intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp về việc cân bằng thời gian giữa việc học và làm thêm của sinh viên Khoa Tài chính - Thương mại tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Một số giải pháp về việc cân bằng thời gian giữa việc học và làm thêm của sinh viên Khoa Tài chính - Thương mại tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh" nghiên cứu dựa trên phân tích thực trạng việc làm thêm của sinh viên và thực tiễn qua tìm hiểu, khảo sát, đánh giá thực trạng giữa việc học và việc làm thêm của 72 sinh viên khoa Tài chính - Thương mại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp về việc cân bằng thời gian giữa việc học và làm thêm của sinh viên Khoa Tài chính - Thương mại tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

  1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC CÂN BẰNG THỜI GIAN GIỮA VIỆC HỌC VÀ LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN KHOA TÀI CHÍNH THƯƠNG MẠI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Võ Ngọc Thụy Phương, Ma Thị Hồng Ngọc, Nguyễn Thị Anh Thư, Hồ Nguyên Chương, Phan Thanh Hoàng Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trịnh Ngọc Anh TÓM TẮT Việc phân bổ thời gian hợp lý để cân bằng giữa việc học và việc làm thêm là điều vô cùng cần thiết và có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên. Tạo cho bản thân một thời gian biểu hợp lý sẽ giúp ta làm chủ được thời gian và nâng cao kết quả học tập tại trường đại học cũng như tăng thêm tính trải nghiệm cuộc sống. Bài viết này nghiên cứu dựa trên phân tích thực trạng việc làm thêm của sinh viên và thực tiễn qua tìm hiểu, khảo sát, đánh giá thực trạng giữa việc học và việc làm thêm của 72 sinh viên khoa Tài chính - Thương mại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát cho thấy rõ được mục đích mà sinh viên hướng đến khi đi làm thêm và những khó khăn mà việc làm thêm mang lại qua đó, bài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp về việc nghỉ ngơi hợp lý, lựa chọn công việc phù hợp với nhu cầu của sinh viên vừa đi làm, vừa đi học mà kết quả học tập cao. Từ khóa: Cân bằng thời gian, kết quả học tập, việc làm thêm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thế hệ Gen Z là một thế hệ của sự sáng tạo, tài năng, năng động và nhạy bén. Điều đó đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao hơn, nhiều kỳ vọng cao hơn cho thế hệ những người trẻ hiện nay. Gen Z trở thành nhân tố thúc đẩy sự thay đổi của các doanh nghiệp. Để trở nên chuyên nghiệp hơn nhân văn hơn từ đó thúc đẩy cả xã hội phát triển hơn. Chính sự năng động đó, mà những sinh viên thuộc thế hệ Gen Z có nhiều ý tưởng hơn trong việc phát triển bản thân về những khía cạnh trong cuộc sống. Để tăng tính trải nghiệm thì việc làm thêm bên cạnh giờ học là lựa chọn được đông đảo các sinh viên hướng đến. Bên cạnh những mặt tích cực mà việc làm thêm mang lại như: tăng tính trải nghiệm, mở rộng mối quan hệ, tích lũy kinh nghiệm, độc lập về tài chính,...Thì cũng có rất nhiều bất cập mà việc làm thêm dẫn đến. Chính vì điều đó đã thôi thúc cho nhóm tác giả nghiên cứu về vấn đề tìm ra giải pháp cho việc cân bằng thời gian giữa học và làm cho sinh viên. Với tên đề tài xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng các kết quả xử lý dữ liệu thu thập được từ điều tra, khảo sát thực tế cùng những kết quả nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành có liên quan khác để cố gắng giải quyết vấn đề nghiên cứu. 316
