intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số yêu cầu mới đối với chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

18
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết chỉ ra rằng mặc dù hiện nay vẫn còn rất nhiều cách thức định nghĩa khác nhau đối với khái niệm tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, nhưng cách hiểu được nhiều người chấp nhận nhất là xem tăng trưởng xanh như một giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số yêu cầu mới đối với chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam

  1. MỘT SỐ YÊU CẦU MỚI ĐỐI VỚI CHIẾN ƢỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NCS. Nguyễn Mậu Hùng Trường Đại học hoa học, Đại học Huế T M TẮT Bằng các phương pháp định tính và định lượng cũng như phương thức tiếp cận liên ngành và chuyên ngành, bài viết chỉ ra rằng mặc dù hiện nay vẫn còn rất nhiều cách thức định nghĩa khác nhau đối với khái niệm tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, nhưng cách hiểu được nhiều người chấp nhận nhất là xem tăng trưởng xanh như một giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Các doanh nghiệp theo đuổi mô mình tăng trưởng xanh và chiến lược phát triển bền vững không chỉ phải thực hiện các phương thức sản xuất kinh doanh thân thiện với cả môi trường tự nhiên lẫn môi trường xã hội, mà còn ít tổn hại đến các nguồn lực vốn có, trong khi tạo ra giá tối đa có thể cho các bên liên quan. Xét trên phương diện này, hệ thống doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu hẳn các đầu tàu dẫn dắt cả nền kinh tế, trong khi năng suất lao động vẫn còn rất thấp, còn tiềm lực khoa học công nghệ còn hết sức hạn chế. Thực tế đó làm cho cơ hội triển khai thực hiện mô hình tăng trưởng xanh và chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Từ khóa: yêu cầu mới, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, doanh nghiệp Việt Nam, cách mạng công nghiệp 4.0 SOME NEW REQUIREMENTS FOR THE STRATEGY OF SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF VIETNAM’S ENTERPRISES ABSTRACT By qualitative and quantitative methods as well as interdisciplinary and specialized approaches, the article shows that although there are still many different definitions for the concept of green growth and sustainable development, the way of understanding that most people accept is to view green growth as a solution to reach the goal of sustainable development. Enterprises pursuing green growth models and sustainable development strategies must not only implement modes of business and production that are friendly to both natural and social environments, but also cause minimal harm to inherent resources, while they have to create maximum values for stakeholders. In this regard, Vietnam‟s business system is in shortage of leading drivers for the whole economy, while labor productivity is still very low, and the potential of science and technology is still very limited. This reality makes the opportunities for implementing green growth model and sustainable development strategy of Vietnamese enterprises face a number of difficulties. Keywords: new requirements, green growth, sustainable development, Vietnamese enterprise, Industrial Revolution 4.0 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau thành công của các mô hình tăng trưởng lấy tốc độ phát triển, lợi nhuận thu được và khả năng tận dụng thời cơ làm trọng tâm trong nửa sau thế kỷ XX không lâu, nhân loại đã bắt đầu cảm nhận được những hệ quả nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên 211
  2. nhiên, biến đổi khí hậu, thiên tai khó lường thường xuyên, và dịch bệnh tràn lan do chiến lược khai thác tận diệt để phục vụ cho các mục tiêu phát triển trước mắt. Trước tình hình đó, rất nhiều chuyên gia và nhà chiến lược toàn cầu đã bắt đầu đưa ra các khuyến cáo và thúc giục các nhà chức trách cần xem xét lại mô hình tăng trưởng và chiến lược phát triển truyền thống của mình. Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững là những mô hình kinh tế được nhiều chuyên gia khuyến nghị và chính phủ nhiều nước đưa vào hành động thực tiễn bằng các chiến lược quốc gia cụ thể. Mặc dù vậy, tùy theo đặc điểm tình hình nội tại của mình, mỗi quốc gia, nhà nước, địa phương, tổ chức kinh tế và tập đoàn kinh doanh… đều có các phương thức tiếp cận khác nhau; chính vì vậy, cũng đồng thời đưa ra các định nghĩa không hoàn toàn giống nhau về mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, một trong những cách lý giải được nhiều người chấp nhận nhất cho rằng, tăng trưởng xanh có nghĩa là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, trong khi đảm bảo rằng các tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các nguồn tài nguyên và dịch vụ môi trường chính yếu mà nếu thiếu nó sự thịnh vượng của chúng ta sẽ không được đảm bảo hoàn toàn (OECD, 2011). Dựa trên nền tảng chung này, ngay từ năm 2012 Chính phủ Việt Nam đã đưa ra chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của riêng mình và hệ thống doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có những kế hoạch hành động để hòa nhập vào dòng thác chung này bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau, nhưng thách thức phía trước không phải là ít. Vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đáp ứng các tiêu chí nào để có thể vận hành theo mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn này của họ hiện nay ra sao, và trong thời gian tới các doanh nghiệp cần phải làm gì để tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trở thành nhân tố chủ đạo trong quá trình hoạt động của hệ thống doanh nghiệp cũng như quá trình hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân của Việt Nam? Vấn đề này đã phần nào được các tác giả cả trong và ngoài nước bàn luận bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau, nhưng khả năng đáp ứng của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam đến đâu trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay thì chưa được giải quyết triệt để. Chính vì vậy, trên cở sở sử dụng các phương pháp định tính và định lượng cũng như phương thức tiếp cận liên ngành và chuyên ngành, bài viết giới thiệu một cách nhìn mới đối với mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, phân tích các khả năng đáp ứng yêu cầu mô hình phát triển này của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam, và đưa ra một số gợi ý mang tính chất tham khảo cho việc nâng cao hiệu quả phát triển theo mô hình tăng trưởng xanh của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. 