intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mỹ Thuật Đồ Đồng ở Việt Nam

Chia sẻ: Thuong Thuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

65
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mỹ Thuật Đồ Đồng ở Việt Nam là một nghề thủ công truyền thống đã có lịch sử hàng nghìn năm, nghệ thuật đúc đống ở Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và đạt được đến độ đỉnh cao vào thế kỷ XIX, XX.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mỹ Thuật Đồ Đồng ở Việt Nam

Mỹ Thuật Đồ Đồng ở Việt Nam<br /> Cập nhật: Thứ hai, 08/06/2015 08:25:03<br /> Là một nghề thủ công truyền thống đã có lịch sử hàng nghìn năm, nghệ thuật đúc đống ở Việt Nam<br /> đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và đạt được đến độ đỉnh cao vào thế kỷ XIX, XX.<br /> <br /> Nghệ thuật đúc đồng xuất hiện từ thời Phùng Nguyên, phát triển rực rỡ dưới thời đại Đông Sơn cách nay<br /> gần 3 nghìn năm, tiêu biểu cho thời kỳ này có trống đồng Ngọc Lũ. Từ thời Lý – Trần đến các thời Lê,<br /> Nguyễn, nghệ thuật đúc đồng ở Việt Nam càng phát triển mạnh mẽ tạo nên những dòng sản phẩm đồng đa<br /> dạng.<br /> Thửa sơ khai, nghệ thuật đúc đồng được hình thành chủ yếu từ nhu cầu sinh hoạt trong cuộc sống. Người<br /> dân đã tạo nên các sản phẩm để phục vụ sinh hoạt hàng ngày như nồi, bát, cốc, những dụng cụ săn<br /> bắn…Sau đó dần dần phát triển thêm những sản phẩm trưng bày, trang sức. Sản phẩm đồ đồng thờ cúng<br /> cũng được phát triển từ tín ngưỡng thờ cúng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhu cầu thờ cùng cũng<br /> góp phần thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề thủ công trong đó đặc biệt là nghề đúc đồng. Những sản<br /> phẩm như bát nhang, lư hương, chân nến, tượng Phật…được các làng đúc đồng và các nghệ nhân tạo ra<br /> để phục vụ tín ngưỡng thờ cùng thiêng liêng của người Việt với kiểu dáng vô cùng đa dạng. Trong cả những<br /> giai đoạn mà sản phẩm gia dụng đồ đồng không còn thịnh hành thì sản phẩm đồ đồng thờ cùng vẫn được<br /> ưa chuộng.<br /> Tuy mỗi làng nghề, mỗi gia đình có nghề đúc đồng truyền thống sẽ có một bi quyết riêng để tạo dấu ấn cho<br /> sản phẩm song kỹ thuật đúc đồng nhìn chung vẫn theo những bước cơ bản. Đầu tiên là tạo mẫu, người thợ<br /> sẽ dùng đất sét hay thạch cao dẻo để tạo thành mẫu đã định sẵn. Bước thứ hai là tạo khuôn, dùng đất phù<br /> sa trộn đất sét, tro trâu và bông vụn đắp ngoài vật mẫu. Thứ ba, nấu chảy nguyên liệu: dùng đồng vụn và<br /> các hợp kim với tỉ lệ phù hợp đun nóng chảy và trộn lẫn với nhau. Tiếp theo là rót khuôn, đây là khâu khó<br /> nhất và đòi hỏi trình độ của tay nghề cao của người thợ. Bước cuối cùng là hoàn thiện sản phẩm, sau khi<br /> nguội, dỡ sản phẩm ra khỏi khuôn, mài, giũa, đục, chạm, tách và đánh bóng theo ý tưởng của nghệ nhân.