intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vần đề về di cư nông thôn – đô thị thách thức và cơ hội cho thành phố Hồ Chí Minh - Bùi Việt Thành

Chia sẻ: Mỹ Duyên | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:31

150
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dân số tăng nhanh, trong khi đó chiến lược phát triển đô thị không đi đôi với việc làm và các dịch vụ kèm theo, khiến thành phố trở nên chật chội, bức bối. Đó là bức tranh mà TP.HCM đang gặp phải trong 10 năm gần đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vần đề về di cư nông thôn – đô thị thách thức và cơ hội cho thành phố Hồ Chí Minh - Bùi Việt Thành

  1. ttld http://www.linvn.org/cms/upload/FCKFile/file/Workshop/Tinh%20hinh%20nguoi%20nhap %20cu%20TPHCM.pdf Di dân với phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hồ Chí Minh Lê Văn Thành Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM 5 thách thức của vấn đề dân số đối với sự phát triển bền vững (1) Qui mô dân số lớn và ngày càng tăng;  (2) Kết quả giảm sinh chưa thực sự vững chắc;  (3) Cơ cấu dân số trẻ và đang chuyển dần sang cơ cấu dân số già; (4) Chất lượng dân số còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao;  (5) Di dân tự do và những biến động của lực lượng lao động (Theo Chiến lược Dân số Việt Nam 2001- 2010) Vấn đề dân số tại TP HCM  Qui mô dân số lớn và ngày càng tăng  Dân nhập cư tăng  Phân bố dân cư không đều NỘi DUNG TRÌNH BÀY • Quy mô dân nhập cư vào thành phố  Một số đặc điểm của người nhập cư  Động lực nhập cư vào thành phố  Khả năng tiếp cận các dịch vụ đô thị  Vấn đề Đăng ký Hộ khẩu  Đóng góp ở 2 đầu Đi và Đến  Vài dự báo  Kết luận và kiến nghị Lý luận và thực tiễn vấn đề di dân  Di dân là một hiện tượng xã hội phổ biến có từ lâu đời trên khắp thế giới và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học  Viện đã nghiên cứu vấn đề di dân liên tục từ những năm 80 với sự tài trợ của UNFPA, UNDP rồi gần đây với Trung Tâm Dân số Pháp, IRD Pháp Người nhập cư vào TP HCM là ai? Người nhập cư là người dân:  Từ các tỉnh khác về sinh sống tại TP HCM  Chưa có hộ khẩu thường trú (*)  Không tính đến thời gian cư trú dài hay ngắn I. Quy mô dân nhập cư tăng
  2.  ĐTDS 2004: > 1,8 triệu người nhập cư (NNC) chiếm 30,1% tổng số dân TP (6,1 triệu).  Từ 2004-2009: > 1 triệu người  Tốc độ tăng dân số cao hơn hẳn các thời kỳ trước, chủ yếu do tăng cơ học.  NNC tập trung sống ở các quận mới nơi có các khu công nghiệp và giá đất tương đối rẻ. II.Đặc điểm dân nhập cư  Nguồn gốc: 62 tỉnh thành [Tân Tạo (61), Tân Thới Hòa (25)]  Đa dạng thành phần (chủ, làm công, cá thể…)  Độ tuổi ngày càng trẻ, > 80% từ 15-39.  Nữ (52,6%) nhiều hơn nam  Trình độ học vấn và chuyên môn giảm  Việc làm chuyển từ dịch vụ buôn bán cá thể là chủ yếu sang làm công nhân một bộ phận quan trọng  Không phải là những người quá nghèo Nơi xuất cư Các vùng 1984-89 1994-99 1999-2004 TDMN 2,1 3,7 2,4 ĐBSH 11,5 12,6 14,8 BTB 5,7 11,1 14,0 DHMT 11,3 13,9 13,3 TN 3,6 1,6 4,0 ĐNB 26,5 21,7 13,9 ĐBSCL 36,0 35,3 36,9 NN, KXĐ 3,3 0,1 0,7 TS 100 0 100 0 100 0 Độ tuổi Chung TP Tại chỗ KT3 KT4 0-14 19,77 22,54 20,53 7,12 15-29 33,85 25,51 38,17 70,37 30-44 26,75 28,11 28,02 16,93 45-59 12,70 19,94 9,92 4,14 60+ 6,90 8,89 3,34 1,40 KXĐ 0,02 0,01 0,02 0,04 TS 100,00 100,00 100,00 100,00 III.Động lực nhập cư  Động lực kinh tế: việc làm/khu công nghiệp  Thăng tiến trong nghề nghiệp đòi hỏi thay đổi nơi cư trú (SV ra trường ở lại)  Đầu đến (TP HCM) cần lao động đơn giản,
  3. khu vực kinh tế phi chính quy  Phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng thu nhập trên phạm vi vùng, cả nước Động lực nhập cư (tiếp)  Chiến lược gia đình: giảm nghèo, đở khó khăn  Thiếu việc làm ở nông thôn, thu nhập thấp  Công nghiệp hóa nông nghiệp, dôi thừa LĐ  Bình quân diện tích đất SX giảm  Đời sống tinh thần nghèo nàn  Thiếu Giáo dục đào tạo, thiếu nguồn nhân lực có tay nghề  Về quê rồi lại muốn đi, nơi đến vẫn là TP HCM. Việc làm theo thành phần kinh tế (Điều tra di cư 2004) KT3 KT4 Chung Nhà nước 14,9 4,8 5,7 Tập thể 1,1 0,6 0,7 Cá thể 50,6 32,0 35,1 Tư nhân 24,1 28,3 27,4 Vốn ĐT NN 9,2 34,0 30,9 TS 100,0 100,0 100,0 Tỷ lệ lao động nhập cư Xây dựng 49,9% Thương mại-dịch vụ 36,3% Điện-ĐT-Viễn thông 28,1% Dệt may 58,6% Giao thông vận tải 27,9% Chế biến LT-TP 28,1% Tài chính ngân hàng 44,5% Nông nghiệp 23,4% In ấn 14,1% Thu nhập bình quân tháng (Điều tra di cư 2004) ĐVT: VNĐ Nhập cư Tại chỗ Chung 1.063.822 1.489.093 Nam 1.228.328 1.712.626 Nữ 939.470 1.263.874 Kết quả giải quyết việc làm  NNC chiếm 30% số được giải quyết việc làm hàng năm của Thành phố IV. Khả năng tiếp cận dịch vụ đô thị  Giáo dục, y tế, Điện, nước (giá cao, chất lượng?)  Chất lượng nhà ở, Chủ quyền nhà, Đăng ký kinh doanh (mượn tên người thân)  Chương trình XĐGN, KHH gia đình, chăm sóc sức khỏe, xâm hại tình dục