2. CƠ SỞ TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết được thực hiện dựa trên cơ sở phân tích các chương trình hành động theo mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của Chính phủ Việt Nam năm 2012 trong so sánh với các nước có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng. Chính mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững quốc gia của Việt Nam được sử dụng làm cơ sở cho việc hình thành các tiêu chí cụ thể cho chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của hệ thống doanh nghiệp. Các số liệu thống kê về hệ thống doanh nghiệp Việt Nam không chỉ được cung cấp trong bản tin tình hình kinh tế-xã hội hàng quý của Chính phủ, mà còn được công bố trong Bản tin Cập nhật thị trường lao động Việt Nam của Tổng cục Thống kê. Chính các số liệu thống kê của các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương là cơ sở dữ liệu cho việc phân tích khả năng đáp ứng các tiêu chí của mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết so sánh mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam với các nước láng giềng có nhiều điều kiện phát triển tương đồng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, các nguồn thông tin do báo chí cung cấp trong thời gian gần đây cũng là một nguồn cứ liệu quan trọng 212
  3. để có thể đưa ra các nhận định, phân tích, so sánh, và lập luận mang tính khoa học và có cơ sở thực tiễn vững chắc. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu của các bên liên quan đã được công bố thời gian qua cũng là một nguồn thông tin tham khảo quý giá góp phần làm cho các luận cứ đưa ra được kiểm chức ở mức độ rộng lớn hơn. Điều đó có nghĩa là bên cạnh các phương pháp logic và lịch sử truyền thống, bài viết sử dụng một hệ thống các phương pháp định tính và định lượng khác nhau để làm sáng tỏ thực trạng của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình vận hành theo mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Trong khi phương pháp định tính đưa ra các nhận định dựa trên cơ sở các kết luận khoa học đã được chứng minh cả trên phương diện lý thuyết lẫn thực tế, thì phương pháp định lượng lại sử dụng các số liệu thống kê cụ thể mà các cơ quan chức năng đã cung cấp cũng như báo chí đã công bố để xác định cụ thể mức độ tăng trưởng xanh và phát triền bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: MÔ H NH TĂNG TRƯỞNG XANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 3.1. Một số yên cầu c bản đối với doanh nghiệp trong quá tr nh thực hiện chi n l ợc tăng tr ởng xanh và phát triển bền vững Mặc dù mỗi bên tham gia đều đưa ra một số mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững khác nhau, nhưng nhìn tổng thể một khi đã nói đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững thì không thể thiếu các tiêu chí cụ thể như sau: Thứ nhất là mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Xét trên phương diện này, tăng trưởng xanh được xem là một trong những công cụ trung tâm để thực hiện chiến lược phát triển bền vững (Meessen, Croizer, và Verlé, 2015, 4). Điều đó có nghĩa là cái đích cuối cùng của các doanh nghiệp không phải là tăng trưởng xanh, mà thay vào đó mô hình tăng trưởng xanh chẳng qua cũng chỉ là một biện pháp để đạt đến mục tiêu phát triển bền vững. Nếu triết lý cho đến tận cùng, phát triển bền vững không có nghĩa là tồn tại đến muôn đời, trong khi một doanh nghiệp chỉ hoạt động trong vòng vài tháng không phải lúc nào cũng không phát triển bền vững. Chính vì vậy, phát triển bền vững ở đây không phải là vấn đề thời lượng tồn tại và phát triển, mà chính là mô hình tăng trưởng và con đường phát triển. Khi nói đến mô hình tăng trưởng và con đường phát triển, thì mô hình tăng trưởng xanh và con đường phát triển bền vững chính là phương thức hoạt động thân thiện nhất đối với tất cả các bên liên quan. Điều đó có nghĩa là mục tiêu phát triển của họ không phải là chỉ nhằm phục vụ cho các mục tiêu nội tại của bản thân mình mà để giải quyết các vấn đề cơ bản và nhu cầu thiết yếu của xã hội. Ví dụ, phần lớn các doanh nghiệp ra đời trong cơ chế thị trường đều nhắm tới mục tiêu đầu tiên là lợi nhuận cho chính mình. Nếu các doanh nghiệp này tuân thủ đầy đủ các điều khoản của pháp luật và có những đóng góp nhất định cho phát triển xã hội, trong một chừng mực nhất định nào đó có thể nói rằng, doanh nghiệp này đã được vận hành theo mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Trong điều kiện tương tự, nhưng tất cả các doanh nghiệp không tuân thủ các quy định của pháp luật và bất chấp tất cả chỉ vì lợi luận của chính mình, thì không thể xem là được vận hành theo mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững tuyệt đối được. Tuy vậy, cần lưu ý thêm rằng cho dù các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật và có những đóng góp nhất định cho xã hội sở tại, nhưng không hẳn lúc nào cũng là những mô hình lý tưởng của tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, vì quan điểm tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của mỗi nơi và mỗi thời kỳ một khác nhau. Chính vì vậy, các doanh nghiệp được xem là vận hành theo mô hình tăng trưởng xanh và phát 213
  4. triển bền vững phải đặt mục tiêu phục vụ nhu cầu cộng đồng và giải quyết các vấn đề cấp thiết của xã hội lên hàng đầu trong sự phương hại ít nhất đến các bên liên quan. Trong số này đặc biệt quan trọng nhất là không được dùng các lợi thế mang tính đặc quyền để tư lợi cho riêng mình trước sự thiệt hại của các bên liên quan khác mà phải ít tổn hại nhất có thể cho môi trường xung quanh cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các doanh nghiệp như thế không chỉ đặt lợi ích của mình trong tổng thể lợi ích chung của cộng đồng, mà còn phải lấy việc sáng tạo ra giá trị cho xã hội thông qua các biện pháp khoa học công nghệ thân thiện với môi trường lên hàng đầu. Thứ hai là đối tượng phục vụ và thị trường hướng tới. Mỗi doanh nghiệp đều phải tự xác định cho mình một phân khúc thị trường và đối tượng khách hàng chủ yếu để cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Nếu không xác định được vấn đề này một cách khoa học, khả năng giải quyết đầu ra của doanh nghiệp sẽ rất có vấn đề. