intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mức độ kiệt sức học tập ở sinh viên các nhóm ngành tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Mức độ kiệt sức học tập ở sinh viên các nhóm ngành tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh" cho thấy sinh viên nhóm ngành Khoa học Sức khỏe có mức độ kiệt sức học tập cao nhất, sinh viên nhóm ngành Luật có mức độ cạn kiệt cảm xúc thấp nhất, sinh viên nhóm ngành Ngoại ngữ và nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ cũng có những biểu hiện rất đáng chú ý về kiệt sức học tập. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mức độ kiệt sức học tập ở sinh viên các nhóm ngành tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

  1. MỨC ĐỘ KIỆT SỨC HỌC TẬP Ở SINH VIÊN CÁC NHÓM NGÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Tống Lâm An* Khoa Khoa học Xã hội và Quan hệ Công chúng, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Vân TÓM TẮT Khái niệm kiệt sức học tập xuất phát từ quan điểm cho rằng sinh viên cũng như những người đi làm đều phải đối mặt với áp lực và khối lượng công việc quá tải đến từ việc học. Sự khác biệt mức độ kiệt sức học tập ở các nhóm ngành đã được phát hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu. Theo mô hình kiệt sức học tập của sinh viên được Schaufeli và cộng sự (2002) đề xuất, có ba nhóm biểu hiện chính bao gồm: (a) cạn kiệt cảm xúc, (b) cảm giác hoài nghi bản thân và (c) cảm giác sa sút hiệu quả học tập. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên nhóm ngành Khoa học Sức khỏe có mức độ kiệt sức học tập cao nhất, sinh viên nhóm ngành Luật có mức độ cạn kiệt cảm xúc thấp nhất, sinh viên nhóm ngành Ngoại ngữ và nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ cũng có những biểu hiện rất đáng chú ý về kiệt sức học tập. Từ khóa: Burnout, kiệt sức học tập, mức độ kiệt sức học tập, sinh viên HUTECH 1. TỔNG QUAN Hội chứng kiệt sức (Burnout syndrome) đang là một tiêu điểm cho trong các vấn đề mang tính xã hội và sức khỏe gần đây. Chủ đề nghiên cứu này đang phát triển và mở rộng một cách nhanh chóng, mở đầu là những nghiên cứu ở các lĩnh vực nghề nghiệp và gần nhất là công trình nghiên cứu trên sinh viên ở các trường đại học. Đặc biệt, Christina Maslach, nhà tiên phong cũng như tác giả nổi bật nhất trong việc nghiên cứu về Hội chứng Kiệt sức cùng những người khác đã có những nghiên cứu mang tính định lượng (Maslach & Jackson, 1981; Pines & Maslach, 1978). Từ đó, Maslach đã đưa ra lý thuyết tiếp cận ba khía cạnh của Hội chứng Kiệt sức: Cạn kiệt cảm xúc (EX), cảm giác hoài nghi/sai lệch về bản thân (CY) và cảm giác về thành tích của bản thân (PE). Điều này khiến việc định nghĩa Hội chứng kiệt sức cũng như việc nghiên cứu về nó trở nên khả thi và dễ tiếp cận hơn. Việc hình thành khái niệm kiệt sức học tập xuất phát từ quan điểm cho rằng sinh viên cũng như những người đi làm đều phải đối mặt với áp lực và khối lượng công việc quá tải đến từ việc học. Thêm vào đó, sinh viên cũng phải duy trì một mối quan hệ đền bù trực tiếp hay gián tiếp với trường đại học của mình (hỗ trợ tài chính, học bổng, phần thưởng, giải thưởng,.....). Dựa trên lý thuyết nền tảng của Maslach, Schaufeli và nnk. (2002) đã xây dựng thang đo Kiệt sức học tập phiên bản cho học sinh – sinh viên (MBI – SS). Qua đó, sự tồn tại của khái niệm kiệt sức học tập của sinh viên đã được khẳng định, cụ thể nó được phản ánh qua sự cạn kiệt do những yêu cầu liên quan đến việc học, những nghi ngờ về giá trị của việc học và cảm giác kém cỏi của sinh viên. Theo mô hình kiệt sức học tập của sinh viên được Schaufeli và cộng sự (2002) đề xuất, có ba nhóm biểu hiện chính bao gồm: (a) cạn kiệt cảm xúc, (b) cảm giác hoài nghi bản thân và (c) cảm giác sa sút hiệu quả học tập. Sự khác biệt mức độ kiệt sức học tập ở các nhóm ngành đã được phát hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu. Nhóm ngành Y khoa được cho rằng là nhóm ngành chịu nhiều áp lực, có nguy cơ kiệt sức học tập cao (Chunming và nnk., 2017). Trong khi một nghiên cứu khác ở nhóm ngành Ngôn ngữ Anh, sinh viên 1849