  4.  Vay tín dụng, Thủ tục hộ tịch  Khả năng hội nhập (việc làm, chỗ ở, thời gian cư trú, ý định ở lại lâu dài, thích nghi dần)  Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội? Tình trạng Nhà ở (%) KT3 KT4 Ho gia dinh 89,6 24,3 Ngan phong cho thue 10,4 75,7 Tong so nguoi 824.896 820.248 V. Quản lý dân cư và hộ khẩu Việc làm, chỗ ở, thời gian KT3 Đăng ký tạm trú, quản lý dân cư tốt hơn Luật cư trú đã ban hành Đóng góp ở hai đầu Đi và Đến  30% GDP của GDP Thành phố ?  Tri thức, văn hóa, khoa học, nhân lực, vốn đầu tư cho TP  Một thành phố đa văn hóa  Chuyển tải thông tin cho quê nhà  Gởi tiền cho quê nhà, giảm nghèo đầu Đi  Cơ sở hạ tầng quá tải? Môi trường ô nhiễm? tệ nạn xã hội? Vài dự báo  CNH, HĐH, WTO tạo thêm nhiều cơ việc làm ở thành thị  Đô thị hóa mang lại mức sống cao hơn không chỉ cung ứng việc làm  Đến năm 2020: 45% dân thành thị cả nước (hiện nay khoảng 28%), tăng thêm khoảng gần 30 triệu dân thành thị. Vài dự báo (tiếp)  TP HCM gánh bao nhiêu? Đến mức nào thì bảo đảm phát triển bền vững?  TP HCM 10-12 triệu dân (2020-2025), tăng gấp đôi trong vòng 15 năm => sẽ phải có 2 TP HCM?  Các đô thị cấp I, II trên phạm vi cả nước thu hút bao nhiêu? (liên quan đến việc làm, cơ sở hạ tầng đô thị)
  5. Vài dự báo (tiếp)  Phát triển của vùng đồng bằng sông Cữu Long trong 10 năm tới?  Các vùng nông thôn khác trên phạm vi cả nước? Kết luận và kiến nghị  NNC ngày càng gia tăng trong tình hình Vùng Kinh tế trọng điểm phía nam đã giải tỏa bớt áp lực.  NNC đóng góp vào phát triển KT-XH TP HCM, mở rộng đối tượng nhập hộ khẩu Kết luận và kiến nghị (tiếp)  Quản lý tốt NNC, đưa các chương trình XH vào những cộng đồng này  Thông tin tốt cho NNC (việc làm, điều kiện sống) và bảo đảm các chế độ bảo hiểm  Gắn vấn đề phân bố dân cư (có NNC) với Quy Hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị Người nhập cư nghèo Người nhập cư giàu http://bvthanh2001.wordpress.com/2011/04/20/di-c%C6%B0-nong-thon-do-th%E1%BB %8B-thach-th%E1%BB%A9c-va-c%C6%A1-h%E1%BB%99i-cho-thanh-ph%E1%BB %91-h%E1%BB%93-chi-minh/ MỘT SỐ VẦN ĐỀ VỀ DI CƯ NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI CHO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bùi Việt Thành Đô thị học và Quản lí đô thị ĐH KHXH&NV TP.HCM Bài đã được viết lại 1. I. Dẫn nhập: Dân số tăng nhanh, trong khi đó chiến lược phát triển đô thị không đi đôi với việc làm và các dịch vụ kèm theo, khiến thành phố trở nên chật chội, bức bối. Đó là bức tranh mà TP.HCM đang gặp phải trong 10 năm gần đây. Theo kết quả điều tra, TP.HCM hiện có
  6. số dân cao nhất nước, lên tới trên 7.2 triệu người, trong đó 1.2 triệu người sống ở nông thôn. [TĐTDS, 2009]. Dân số là yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội một địa phương, một đất nước. Dân số vừa có tư cách như một chủ thể làm ra của cải xã hội, vừa có tư cách như một đối tượng thụ hưởng của cải vật chất và các dịch vụ xã hội. Chỉ tiêu quy mô dân số, cơ cấu dân số, là những chỉ tiêu cơ bản làm nền tảng cho việc tính toán, xây dựng, quy hoạch kinh tế xã hội. Thách thức đối với việc phát triển đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hiện nay là rất lớn, với quy mô dân số 7.2 triệu dân và có khả năng tăng trong những năm tới, nhất là với tình trạng nhập cư vào thành phố tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây[1], tỷ lệ tăng cơ học vượt tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số thành phố. Bên cạnh 1 số ưu tiên lớn cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố, thì TP.HCM vấn đề dân nhập cư cũng được đặt lên vị trí ưu tiên. Theo số liệu thống kê năm 1998, số người không có hộ khẩu thường trú là 12.9 % trên toàn địa bàn thành phố. Tỷ lệ này tăng dần theo thời gian, năm 2000 chiếm 15.2 % (730.878 người). Kết quả cuộc điều tra dân số giữa kỳ năm 2004 (01/10/2004) ở TP.HCM cho thấy, toàn thành phố có 1.844.548 người diện KT3 và KT4[2] đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước chiếm 30.1% dân số toàn thành phố (6.117.251 người). Với điều tra về “Nghèo đô thị” cũng thấy tỷ lệ người nhập cư trên 20% (không tính một số đối tượng như sinh viên,…). Mặc dù có thể có những sai số nhất định, nhưng cho thấy trong 5 năm trở lại đây số người không có hộ khẩu thường trú đã tăng đáng kể, ít nhất là từ 700.000 đến 1 triệu người. [Lê Văn Thành,2008] Tỷ lệ tăng dân số cơ học của TP.HCM cũng gia tăng rõ rệt, nếu thời kỳ 1979-1989 là 0.02%, thì thời kỳ 1989-1999 là 0.84% và thời kỳ 1999-2004 là 2.33%. Sự gia tăng này đã kéo theo sự gia tăng về tỷ lệ tăng chung của thành phố tương ứng với 3 thời kỳ trên là 1.63%, 2.36% và 3.6%. Điều đó càng làm cho vai trò tăng cơ học rõ nét hơn nếu gắn nó trong tình hình tỷ lệ tăng tự nhiên của thành phố liên tục giảm tương ứng với 3 thời kỳ vừa nêu là 1.61%, 1.52% và 1.27%. Hoặc nói cách khác, thời kỳ 1999-2004 có tốc độ tăng dân số cao hơn hẳn tốc độ dân số của các thời kỳ trước và chủ yếu là do tăng cơ học nhanh vượt bậc. Từ 2004-2009, tốc độ dân nhập cư không giảm dù có nhiều địa phương khác như Bình Dương, Đồng Nai đón nhận khá nhiều dân nhập cư. Theo tính toán sơ bộ xu thế gia tăng của dân nhập cư qua các thời kỳ như sau: ü Số người nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 1984-1989 là: 27.154 người.