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp phải cung cấp dịch vụ cho các đối tượng thiếu thân thiện với môi trường và chủ yếu nhằm phục vụ cho các mục tiêu phát triển thiếu bền vững, sản phẩm của họ tạo ra không ít thì nhiều đều không đáp ứng các tiêu chí tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Chính vì vậy, cho dù doanh nghiệp đã thực sự cố gắng để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, nhưng đối tượng khách hàng và phân khúc thị trường mà họ hướng đến không thể đảm bảo các yếu tố trên trong quá trình sử dụng các sản phẩm mà họ cung cấp, thì nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và tổn hại đến các bên liên quan là rất hiển hiện. Chính vì vậy, tăng trưởng xanh phải góp phần giải quyết các vấn đề chung của cộng đồng để phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của toàn bộ khu vực sinh thái (Meessen, Croizer, và Verlé, 2015, 4). Một hệ sinh thái phát triển bền vững ở đây là vô cùng cần thiết. Ba là nguồn lực con người và phương thức phát triển. Tất cả mọi sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trên thế gian này đều do con người làm ra. Nếu nguồn lực con người chỉ có thể được sử dụng cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và tranh giành lợi ích với các đối thủ cạnh tranh, thì khả năng tạo ra giá trị của doanh nghiệp mà không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên và quyền lợi của các bên liên quan là tương đối bó hẹp (John và Jeffrey, 1999). Ví dụ, mặc dù Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu tăng trưởng đáng tự hào thời gian qua, nhưng hiện tượng tăng trưởng kinh tế lịch sử này vẫn dựa chủ yếu vào việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo của quốc gia và sự phát triển của các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng (Meessen, Croizer, và Verlé, 2015, 1). Chính vì vậy, một số nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn được xem là thế mạnh của Việt Nam đang có dấu hiệu cạn kiệt dần. Ngược lại, nếu đội ngũ nguồn nhân lực của doanh nghiệp có trình độ cao và khả năng sáng tạo dồi dào, việc phải dựa vào các điều kiện tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức hiện nay không phải lúc nào cũng là yếu tố đóng vai trò quyết định. Thay vào đó, năng lực sáng tạo ra các giá trị mới, giải pháp mới, thành tựu khoa học công nghệ mới, và sản phẩm dịch vụ mới với chi phí thấp nhất có thể và ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh tối đa mới là phương thức phát triển bền vững và mô hình tăng trưởng xanh (Haksever, Chaganti, và Cook, 2004, 291-305) của hệ thống doanh nghiệp. Tăng trưởng xanh ở đây không phải lúc nào cũng gắn liền với tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên trực tiếp, mà thân thiện với tất cả các yếu tố có liên quan của môi trường xung quanh. Bốn là tài nguyên thiên nhiên và điều kiện sẵn có. Không có doanh nghiệp nào có thể tồn tại và phát triển nếu không dựa vào một số điều kiện tài nguyên nhất định nào đó. Vấn đề chỉ nằm ở chỗ đó là tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo hay tài nguyên không có khả năng tái tạo mà thôi. Tuy nhiên, tài nguyên có khả năng tái tạo hay không tái tạo phụ thuộc phần lớn vào phương 214
  5. thức sử dụng của con người. Phần lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong tự nhiên đều có quy luật phát triển của nó. Sau thời kỳ tái sản xuất, phần lớn các nguồn tài nguyên này đều sẽ biến mất cùng thời gian. Chính vì vậy, nếu các doanh nghiệp tận dụng được nguồn lợi này mà không làm tổn hại đến môi trường xung doanh cũng như hệ sinh thái tự nhiên là một điều nên được khuyến khích. Ngược lại, nếu phát triển theo phương thức khai thác các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên thiếu hiệu quả, thì hậu quả tất yếu sẽ là chất lượng không khí ngày càng giảm sút, trong khi mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng trong các khu vực đô thị và nguồn năng lượng dự trữ của nền kinh tế đang cạn kiệt dần (Meessen, Croizer, và Verlé, 2015, 1). Trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức hiện nay, các doanh nghiệp khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo có ưu thế lớn trong việc tận dụng các nguồn tài nguyên sẵn có không chỉ thân thiện với môi trường và ít tổn hại đến điều kiện tự nhiên vốn có, mà còn có khả năng tạo ra nhiều giá trị phát triển bền vững. Năm là trình độ khoa học kỹ thuật và điều kiện công nghệ. Đây là một trong những yếu tố có tính chất quyết định nhất đối với khả năng vận hành theo mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của hệ thống doanh nghiệp. Nếu trình độ khoa học kỹ thuật và điều kiện công nghệ càng cao, khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên thiên vô tận và có khả năng tái tạo của doanh nghiệp càng lớn (Ahmed, 2004, 5-24). Điều đó có nghĩa là mức độ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh của doanh nghiệp càng hạn chế. Ví dụ, nhu cầu năng lượng của Việt Nam hàng năm tăng hơn 10% (Meessen, Croizer, và Verlé, 2015, 2), nhưng nền sản xuất của Việt Nam chủ yếu vẫn dựa vào các nguồn năng lượng quốc gia truyền thống không tái tạo và thiếu thân thiện với môi trường. Tất cả các nguồn năng lượng thiếu thân thiện với môi trường như than đá, dầu mỏ, khí đốt… đều tiềm ẩn nguy cơ cạn kiệt trong một khoảng thời gian nhất định. Chính vì vậy, phần lớn các nước công nghiệp phát triển đã chuyển sang sử dụng mô hình phát triển năng lượng sạch để thay thế cho các nguồn năng lượng truyền thống. Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề đơn giản đối với các nước đang phát triển (Sarre, Smith, và Morris, 1991). Điều đó có nghĩa là trình độ khoa học kỹ thuật và điều kiện công nghệ ảnh hưởng không nhỏ đến cơ hội tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Tóm lại, có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, nhưng suy cho cùng mô hình tăng trưởng xanh hiện nay một mặt bao gồm việc mở rộng các cơ hội tăng trưởng kinh tế mới cho các lĩnh vực thân thiện với môi trường và mặt khác giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn cho tăng trưởng như các chi phí gián tiếp để quản lý ô nhiễm môi trường, suy thoái sức khỏe, hoặc cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Nguyên tắc này bao gồm cả các giải pháp giảm thiểu đến mức tối đa các nguy cơ gây thiệt hại của các khu vực kinh tế thiếu thân thiện với cuộc sống con người. Để làm được điều này tăng trưởng xanh phải thúc đẩy đầu tư phát triển và đổi mới sáng tạo, vì xu hướng này sẽ củng cố tăng trưởng bền vững và tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho nền kinh tế (Meessen, Croizer, và Verlé, 2015, 4). Tuy nhiên, đây là một vấn đề hết sức nan giải đối với các nước đang phát triển, vì ngoài một nền sản xuất phần lớn còn lệ thuộc tương đối nhiều vào các điều kiện tự nhiên, thì trình độ đội ngũ nguồn nhân lực, trình độ khoa học công nghệ và điều kiện kỹ thuật, và hệ sinh thái tăng trưởng xanh chưa cho phép các nước này có thể triển khai ngay được mô hình tăng trưởng xanh và chiến lược phát triển bền vững trong thực tế (Desai, 1997) một cách toàn diện. Mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững chính vì vậy cũng thường mang tính địa vực quốc gia trong từng thời điểm lịch sử cụ thể mà Việt Nam là một ví dụ điển hình. 215
