm nang ấu trùng sán lá phổi trên động vật thực nghiệm. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu mô tả theo phương pháp chủ đích. Cỡ mẫu mô tả theo công thức Ước tính một tỷ lệ trong quần thể. (mẫu ngẫu nhiên đơn một cộng đồng). Tính theo công thức: n: số mẫu cần phải điều tra Z: hệ số tin cậy, với a/2= 0,05, độ tin cậy 95% thì Z (1- a/2) = 1, 96 p: theo kết quả nghiên cứu trước của Viện sốt rét, KST, CT Trung ương là 0,8 q: là yếu tố phụ thuộc vào p, (q = 1 - p = 0,2) d: độ chính xác mong muốn là 0,05 Vậy cỡ mẫu của mỗi điểm nghiên cứu là n = 245 Chỉ tiêu nghiên cứu và kỹ thuật thu thập số liệu
  7. Chỉ tiêu nghiên cứu Thu thập trung gian truyền bệnh sán lá phổi (cua suối). Xét nghiệm cua suối tìm nang ấu trùng sán lá phổi. Tính mật độ nang ấu trùng trong một con cua. Xác định lượng nang ấu trùng ở các bộ phận trong cua. Quan sát, đo kích thước nang ấu trùng, ấu trùng thoát vỏ và sán trưởng thành. Gây nhiễm màng bụng nang ấu trùng sán lá phổi trên động vật thực nghiệm. Đánh giá kết quả gây nhiễm. Kỹ thuật thu thập số liệu. Xét nghiệm cua tìm nang ấu trùng theo kỹ thuật thường qui của Bộ Y tế Trung Quốc: đem từng bộ phận của cua giã nhỏ, lọc qua lưới sắt xuống cốc hình phễu, để lắng tự nhiên. Lấy phần lắng cặn soi tìm nang ấu trùng sán lá phổi. Quan sát, đo kích thước nang ấu trùng, ấu trùng thoát vỏ, sán trưởng thành bằng kính hiển vi có gắn thước đo:
  8. - Đo kích thước nang ấu trùng sán lá phổi từ vỏ ngoài. - Đo kích thước nang ấu trùng sán lá phổi từ vỏ trong. - Đo chỗ dầy lên của vỏ trong - Quan sát và đo kích thước hấp khẩu bụng và hấp khẩu miệng của ấu trùng thoát vỏ giúp cho việc định loại. - Gây nhiễm nang ấu trùng trên chuột và chó thực nghiệm: Dùng kim to tiêm thẳng nang ấu trùng vào khoang bụng của chuột và chó. Theo dõi tình trạng nhiễm bệnh của chuột và chó. Sau 6 tháng mổ chuột và chó đánh giá kết quả gây nhiễm và thu hồi sán lá phổi trưởng thành. - Nhận xét vị trí ký sinh của sán non và sán trưởng thành trong các tạng của động vật thực nghiệm. - Quan sát SLP trưởng thành: quan sát hấp khẩu miệng, hấp khẩu bụng, buồng trứng, tinh hoàn... - Định loại sán lá phổi dựa vào hình thái. Phương pháp xử lý số liệu Xử lý số liệu nghiên cứu theo phương pháp thống kê y học và trên phần mềm tin học ứng dụng trong nghiên cứu Y sinh học SPSS.