  7. ü Số người nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 1994-1999 là: 86.753 người ü Số người nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 1999-2004 là: 126.200 người ü Số người nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 2009-2010 cũng xấp xỉ hơn 100 ngàn người, không hề có suy giảm, bình quân mỗi năm thành phố tăng thêm khoảng 200.000 người dân, trong đó có hơn 130.000 dân nhập cư. Theo dự báo dân số đến năm 2025 là khoảng 10 triệu dân và năm 2050 lên đến 15 triệu dân. [Lê Văn Thành,2008] Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở do UBND TP.HCM công bố ngày 23-10-2009, dân số của thành phố là 7,123 triệu người, tăng hơn 2 triệu dân trong vòng 10 năm, vượt dự báo đến năm 2010 mới đạt, tức dân số thực tế đạt mốc trước một năm, nguyên nhân chính là do di dân từ các tỉnh khác đến (tăng cơ học). Vì vậy, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố chỉ đạt 1.27% do tỉ lệ sinh thấp. Tính chung, tỉ lệ tăng dân số của TP.HCM trong giai đoạn 1999-2009 là hơn 3.5%. Số lượng nam giới ít hơn nữ giới khoảng 270.000 người, tức 100 người nữ có gần 93 người nam, nên có thể xem tỉ lệ tăng dân số tự nhiên không gây nên tình trạng tăng dân số nhanh chóng của TP.HCM. Với số lượng dân cư như trên, mật độ dân số trung bình của TP.HCM hiện nay là 3.400 người/km2, trong đó mật độ dân số ở quận nội thành cao gần gấp năm lần so với huyện ngoại thành. Quận đông dân nhất là Bình Tân với hơn 570.000 người, ít dân cư nhất là quận 2 với 145.000 dân, Cần Giờ với 68.000 dân. Bức tranh biến động dân số của thành phố chia thành ba nhóm: nhóm giảm dân số ở các quận nội thành như quận 1, 3, 5…, nhóm tăng bình thường là các huyện ngoại thành và nhóm tăng nhanh đột biến là các quận vùng ven. Trung bình mỗi phường, xã của TP.HCM có dân số hơn 22.000 người. Trong đó, các quận vùng ven như Thủ Đức, Tân Phú là 30.000 người/phường, đặc biệt một phường ở quận Bình Tân trên 57.000 người/phường. Nếu không có những chính sách thích hợp thì chừng 10 năm nữa, dân sẽ tăng hơn 10 triệu người và vượt quá tầm quản lý của nhà nước. Theo nhận định của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, nguyên nhân của việc tăng dân số cơ học đột biến trong thời gian qua là do các chính sách về cư trú và đất đai được nới lõng. Người dân dễ dàng mua nhà đất, nhập hộ khẩu thường trú để có cuộc sống ổn định nên thu hút dân di cư. Nếu không có chính sách hạn chế di cư từ các tỉnh thì có nguy cơ đến năm 2020 dân số thành phố sẽ vượt qua con số 10 triệu người và làm xáo trộn các định hướng quy hoạch của thành phố.
  8. Dân số cơ học tăng quá nhanh tạo sức ép rất lớn lên mạng lưới giao thông, gây kẹt xe, đó là chưa kể mạng lưới hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện… hoặc hạ tầng kĩ thuật không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Việc lo nhà ở đáp ứng nhu cầu của một lượng dân nhập cư đông và nhanh như hiện tại cũng là vấn đề lớn. 2. Đối tượng nghiên cứu: Di dân luôn diễn ra trong suốt tiến trình của loại người và lịch sử hình thành và phát triển của thành phố cũng gắn liền với di dân, dưới nhiều hình thức. Trong xã hội cũ người ta di chuyển nhiều để tồn tại, dù trải qua nhiều hình thái kinh tế khác nhau, song di dân vẫn tồn tại và tiếp diễn theo thời gian và không gian. Di dân từ nông thôn ra thành thị ở những nước đang phát triển như Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, đây không phải là hiện tượng mới dưới tác động của đô thị hóa. Về mặt bản chất, di dân không phải là một hiện tượng sinh học như sinh đẻ mà nó là một quá trình, lặp đi lặp lại theo vòng đời của con người, đây là hiện tượng căn bản để phân biệt di dân với các hiện tượng dân số khác. Khi mức sinh thấp và hiện tượng già hóa dân số, thì nhu cầu nguồn nhân lực trẻ cần được duy trì và đáp ứng được nhu cầu của kinh tế, văn hóa, xã hội thì di dân và dịch chuyển dân số là hết sức cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội. TP.HCM thu hút lao động nông thôn di cư vào thành thị rất lớn, mang lại nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động tuy nhiên chính di cư cũng tạo nên một sức ép rất lớn đối với thành phố trong vấn để phát triển. TP.HCM đang trong giai đoạn phát triển đô thị mạnh mẽ, chủ yếu do làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị vì mức tăng trưởng cao ở thành thị, cộng với sự khác biệt nông thôn thành thị ngày càng lớn và việc quản lí hộ khẩu không còn chặt chẽ. Cụ thể, dân cư ở khu vực thành thị là 25.436.896 người, chiếm 29.6% tổng dân số cả nước. Như vậy, dân số thành thị đã tăng với tốc độ trung bình là 3.4% mỗi năm và tốc độ này ở khu vực nông thôn chỉ là 0.4% mỗi năm. Qua con số này chúng ta sẽ thấy quá trình di dân nông thôn thành thị sẽ còn tiếp diễn mạnh trong những năm đến. Trong bối cảnh đó, việc nhìn nhận quá trình di dân nông thôn và thành thị một cách nghiêm túc, để hiểu rõ qui luật di cư theo những công thức vốn có, hay có những biến động khác làm thay đổi luồng di cư này chính là mục tiêu của nghiên cứu này.
  9. Như vậy, trong khuôn khổ đề tài, đề tài chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu tình hình di cư và một số vấn đề phát sinh tại địa bàn TP.HCM, nơi thu hút dân di cư đến đông nhất và có tác động nhiều nhất đến sự phát triển kinh tế-xã hội. Theo cách hiểu thông thường, dân di cư đến TP.HCM là khái niệm có nội hàm tương đối rộng, dùng để chỉ nhiều đối tượng dân cư khác nhau, nên đề tài tập trung vào nghiên cứu dân di cư tự do và so sánh một số đối tượng khác (các tỉnh lân cận lên xây dựng, lao động theo mùa vụ, dịch vụ buôn bán tự do… giới hạn trong việc chỉ nghiên cứu nguyên nhân di cư đến TP.HCM và một số hệ quả của nó tác động đến kinh tế – xã hội của thành phố, trong đó di dân tự do là một trong hai đối tượng di cư có số lượng đông đảo nhất, vì thế có tác động toàn diện và sâu sắc nhất đến kinh tế – xã hội của người dân tại chỗ nơi đây. Phương pháp luận và các đặc điểm hạn chế: Các phân tích