  6. 3.2. Khả năng thực hiện chi n l ợc tăng tr ởng xanh và phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam Năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia đầy tham vọng với mục tiêu hạn chế cường độ tiêu thụ năng lượng hiệu ứng nhà kính của nền kinh tế đất nước và hỗ trợ các lĩnh vực kinh tế xanh. Chiến lược này gồm ba mục tiêu cụ thể như sau: 1) giảm thiểu đến mức tối đa tốc độ và cường độ chất thải làm ô nhiễm môi trường, đồng thời tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch và tái tạo; 2) xanh hóa các quá trình sản xuất bằng cách thực hiện một chiến lược công nghiệp hóa sạch thông qua việc xem xét và điều chỉnh tổng thể các ngành sản xuất hiện có, khuyến khích phát triển các ngành sản xuất công-nông nghiệp xanh gắn liền với các tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới trang thiết bị sản xuất, tăng cường đầu tư nguồn lực tự nhiên, chủ động phòng ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường một cách hiệu quả; 3) xây dựng lối sống xanh và thúc đẩy tiêu dùng bền vững: các lối sống truyền thống phong phú và đẹp đẽ được kết hợp với các phương tiện văn minh và hiện đại để nâng cao chất lượng cuộc sống và các tiêu chuẩn đời sống dựa trên các truyền thống sẵn có. Thực hiện chiến lược đô thị hóa nhanh chóng và bền vững trong khi duy trì cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên ở các khu vực nông thôn và xây dựng các hành vi tiêu dùng bền vững. Dựa trên mục tiêu chung này, các địa phương và doanh nghiệp được yêu cầu xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh tại đơn vị mình theo tính đặc thù riêng của từng cơ sở (Meessen, Croizer, and Verlé, 2015, 1, 7). Tuy nhiên, xét một cách tổng thể khả năng đáp ứng mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam được thể hiện trên một số yếu tố cụ thể như sau: Một là về số lượng và cấu trúc của doanh nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.Tính đến tháng 7/2019, Việt Nam có tổng cộng 714.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong số này, TP. Hồ Chí Minh có 228.267 doanh nghiệp, còn Hà Nội có 143.119 doanh nghiệp. Chỉ riêng hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước đang chiếm quá nửa tổng số doanh nghiệp toàn quốc.Khu vực nhà nước có 2.486 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh, khu vực ngoài nhà nước có 541.753 doanh nghiệp, khu vực FDI có 16.178 doanh nghiệp. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước thu hút 17,5 triệu tỷ đồng vốn (53%), khu vực doanh nghiệp nhà nước thu hút 9,5 triệu tỷ đồng (28,8%), khu vực doanh nghiệp FDI thu hút khoảng 6 triệu tỷ đồng (18,1%) (Bảo Ngọc, 2019). Mặc dù đã có những dấu hiệu tích cực trong 2-3 năm gần đây, nhưng cho đến cuối năm 2018, Việt Nam mới có khoảng 17.000 doanh nghiệp lớn. Cùng lúc đó, Việt Nam có khoảng 21.000 doanh nghiệp cỡ vừa, chiếm tỷ trọng 3,47% trên tổng số doanh nghiệp. Con số này vẫn còn khá khiêm tốn so với cấu trúc của các nền kinh tế khác có khu vực doanh nghiệp phát triển bền vững hơn, trong đó tỷ trọng các doanh nghiệp cỡ vừa thường chiếm từ 5% đến 10%. Điều đó có nghĩa là Việt Nam đặc biệt thiếu các doanh nghiệp quy mô lớn và doanh nghiệp cỡ vừa. Chưa dừng lại ở đó, mặc dù được xếp hạng là doanh nghiệp lớn, nhưng quy mô trung bình của các doanh nghiệp lớn trong khu vực tư nhân của Việt Nam cũng nhỏ bé hơn rất nhiều so với mức trung bình của các nước trong khu vực. Ví dụ, năm 2018 quy mô vốn hóa trung bình của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán của Việt Nam là 186 triệu USD/công ty, trong khi ở Philippines là 1,2 tỷ USD/công ty, ở Singapore là 1,07 tỷ USD/công ty, ở Thái Lan là 835 triệu USD/công ty, ở Indonesia là 809 triệu USD/công ty, và ở Malaysia là 553 triệu USD/công ty vào tháng 4/2018. Mặc dù số lượng doanh nghiệp đăng ký mới đang có xu hướng tăng lên đáng kể, nhưng tỷ lệ doanh nghiệp lớn không tăng lên tương ứng (Minh Ngọc, 2019). Với quy mô và nguồn lực như thế, hệ thống doanh nghiệp Việt Nam rất khó có điều kiện để có thể triển khai đầu tư các dự án chiến lược 216
  7. lâu dài theo mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững cũng như có những tác động mạnh mẽ đến cộng đồng. Hai là về chất lượng của tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Năng lực khoa học công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung hiện còn rất hạn chế. Hệ thống máy móc thiết bị rất lạc hậu, trong khi các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư cho ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt công nghệ lõi và công nghệ tiên phong. Trong vòng ba năm trở lại đây, chỉ có khoảng 10% tổng số doanh nghiệp đã từng đăng ký hoặc đăng ký thành công một bằng sáng chế. Điều đó có nghĩa là phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam không có bất cứ một phát minh sáng chế nào và trong thực tế cũng không có ý định đầu tư phát triển khoa học công nghệ. Trung bình hàng năm, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đầu tư cho đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ chỉ khoảng 0,2% -0,3% doanh thu, trong khi con số này ở Ấn Độ là 5%, còn ở Hàn Quốc là 10%. Khả năng liên kết giữa hệ thống doanh nghiệp Việt Nam với các cơ sở nghiên cứu và trường đại học còn rất giới hạn. Chỉ có khoảng 10,2% doanh nghiệp có đầu tư cho một số hoạt động nghiên cứu và phát triển. Trong số này, có đến 55% các chi phí nghiên cứu được dành cho phát triển công nghệ mới trong các thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động thay vì đầu tư cho các nghiên cứu tiên phong. Hệ quả là khả năng liên kết và năng lực cạnh tranh xuất khẩu cũng như tham gia vào các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam tương đối thấp. Chính vì vậy, các công ty Nhật Bản chỉ có thể mua sắm khoảng 32,4% các dịch vụ và sản