  9. KẾT QUẢ Kết quả xét nghiệm trung gian truyền bệnh (cua suối) tìm nang ấ u trùng sán lá phổi Bảng 1. Kết quả xét nghiệm cua suối 5 xã. Bản Hồng Vân Lương Đại Điểm Sơn, Lào Cai Thi, Chợ Tiến, Cao Thái, Lạng Mộng, N/C Bằng Lạng Sơn Đồn Sơn Số 245 245 245 245 245 cua XN Số 196 0 0 0 0 nhiễm cua ấu trùng Tỷ lệ 80 0 0 0 0 %
  10. Nhận xét: tại 5 điểm nghiên cứu thuộc 4 tỉnh thấy: cua suối xã Lương Sơn, tỉnh Lào Cai nhiễm ấu trùng SLP. Cua suối 4 địa điểm còn lại không có ấu trùng sán lá phổi. Bảng 2. Mật độ nang ấu trùng trong trung gian truyền bệnh (cua suối) Số Số Số Mật lượng ấu Số lượng ấu cua xét trung trùng độ trùng ít ấu trùng nghiệm bình/cua nhiều nhất/cua nhất/cua 30 3936 131,2 1005 2 Nhận xét: chọn ngẫu nhiên 30 cua để xét nghiệm và đếm số nang ấu trùng thu được là 3936, mật độ trung bình là 131,2 ấu trùng/1 cua. Trong số cua nhiễm: nhiều nhất 1005 nang ấu trùng/ 1 con cua; ít nhất là 2 nang ấu trùng / 1 con cua. Bảng 3. Phân bố nang ấu trùng trong cơ thể cua. Tỷ Bộ Số STT lệ% phận của lượng
  11. cua nang ấu trùng 1 Chân 1617 41,08 và càng Cơ 2 1391 35,34 ngực Nội 3 928 23,57 tạng Tổng 3936 99,99 cộng Nhận xét: ấu trùng ở bộ phận chân và càng là 1617 (chiếm 41,08%), phần cơ ngực 1391 (chiếm 35,34%) và nội tạng là 928 (chiếm 23,57%). Bảng 4. Kết quả đo kích thước nang ấu trùng sán lá phổi Kích Kích Độ Độ Độ dầy vỏ dầy vỏ dầy thước thước chỗ
  12. trung bình trung bình ngoài (mm) trong dầy tăng đo từ vỏ đo từ vỏ lên của vỏ (mm) ngoài trong trong (mm) (mm) (mm) 0,26 0,21 0,002 0,006 0,008 x 0,24 x 0,18 Nhận xét: Kích thước trung bình của nang ấu trùng đo từ vỏ ngoài là (0,26 mm x 0,24 mm), Kích thước trung bình của nang ấu trùng đo từ vỏ trong là (0,21 mm x 0,18 mm), độ dầy vỏ ngoài là 0,002 mm, độ dầy vỏ trong là 0,006 mm và độ dầy chỗ dầy tăng lên là 0,008 mm. Kết quả gây nhiễm nang ấu trùng sán lá phổi trên động vật thực nghiệm: Bảng 5. Tỷ lệ chuột gây nhiễm mắc bệnh Số Số Số Tỷ nang ấu chuột chuột lệ (%) trùng nhiễm
  13. 10 150 8 80 Nhận xét: Trong số 10 con chuột được gây nhiễm (tiêm thẳng vào màng bụng mỗi chuột 15 nang ấu trùng sán lá phổi), 8 con chuột mắc bệnh sán lá phổi (tỷ lệ 80%). Bảng 6. Phân bố sán lá phổi trên chuột. Sán trưởng thành ( n = 18) Sán non V Kh G L P Kh G L P ị trí oang an hổi oang an hổi ồng ồng bụng ngực bụng ngực S 1 0 6 0 0 0 0 0 L 2 % 0 3 0 6 0 0 0 0 3,3 6,7
  14. Nhận xét: không có sán lá phổi non trong cơ thể chuột nhiễm bệnh. Trong số sán lá phổi trưởng thành thu được ký sinh ở phổi (chiếm 66,7%), ở gan (33,3%). Bảng 7. Tỷ lệ chó gây nhiễm mắc bệnh sán lá phổi Số Số Số Tỷ nang ấu chó gây chó mắc trùng gây lệ% nhiễm bệnh nhiễm 2 1000 2 100 Nhận xét: cả 2 con chó được gây nhiễm đều mắc bệnh sán lá phổi. Bảng 8. Phân bố sán lá phổi ở con chó thứ nhất Vị Khoan Ga Phổ Lồn C C trí g bụng n i g ngực ơ hoành ơ ngực S 0 0 58 0 0 0 ố SLP
  15. T 0 0 100 0 0 0 ỷ lệ% Nhận xét: ở con chó gây nhiễm thứ nhất 100% sán lá phổi ký sinh ở phổi. Bảng 9. Phân bố sán lá phổi ở con chó thứ hai. V Khoan Ga Phổ Lồn C Cơ g bụng n i g ngực ơ hoành ngực ị trí S 5 0 11 82 2 19 ố SLP T 1, 15, 4,2 0 9,2 68,9 ỷ lệ% 6 9 P < 0,05 Nhận xét: trên chó thực nghiệm thứ hai, sán lá phổi ký sinh ở lồng ngực (68,9%), cơ ngực (15,9%), Phổi (9,2%), khoang bụng (4,2%), cơ hoành (1,6%). BÀN LUẬN