di cư tại TP.HCM trong bài viết này được sử dụng các số liệu và các nghiên cứu hiện có. Phần lớn các số liệu định lượng được lấy từ cuộc điều tra dân số và nhà ở năm 2009, điều tra mức sống hộ gia đình 2004. Tuy nhiên, điểm hạn chế quan trọng là hầu hết các số liệu đại diện cho toàn bộ dân số đều chưa tính tới một số nhóm di cư và các dòng di cư của họ, một phần của hạn chế này là do qui mô mẫu và câu hỏi di cư trong cuộc điều tra. Tổng điều tra dân số 1999, 2009 đưa ra bức tranh cập nhật và mang tính đại diện nhân khẩu học nhất về các dòng di cư trong nước ở Việt Nam, tuy nhiên tổng điều tra dân số định nghĩa người di cư là người có nơi cư trú tại thời điểm điều tra khác với nơi họ ở trước đây 5 năm, định nghĩa này bỏ sót những người di cư lâu hơn 5 năm, hoặc bỏ qua những người di cư trong 5 năm trở lại đây nhưng đã trở về nhà trước thời điểm điều tra, và bỏ qua nhưng người di cư mùa vụ, di cư tạm thời, vì chỉ di cư trong thời gian ngắn. Vì lí do đó mà tổng số người di cư đến TP.HCM trong điều tra dân số không tính người đã di cư trên 5 năm, những người di cư mùa vụ, di cư tạm thời, di cư con lắc với thời gian di cư ít hơn 5 năm nhưng đã về lại nơi ở cũ. Chính vì thế những người mới di chuyển đến nơi mới ít hơn 6 tháng hầu như chưa được tính đến. Một vấn đề khác là cũng phải mất từ 6 đến 12 tháng giữa các lần chọn hộ gia đình từ danh sách hộ gia đình của xã và phường và thời gian điều tra phỏng vấn. Điều này cho thấy điều tra vẫn bỏ sót các hộ gia đình mới và cũng là lời giải đáp cho tỷ lệ không trả lời cao ở các khu vực thành thị. Đây là một điều hiển nhiên khi lưu ý rằng kết quả của cuộc điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004 cho biết chỉ có 3,8% dân số TP.HCM là các hộ gia đình thuộc
  10. nhóm KT3 hoặc đăng ký KT4. Ngược lại điều tra giữa kỳ của hai cuộc tổng điều tra của TP.HCM trong cùng năm đó cho thấy rằng các hộ này chiếm gần 20% dân số ở đây[3]. Số dân trong độ tuổi từ 20-29 (đây là độ tuổi tập trung người di cư) trong cuộc điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004 cũng ít hơn con số trong tổng điều tra năm 1999 từ 20-30% và điều này cũng gợi ra giả thuyết rằng có một số lượng lớn người di cư một mình và các hộ gia đình di cư chưa được tính trong cuộc điều tra. Điều tra biến động dân số hàng năm là một nguồn thông tin hữu ích về di cư trong nước vì cuộc điều tra này có sử dụng một câu hỏi về sự di chuyển nơi cư trú trong năm trước thời điểm điều tra. Tuy nhiên cuộc điều tra này cũng chưa nắm bắt được các động thái di chuyển ngắn hạn nổi trội (đặc biệt là những di chuyển mùa vụ diễn ra trong phạm vi một năm) vì rất nhiều người di cư ngắn hạn này chưa được thống kê. Những hạn chế này phản ánh những khó khăn trong việc theo dõi một bộ phận dân số di chuyển thậm chí ngay từ định nghĩa của nó. Lý do tại sao những hạn chế này được đề cập nhiều lần ở đây là vì những đối tượng thường bị bỏ qua này cũng là đối tượng của bài viết. Một số các nghiên cứu cho rằng trong số những người dân di cư trong nước vì lý do kinh tế ở Việt Nam, những người chưa được thống kê bị bỏ qua trong các cuộc tổng điều tra dân số và các cuộc điều tra khác chính là những người yếu thế nhất và những người ít được lưu tâm nhất trong quá trình lập kế hoạch của chính phủ. 1. II. Lý thuyết áp dụng. Ở tầm vĩ mô về di cư, lý thuyết của Ravenstein (1889) về qui luật di cư, ông cho rằng đa số di dân di chuyển ở phạm vi ngắn, một số sẽ di chuyển xa là di chuyển đến các thành phố lớn, thương mại, di cư diễn ra trong nhiều giai đoạn. Quá trình đô thị hóa thu hút dân số từ các vùng ngoại ô vào trung tâm. Khoảng trống vùng ngoại vi sẽ được lấp đầy cư dân vùng khác đến. Cư dân ở trung tâm nhỏ sẽ chuyển đến trung tâm lớn hơn.Cứ như vậy, quá trình di cư diễn ra theo nhiều giai đoạn kế tiếp theo hướng di chuyển về trung tâm đô thị lớn. Thông thường các trung tâm thương mại, công nghiệp lớn sẽ thu hút những vùng xung quanh và vùng xa hơn. Mỗi dòng di cư sẽ tạo ra dòng di cư ngược lại. Mức di cư nông thôn có xu hướng cao hơn mức di cư ở các đô thị (không phù hợp trong giai đoạn hiện nay). Phụ nữ có xu hướng di cư nhiều hơn nam giới ở khoảng cách địa lý gần. Di cư tăng lên theo trình độ phát triển kỹ thuật. Kinh tế là nhân tố quan trọng nhất di cư, mặc dù môi trường xã hội, luật lệ… có ảnh hưởng nhất định. Đây là lý thuyết vĩ mô cho cái nhìn tổng quát về các nguyên dân của di dân đến các trung tâm thương mại, công nghiệp, tạo tiền đề cho các nghiên cứu khác. Lý thuyết của Hawley (1950)[4] về áp lực đất nông nghiệp đối với di cư: đất nông nghiệp là một nhân tố quan trọng thúc đẩy các di cư không ngừng nghỉ trong lịch sử. Lịch sử loại người là lịch sử của cuộc di cư, và cho đến thời đại công nghiệp thì việc
  11. tìm kiếm đất sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân lớn nhất của di cư. Mật độ dân số cao làm giảm mức đất nông nghiệp bình quân lao động, và do vậy làm giảm mức cung cấp lương thực và việc làm cho dân cư địa phương. Ngược lại, mật độ dân số thấp cung cấp nhiều cơ hội kinh tế và các lợi ích dân cư địa phương. Những yếu tố này chính là các nhân tố “đẩy” và “hút” chủ yếu thúc đẩy di cư từ nơi có mật độ dân số cao đến nơi có mật độ dân số thấp. Một lý thuyết nghiên cứu nổi tiếng trong việc nghiên cứu về di cư đó là Lý thuyết của Lee về di cư: Lee (1966) lập luận rằng quyết định di cư được dựa trên 4 nhóm dân tố; 1/ các nhân tố gắn bó với nơi ở gốc, 2/ các yếu tố gắn với nơi sẽ đến, 3/ các trở ngại di cư, và 4/ các nhân tố thuộc về người di cư. Mỗi một địa điểm, nơi gốc và nơi đến đều có những ưu điểm và hạn chế trên nhiều lĩnh vực như thu nhập, việc làm, nhà ở, phúc lợi xã hội, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thậm chí là khí hậu…sẽ được người định cư cân nhắc. Thông thường, các điều kiện kinh tế khó khăn ở nơi gốc là nhân tố “đẩy” chủ yếu của việc xuất cư, trong khi cải thiện điều kiện kinh tế của nơi đến là nhân tố “hút” quan trọng nhất của việc nhập cư. Việc