phẩm đầu vào từ các nhà cung cấp trong nước năm 2016, trong khi con số này ở Trung Quốc là 67,8%, Thái Lan là 57,1%, và Indonesia là 40,5%. Cùng lúc đó, chỉ khoảng 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và chỉ có 14% doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thành công trong việc thiết lập các mối liên hệ với doanh nghiệp nước ngoài. Năng suất lao động thấp và thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao trong các doanh nghiệp được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu vắng các mối liên kết chuỗi giá trị (Minh Ngọc, 2019) quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, chính trình độ khoa học công nghệ hạn chế và khả năng đổi mới sáng tạo chưa cao nên theo dự đoán đến năm 2030, lượng khí thải của doanh nghiệp Việt Nam sẽ đạt đến mức trung bình của các nước công nghiệp phát triển năm 2012. Xét trên phương diện kinh tế vĩ mô, Việt Nam dự kiến sẽ sớm trở thành nhà nhập khẩu ròng các nguồn năng lượng sơ cấp (Meessen, Croizer, và Verlé, 2015, 1) trong tương lai gần. Hiện nay có khoảng 79% các khu công nghiệp đang hoạt động đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Mặc dù tỷ lệ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tương đối cao, nhưng hiệu quả xử lý không cao, chưa đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, và tình trạng vi phạm các quy định về môi trường vẫn xảy ra thường xuyên (Rác thải công nghiệp ở Việt Nam - Báo động về ô nhiễm môi trường, 2018). Chính tình trạng ô nhiễm không khí ngoài trời khiến gần 20 vạn người chết ở Đông Nam Á năm 2010, con số này ở Việt Nam là khoảng 30.000 người với nhiều chi phí liên quan hết sức nặng nề (Meessen, Croizer, and Verlé, 2015, 3). Chất lượng của tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam chính vì thế vẫn còn là một bài toán rất nan giải. Ba là về hiệu quả hoạt động. Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững không chỉ yêu cầu các doanh nghiệp phải hoạt động theo hướng hạn chế đến mức tối đa các tổn hại không đáng có với môi trường xung quanh, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, và các bên liên quan, mà còn tạo ra giá trị tối đa với chi phí đầu tư ít nhất và thu về lợi nhuận cao nhất với hao tổn ít nhất có thể. Xét trên phương diện này, tổng lợi nhuận trước thuế của khu vực doanh nghiệp Việt Nam năm 2017 là 876,7 nghìn tỷ đồng. Con số này tăng 23,1% so với năm 2016. Trong số này, khu vực doanh nghiệp nhà nước 217
  8. chiếm 22,9%, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 33,3%, và khu vực doanh nghiệp FDI chiếm 43,8%. Mặc dù thu hút ít vốn cho sản xuất kinh doanh nhất, nhưng khu vực doanh nghiệp FDI tiếp tục dẫn đầu về lợi nhuận và theo sau là các doanh nghiệp ngoài nhà nước, còn doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ lợi nhuận thấp nhất. Điều đó có nghĩa là khu vực doanh nghiệp FDI đang hoạt động hiệu quả nhất, nhưng các doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng có những bước tiến nhất định. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục hoạt động kém hiệu quả nhất trong so sánh với hai khu vực doanh nghiệp còn lại (Bảo Ngọc, 2019). Trên phương diện từng cá nhân cụ thể, năng suất lao động mỗi giờ làm việc của người Việt Nam năm 2015 chỉ đạt 4,4 USD, trong khi đó Malaysia đạt 24,9 USD, Thái Lan đạt 12,1 USD, Indonesia đạt 12 USD, Philippines đạt 8,4 USD, Singapore đạt 54,9 USD. Điều đó có nghĩa là năng suất lao động của người Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, trong khi khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng. Thực tế này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức trong thời gian tới để vừa có thể bắt kịp năng suất lao động của các nước (Toàn cảnh “bức tranh” năng suất lao động Việt Nam, 2019) trong khu vực vừa bảo đảm thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Tóm lại, mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng các nguyên tắc cốt lõi của tăng trưởng xanh là đảm bảo rằng việc tăng trưởng kinh tế chủ yếu được thực hiện dựa trên cơ sở giảm thiểu đến mức tối đa tổng số vốn chi cho đầu tư sản xuất kinh doanh, hạn chế tối thiểu các nguy cơ rủi ro đối với môi trường, và tăng cường các cơ hội phát triển kinh tế mới. Trong thực tế, chương trình tăng trưởng xanh của Việt Nam cũng đã thiết kế các hướng dẫn đầu tư xanh quốc gia và thành lập một tổ chức tài trợ để hỗ trợ tài chính cho các dự án xanh và tiếp cận các nguồn tài chính hỗ trợ các dự án phòng chống biến đổi khí hậu quốc tế. Mặc dù vậy, Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên triển khai thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, nhưng lại là một trong những quốc gia Đông Nam Á đầu tiên có chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia của riêng mình bên cạnh Campuchia và Indonesia, nhưng tương đối muộn so với Hàn Quốc và Trung Quốc. Mặc dù vậy, chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam được đánh giá là rất tham vọng trong so sánh với các nước khác ở châu Á (Meessen, Croizer, and Verlé, 2015, 4, 7, 8). Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn trên cả phương diện số lượng và quy mô hoạt động để có đủ nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ lẫn chất vận hành thông qua các chỉ số khoa học công nghệ và thân thiện với môi trường cũng như hiệu quả thực tế từ các chỉ số năng suất lao động và lợi nhuận mang về. Thực tế đó cho thấy rằng, mặc dù Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một chương trình hành động quốc gia nhằm thúc đẩy mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững từ năm 2012, nhưng khả năng triển khai trong thực tế và vận hành một cách hiệu quả như mong muốn của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Điều đó có nghĩa là một hệ thống các giải pháp thiết thực cho thời gian tới là vô cùng cấp bách. 3.3. Một số đề xuất hàm ý chính sách Trên cơ sở các kết quả phân tích nêu trên, bài viết đưa ra một số đề xuất có tính chất tham khảo như sau: Trước hết, muốn triển khai thực hiện mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đặt ra mục tiêu trên hết, phương hướng chủ đạo, và tôn chỉ mục đích tối thượng là đổi mới để sáng tạo ra càng nhiều giá trị cốt lõi cho thị trường càng tốt. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp phải đặt mục tiêu cống hiến cho xã hội, sứ mệnh phụng sự cộng đồng, và phương châm đáp ứng đến mức tối đa các nhu cầu cấp bách và thiết yếu của 218