  2. 2. THỰC TRẠNG MẤT CÂN BẰNG THỜI GIAN GIỮA ĐI LÀM THÊM VÀ ĐI HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Thực trạng đi làm thêm của sinh viên Thực trạng chung của sinh viên khoa TC-TM trường đại học Công nghệ TP.HCM, cũng không khác thực trạng chung của tất cả sinh viên trên toàn nước là bao. Nhóm cũng đã tạo bảng câu hỏi trong google docs và nhận được 72 câu trả lời hợp lệ của sinh viên khoa TC-TM, kết quả thu được như sau. Tổng số 72 sinh viên, trong đó có 21 nam, 51 nữ, 45 sinh viên năm nhất, 10 sinh viên năm 2, 6 sinh viên năm ba, 11 sinh viên năm 4. Có 59 sinh viên khoa TC-TM đang đi làm thêm hoặc có ý định đi làm thêm, chiếm 81.9% và 13 sinh viên không đi làm thêm cũng như không có ý định đi làm thêm chiếm 18.1% trong tổng số 72 sinh viên tham gia khảo sát. Mục đích đi làm thêm của sinh viên được thể hiện thông qua bảng 1. Bảng 1: Thống kê mục đích về việc đi làm thêm của 72 sinh viên khoa Tài chính - Thương mại Theo bảng thống kê, tuy có rất nhiều mục đích khác nhau cho việc đi làm thêm của sinh viên, nhưng mục đích của đa số sinh viên vẫn là kiếm thêm sinh hoạt phí, có 31 sinh viên, chiếm 43.1%. Ngoài số đông là kiếm tiền sinh hoạt phí ra, có mục đích là đóng tiền học phí là 3 sinh viên, chiếm 4.2%, tích lũy kinh nghiệm có 10 sinh viên, chiếm 13.9% , làm quen với môi trường làm việc có 7 sinh viên, chiếm 9.7% . Những mục đích còn lại như phát triển kỹ năng khác, kiếm thêm sinh hoạt phí và tích lũy kinh nghiệm, kiếm tiền tiêu vặt, tích lũy kinh nghiệm và làm quen với môi trường đều có 1 sinh viên và chiếm 1.4% cho từng mục đích. Sinh viên khoa TC-TM đi làm thêm chủ yếu vì cuộc sống của mình, việc làm thêm của họ có làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của họ hay không thông qua bảng 2, thành tích học tập của sinh viên đi làm thêm và không đi làm thêm của khoa TC-TM dưới đây. 317
  3. Bảng 2: Thành tích học tập của sinh viên đi làm thêm và không đi làm thêm của khoa TCTM Điểm (5/5) Sinh viên có đi làm Sinh viên không đi làm Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1.0-2.0 0 0% 0 0% 2.0 - 3.0 12 32.4% 5 15.6% 3.0 - 3.5 20 54.1% 13 40.6% Trên 3.5 5 13.5% 14 43.8% Tổng cộng 37 100% 35 100% Kết quả cho thấy, ở mức điểm từ 1-2, cả hai trường hợp sinh viên cả đi làm lẫn không đi làm đều không có. Ở mức điểm từ 2.0-3.0 thì có 12 sinh viên đi làm (32.4%) và 5 sinh viên không đi làm (15.6%). Ở mức điểm 3.0-3.5 có 20 sinh viên đi làm (54.1%) và 13 sinh viên không đi làm (40.6%). Ở mức điểm trên 3.5, có 5 sinh viên đi làm (13.5%) và 14 sinh viên không đi làm (43.8%). Qua bảng thống kê này, ta hoàn toàn có thể nhận ra tỷ lệ chêch lệnh điểm giữa sinh viên đi làm và không đi làm không quá cao, đặc biệt ở mốc điểm 3.0-3.5, số sinh viên của sinh viên đi làm cao hơn hẳn (hơn bảy sinh viên) so với sinh viên không đi làm. Tuy nhiên, số lượng sinh viên ở mức điểm 2.0-3.0 của sinh viên đi làm cũng rất cao, hơn số sinh viên không đi làm 7 sinh viên. Cuối cùng, ở mức điểm trên 3.5, số sinh viên đi làm có thể đạt được số điểm trung bình trong khoảng này chỉ vỏn vẹn 5 sinh viên trong khi số sinh viên không đi làm có đến 14 sinh viên, hơn sinh viên đi làm 9 sinh viên. Có rất nhiều lý do đằng sau sự chênh lệch số lượng này. Với các sinh viên đang đi làm, việc học không phải là mối quan tâm duy nhất, trong khi với các sinh viên không đi làm, việc học là mối bận tâm duy nhất. Công việc làm thêm bận bịu vất vả khiến các sinh viên đi làm về đến nhà đã mệt mỏi, họ không còn đủ sức để có thể học bài, hoặc thậm chí lên lớp. Điều này dẫn đến vấn nạn kết quả học tập suy giảm nghiêm trọng sau khi quyết định đi làm thêm. Về các sinh viên không đi làm thêm, họ có thể dành tất cả sự chú ý và thời gian vào việc học, thời gian rảnh rỗi để nghỉ ngơi cũng nhiều hơn những sinh viên đi làm nên có đầy đủ năng lượng để học tập. Tuy có sự chênh lệch về kết quả học tập khá lớn, nhưng nó cũng cho thấy ngoại trừ việc học trên lớp, sinh viên cũng đã ý thức được bản thân nên tích lũy thêm kinh nghiệm ở nhiều mảng khác nhau để gia tăng cơ hội việc làm sau khi ra trường. Mặc dù đang đầu tư cho tương lai, nhưng các bạn cũng nên phân bổ thời gian đi làm và nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Nghỉ ngơi đủ thời gian và đúng lúc để tránh tình trạng chỉ tập trung vào một phía mà quên mất phía còn lại cũng quan trọng không kém. 3. LỢI ÍCH VÀ BẤT LỢI CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN KHOA TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 318