đưa ra quyết định định cư còn được tính toán dựa trên các chi phí vật chất và tinh thần, mà khoảng cách địa lí là một vấn đề quan trọng nhất vì điều này không chỉ tăng chi phí vận chuyển mà còn tăng các chi phí vô hình do phải đối mặt với môi trường xa lạ, khó hội nhập. Cuối cùng việc di cư phụ thuộc vào những phẩm chất cá nhân của từng người, điều này nhà nghiên cứu thường gọi là tính chọn lọc di cư (migration selectivity). Lý thuyết của Lee là rất có ích cho việc nghiên cứu nhân tố vĩ mô và cả vi mô của di cư [Lê Thanh Sang, 2008]. Như vậy, có thể xem nguyên nhân di chuyển: Nơi đi và nơi đến- cả nơi đi và nơi đến đều có lực hút và đẩy (vĩ mô), các yếu tố can thiệp (vi mô) vào các yếu tố cá nhân (trung mô). Các yếu tố tiêu cực tác động như là lực đẩy, còn các yếu tố tích cực là lực hút. [Nguyễn Thị Hồng Xoan, 2011][5] Bên cạnh đó, hiện nay việc nghiên cứu mạng lưới xã hội, trở thành nghiên cứu chuyên sâu, để lí giải vấn đề di cư. Mạng lưới xã hội không chính thức như họ hàng, bạn bè, đồng hương đóng vai trò quan trọng trong việc di dân, mạng lưới xã hội giúp cho người di cư tiềm năng về thông tin trước khi di chuyển. Sau khi di chuyển mạng lưới xã hội giúp cho người di chuyển về việc làm, nhà ở và sự giúp đỡ khác. Những người giúp cư có xu hướng sống tập trung ở những khu vực có bà con họ hàng hoặc là người thân. Lí thuyết phân tích mạng lưới xã hội (Social Network Analysis Theory) là một cách tiếp cận nhằm phân tích các vấn đề về mạng lưới xã hội. Khái niệm cơ bản trong hệ thống xã hội (social system), nếu cấu trúc xã hội (social structure) thường được xem như là cột dọc thì mạng lưới xã hội là các kèo ngang. Ronald Burt với lý thuyết lỗ hổng cấu trúc
  12. (structure holes) đã đưa ra ví dụ điển hình là trong mối quan hệ ba người (A quan hệ với B, B quan hệ với C, nhưng A không quan hệ với C). Ở mối quan hệ này, B là kẻ nắm được lỗ hổng cấu trúc giữa A và C và tạo khả năng thu lợi, tạo vốn xã hội (social capital) thông qua vai trò điều phối, kết nối cho các tác nhân còn lại. Nan Lin – lí thuyết về di động xã hội, các cá nhân tìm kiếm lợi nhuận trong mạng lưới xã hội thông qua sự di động xã hội. Miller McPherson, Lynn Smith-Lovin và James M.Cook – lí thuyết đồng dạng. Các cá nhân giống nhau thường xảy ra khả năng liên kết cao hơn so với các cá nhân khác nhau. Nhà xã hội học Mỹ James Cook nhấn mạnh:“Mạng xã hội là một hình ảnh thống nhất và được đơn giản hoá trong lĩnh vực xã hội học đầy phức tạp và phân tán. Đó là sự mô tả cụ thể về cấu trúc xã hội trừu tượng, có khả năng hiện hữu hoá những nguồn lực xã hội không nhìn thấy. Mặc dù các mạng xã hội đều đơn giản chỉ được thực hiện bằng các nút và dây nối, chúng vẫn đủ linh động để mô tả các quan hệ của quyền lực và sự tương tác cung cấp một nền tảng vi mô của xã hội học”. IV. Các vấn đề Di cư nông thôn – đô thị: 4.1. Xét nguồn gốc nhập cư: Từ cuộc điều tra dân số năm 1989, 1999, nhìn chung người nhập cư đến TP.HCM từ mọi miền đất nước, nếu thời điểm 1989 thì 3 vùng trung du miền núi, ĐB.SH[6], Bắc trung bộ chiếm 19.3%, thì đến năm 1999 tăng lên 24.7% [Lê Văn Thành,2008] và đến cuộc điều tra năm 2009 thì chỉ tính riêng Bắc Trung Bộ và ĐB.SH đã chiếm đến 39.3%. Qua ĐTDS 2009, cho thấy số lượng người di cư đến TP.HCM và KCN Đông Nam Bộ thì chiếm đến 34.3% tổng số dân di cư cả nước. Chỉ tính riêng ĐB.SCL di cư đến TP.HCM năm 2009 chiếm 29.7%, trong khi người di cư ở Đông Nam Bộ di cư đến TP.HCM chỉ chiếm 13.3%. [TĐTDS, 2009]. Trong các cuộc điều tra dân số trước đây, cũng như các cuộc điều tra về di cư, kết quả cho thấy số lượng nam giới di cư nhiều hơn nữ giới, chúng ta có thể xem qua số liệu điều tra di cư vào các thành phố lớn năm 1996, do dự án VIE 96/004 thực hiện: Bảng 1: Cơ cấu giới tính của dân di cư – Đơn vị tính %. Hà Nội TP.HCM Năm Nam Nữ Nam Nữ 1990 *[7] * 43 * 1995 55 45 46 * 1996 42,5 57,5 40,4 49,6 Nguồn: Điều tra di dân vào các thành phố – Dự án VIE96/04 – 1996
  13. Trước những thay đổi của đất nước, người đàn ông mạnh dạn rời bỏ nơi sinh sống để đến các vùng đất mới tìm kiếm việc làm, có điều kiện nâng cao cuộc sống, do nơi sinh sống cũ không thể mang đến những điều kiện nâng cao cuộc sống. Nên tỷ lệ nam giới chiếm chủ đạo trong di cư tự do đến các vùng đất mới. Tuy nhiên, với nền kinh tế thị trường phát triển ở Việt Nam, nhất là thành phố lớn, các ngành nghề mới phát triển, nhất là trong ngành dịch vụ thu hút nữ giới làm việc nhiều hơn nam giới, qua cuộc điều tra dân số năm 2009 (xem bảng 3), con số sau thể hiện sự tăng nhanh việc nữ giới di cư đến TP.HCM và Đông Nam Bộ. Tính 3 vùng có số lượng người di cư lớn đến TP.HCM (ĐB.SH, Bắc Trung Bộ, ĐB.SCL[8]) thì nữ chiếm 71.8% và nam chiếm 64.9%. Qua số liệu của TT Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin trị trương lao động TP.HCM chúng ta có thể những ngành nghề thu hút lao động nữ. Bảng 2: Phân tích chỉ số cơ cấu nhân lực theo ngành nghề – Trình độ nghề trên địa bàn TP.HCM tháng 2, Quí I năm 2010 (%) STT Ngành nghề 12/2009 2/2010 1 Marketing – Nhân viên kinh doanh 21.38 10.08 2 Bán hàng 9.19 3 Dịch vụ & phục vụ 17.22 12.5 4 Dệt – May – Giày da 7.03 11.59 Bảng 3: Dự báo các chỉ tiêu lao động trên địa bàn TP.HCM năm 2010 Đơn vị tính: Tốc độ tăng bình quân 2006- Chỉ tiêu 2005 2010 2010(%) Khu vực dịch vụ 1.304.206 1.595.000 4,11 Thương mại 408.425 519.200 4,92 Dịch vụ 895.781 1.075.800 3,73 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Viện Kinh tế – TP.HCM – 11/2009 Qua tháp tuổi và giới tính (gồm dân cư nông thôn và thành thị) cho thấy việc thu hẹp đáy tháp do tỷ lệ sinh giảm trong suốt 20 năm qua. Nhóm tuổi lao động do chuyển cư từ nông thôn lên thành thị, trong đó nữ nhiều hơn nam. Tại TP.HCM việc làm cho nữ nhiều hơn nam giới (công nhân may mặc và dịch vụ), ngoài lí do kinh tế, một vấn đề liên quan đến phong tục cho thấy việc con trai được thừa kế gia sản của cha mẹ, các cặp vợ chồng ít con, vì vậy nam giới ít di cư đến thành phố hơn nữ giới. [Patrick Gubry, Lê Văn Thành, Nguyễn Thị Thiềng và cộng sự, 2002][9] Biểu đồ: Tháp dân số – giới tính của TP.HCM – 1999