  9. người tiêu dùng lên hàng đầu. Xét trên phương diện này, hệ thống doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung đang sở hữu một số lợi thế nhất định. Được sinh ra và nuôi dưỡng bởi môi trường văn hóa truyền thống Á Đông - truyền thống vốn rất đề cao đức tính siêng năng và cuộc sống thanh đạm, nên hệ thống các giá trị tạo ra bởi các doanh nghiệp chân chính thường dựa trên cơ sở công sức lao động miệt mài và tinh thần cống hiến vô tư của người lao động hơn là chỉ đơn thuần dựa trên cơ hội làm ăn và tư duy lợi thế. Nếu tận dụng cơ hội làm ăn tốt và tư duy lợi thế được hiện thực hóa triệt để, doanh nghiệp có khả năng sẽ giàu rất nhanh, nhưng đối thủ cạnh tranh cùng sẽ rất nhiều và một khi hết cơ hội cũng như lợi thế không còn, khả năng bị đánh bại lại rất lớn (Ranjith, 2016, 203-207). Trong khi đó, truyền thống văn hóa siêng năng và cần cù của người lao động Á Đông có thể mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam nhiều lợi thế quan trọng về ý thức hệ trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế cũng như phương thức sản xuất sang mô hình tăng trưởng xanh và góp phần hình thành nên một mô hình tiêu dùng ở mức độ vừa phải và không bị Tây phương hóa quá mức để thích ứng với các nguồn lực và điều kiện môi trường riêng có của chính mình cũng như các tiêu chí tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu khí thải ra môi trường đến mức tối đa có thể. Về khía cạnh này, mặc dù tỷ lệ tiêu dùng bình quân đầu người của Việt Nam nói riêng và nhiều nước đang phát triển ở châu Á nói chung hiện còn tương đối hạn chế, nhưng nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống đang tăng lên từng ngày, trong khi trình độ tiêu dùng và nhu cầu nội địa đang được mở rộng đáng kể và chủ nghĩa tiêu dùng theo kiểu phương Tây đang ngày càng trở nên phổ biến. Thực tế này chắc chắn sẽ dẫn đến những xung đột tất yếu giữa các khái niệm tiêu dùng khác nhau ở châu Á-Thái Bình Dương. Chính vì vậy, việc thiết lập một mô hình tăng trưởng xanh hiện đại và con đường phát triển bền vững chiến lược ngay từ đầu đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thân thiện với môi trường của các doanh nghiệp Việt Nam (Meessen, Croizer và Verlé, 2015, 5). Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững theo quan niệm này chính vì vậy không chỉ dừng lại ở mục tiêu thu lại tối đa chi ra tối thiểu và tạo ra giá trị cực đại nhưng tổn hại xung quanh cực tiểu, mà còn phải được mở rộng các tiêu chuẩn cứng của khái niệm tăng trưởng xanh để thấy được rằng chính các yếu tố văn hóa nền tảng mang tính bản sắc cũng là một bộ phận cấu thành vô cùng thiết yếu cho hệ sinh thái tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Thứ hai, tăng trưởng xanh phải gắn liền với mục tiêu phục vụ nhu cầu phát triển bền vững của xã hội loài người làm trọng tâm. Suy cho cùng, tất cả mọi hoạt động kinh tế đều nhằm mục tiêu tạo ra giá trị để nuôi sống xã hội loài người và đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của con người. Tuy nhiên, khác với các phương thức hoạt động kinh tế dựa hẳn vào điều kiện tự nhiên trong thời kỳ săn bắt, săn bắn, và hái lượm thời nguyên thủy cũng như phương thức khai thác tài nguyên thiên nhiên theo kiểu tận diệt để cố tình chứng minh sức mạnh vượt trội của con người với tự nhiên, ngày nay các xã hội hậu hiện đại đang hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong mối liên hệ mật thiết và hài hòa tối đa với môi trường thiên nhiên (Klarin, 2018, 67-94). Tuy nhiên, do việc khai thác tận diệt tài nguyên thiên nhiên và nhằm đáp ứng nhiều nhu cầu phát triển tiển cận của con người, nhiều khu vực trên thế giới đang phải đối mặt với không ít thách thức trong quá trình thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh. Xét trên phương diện này, các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và các quốc gia Đông Nam Á khác nói chung là một trong những đối tượng đang phải ghánh chịu tác hại tiêu cực nhất của tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và cạnkiệt tài nguyên thiên thiên. Việc mực nước biển không ngừng dâng cao trong những năm gần đây và tình trạng hạn hán kéo dài cũng như nhiễm mặn liên tục đã ảnh 219
  10. hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất của khối doanh nghiệp ở các khu vực kinh tế ven biển, trong khi các hiện tượng khí tượng cực đoan đang đe dọa nghiêm trọng cuộc sống bấp bênh của không ít người nghèo (Meessen, Croizer và Verlé, 2015, 3). Cùng lúc đó, theo các quy luật phát triển thông thường của kinh tế thị trường, nếu giảm chi phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh thì cũng thường dẫn đến giảm tỷ lệ lợi nhuận thu được, trong khi xét trên phương diện tăng trưởng xanh tổng số vốn đầu tư cho chi phí sức khỏe của xã hội thường khó có thể được ước lượng hết trong so sánh với tỷ lệ lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Tăng trưởng xanh chính vì vậy không chỉ phải hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống và kiến tạo cơ hội vươn lên của những người thiệt thòi và yếu thế, mà còn góp phần tăng cường sức khỏe cộng đồng (Greifinger, 2007) và xây dựng xã hội lành mạnh dựa trên cơ sở một tỷ lệ lợi nhuận hợp lý trong mối quan hệ với tương lai lâu dài và ổn định của toàn xã hội. Thứ ba, một trong những tiêu chí quan trọng nhất của tăng trưởng xanh và phát triển bền vững là phải thân thiện với môi trường. Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững không thể tách rời với việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tác động trực tiếp đến môi trường xã hội của loài người. Phần lớn các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới hiện nay đều dựa chủ yếu vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có và sức lao động số đông của con người. Mặc dù việc đổi tốc độ phát triển với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và an toàn xã hội đã được chính phủ nhiều nước chú trọng hơn trong thời gian gần đây, nhưng không phải lúc nào các chính sách tăng trưởng xanh của chính quyền cũng có thể phát huy tác dụng như mong đợi trong thực tế (Meessen, Croizer và Verlé, 2015, 5-6). Chính vì vậy, ngoài việc điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng lấy phát triển bền vững làm trọng tâm, các cơ quan chức năng cần có hệ thống các giải pháp để buộc các doanh nghiệp phải lựa chọn mô hình tăng trưởng xanh làm phương châm hoạt động của mình hơn là chỉ dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và tận dụng lợi thế