  4. Một trong những vấn đề được các bạn sinh viên quan tâm sau việc học khi mới bắt đầu bước vào môi trường đại học đó là việc đi làm thêm. Qua kết quả khảo sát của sinh viên khoa TC-TM, mục đích đi làm thêm của mỗi người là khác nhau nhưng cũng có một số mục đích chung để sinh viên hướng tới việc đi làm như trang trải một phần học phí cho bản thân, giúp cho bản thân có nguồn thu nhập, làm quen với môi trường mới, tích lũy kinh nghiệm và mở rộng các mối quan hệ… Tuy việc làm thêm rất là hữu ích đối với sinh viên nhưng không phải ai cũng có thể cân bằng được giữa việc đi học và việc làm thêm. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số lợi ích và tác hại của việc đi làm thêm dưới đây. 3.1 Những lợi ích của việc đi làm thêm 3.1.1 Làm thêm giúp sinh viên có thu nhập Lợi ích đầu tiên mà việc làm thêm mang lại là tạo ra thu nhập cho sinh viên. Khi bước vào môi trường đại học nhiều bạn sinh viên muốn mình có khả năng tự lập, tự lo cho bản thân mình mà ít hoặc không phụ thuộc vào ba, mẹ. Ngoài ra, còn nhiều bạn sinh viên phải trang trãi rất nhiều khoản như tiền ăn, tiền thuê nhà. Bên cạnh đó còn có những bạn có hoàn cảnh khó khăn muốn đi làm thêm để giảm bớt một phần học phí cho gia đình. Sinh viên sẽ được sử dụng chính những đồng tiền của mình làm ra. khi ấy họ sẽ biết tiêu xài một cách tiết kiệm, biết trân trọng đồng tiền hơn. Từ đó nhận thức được giá trị mà kiến thức mang lại từ việc học, giúp sinh viên chú tâm hơn vào việc rèn luyện bản thân để đạt được những thành quả trong tương lai. 3.1.2 Làm thêm để trau dồi, tích lũy kinh nghiệm Làm thêm không những đem lại cho những bạn sinh viên một nguồn thu nhập chủ động, mà nó còn giúp cho sinh viên trau dồi thêm kinh nghiệm sống đặc biệt là những bạn sinh viên năm nhất, việc đi làm thêm như vậy sẽ giúp cho các bạn học hỏi được nhiều điều trong thực tế mà trong trường học không có. Bởi khi đi làm thêm chúng ta sẽ có những kiến thức và kinh nghiệm về công việc mình đang làm. Và nếu công việc đó có liên quan đến ngành mình học thì sẽ là điều kiện vô cùng thuận lợi để các bạn sinh viên sau này có nền tảng để dễ dàng xin việc. Đưa những kinh nghiệm học được từ thực tiễn áp dụng vào việc học, giúp sinh viên sinh động hoá những bài học cũng như tạo hứng thú trong học tập. 3.1.3 Mở rộng mối quan hệ Khi bước chân vào môi trường đại học chúng ta sẽ thấy lạ lẫm, bơ vơ khi chưa làm quen được với các bạn trong trường, lớp và các thầy cô. Nhưng khi đi làm thêm các bạn sinh viên sẽ được tiếp xúc với nhiều người hơn, bạn sẽ có những nguời đồng nghiệp với mọi lứa tuổi, có thể bằng tuổi, nhiều hơn thậm chí là ít hơn tuổi của mình. Chính những mối quan hệ đó sẽ giúp bạn trong công việc hiện tại, trong đời sống thậm chí là cả sau này khi bạn đi làm, chính họ sẽ là người giúp bạn có được một công việc tốt hơn. Những mối quan hệ chất lượng giúp ta kết bạn với những người giỏi, để cùng đưa nhau kết nối, học tập, trao dồi thêm những điều mới. 3.1.4. Rèn luyện khả năng quản lí thời gian Khi bạn vừa đi học vừa phải đi làm thêm chưa kể bạn còn phải tham gia các chương trình ngoại khóa bắt buộc của trường, sau khi xong việc ở trường khi trở về nhà bạn còn phải làm rất nhiều công việc nhà từ nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa… Khi như vậy bạn sẽ thấy thời gian của mình nó quá bận rộn khiến bạn không thể tập trung vào việc nào dù ở trường hay về nhà, dần dần sẽ thấy luôn bận rộn và áp lực. Khi bạn đi làm thêm bắt buộc bạn phải biết cách quản lý tốt thời gian của mình để vừa có thể thực hiện việc 319