  14. Nguồn: TP.HCM và Hà Nội: Dân số và di chuyển nội thị, Patrick Gubry, Lê Văn Thành, Nguyễn Thị Thiềng và cộng sự, 2002 Tỷ lệ người di cư làm việc theo hợp đồng chính thức cũng khác nhau rất nhiều trên cả nước và trong các nghiên cứu khác nhau. Theo cuộc điều tra di cư năm 2004, 58% nam di cư ở TP.HCM chưa có hợp đồng lao động, những nữ giới thì đến 80% có hợp đồng lao động. Tỷ lệ nữ có hợp đồng lao động cao hơn là kết quả của tỷ lệ nữ di cư cao hơn nam giới di cư tại khu vực công nghiệp (so với khu vực không chính thức). [Khảo sát di cư Việt Nam 2004]. Qua các cuộc điều tra trên và kết quả điều tra dân số năm 2009, cho thấy tỷ lệ nữ di cư đến TP.HCM đang tăng lên một cách đáng kể khi thành phố có nhiều thay đổi trong cơ cấu ngành nghề, trong đó dịch vụ và thương mại đã là ngành nghề thu hút lao động nữ rất lớn, nhưng đáng kể nhất vẫn là tại các KCN, KCX với các ngành giày da, may mặc, chế biến thủy hải sản vẫn thu hút lớn số lượng nữ nhập cư vào thành phố. Theo thống kê của LĐLĐ TP.HCM, Ban Quản lý KCX-KCN thì trên địa bàn thành phố có 37.165 doanh nghiệp với 892.960 công nhân đang làm việc. Trong đó, có 250.000 công nhân làm việc tại 940 doanh nghiệp trong KCX-KCN và 642.960 công nhân tại 36.225 doanh nghiệp ngoài KCX-KCN. Công nhân ngoại tỉnh chiếm 70%. Có đến hơn 90% công nhân sống ở những khu nhà trọ do người dân xây dựng tự phát[10] 3.2. Độ tuổi, tình trạng hôn nhân của nhập cư: Điều này cho thấy đa số người nhập cư ở độ tuổi trẻ và ngày càng trẻ, trong độ tuổi lao động, có tác động làm thay đổi cơ cấu dân số theo hướng trẻ hóa, đem lại những lợi ích về tiềm năng lao động và nguồn nhân lực cho thành phố. Độ tuổi nữ nhập cư trẻ và chủ yếu đến từ các tỉnh của ĐB.SCL. Tính tỷ lệ phần trăm nhóm tuổi toàn quốc di cư đến TP.HCM, ở nhóm 20-24 chiếm đến 39,2%, nhóm 25-29 chiếm 22.6% và nhóm 30-34 chiếm 13.1%. Đây là 3 nhóm đại diện cho nguồn nhân lực trẻ, trong đó lượng người nhập cư đã có xu hướng rất trẻ là nhóm 20-24 chiếm đến 39.2% cao nhất cả nước. Nổi bật nhất là số lượng nữ di cư cho thấy họ rất trẻ, chiếm đến 39%, thấp hơn một chút so với nam giới 39.4%. Con số này cao hơn nhiều so với vùng Đông Nam Bộ là 36.3%, 29.8% và 13.7%.[ĐTDS& Nhà ở năm 2009]. Với điều tra trên cũng phù hợp thực tế rằng tỷ lệ người nhập cư đến thành phố phần lớn đang trong tình trạng độc thân, 51.4% tình trạng chưa có vợ chồng, 46.2% là số người nhập cư có gia đình, với tình trạng trên thì so với Đông Nam Bộ có ngược lại khi 51.8% có gia đình di cư đến KCN Đông Nam Bộ và 46.8% là tình trạng độc thân. Điều này cho thấy, khi đến cả gia đình nhập cư đến KCN Đông Nam Bộ cũng dễ dàng kiếm
  15. chổ ở phù hợp với thu nhập và sinh hoạt đối với một gia đình hơn TP.HCM. Trong khi đó tại TP.HCM tiền thuê nhà ở và phòng trọ rất cao, không phù hợp với gia đình trẻ. Số lượng nữ độc thân chiếm đến 49.8% và nam là 53.7% di cư đến TP.HCM tạo nên một động lực cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội, nhưng bên cạnh đó, nó cũng tạo nên nhiều hiện tượng xấu làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân nhập cư, nhất là nạn nạo phá thai. Ban quản lý các KCX – KCN TP.HCM cho biết hiện có trên 180.000 người, trong dó 70% là người ngoại tỉnh, đang lao động tại khu vực này. Trong đó phường Bình Chiểu, Linh Trung, Linh Xuân, quận Thủ Đức, hiện là những điểm “nóng” nhất về số lượng người đến nạo hút thai vì là “trung tâm” của nhiều KCN–KCX. Chỉ tính mấy trạm này tổng số ca nạo hút thai đã vào khoảng 300 ca mỗi tháng và trong năm 2004 có 20 trường hợp bà mẹ bỏ trốn sau khi sinh con. Nhưng thực tế rất nhiều nữ công nhân đến nạo phá thai chưa kết hôn, chưa từng làm mẹ. Phần lớn trong số này là công nhân làm việc ở KCX hoặc lao động nhập cư. Năm 2004 tổng số ca đến nạo phá thai tại quận là 1.094 ca, 6 tháng đầu năm 2005 có 494 ca, trong đó 72 ca ở độ tuổi 19 – 21. Số liệu TT Y Tế Phú Nhuận, cho thấy năm 2003 số ca đến nạo phá thai là 647, năm 2004 tăng gần gấp đôi, chiếm tỉ lệ hơn 45% tổng số sinh. Tại TT Y Tế quận Tân Bình, sáu tháng đầu năm 2005 đã có 2.854 ca đến bỏ thai… So sánh số liệu nạo hút thai từ các bệnh viện: Bệnh viện Từ Dũ có số ca công nhân nạo hút thai chiếm khoảng 30% tổng số ca đến bệnh viện nạo hút mỗi năm, con số này ở Bệnh viện Hùng Vương là khoảng 10%. Tại Bệnh viện Đồng Nai (khu vực có nhiều khu công nghiệp), số lượng công nhân nạo phá thai cao hơn rất nhiều: số công nhân chiếm 60-65% tổng số người nạo phá thai mỗi năm ở đây. [Tuổi trẻ online: Nạo phá thai trong nữ công nhân, 2010] 3.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng di cư: Theo Lee (1966) quyết định di cư được dựa các nhân tố gắn bó với nơi ở gốc, các yếu tố gắn với nơi sẽ đến, các trở ngại di cư, và các nhân tố thuộc về người di cư. Lý thuyết của Hawley (1950)[11] về áp lực đất nông nghiệp đối với di cư: đất nông nghiệp là một nhân tố quan trọng thúc đẩy các di cư không ngừng nghỉ trong lịch sử. Di cư tăng lên theo trình độ phát triển kỹ thuậ và kinh tế là nhân tố quan trọng nhất di cư, mặc dù môi trường xã hội, luật lệ… có ảnh hưởng nhất định. Theo lý thuyết di dân, thì các yếu tố trên đóng vai trò quyết định, áp dụng thực tế thông qua số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2009, thì lý do di chuyển chính là do nhân tố kinh tế, học tập, gia đình là những nhân tố chính quyết định di cư. Trong đó lý do kinh tế nên di cư đến TP.HCM chiếm đến 79,7%, lý do gia đình chỉ chiếm 10%, học tập chỉ