  2. được báo cáo có nguy cơ kiệt sức học tập chỉ ở mức thấp (Xu, 2017). Có thể thấy, kiệt sức học tập có xu hướng diễn ra không đồng đều ở các ngành học khác nhau. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mẫu nghiên cứu và thang đo Mẫu nghiên cứu Khách thể nghiên cứu gồm 676 sinh viên HUTECH và nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện. Thang đo lường Thang đo MBI-SS được phát triển vào năm 2002 là phiên bản thang đo mức độ kiệt sức được Schaufeli phát triển dành riêng cho đối tượng học sinh - sinh viên. Thang đo gồm ba tiểu thang được đặc trưng bởi ba giai đoạn kiệt sức học tập: cảm giác cạn kiệt cảm xúc (EX), cảm giác hoài nghi bản thân (CY), cảm giác hiệu quả học tập sa sút (PE). Ở mỗi tiểu thang được phân chia thành ba mức độ kiệt sức học tập: mức độ thấp, mức độ vừa và mức độ cao. Điểm cắt cụ thể được thể hiện trong bảng 1. Bảng 1: Ngưỡng cắt phân loại mức độ kiệt sức học tập Kiệt sức học tập Mức độ thấp Mức độ vừa Mức độ cao Cạn kiệt cảm xúc (EX) (5 câu) ≤ 2,00 2,01-3,19 ≥ 3,20 Chủ nghĩa yếm thế (CY) (4 câu) ≤ 1,00 1,01-2,19 ≥ 2,20 Hiệu quả học tập (PE) (6 câu) ≥ 5,00 4,01-4,99 ≤ 4,00 2.2. Phân tích thống kê Phép kiểm định Chi bình phương và phân tích Crosstab được sử dụng để phân tích so sánh sự tương đồng và khác biệt về mức độ kiệt sức học tập giữa các nhóm ngành với nhau. Mức ý nghĩa 0,05 được áp dụng trong các kết luận của kiểm định thống kê. 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Mối tương quan giữa các nhóm ngành và mức độ kiệt sức học tập Bảng 2: Mối tương quan giữa các nhóm ngành và mức độ kiệt sức học tập Kiệt sức học tập Hệ số p Cạn kiệt cảm xúc 0,038* Hoài nghi bản thân 0,398 Cảm nhận về hiệu quả học tập 0,598 Ghi chú: * hệ số p < 0,05 Như vậy, mối tương quan giữa mức độ cạn kiệt cảm xúc và các nhóm ngành có ý nghĩa thống kê. Mặt khác, mức độ hoài nghi bản thân và mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập không có mối tương quan với các nhóm ngành. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể xem xét chiều hướng của kết quả nghiên cứu để phát triển hướng nghiên cứu tiếp theo. 1850
  3. 3.2. Mức độ cạn kiệt cảm xúc Mức độ cạn kiệt cảm xúc càng cao thì mức độ kiệt sức học tập càng cao. Nghiên cứu đã được thực hiện trên những nhóm ngành chính là Kỹ thuật – Công nghệ, Kinh tế – Quản trị, Khoa học Sức khỏe, Luật, Khoa học xã hội & Nhân văn, Ngoại ngữ và những ngành khác (Thú y, Truyền thông, Kiến trúc – Mỹ thuật...). Kết quả nghiên cứu ở bảng 3 cho thấy mối tương quan giữa nhóm ngành và thực trạng mức độ cạn kiệt cảm xúc có ý nghĩa về mặt thống kê. Đặc biệt đáng chú ý là 37,5% sinh viên nhóm ngành Khoa học Sức khỏe có mức độ cạn kiệt cảm xúc ở mức cao. Đây là tỷ lệ sinh viên có mức độ cạn kiệt cảm xúc ở mức cao lớn nhất so với tỷ lệ đó của những nhóm ngành khác. Thêm vào đó, 33,3% sinh viên nhóm ngành Ngoại ngữ có mức độ cạn kiệt cảm xúc ở mức vừa. Đây là tỷ lệ sinh viên có mức độ cạn kiệt cảm xúc ở mức vừa lớn nhất so với tỷ lệ đó của những nhóm ngành khác. Và cuối cùng, 61,8% sinh viên nhóm