  5. đi làm, vừa không ảnh hưởng đến việc học tập trên lớp cũng như công việc ở nhà. Quỹ thời gian của bạn sẽ được lắp đầy xen kẽ giữa công việc và học tập, giúp bạn có những mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn để hoàn thành tốt việc học ở trường và cả công việc mà bạn đang làm. 3.2 Những tác hại của việc đi làm thêm 3.2.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập Tác hại của việc đi làm thêm là gây ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của sinh viên. Bởi khi chúng ta kiếm được nhiều tiền bạn sinh viên sẽ đắm chìm vào việc đi làm thêm dẫn đến bản thân ngày càng mệt mỏi, căng thẳng. Khi sức khỏe bị giảm sút thì dẫn đến việc học tập cũng bị kéo theo. Đặc biệt đối với những bạn sinh viên năm nhất chưa quen với nhịp độ học tập ở đại học sẽ ngày càng khó bắt kịp chương trình học hơn. 3.2.2. Gặp phải đa cấp, lừa đảo Một tác hại nữa của việc đi làm thêm là gặp phải đa cấp, lừa đảo. Bởi sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất thiếu kinh nghiệm đời sống sẽ trở thành nạn nhân của bọn đa cấp, lừa đảo. Các bạn sinh viên sẽ bị lừa bởi những thủ đoạn như làm thêm không cần bằng cấp, trả lương cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung. Nếu không đủ tỉnh táo thì từ mục tiêu kiếm thêm thu nhập, việc làm thêm có thể khiến bạn trở thành con nợ của bọn đa cấp, lừa đảo. Nhìn chung, việc đi làm thêm đối với mỗi sinh viên sẽ mang lại nhiều kết quả khác nhau, việc đi làm thêm cũng mang lại cho ta nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm đáng quý, giúp chúng ta trưởng thành hơn trong cuộc sống, vì thế chúng ta nên cân nhắc sắp xếp việc học và việc đi làm thêm một cách hợp lí để mang lại hiểu quả tốt hơn trong công việc, vừa tiếp thu được việc học và vui chơi với bạn bè. 4. GIẢI PHÁP CHO VIỆC MẤT CÂN BẰNG GIỮA VIỆC ĐI HỌC VÀ ĐI LÀM THÊM NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI 4.1 Nhận thức được giới hạn của bản thân Hãy thực tế về những gì bạn có thể làm và đừng hứa hẹn những điều bạn không thể thực hiện được, nếu không mọi người sẽ ít thông cảm hơn với nhu cầu của bạn vào lần khác. Bạn có thể vội vã chạy từ cột này sang cột khác trong một thời gian dài nhưng cuối cùng bạn cần phải ngủ đủ giấc. Chỉ có 24 giờ trong một ngày và bảy ngày trong một tuần và bạn cần thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Cuối cùng, sức khỏe của bạn (thể chất và tinh thần) là điều quan trọng nhất. Nếu bạn vẫn lo lắng, hãy nói chuyện với các dịch vụ /hỗ trợ sinh viên tại trường đại học của bạn vì các cố vấn được đào tạo đặc biệt thường có thể cho bạn lời khuyên về tài chính, từ cách lập ngân sách đến xử lý nợ cá nhân. Họ có thể đưa ra các tùy chọn mà bạn không biết. Không nghi ngờ gì nữa, học tập phải là ưu tiên chính của bạn. Làm việc chỉ nên là một nguồn hỗ trợ tài chính mà bạn có thể cần và là một cách để thu thập thêm kinh nghiệm. Vì vậy, hãy hiểu và tôn trọng những giới hạn của bạn, đồng thời đảm bảo rằng bạn không căng thẳng nhiều hơn mức dự kiến. Giải thích tình huống của bạn với người quản lý của bạn và đảm bảo rằng bạn không bị kiệt sức. 4.2 Sử dụng thời gian của bạn một cách khôn ngoan Để có thể cân bằng giữa công việc và học tập, bạn sẽ cần đảm bảo rằng thời gian bạn dành cho việc học là thời gian hợp lý nhất. Hãy làm việc hiệu quả. Học trong thời gian ngắn có nghỉ giải lao để đảm bảo 320