  16. chiếm 5,1%. Những năm trước đây, nhập cư vào thành phố vì lý do phi kinh tế (đoàn tụ gia đình, cưới hỏi..) chiếm một tỷ lệ khác cao, gần như một nữa, thì bây giờ động lực kinh tế chiếm vị trí quan trọng áp đảo. Những người nhập cư vào thành phố tìm việc không chỉ vì bản thân mình mà còn có chiến lược quan trọng của các hộ gia đình ở quê quán [Lê Văn Thành,2008]. Lý do di chuyển gồm có những nguyên nhân ở nơi đến và nơi đi. Ở nơi đi vấn đề thất nghiệp ở nông thôn, việc làm thu nhập thấp là nguyên nhân thúc đẩy người di cư đến thành phố. Điệu kiện sinh hoạt của nông thôn quá thấp, có sự chênh lệch so với thành phố như điều kiện học tập, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, giao thông… Ở nơi đến, động lực nhập cư vì lý do kinh tế ngày càng được khẳng định vì người nhập cư tìm việc làm ở thành phố tương đối dễ dàng. Hơn 80% có thể tìm việc làm trong tháng đầu tiên đến thành phố [Lê Văn Thành,2008], chấp nhận làm việc khó khăn hơn, thu nhập ít hơn người dân tại chổ. Điều tra về việc làm trong khu vực không chính thức của Viện Kinh tế TP.HCM chứng minh vấn đề này khi có 44,4% lao động hoạt động phương tiện 2-3 bánh công cộng, 43% hoạt động trên vỉa hè và 55% buôn bán lưu động là người nhập cư [Lê Văn Thành, 2008]. Đây là loại ngành nghề có yêu cầu tay nghề thấp, vốn thấp, dễ kiếm tiền nên thu hút người lao động nhập cư. Một số nguyên nhân khác cho thấy, người dân tại các vùng chịu nhiều thiên tai khắc nghiệt có số lượng người di cư lớn, nhất là khu vực Miền Trung. Môi trường tự nhiên đang là tác nhân đã và đang tác động đến xu thế di cư. Người ta đánh giá rằng tác động lớn nhất của sự thay đổi khí hậu đối với con người chính là việc khiến họ phải di chuyển. Điều kiện khí hậu ven biển, hiện tượng xói mòn ven biển gia tăng và mùa màng thất bát là nguyên nhân khiến hàng triệu người phải rời khỏi nơi cư trú của mình. Các số liệu khoa học cho thấy sự thay đổi về khí hậu toàn cầu, Việt Nam sẽ là một trong những nước chịu nhiều thiệt hại nặng nề nhất của sự thay đổi khí hậu[12], trong đó người nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ nông thôn, người già và trẻ em chịu sự tác động nặng nề hơn các đối tượng khác. Di cư sẽ trở thành phương thức giúp người dân đương đầu và thích nghi với những thay đổi này bằng cách di cư tạm thời hoặc di cư lâu dài nhằm bảo đảm sự an toàn và ổn định cuộc sống. Đã có các bằng chứng cho thấy người dân phải di cư đến nơi khác do những điều kiện thay đổi về môi trường, có thể do thiên tai hoặc do tác động của khí hậu diễn ra từ từ[13]. Chẳng hạn nghiên cứu vùng ven biển Miền Trung, năm 2009 di
  17. cư chiếm 50,6%, tỷ lệ di cư thuần (xem bảng 4), cho thấy cuộc sống và thu nhập của người dân bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về đất đai, điều kiện khí hậu và nước, nhiều người dân bắt buộc phải di cư đến những vùng có điều kiện sống tốt hơn, coi đây là một phương thức thay thế cho việc mất thu nhập[14]. Ngoài ra, trong phân tích điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004 và 2006 cho thấy có một mối quan hệ giữa thiên tai và những thay đổi đột biến trong sản xuất (các cú sốc trong sản xuất) với xu thế di cư mùa vụ và di dân tự do trong nước[15]. Bảng 4: Tỷ suất nhập cư, tỷ suất di cư và tỷ suất di cư thuần theo khu vực theo số liệu mẫu điều tra của Tổng điều tra dân số năm 1999, 2009 Tỷ suất Tỷ suất di Vùng nhập cư * cư ** Tỷ suất di cư thuần*** 1999 2009 1999 2009 1999 2009 Đông Bắc 16,15 27,53 - 11,38 Tây Bắc 13,24 15,9 14,57 33,5 - 1,32 -17,5 ĐB Sông Hồng 23,28 35,0 32,61 36,7 - 9,33 - 1,7 Duyên hải Miền Trung phía Bắc 8,61 31,97 - 23,36 Duyên hải miền 16,0 50,6 - 34,6 Trung phía Nam 17,02 29,74 - 12,71 Tây Nguyên 86,24 43,3 16,22 32,1 70,02 11,2 Đông Nam 68,33 135,4 26,80 27,7 41,53 107,7 Đồng bằng Sông Mêkông 14,71 16,3 24,59 56,7 - 9,88 - 40,4 * Tỷ suất nhập cư là tỷ số giữa số người nhập cư trên tống số dân địa phương (nghìn) ** Tỷ suất di cư là tỷ số giữa người di cư trên tổng số dân địa phương (nghìn) *** Tỷ suất di cư thuần là tổng số người nhập cư trừ đi tổng số người di cư trên tổng số dân địa phương (nghìn) Nguồn: Cu, Chi Loi (2000), di cư nông thôn – thành thị Việt Nam Tóm lại, động cơ di cư phần lớn (70%) những người di cư trong nước là vì lí do kinh tế, bao gồm cả di cư tìm việc làm và cải thiện điều kiện sống[16]. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng động cơ di cư của cá nhân và hộ gia đình không mang tính một chiều mà lồng ghép với nhiều yếu tố khác. Tiêu chí động cơ kinh tế có thể xác định yếu tố cụ
  18. thể, chẳng hạn tăng thu nhập với vai trò là một chiến lược đối phó, nhằm tăng khả năng an ninh kinh tế hoặc tích lũy những gì thực sự cần thiết[17]. Điều này có thể thấy rằng quỹ đạo kinh tế trong tương lai sẽ có những tác động tương tự đến mô hình di cư trong nước. 3.4. Việc làm và những khó khăn về Y tế: 92% nam di cư đến TP.HCM trong độ tuổi 15-29 đã tìm được việc làm, với nữ chiếm khoảng 88,8%, 96,1% nam ở tuổi từ 30-44 và nữ 87,4%, chiếm 90,5% là nam độ tuổi 44-59, 52,6% là nữ tìm được việc làm. Với một thị trường lao động có nhu cầu lớn về nhiều ngành nghề nên người di cư trong độ tuổi từ 15-59 đều có thể dễ dàng kiếm việc, điều này tạo nên một sức hút lớn lực lượng từ các vùng khác đổ về TP.HCM. Nếu tính tổng số người di cư ở độ tuổi 15-59 trên toàn quốc di cư đến TP.HCM là có đến 81,9% tìm được việc làm, ở KCN Đông Nam Bộ chiếm đến 91,7%. [TĐTDS,2009]. Số lượng người di cư đến TP.HCM làm việc chủ yếu trong các loại hình kinh tế cá thể, các doanh nghiệp nhỏ (tiểu chủ)- 35,1% và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – 30,9% còn lại 27,4% làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân, trong khi đó ở khu vực nhà nước chỉ 5,7%. Trong khi đó nam giới làm việc chủ yếu trong các doanh nghiệp tư nhâ 35,9%, cá thể, doanh nghiệp nhỏ 39,8%, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài là 16,7%, thì nữ lao động chủ yếu tập trung ở các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài là 41,7%, là việc cho các cá thể nhỏ, doanh nghiệp nhỏ là 31,5% và doanh nghiệp tư nhân 20,9%. Như vậy, có thể thấy khu vực nhà nước không thu hút sự di cư đến TP.HCM mà là các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài mới là nơi có sức hút chính kéo người di cư đổ về thành phố. Với nền kinh tế tăng trưởng đều, điều đó đã làm cho TP.HCM thu hút người di cư. Với thu nhập bình quân (xem bảng 5) 985.000/tháng đối với người lao động di cư ở độ tuổi 15-29, 1.304/tháng đối với 30-44 và 1.100/tháng đối với độ tuổi 45-59, trong khi đó nam giới có mức thu nhập cao hơn nữ ở các độ tuổi 1.152/tháng của nam giới so với nữ chỉ có 870/tháng ở độ tuổi 15-29, ở đội tuổi 30-44 là 1.421/1201 và độ tuổi 45-59 là 1.300/1.100. Bảng 5: Thu nhập bình quân /tháng (nghìn đồng) của người di cư đến TP.HCM Nhóm tuổi 15-29 30-44 45-59 Nam 1152 1421 1300 Nữ 870 1201 720