  16. Kết quả xét nghiệm cua suối (trung gian truyền bệnh) tìm ấu trùng sán lá phổi Tỷ lệ nhiễm chung Qua tiến hành xét nghiệm cua suối (trung gian truyền bệnh sán lá phổi) ở 5 điểm tại 4 tỉnh: Lào Cai, Cao Bằng, lạng sơn và Bắc Cạn, chúng tôi thấy trung gian truyền bệnh (cua suối) ở xã Lương Sơn, tỉnh Lào Cai nhiễm ấu trùng sán lá phổi. Cua suối 4 điểm còn lại không nhiễm ấu trùng sán lá phổi. Cua suối xã Lương Sơn, tỉnh Lào cai nhiễm ấu trùng sán lá phổi với tỷ lệ 80% là rất cao. Kết quả điều tra của chúng tôi gần tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề tại xã Long Khánh, tỉnh Lào Cai năm 2001 (95%); ở huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu là 98,1%; Tại huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La là 88,9%. Vương Văn Lâm và cs, điều tra tại huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc năm 2002 thấy tỷ lệ cua nhiễm nang ấu trùng là 83%. Mật độ trung bình nang ấu trùng/ cua Mật độ trung bình là 131,2 nang ấu trùng/ 1 con cua là rất cao. Các tác giả Vương Văn Lâm và cs, nghiên cứu tại huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc thấy mật độ trung bình chỉ 6,4 nang ấu trùng/ 1 con cua. Sự khác biệt này có thể là do sự khác nhau về chủng loại SLP hoặc cua mang mầm bệnh. Mật độ nang
  17. ấu trùng SLP / 1 con cua đá ở xã Lương Sơn rất cao như vậy là yếu tố nguy cơ cao dễ gây thành các ổ dịch SLP. Phân bố nang ấu trùng trong cua Qua kết quả xét nghiệm từng bộ phận của cua chúng tôi thấy: ở bộ phận chân và càng có nhiều ấu trùng nhất (41,08%), đứng tứ hai là bộ phận cơ ngực (35,34%) và phần nội tạng có ít ấu trùng nhất (23,57%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với số liệu của các tác giả Vương Văn Lâm và cs, bộ phận cơ ngực có nhiều nang ấu trùng nhất (52,6%), Sau đó là bộ phận chân và càng (45,0%) và thấp hơn cả là phần nội tạng ( 2%). Sự khác biệt này có thể do 2 khả năng: một là khác nhau về chủng loại, SLP mà các tác giả phát hiện tại Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc là chủng P.skrjabini, còn SLP chúng tôi phát hiện ở xã Lương Sơn, tỉnh Lào Cai của Việt Nam là chủng P. heterotremus. Hai là số liệu nghiên cứu của chúng tôi chưa nhiều nên chưa thật sự đại diện, đòi hỏi chúng tôi cần tiếp tục nghiên cứu trên cả diện rộng lẫn bề sâu. Số lượng nang ấu trùng ở chân và càng, cơ ngực nhiều hơn phần nội tạng càng chứng tỏ người ăn cua nướng sẽ rất dễ nhiễm bệnh sán lá phổi. Bởi vì trong cua nướng vàng vỏ tỷ lệ ấu trùng còn sống (65%), trong cua nướng cháy vỏ, tỷ lệ ấu trùng còn sống (23,3%), Nguyễn Văn Đề và cộng sự, 2004. Quan sát và đo kích thước nang ấu trùng, ấu trùng thoát vỏ, sán trưởng thành.
  18. Nang ấu trùng thu được từ cua suối xã Lương Sơn, tỉnh Lào Cai có kích thước nhỏ (0,26 mm x 0,24 mm) so với P. skrjabini (0,43mm x 0,41mm). Khi nang ấu trùng thoát vỏ, chúng tôi quan sát thấy kích thước hấp khẩu bụng = 1/2 hấp khẩu miệng. Các chủng sán lá phổi khác kích thước hai hấp khẩu gần tương đương. Đặc biệt, lớp vỏ trong có 2 chỗ dầy tăng lên ( 0,008 mm), các chủng SLP khác lớp vỏ trong dầy đều (0,006 mm). Từ chỗ quan sát và đo nang ấu trùng, ấu trùng thoát vỏ và sán trưởng thành, đối chiếu với tiêu chuẩn định loại thường qui có thể kết luận SLP ở Lương Sơn, Lào Cai thuộc loài P. heterotremus. Kết quả gây nhiễm nang ấu tr ùng SLP trên động vật thực nghiệm Kết quả gây nhiễm sán lá phổi trên chuột thực nghiệm Tiêm thẳng vào khoang bụng 10 con chuột mỗi con 15 nang ấu trùng, chúng tôi thu được 8/10 chuột nhiễm SLP. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần tương đồng với Vương Văn Lâm và cs nghiên cứu tại Vân Nam trung Quốc năm 2002 thấy: 6/8 chuột gây nhiễm mắc bệnh sán lá phổi. Tác giả Nguyễn Văn Đề, Lê Đình Công, Hideto, Đặng Thanh Sơn và Hà Viết Viên đã gây nhiễm trên mèo bằng đường uống thâý: 3/3 con mèo đều nhiễm bệnh chiếm tỷ lệ 100%. Nghiên cứu của chúng tôi thấy: động vật thực nghiệm nhiễm bệnh SLP mới chỉ chiếm 80%), có thể do khác nhau về chủng loại động vật
  19. thực nghiệm. Hoặc do khác nhau về đường gây nhiễm. Cần phải nghiên cứu nhiều hơn để đưa ra kết luận xác đáng. Về phân bố sán lá phổi ở chuột thực nghiệm: Chúng tôi mổ chuột chỉ thu thập được toàn bộ là sán trưởng thành, không thấy có sán non. Trong số sán trưởng thành thu thập được thì chủ yếu ký sinh ở phổi chiếm 66,7%, trong tạng gan là 33,3%. Chứng tỏ tại chuột nang ấu trùngSLP phát triển hoàn toàn thành sán trưởng thành, không còn một trường hợp sán non nào. Sán trưởng thành tập trung chủ yếu ở phổi, ngoài ra còn gặp ở tạng gan. Kết quả gây nhiễm ấu tr ùng sán lá phổi trên chó thực nghiệm Tiêm thẳng vào khoang bụng 2 con chó, mỗi con 500 nang ấu trùng, sau 6 tháng cả 2 con chó đều mắc bệnh sán lá phổi chiếm tỷ lệ l à 100%. Nguyễn Văn Đề và cs gây nhiễm trên chó bằng đường uống thấy tỷ lệ chó nhiễm bệnh mới chỉ đạt 33,3%. Chứng tỏ gây nhiễm SLP theo con đường tiêm màng bụng tỷ lệ động vật thực nghiệm bị nhiễm bệnh cao hơn. Ở con chó thứ nhất thu hồi được 58 sán trưởng thành tại phổi, ngoài ra không thấy SLP ở các cơ quan khác. Chứng tỏ ở con chó thứ nhất, quá trình di cư của SLP trong cơ thể đơn giản, không có hiện tượng sán lạc chỗ. Nhưng ở con chó thứ hai, cùng ngày gây nhiễm, mổ thu hồi cùng thời điểm thấy SLP trưởng thành phân bố ở nhiều cơ quan khác nhau. Nhiều nhất ở lồng
  20. ngực (68,9%), ở cơ ngực (15,9%), ở phổi (9,2%), ở khoang bụng (4,2%) và ít hơn cả là ở cơ hoành (1,6%). Chứng tỏ ngoài tạng phổi ra SLP còn có thể tự động di chuyển từ phổi và nơi đang sống tới vị trí khác, gọi là hiện tượng lạc chỗ, (Yokogawa và cộng sự, 1960; Harinasuta và Bunnag, 1989; Choi, 1990). Đi ều đó có nghĩa là khi con người hay súc vật thích hợp (vật chủ chính) ăn phải tôm, cua có nang ấu trùng SLP chưa được nấu chín, ấu trùng sán vào dạ dày và ruột, xuyên qua thành ống tiêu hoá vào ổ bụng rồi từng đôi một xuyên qua cơ hoành và màng phổi, vào phế quản phổi để làm tổ kí sinh ở đó. Tuy nhiên trong quá trình di c ư trong cơ thể phức tạp sán lá phổi có thể lạc chỗ, cư trú ở màng phổi, màng treo ruột, đi vào gan hoặc các cơ quan khác. KẾT LUẬN 1. 80% cua suối ( trung gian truyền bệnh sán lá phổi ) ở xã Lương Sơn, tỉnh Lào cai nhiễm ấu trùng sán lá phổi. Mật độ trung bình 131,2 nang ấu trùng/1 con cua. Nang ấu trùng tập trung nhiều nhất là ở bộ phận chân và càng (41,08%), sau đó là cơ ngực (35,34%) và phần nội tạng có ít hơn cả (23,57%). Cua suối 4 điểm còn lạ không mang mầm bệnh sán lá phổi. 2. Nang ấu trùng có kích thước nhỏ (0,26 x 0,24 mm), quan sát nang sát ấu trùng thoát vỏ, sán trưởng thành thấy hấp khẩu bụng nhỏ hơn hấp khẩu miệng (tỷ lệ hấp khẩu bụng/hấp khẩu miệng = 1/2). Sơ bộ định loại sán lá phổi xã Lương Sơn, Lào Cai là loài P. heterotremus.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2