của các mối quan hệ thiếu công khai và minh bạch để trục lợi trên xương máu, mồ hôi, công sức, thiệt hại và lợi ích của người khác (Le Hong Hiep, 2029, 1- 7). Nếu không thực hiện tốt mục tiêu thân thiện với môi trường trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, trong tương lai không xa chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam có nguy cơ phải đối mặt với các thách thức kinh tế, xã hội và môi trường hết sức nghiêm trọng (Meessen, Croizer, và Verlé, 2015, 1). Thực tế cho thấy rằng có một số nguồn tài nguyên thiên nhiên cho dù không được khai thác thì cuối cùng nó cũng sẽ bị biến mất cùng thời gian. Chính vì vậy, thay vì để cho các nguồn tài nguyên này tự tiêu hủy cùng quá trình biến đổi tất yếu của tự nhiên, con người có thể khai thác để phục vụ cho cuộc sống hiện tại của chính mình bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, khai thác một cách có hiệu quả và hạn chế đến mức tối đa các ảnh hưởng không cần thiết đối với môi trường xung quanh chính là một trong những phương thức thực hiện mô hình tăng trưởng xanh và chiến lược phát triển bền vững của các doanh nghiệp (Abolhosseini, Heshmati, Altmann, 2014, 3-35). Mặc dù vậy, thân thiện với môi trường ở đây không chỉ có các yếu tố tự nhiên, mà còn phải thân thiện với cuộc sống con người và các di tích lịch sử cũng như di sản văn hóa của cộng đồng. Thứ tư, muốn có mô hình tăng trưởng xanh và chiến lược phát triển bền vững bắt buộc phải có hệ sinh thái tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Một hệ sinh thái thân thiện với mô hình tăng trưởng xanh và chiến lược phát triển bền vững phải hội tụ được ít nhất các tiêu chí cơ bản như sau: 1) một hệ thống chính quyền trong sạch và hiệu quả cao; 2) một truyền thống văn hóa không chỉ nhấn mạnh yếu tố chăm chỉ và nguyên sơ, mà còn là sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên; 3) một thị trường tiêu dùng xanh tiềm năng và triển vọng cũng như cơ địa phát 220
  11. triển dồi dào cho đổi mới sáng tạo; 4) một tiềm năng to lớn cho thủy điện, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, và năng lượng sinh học. Để xây dựng và duy trì được hệ sinh thái xanh và chiến lược phát triển bền vững, giới lãnh đạo chính trị phải thực hiện vai trò chìa khóa của mình để đưa các chính sách và thể chế vào thực tiễn cuộc sống (Meessen, Croizer, và Verlé, 2015, 3, 5). Trong trường hợp này, hệ sinh thái xanh chính là môi trường nuôi dưỡng và ươm mầm cho mô hình tăng trưởng xanh và công cụ để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của cộng đồng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hệ sinh thái xanh không chỉ đơn thuần bao gồm các yếu tố tự nhiên, mà tổng thể của tất cả những gì có liên quan đến quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và xã hội loài người nói chung (Venn, S. J. và Niemelä, 2004, 479- 489). Xét trên phương diện này, nếu các doanh nghiệp có thực hiện các chính sách thân thiện với môi trường tự nhiên đến bao nhiêu đi chăng nữa, nhưng hệ thống thể chế thiếu minh bạch và môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh, thì rất khó cho các doanh nghiệp có thể triển khai thực hiện mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Hệ sinh thái tăng trưởng xanh phải bao gồm tất cả các yếu tố tối cần thiết cho việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thứ năm, không thể nào có bất cứ mô hình tăng trưởng xanh và chiến lược phát triển bền vững nào có thể được triển khai thực hiện thành công nếu thiếu một đôi ngũ nguồn nhân lực trình độ cao và một nền khoa học công nghệ hiện đại. Tính đến cuối năm 2019, chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn còn rất hạn chế với tỷ lệ lao động đã được đào tạo và có bằng cấp chứng chỉ chỉ đạt 23,1%. Người lao động làm việc trong các ngành nghề đòi hỏi trình độ kỹ năng cao chỉ chiếm khoảng 11% trong tổng số lực lượng lao động trình độ cao, trong khi tỷ lệ lao động phổ thông và lao động giản đơn chiếm tỷ lệ rất lớn (G.Nam, 2019). Tuy nhiên, đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam còn rất thiếu và yếu so với nhu cầu phát triển xã hội. Đội ngũ trí thức của Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung ở các trường đại học, học viện, viện và trung tâm nghiên cứu, bệnh viện, Số lượng và chất lượng các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thực tế của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội của người dân. Chính vì vậy, tác động của khoa học công nghệ đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước chưa được như mong đợi. Vai trò của trí thức còn bị hạn chế ngay trong lĩnh vực phát triển khoa học và công nghệ. Đó chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho các nghiên cứu sáng tạo và phát triển các sản phẩm văn hóa chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển của đất nước. Số lượng và chất lượng các công trình nghiên cứu và sáng tạo văn hóa còn khiêm tốn và chưa có những sản phẩm sáng tạo văn hóa xứng tầm (Lương Đình Hải, 2018). Trước tình hình đó, cải tiến các cơ chế hoạt động khoa học công nghệ và các công cụ thị trường được xem là một trong những giải pháp có thể góp phần giải quyết các vấn đề trình độ kỹ thuật và chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam trong thời gian tới. Chiến lược này buộc các cơ quan chức năng phải mạnh dạn giảm dần và tiến tới cắt bỏ các khoản trợ cấp ưu đãi quá đáng cho việc sản xuất và tiêu thụ các nguồn nhiên liệu hóa thạch thiếu thân thiện với môi trường cũng như phát triển các dự án và chương trình trọng điểm nhằm thu hút nguồn lực đầu đầu tư cho các nguồn năng lượng hiệu quả và bền vững (Meessen, Croizer, và Verlé, 2015, 3). Tóm lại, đi đôi với tăng trưởng xanh là nền kinh tế xanh (Georgeson, Maslin và Poessinouw, 2017, 1-23) với các điểm nhấn là nhu cầu phát triển liên kết và hòa nhập xã hội. Trong thực tế, kinh tế xanh chính là một trong những nền tảng quan trọng nhất để cải thiện chất lượng cuộc sống và 221