  19. Tổng 985 1304 1100 Nguồn: Tổng điều tra dân số năm 2009. So sánh mức thu nhập so với trước khi di cư đến TP.HCM cho thấy cao hơn so với trước khi di cư đến – 69,6%, cao hơn nhiều chiếm đến 16,5%, trong khi đó số người trả lời không thay đổi 12,2%. Nam di cư có thu nhập cao hơn nữ nên cũng dễ thấy khi có đến 71,1% trả lời cao hơn so với 68,%. Cao hơn nhiều của nam cũng chiếm đến 17,7% so với 15,6% của nữ. Như vậy, việc thu nhập cao hơn nơi xuất cư chính là một trong nguyên nhân chính dẫn đến người nhập cư lựa chọn di cư đến TP.HCM nhiều hơn so với vùng khác. Một khó khăn đối với người di cư đến TP.HCM đó là việc đăng kí hộ khẩu rất khó khăn, tạo ra nhiều ảnh đến đời sống của người nhập cư. Việc quản lý hộ khẩu cũng cần có cách tiếp cận thích hợp trong bối cảnh này. Người nhập cư cống hiến sức lao động của mình cho sự phát triển chung của xã hội, vì vậy không thể coi họ là công dân đô thị loại hai. Trong thời gian qua, ở các thành phố lớn đã quá coi trọng hộ khẩu, thường có các biện pháp xử lý dựa vào hộ khẩu. Do đó, những người nhập cư chưa có hộ khẩu thường tiếp cận hạn chế với các dịch vụ cơ bản… Vì vậy, công tác quản lý hộ khẩu cần cải tiến linh hoạt hơn, dễ tiếp cận và không gây phiền hà cho người dân. Trong những năm qua, lợi dụng việc có nhiều người muốn chuyển đến đô thị, khu công nghiệp tìm việc làm, một số cá nhân đứng ra tổ chức cho người di cư và đã lừa gạt người nhập cư với những thông tin sai lệch để trục lợi. Sự tham gia của chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn những hành động trục lợi này sẽ giảm đáng kể nguy cơ rủi ro do thiếu thông tin của người di dân. Người nhập cư mong muốn được chính quyền TP.HCM hỗ trợ đăng kí hộ khẩu nơi cư trú hiện tại chiếm 42,%, đây cũng là một yêu cầu cấp thiết. Khi có hộ khẩu họ mới tiếp cận được các vấn đề khác để ổn định cuộc sống của mình. Một số vấn đề khác mong được quan tâm giúp đỡ đó là về đất đai là 23,6%, nhà ở/42,6%, hỗ trợ vốn/ 47,3%, việc làm, học hành, nâng cao trình độ chuyên môn, sức khỏe là một trong những vấn đề chính mà người nhập cư chưa đăng kí cư trú mong muốn[18]. Với 59,2% số lượng người di cư đến TP.HCM không có bảo hiểm y tế, điều này sẽ làm cho người di cư gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là những người di cư làm việc trong khu vực phi chính qui, khi gặp đau ốm, bệnh tật, họ chấp nhận rủi ro trong việc tự chữa bệnh, hoặc không chữa bệnh, qua cuộc điều tra cho thấy nữ chiếm đến 52,6% và nam giới 68,5% không có thẻ bảo hiểm y tế[19].
  20. Cuộc khảo sát “Di cư và Sức khỏe” do Viện Xã hội học tiến hành năm 1997, trên địa bàn 6 tỉnh, thành phố, cho biết gần 2/3 người di cư trả lời sức khỏe của họ không kém hơn so với trước khi di cư. Trong khu vực thành thị được điều tra, con số này là 58%. Mặc dù không có sự khác biệt theo giới nhưng tình trạng sức khỏe của người di cư lại khác nhau theo nơi đến và độ dài thời gian di chuyển. Người di chuyển tạm thời được cải thiện nhiều nhất về sức khỏe. Tỷ lệ mắc bệnh không có sự khác biệt giữa các nhóm di cư và nhóm không di cư. Tuy nhiên, khi đau ốm, đại đa số người di cư tìm cách tự chữa trị hoặc thậm chí không làm gì. Trong những người di cư, người di cư tạm thời tự thuốc thang là chính và tỷ trọng đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế là thấp nhất. Lý do họ không có khả năng trả các chi phí. Đây chính là trở ngại của việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đối với người dân nhập cư. Việc mua thuốc tự điều trị là rất dễ. Chính vì vậy, rất khó có thể kết luận là lao động đến từ ngoại tỉnh là gánh nặng cho dịch vụ y tế ở thành thị [Viện Xã hội học, 1998]. Nghiên cứu di cư nông thôn-đô thị ở TP.HCM của VanLandingham năm 2004 cho biết, di cư đã có ảnh hưởng đáng kể đến phúc lợi của người di cư trên nhiều lĩnh vực. Người mới nhập cư đều gặp bất lợi hơn so với người bản địa trên sáu lĩnh vực sức khỏe, bao gồm: sinh lý, tâm lý, tình cảm, chức năng vận động, kiến thức và quan niệm về sức khỏe nói chung. Có thể nói rằng di cư nông thôn – đô thị thường mang lại những lợi ích đáng kể về kinh tế cho gia đình ở nhà trong khi những bất lợi về sức khỏe lại do chính người di cư gánh chịu [VanLandingham, 2005]. Thực tế này chứng tỏ ít có khả năng người di cư làm tăng mức sinh ở những nơi họ chuyển đến. Tuy nhiên, các kết quả cũng cho thấy, mặc dù tỷ lệ sử dụng BPTT[20] đã tương đối cao, vẫn có 15% số phụ nữ di cư đã từng nạo hút thai, trong đó số chưa có gia đình chiếm 1/3 [Viện Xã hội học, 1998]. Nếu dịch vụ y tế, đặc biệt là dịch vụ CSSK[21] ban đầu chất lượng thấp thì trẻ em là nhóm bị ảnh hưởng đầu tiên. Hiện nay, các chương trình tiêm chủng cho trẻ em đã được triển khai hiệu quả nên mọi trẻ em có thể được tiêm chủng với chi phí rất thấp hoặc miễn phí mà không cần có đăng ký hộ khẩu hay các thủ tục phức tạp. Nhờ vậy, hầu hết trẻ em di cư dưới 5 tuổi đều được tiêm chủng (94,6% người di cư tạm thời, 96,7% người di cư lâu dài). Đa số trường hợp trẻ em chưa được tiêm chủng là do còn quá nhỏ (Nguyễn ĐứcVinh, 1998). Người không di cư có mức độ hiểu biết về nguyên nhân lây nhiễm cao hơn người di cư. Mức độ hiểu biết kém nhất là nữ di cư. Với nguyên nhân chính mắc STI[22] như sau: Không giữ vệ sinh bộ phận sinh dục, chiếm 44,7%, sinh hoạt tình dục với nhiều người mà không dùng BCS chiếm 79,4%, sinh hoạt tình dục với người mắc các bệnh STI mà không sử dụng BCS chiếm đến 78% [TĐTDS,2009].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2