  6. bạn luôn tập trung và tránh bị trì hoãn. Tắt phương tiện truyền thông xã hội và chuẩn bị một số đồ ăn nhẹ. Loại bỏ phiền nhiễu và sử dụng các biện pháp khích lệ sẽ giúp bạn hoàn thành công việc ở trường đại học nhanh hơn. Và bằng cách này, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để thư giãn, hoặc thậm chí có thể nhận thêm một ca làm việc nếu cần. Hãy nhớ rằng, bạn là một sinh viên tận dụng tối đa trải nghiệm đại học của bạn và dành thời gian để thư giãn và vui vẻ với bạn bè của bạn. 4.3 Tạo thiện cảm với các nhà tuyển dụng Nếu bạn quyết định làm việc trong thời gian học, điều quan trọng là phải duy trì mối quan hệ tốt với người quản lý của bạn. Giao tiếp cởi mở và trung thực về cách bạn xử lý mọi thứ. Yêu cầu của trường đại học là đủ, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn thẳng thắn về khả năng của mình và nêu rõ bất kỳ mối quan tâm nào mà bạn có thể có. 4.4 Nghỉ ngơi đầy đủ và ưu tiên sức khỏe Duy trì sức khỏe cả về thể chất và tinh thần là chìa khóa. Hãy nhớ rằng bạn vẫn đang phát triển và bạn cần phải chăm sóc sức khỏe của mình một cách đặc biệt. Ngủ tối thiểu 7 đến 8 tiếng, hoặc ít nhất là cố gắng như vậy. Điều này sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, có lợi cho trí nhớ của bạn và giúp bạn đối phó với căng thẳng tốt hơn nhiều. Ngoài ra, hãy chắc chắn ăn thực phẩm bổ dưỡng suốt cả ngày để duy trì năng lượng của bạn. Chúng tôi hiểu rằng đồ ăn mang đi có thể rất hấp dẫn, nhưng trong khi bạn đang cân bằng lịch trình bận rộn của mình, hãy cố gắng hướng tới một chế độ ăn uống cân bằng hơn. Và đừng sử dụng những lời bào chữa khập khiễng. Nấu một số loại rau sẽ mất cùng một lượng thời gian như đặt một chiếc bánh Pizza từ Pizza Hut, chưa kể nó cũng tốt hơn cho ngân sách của bạn. Có rất nhiều công thức nấu ăn ngon, thân thiện với ngân sách mà bạn có thể thực hiện ngay lập tức. 5. KẾT LUẬN Việc sinh viên vừa đi học vừa đi làm điều có mặt lợi và mặt hại của chúng, tuy nhiên sẽ tuỳ vào khả năng của mỗi sinh viên. Nếu điều kiện của sinh viên không đủ khả năng chi trả cho sinh hoạt, cho học tập thì có thể đi làm thêm, còn nếu sinh viên đủ chi phí thì nên cố gắng vào việc học. Vào năm 2023 theo kết quả khảo sát cho thấy việc sinh viên Khoa TC-TM không đi làm thêm đã đạt số điểm cao trên 3.5 chiếm 39,1% sinh viên so với sinh viên đi làm thêm 13,3%. Cuối cùng, cần cân bằng giữa việc học và làm để tối ưu hoá thời gian, vừa giành điểm số cao trên trường. Làm tiền đề cho công việc tương lai, tăng cơ hội tìm được công việc với mức lương ưng ý ngay sau khi ra trường, vừa đạt được kinh nghiệm và thu nhập mình mong muốn. 321
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://vnexpress.net/nhung-sinh-vien-ngam-ngui-vi-lam-them- 4522297.html#:~:text=%E1%BB%9E%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%2C%20hi%E1%BB%87n%20 ch%C6%B0a,ho%E1%BA%B7c%20t%E1%BB%ABng%20%C4%91i%20l%C3%A0m%20th%C3% AAm. 2. https://giaoduc.net.vn/5-nam-qua-quy-mo-sinh-vien-tang-nhung-ty-le-tot-nghiep-lai-giam- post229122.gd https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-cong-nghe-thong-tin-va-truyen-thong-viet- han/quan-tri-kinh-doanh/van-de-lam-them-cua-sinh-vien/40767939 3. https://thichlamthem.com/sinh-vien-co-nen-di-lam-them-hay-khong.html 4. https://iuhers.com/slook/sinh-vien-lam-them-loi-va-hai.html 5. https://jobsgo.vn/blog/tac-hai-cua-viec-di-lam-them/ 6. https://blog.topcv.vn/viec-lam-ban-thoi-gian-loi-hay-hai/ 7. https://isinhvien.com/sinh-vien-co-nen-di-lam-them-hay-khong 8. https://targetjobs.co.uk/careers-advice/university-life/balancing-study-and-part-time-work 322
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2