ngành Luật có mức độ cạn kiệt cảm xúc ở mức thấp. Đây là tỷ lệ sinh viên có mức độ cạn kiệt cảm xúc ở mức thấp lớn nhất so với tỷ lệ đó của những nhóm ngành khác. Bảng 3: Nhóm ngành và thực trạng mức độ cạn kiệt cảm xúc Mức độ cạn kiệt cảm xúc Nhóm ngành Thấp Vừa Cao Tần số 71 25 38 Kỹ thuật – Công nghệ % 53,0% 18,6% 28,4% Tần số 63 43 43 Kinh tế – Quản trị % 42,2% 28,9% 28,9% Tần số 37 18 33 Khoa học Sức khỏe % 42,0% 20,5% 37,5% Tần số 55 15 19 Luật % 61,8% 16,9% 21,3% Tần số 39 19 27 Khoa học xã hội & Nhân văn % 45,9% 22,3% 31,8% Tần số 21 20 19 Ngoại ngữ % 35,0% 33,3% 31,7% Tần số 30 15 26 Khác % 42,3% 21,1% 36,6% p=0,038 Như vậy, một nhận định sơ khởi có thể được đưa ra rằng sinh viên nhóm ngành Khoa học Sức khỏe có 1851
  4. mức độ kiệt sức học tập cao nhất, và sinh viên nhóm ngành Luật có mức độ kiệt sức học tập thấp nhất. Ngoài ra, sinh viên ngành Ngoại ngữ đã có một số biểu hiện cần được chú ý đến. 3.3. Mức độ hoài nghi bản thân Bảng 4: Nhóm ngành và thực trạng mức độ hoài nghi bản thân Mức độ hoài nghi bản thân Nhóm ngành Thấp Vừa Cao Tần số 69 33 32 Kỹ thuật – Công nghệ % 51,5% 24,6% 23,9% Tần số 83 30 36 Kinh tế – Quản trị % 55,7% 20,1% 24,2% Tần số 53 13 22 Khoa học Sức khỏe % 60,2% 14,8% 25,0% Tần số 59 14 16 Luật % 66,3% 15,7% 18,0% Tần số 49 18 18 Khoa học xã hội & Nhân văn % 57,6% 21,2% 21,2% Tần số 28 8 24 Ngoại ngữ % 46,7% 13,3% 40,0% Tần số 40 15 16 Khác % 56,4% 21,1% 22,5% p=0,398 Mức độ hoài nghi bản thân càng cao thì mức độ kiệt sức học tập càng cao. Nghiên cứu đã được thực hiện trên những nhóm ngành chính là Kỹ thuật – Công nghệ, Kinh tế – Quản trị, Khoa học Sức khỏe, Luật, Khoa học xã hội & Nhân văn, Ngoại ngữ, và những ngành khác (Thú y, Truyền thông, Kiến trúc – Mỹ thuật...). Kết quả nghiên cứu ở bảng 4 cho thấy mối tương quan giữa nhóm ngành và thực trạng mức độ cạn kiệt cảm xúc chưa có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên, ta vẫn có thể xem xét những kết quả này để nghiên cứu thêm sau này. Những điều có thể được quan sát ở bảng 4 là 40% sinh viên nhóm ngành Ngoại ngữ có mức độ hoài nghi bản thân ở mức cao. Đây là tỷ lệ sinh viên có mức độ hoài nghi bản thân ở mức cao lớn nhất so với tỷ lệ đó của những nhóm ngành khác. Thêm vào đó, 24,6% sinh viên nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ có 1852
  5. mức độ hoài nghi bản thân ở mức vừa. Đây là tỷ lệ sinh viên có mức độ hoài nghi bản thân ở mức vừa lớn nhất so với tỷ lệ đó của những nhóm ngành khác. Và cuối cùng, 66,3% sinh viên nhóm ngành Luật có mức độ hoài nghi bản thân ở mức thấp. Đây là tỷ lệ sinh viên có mức độ hoài nghi bản thân ở mức thấp lớn nhất so với tỷ lệ đó của những nhóm ngành khác. Như vậy, những tìm kiếm này phần nào củng cố cho hướng nghiên cứu thêm về kiệt sức học tập của các sinh viên thuộc nhóm ngành Ngoại ngữ và sinh viên thuộc nhóm ngành Luật có mức độ kiệt sức học tập thấp hơn sinh viên thuộc những nhóm ngành khác. 3.4. Mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập Bảng 5: Nhóm ngành và thực trạng mức độ cạn kiệt cảm xúc Mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập Nhóm ngành Thấp Vừa Cao Tần số 38 38 58 Kỹ thuật – Công nghệ % 28,4% 28,4% 43,3% Tần số 61 28 60 Kinh tế – Quản trị % 40,9% 18,8% 40,3% Tần số 31 20 37 Khoa học Sức khỏe % 35,3% 22,7% 42,0% Tần số 35 18 36 Luật % 39,3% 20,3% 40,4% Tần số 24 20 41 Khoa học xã hội & Nhân văn % 28,2% 23,5% 48,2% Tần số 29 11 20 Ngoại ngữ % 48,3% 18,4% 33,3% Tần số 23 14 34 Khác % 32,4% 19,7% 47,9% p=0,598 Mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập càng thấp thì mức độ kiệt sức học tập càng cao. Nghiên cứu đã được thực hiện trên những nhóm ngành chính là Kỹ thuật – Công nghệ, Kinh tế – Quản trị, Khoa học Sức khỏe, Luật, Khoa học xã hội &Nhân văn, Ngoại ngữ, và những ngành khác (Thú y, Truyền thông, Kiến trúc – Mỹ thuật,..). Kết quả nghiên cứu ở bảng 5 cho thấy mối tương quan giữa nhóm ngành và 1853
