intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm nhân khẩu của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có biểu hiện kiệt sức học tập

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đặc điểm nhân khẩu của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có biểu hiện kiệt sức học tập" phân tích đặc điểm nhân khẩu của các nhóm khách thể. Kết quả cho thấy mức độ cạn kiệt cảm xúc có mối tương quan với giới tính và nhóm ngành, mức độ hoài nghi bản thân có mối tương quan với năm học và GPA và mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập có mối tương quan với giới tính và GPA. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm nhân khẩu của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có biểu hiện kiệt sức học tập

  1. ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÓ BIỂU HIỆN KIỆT SỨC HỌC TẬP Nguyễn Tống Lâm An*, Nguyễn Hoàng Ngọc Anh Khoa Khoa học Xã hội và Quan hệ Công chúng, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Vân TÓM TẮT Kiệt sức học tập (Academic burnout) là một trong những hướng phát triển khá mới của Hội chứng kiệt sức. Kiệt sức học tập của sinh viên được đặc trưng bởi ba khía cạnh: sự cạn kiệt cảm xúc, sự hoài nghi bản thân, và cảm nhận về hiệu quả của việc học tập – nghiên cứu. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích đặc điểm nhân khẩu của các nhóm khách thể. Kết quả cho thấy mức độ cạn kiệt cảm xúc có mối tương quan với giới tính và nhóm ngành, mức độ hoài nghi bản thân có mối tương quan với năm học và GPA và mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập có mối tương quan với giới tính và GPA. Từ khóa: Burnout, kiệt sức học tập, mức độ kiệt sức học tập, sinh viên HUTECH 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kiệt sức học tập là một hội chứng tâm lý được đặc trưng bởi cảm giác cạn kiệt cảm xúc (EX), cảm giác hoài nghi bản thân (CY), cảm giác hiệu quả học tập (PE) sa sút kéo dài liên quan đến việc học tập – nghiên cứu, dẫn đến các hệ quả về tinh thần và thể lý. Ở nhiều nước trên thế giới, kiệt sức học tập đã được nghiên cứu và cho thấy những con số đáng báo động (Bughi và nnk., 2017; Kristanto và nnk., 2016). HUTECH là một trường đại học tư thục với môi trường học tập năng động với đa dạng ngành nghề. Không chỉ học tập và rèn luyện, sinh viên HUTECH còn chủ động trải nghiệm bản thân qua nhiều hoạt động thực tế cũng như tìm kiếm việc làm thêm. Nghiên cứu này đề cập đến đặc trưng nhân khẩu của sinh viên HUTECH có biểu hiện kiệt sức học tập, bao gồm: giới tính, năm học, nhóm ngành và thành tích học tập (GPA). 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mẫu nghiên cứu Khách thể nghiên cứu gồm 676 sinh viên HUTECH và nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện. 2.2. Thang đo lường Thang đo kiệt sức học tập MBI-SS gồm: cảm giác cạn kiệt cảm xúc (EX), cảm giác hoài nghi bản thân (CY), cảm giác hiệu quả học tập sa sút (PE). Mỗi tiểu thang được phân thành ba mức: mức thấp, mức vừa, mức cao. 2.3. Phân tích thống kê Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để tìm mối liên hệ giữa các biểu hiện và giữa các mặt của kiệt sức học tập. Phép kiểm định Chi bình phương và phân tích Crosstab được sử dụng để phân tích so 1827