<br /> <br /> Để sản phẩm mượt mà, sáng bóng không bị gờ, không lẫn đồng sóng hay đồng cháy phụ thuộc nhiều vào<br /> khả năng của những người thợ. Sản phẩm sau khi hoàn tất phải đồng sắc – đồng khí mới đạt yêu cầu kỹ<br /> thuật. Còn về tính nghệ thuật lại đòi hỏi cao trong khâu chế tác, những chi tiết chạm trổ hay tạo hình sản<br /> phẩm là yếu tố cốt lõi tạo thành giá trị nghệ thuật.<br /> Nhìn lại những tác phẩm nổi tiếng của lịch sử có thể thấy rõ sự phát triển của nghệ thuật đúc đồng mà sau<br /> này được nâng lên thành riêng ngành mỹ thuật đồ đồng ở Việt Nam. Trống đồng Ngọc Lũ là tác phẩm tiêu<br /> biểu của nghệ thuật đúc đồng từ thời kỳ Đông Sơn. Sản phẩm tiêu biểu cho thời nhà Nguyễn là Cửu đỉnh và<br /> Cửu vị thần công hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Hiện vật này cũng đã được<br /> Thủ tướng Chính Phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia trong đợt công nhận thứ nhất ngày 01/10/2012. Bên<br /> cạnh đó không thể không nhắc đến Tượng thánh Trấn Vũ bằng đồng đen đặt ở đền Quan Thánh, Hà Nội.<br /> Đây là bức tượng được đúc bằng đồng đen, cao 3.96 mét với chu vi 8 mét và nặng tới 4 tấn.<br /> Tuy có kích thước lớn như vậy nhưng tượng Tượng thánh Trấn Vũ không phải là pho tượng đồng lớn nhất.<br /> Pho tượng đồng lớn và đẹp nhất ở Việt Nam hiện nay là tượng Phật A Di Đà tại chùa Thần Quang. Pho<br /> tượng này do các nghệ nhân làng Ngũ Xã, Hà Nội đúc trong những năm 1949 -1952. Nếu tính cả tòa sen 96<br /> cánh, pho tượng này cao khoảng 5,5 mét; với trọng lượng 12 tấn.<br /> Qua lịch sử hàng nghìn năm kể từ khi xuất hiện cho đến nay, khắp trên dải đất hình chữ S đã có rất nhiều<br /> làng nghề đúc đồng phát triển. Các làng nghề này cũng tự tìm tòi và tạo hướng đi riêng biệt chuyên sâu của<br /> làng với những dòng sản phẩm chủ chốt như: gò đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh); đúc đồng Đền Cầu (Bắc<br /> Ninh) và Đông Mai (Văn Lâm, Hưng Yên); đúc đồng Huế; đúc lư hương Tân Hoà Đông và dát đồng tam khí<br /> Hoà Hưng (Thành phố Hồ Chí Minh) và các làng nghề khác thuộc các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Nam<br /> Định, Thanh Hoá…<br /> Chính những người thợ thủ công từ các làng nghề này đã mang tinh hoa nghề của họ đến đất Thăng Long<br /> để rồi hình thành làng đúc đồng Ngũ Xã - nổi tiếng hơn 500 năm qua. Vào thế kỷ thứ XIX, làng Ngũ Xã được<br /> coi là trung tâm đúc đồng lớn và nổi tiếng nhất cả nước.<br /> Hiện nay, các sản phẩm đúc đồng chủ yếu vẫn là những sản phẩm thờ cúng và đồ trưng bày. Đồ gia dụng<br /> bằng đồng không còn phổ biến và ít được người dân sử dụng. Mặc dù vậy, các làng nghề đúc đồng truyền<br /> thống trên cả nước trong đó đặc biệt có làng Ngũ Xã vẫn phát triển mạnh mẽ. Nghề đúc đồng cũng là một<br /> trong số ít những nghề truyền thống không những vẫn tồn tại mà còn ngày càng phát triển ở Việt Nam.<br /> Cũng chính vì thế mà mỹ thuật đồ đồng trở thành một loại hình riêng góp phần không nhỏ vào sự đa dạng<br /> của các loại hình mỹ thuật ở Việt Nam.<br /> <br /> Nguồn: Cinet.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2