  12. tăng cường công bằng xã hội cho những người thiệt thòi và yếu thế đồng thời giảm thiểu đến mức tối đa các nguy cơ tiềm ẩn của môi trường sinh thái và tình trạng khan hiếm tài nguyên thiên nhiên đối với các doanh nghiệp trong tương lai. Tăng trưởng xanh vì thế không thể thiếu các tiến bộ xã hội song hành như tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm và góp phần xóa đói giảm nghèo đồng loạt cho người dân (Meessen, Croizer, và Verlé, 2015, 4). Chính vì vậy, bên cạnh việc tạo ra một hệ sinh thái tăng trưởng xanh và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp có điều kiện sinh sôi, nảy nở, và phát triển, thì thân thiện với môi trường và lấy mục tiêu phát triển bền vững của con người làm trọng tâm ưu tiên cũng là những giải pháp được xem như đầu tư cho tương lai lâu dài của đất nước. Tuy nhiên, phát triển một đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao và một nền khoa học công nghệ hiện đại cũng như một nền giáo dục quốc dân đủ sức xanh hóa mô hình phát triển của đất nước mới thực sự là các giải pháp bền lâu về sau. 4. KẾT LUẬN Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng các nguyên tắc cốt lõi của tăng trưởng xanh là đảm bảo rằng việc tăng trưởng kinh tế chủ yếu được thực hiện dựa trên cơ sở giảm thiểu đến mức tối đa tổng số vốn chi cho đầu tư sản xuất kinh doanh, hạn chế tối thiểu các nguy cơ rủi ro đối với môi trường, và tăng cường các cơ hội phát triển kinh tế mới.Trong thực tế chương trình tăng trưởng xanh của Việt Nam cũng đã thiết kế các hướng dẫn đầu tư xanh quốc gia và thành lập một tổ chức tài trợ để hỗ trợ tài chính cho các dự án xanh và tiếp cận các nguồn tài chính dành cho các dự án phòng chống biến đổi khí hậu quốc tế. Mặc dù vậy, Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên triển khai thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, nhưng lại là một trong những quốc gia Đông Nam Á đầu tiên có chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia của riêng mình bên cạnh Campuchia và Indonesia, nhưng tương đối muộn so với Hàn Quốc và Trung Quốc. Tuy nhiên, chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam được đánh giá là rất tham vọng trong so sánh với các nước khác ở châu Á (Meessen, Croizer, và Verlé, 2015, 4, 7, 8). Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn trên cả phương diện số lượng và quy mô hoạt động để có đủ nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ lẫn chất lượng vận hành thông qua các chỉ số khoa học công nghệ và mức độ thân thiện với môi trường cũng như hiệu quả thực tế từ các chỉ số năng suất lao động và lợi nhuận mang lại. Thực tế đó cho thấy rằng cho dù Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một chương trình hành động quốc gia nhằm thúc đẩy mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững từ năm 2012, nhưng khả năng triển khai trong thực tế và vận hành một cách hiệu quả như mong muốn của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abolhosseini, S., Heshmati, A., Altmann, J. (2014), A Review of Renewable Energy Supply and Energy Efficiency Technologies, Discussion Paper No. 8145, Institute for the Study of Labor, Bonn, pp.3-35. 2. Ahmed, A. (2004), Science, technology and sustainable development: a world review, World Review of Science, Technology and Sustainable Development, Vol. 1, No. 1, pp. 5-24. 3. Bảo Ngọc (2019), Công bố Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2019: cứ 1.000 dân có 14,7 doanh nghiệp, trong: https://tuoitre.vn/cong-bo-sach-trang-doanh-nghiep-viet-nam-2019-cu- 1000-dan-co-14-7-doanh-nghiep-20190710215605278.htm(truy cập ngày 16/03/2020). 222
  13. 4. Desai, P. N. (1997), Science, Technology and International Cooperation, Har-Anand, New Delhi. 5. G.Nam (2019), Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chỉ đạt 23,1%, trong: https://nld.com.vn/cong-doan/ti-le-lao-dong-qua-dao-tao-co-bang-cap-chi-dat-231- 20191220202517921.htm (truy cập ngày 16/03/2020). 6. Georgeson, L., Maslin. M., and Poessinouw, M. (2017), The global green economy: a review of concepts, definitions, measurement methodologies and their interactions, Geography and Environment, 4 (1), e00036, pp.1-23. 7. Greifinger, R. B. (ed., 2007), Public Health Behind Bars - From Prisons to Communities, Springer, New York. 8. Haksever, C., Chaganti, R., and Cook, R. G. (2004), A Model of Value Creation: Strategic View, Journal of Business Ethics, 49, pp.291-305. 9. John, B. and Jeffrey, G. (1999), Human Resource Management Theory and practice, second edition, Macmillan Press LTD, New York. 10. Klarin, T. (2018), The Concept of Sustainable Development: From its Beginning to the Contemporary Issues, Zagreb International Review of Economics and Business, Vol. 21, No. 1, pp. 67-94. 11. Le Hong Hiep (2029), The Impact of Vietnam‟s Anti-corruption Campaign on the Real Estate Sector, ISEAS Perspective, Yusof Ishak Institute, ISSUE: 2019 No. 46, pp.1-7, retrieved from: https://www.iseas.edu.sg/images/pdf/ISEAS_Perspective_2019_46.pdf(accessed on 16th March 2020). 12. Lương Đình Hải (2018), Phát huy vai trò của trí thức, bộ phận quan trọng của ngu n nhân lực chất lượng cao ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, trong: https://vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/KhoaHocCongNghe/View_Detail.aspx?ItemId=41 (truy cập ngày 16/03/2020). 13. Meessen, J., Croizer, C., and Verlé, P. (2015), The Viet Nam Green Growth Strategy: A review of specificities, indicators and research perspectives, Conference Paper, Viet Nam Green Growth Strategy Facility. 14. Minh Ngọc (2019), Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang đứng trước những thách thức quan trọng, trong: http://vnmedia.vn/kinh-te/201912/doanh-nghiep-vua-va-nho-viet-nam-dang- dung-truoc-nhung-thach-thuc-quan-trong-08d60c0/(truy cập ngày 16/03/2020). 15. OECD (2011), Green growth and sustainable development, trong: https://www.oecd.org/greengrowth/ (truy cập ngày 15/03/2020). 16. Rác thải công nghiệp ở Việt Nam - Báo động về ô nhiễm môi trường (2018), trong: http://tcgvn.com/vi/tin-tuc/rac-thai-cong-nghiep-o-viet-nam---bao-dong-ve-o-nhiem-moi- truong.html (truy cập ngày 16/03/2020). 17. Ranjith, V. K. (2016), Business Models and Competitive Advantage, FifthInternationalConferenceonMarketingandRetailing(5thIncomar, 2015), Procedia Economics and Finance, 37, pp.203-207. 223
  14. 18. Sarre, P., Smith, P., and Morris, E. (1991), One World for one Earth: Saving the Environment, Earthscan Publications Ltd, London. 19. Toàn cảnh “bức tranh” năng suất lao động Việt Nam (2019), trong: http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Toan-canh-buc-tranh-nang-suat-lao-dong-Viet- Nam/372323.vgp (truy cập ngày 16/03/2020). 20. Venn, S. J. and Niemelä, J. K. (2004), Ecology in a multidisciplinary study of urban green space: the URGE project, BorealEnvironmentResearch9, pp.479-489. 224
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2