  2. sánh sự tương đồng và khác biệt về mức độ kiệt sức học tập giữa các nhóm với nhau. Mức ý nghĩa 0,05 được áp dụng trong các kết luận của kiểm định thống kê. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá chung về mức độ kiệt sức học tập Bảng 1: Mức độ kiệt sức học tập của sinh viên qua các mặt biểu hiện Mức độ kiệt sức học tập Các mặt Thấp Vừa Cao SL % SL % SL % Cạn kiệt cảm xúc (EX) 316 46,7 155 22,9 205 30,3 Cảm giác hoài nghi bản thân (CY) 381 56,4 131 19,4 164 24,3 Cảm nhận về hiệu quả học tập (PE) 232 34,3 149 22,0 295 43,6 Theo mô hình của Christina Maslach (Maslach & nnk., 2001), kiệt sức học tập được đặc trưng bởi mức độ cạn kiệt cảm xúc cao, mức độ hoài nghi bản thân cao và mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập thấp. Nghiên cứu cho thấy khoảng 40% tổng số sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có những biểu hiện kiệt sức học tập ở mức đáng chú ý. Những phân tích đi sâu vào đặc điểm nhân khẩu dưới đây sẽ làm rõ hơn thực trạng kiệt sức học tập ở sinh viên. Bảng 2: Các mối tương quan có ý nghĩa Các mặt Các biến Hệ số p Giới tính 0,027* Nhóm ngành 0,038* Cạn kiệt cảm xúc Năm học 0,088 GPA 0,284 Giới tính 0,087 Nhóm ngành 0,398 Hoài nghi bản thân Năm học 0,008* GPA 0,032* Giới tính 0,012* Cảm nhận về hiệu quả học tập Nhóm ngành 0,598 1828
  3. Năm học 0,228 GPA 0,002* Ghi chú: * hệ số p < 0,05 Nhìn bảng 2, có thể thấy đặc điểm Giới tính có mối tương quan với mức độ cạn kiệt cảm xúc và mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập. Đặc điểm Nhóm ngành có mối tương quan với mức độ cạn kiệt cảm xúc. Đặc điểm Năm học có mối tương quan với mức độ hoài nghi bản thân. Đặc điểm Thành tích học tập có mối tương quan với mức độ hoài nghi bản thân và cảm nhận về hiệu quả học tập. 3.2. Đặc điểm nhân khẩu và thực trạng mức độ cạn kiệt cảm xúc Bảng 3: Giới tính và thực trạng mức độ cạn kiệt cảm xúc (n=360) Nam Nữ Giới tính Tần số % Tần số % Mức độ Vừa 53 39,8% 102 44,9% cạn kiệt cảm xúc Cao 80 60,2% 125 55,1% p=0,027 Ở bảng 3, 60,2% sinh viên nam và 55,1% sinh viên nữ có mức độ cạn kiệt cảm xúc ở mức cao; 39,8% sinh viên nam và 44,9% sinh viên nữ có mức độ cạn kiệt cảm xúc ở mức vừa. Như vậy, sinh viên nam được quan sát là có rủi ro cao hơn so với sinh viên nữ ở mặt cạn kiệt cảm xúc. Bảng 4: Nhóm ngành và thực trạng mức độ cạn kiệt cảm xúc (n=360) Mức độ cạn kiệt cảm xúc Nhóm ngành Vừa Cao Tần số 25 38 Kỹ thuật – Công nghệ % 39,7% 60,3% Tần số 43 43 Kinh tế – Quản trị % 50% 50% Tần số 18 33 Khoa học Sức khỏe % 35,3% 64,7% Tần số 15 19 Luật % 44,1% 55,9% 1829
  4. Tần số 19 27 Khoa học Xã hội & Nhân văn % 41,3% 58,7% Tần số 20 19 Ngoại ngữ % 51,3% 48,7% Tần số 15 26 Khác % 36,6% 63,4% p=0,038 Quan sát bảng 4, đáng chú ý là 64,7% sinh viên nhóm ngành Khoa học Sức khỏe và 60,3% sinh viên nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ có mức độ cạn kiệt cảm xúc ở mức cao. Thêm vào đó, 51,3% sinh viên nhóm ngành Ngoại ngữ và 50% sinh viên nhóm ngành Kinh tế – Quản trị có mức độ cạn kiệt cảm xúc ở mức vừa. Như vậy, các sinh viên ở nhóm ngành Khoa học Sức khỏe, Kỹ thuật – Công nghệ, Kinh tế – Quản trị và Ngoại ngữ của trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có rủi ro cao hơn các nhóm ngành khác trong việc gặp phải kiệt sức học tập. 3.3. Đặc điểm nhân khẩu và thực trạng mức độ hoài nghi bản thân Bảng 5: Năm học và mức độ hoài nghi bản thân (n=295) Mức độ hoài nghi bản thân Năm học Vừa Cao Tần số 52 49 Năm nhất % 51,5% 48,5% Tần số 31 41 Năm hai % 43,1% 56,9% Tần số 23 32 Năm ba % 41,8% 58,2% Tần số 22 35 Năm tư % 38,6% 61,4% Tần số 3 7 Khác % 30% 70% p=0,008 1830