  6. thực trạng mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập chưa có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên, ta vẫn có thể xem xét những kết quả này để nghiên cứu thêm sau này. Những điều có thể được quan sát ở bảng 5 là 48,3% sinh viên nhóm ngành Ngoại ngữ có mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập ở mức thấp. Đây là tỷ lệ sinh viên có mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập ở mức thấp lớn nhất so với tỷ lệ đó của những nhóm ngành khác. Thêm vào đó, 28,4% sinh viên nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ có mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập ở mức vừa. Đây là tỷ lệ sinh viên có mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập ở mức vừa lớn nhất so với tỷ lệ đó của những nhóm ngành khác. Và cuối cùng, 48,2% sinh viên nhóm ngành Khoa học xã hội & Nhân văn có mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập ở mức thấp. Đây là tỷ lệ sinh viên có mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập ở mức thấp lớn nhất so với tỷ lệ đó của những nhóm ngành khác. Qua những quan sát trên, một vài điều cần được lưu ý. Thứ nhất, số liệu trên tiếp tục củng cố mức độ kiệt sức học tập của sinh viên thuộc nhóm ngành Ngoại ngữ cần được nghiên cứu thêm. Thứ hai, số liệu bảng 5 kết hợp với số liệu bảng 4 cho thấy sinh viên thuộc nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ có rủi ro gặp phải kiệt sức học tập. 4. KẾT LUẬN Mối tương quan giữa mức độ cạn kiệt cảm xúc và các nhóm ngành có ý nghĩa thống kê. Mặt khác, mức độ hoài nghi bản thân và mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập không có mối tương quan với các nhóm ngành. Mặc dù vậy, ta vẫn có thể có những quan sát giúp định hướng những nghiên cứu liên quan sau này. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên nhóm ngành Khoa học Sức khỏe có mức độ cạn kiệt cảm xúc cao nhất và sinh viên nhóm ngành Luật có mức độ cạn kiệt cảm xúc thấp nhất. Ngoài ra, sinh viên thuộc nhóm ngành Ngoại ngữ đã có một số biểu hiện kiệt sức học tập cần được chú ý đến. Điều này tiếp tục được củng cố qua mức độ hoài nghi bản thân và mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập của sinh viên nhóm ngành này. Kết quả này cũng được biểu hiện ở nhóm sinh viên nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chunming, W. M., Harrison, R., MacIntyre, R., Travaglia, J., & Balasooriya, C. (2017). Burnout in medical students: a systematic review of experiences in Chinese medical schools. BMC Medical Education, 17(1), 217. 2. Maslach, C., & Jackson, S.E. (1981). The measurement of experienced burnout. Journal of Organizational Behavior, 2, 99-113. 3. Pines, A., & Maslach, C. (1978). Characteristics of staff burnout in mental health settings. Hospital & Community Psychiatry, 29(4), 233–237. 4. Schaufeli, W., Martinez, I., Pinto, A. M., Salanova, M., & Backer, A. (2002). Burnout and engagement in university students: A cross-national study. Journal of Cross-Cultural Psychology, 33, 464–481. 5. Xu, L. (2017). Looking into Burnout Levels of Freshmen in English Majors of Normal University. World Journal of Education, 7(6). 1854
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2