  5. Kết quả ở bảng 5 cho thấy sinh viên năm tư có tỷ lệ mức độ hoài nghi bản thân ở mức cao lớn nhất (61,4%), các tỷ lệ còn lại là sinh viên năm ba với 58,2%, sinh viên năm hai với 56,9% và viên năm nhất với 48,5%. Như vậy, đặc trưng năm theo học của sinh viên càng cao càng có rủi ro gặp phải kiệt sức học tập. Bảng 6: GPA và mức độ hoài nghi bản thân (n=295) Yếu & Khá Giỏi & Xuất sắc Trung bình GPA Tần suất % Tần suất % Tần suất % Mức độ Vừa 12 34,3% 59 40,7% 69 52,2% hoài nghi bản thân Cao 23 65,7% 86 59,3% 55 47,8% p=0,032 Một xu hướng có thể được quan sát ở bảng 6 là điểm GPA càng cao thì mức độ hoài nghi bản thân càng giảm. Như vậy, điểm GPA giúp sinh viên tạo dựng niềm tin vào bản thân. Đây có thể là một gợi ý về cách giảm nhẹ biểu hiện ở mặt này. 3.4. Đặc điểm nhân khẩu và thực trạng mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập Quan sát bảng 7, có 60,4% sinh viên nam và 61,2% sinh viên nữ có mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập ở mức thấp; 39,6% sinh viên nam và 38,8% sinh viên nữ có mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập ở mức vừa. Như vậy, trong các sinh viên có biểu hiện của kiệt sức học tập, sinh viên nữ được quan sát là có rủi ro cao hơn so với sinh viên nam ở mặt cảm nhận về hiệu quả học tập. Bảng 7: Giới tính và thực trạng mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập (n=381) Nam Nữ Giới tính Tần số % Tần số % Mức độ Vừa 55 39,6% 94 38,8% cảm nhận về hiệu quả học tập Thấp 84 60,4% 148 61,2% p=0,012 Kết quả nghiên cứu ở bảng 8 cho thấy, 63,9% sinh viên có điểm GPA ở mức giỏi và Xuất sắc có mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập thấp, theo sau lần lượt là sinh viên có điểm GPA ở mức Yếu & Trung bình (60,9%) và sinh viên có điểm GPA ở mức Khá (57,5%). 1831
  6. Bảng 8: GPA và thực trạng mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập (n=381) Yếu & Khá Giỏi & Xuất sắc Trung bình GPA Tần suất % Tần suất % Tần suất % Mức độ Vừa 9 39,1% 71 42,5% 69 36,1% cảm nhận về hiệu quả học tập Thấp 14 60,9% 96 57,5% 122 63,9% 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu thực trạng kiệt sức học tập của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 40% tổng số sinh viên có biểu hiện kiệt sức học tập ở mức đáng chú ý. Mức độ cạn kiệt cảm xúc có mối tương quan với giới tính và nhóm ngành. Mức độ hoài nghi bản thân có mối tương quan với năm học và GPA. Mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập có mối tương quan với giới tính và GPA. Sinh viên nam thuộc nhóm ngành Khoa học Sức khỏe có mức độ cạn kiệt cảm xúc cao, sinh viên năm tư có thành tích học tập thấp có mức độ hoài nghi bản thân cao và sinh viên nữ có thành tích học tập tốt có mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập thấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bughi, S. A., Lie, D. A., Zia, S. K., & Rosenthal, J. (2017). Using a personality inventory to identify risk of distress and burnout among early stage medical students. Education for Health, 30(1), 26-30. 2. Kristanto, T., Chen, W. S., & Thoo, Y. Y. (2016). Academic burnout and eating disorder among students in Monash University Malaysia. Eating Behaviors, 22, 96-100. 3. Maslach, C., Schaufeli, W.B., & Leiter, M.P. (2001). Job burnout. Annual Review of Psychology, 52, 397-422. 1832
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2