intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

23
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa trình bày khái quát thực trạng chất lượng nguồn nhân lực du lịch; Những tồn tại trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch; Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa

  1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA Đặng Hoàng Giang(*) IMPROVING THE QUALITY OF TRAVEL TRAINING FOR HUMAN RESOURCES IN THE CONTEXT OF GLOBALIZATION Abstract Quality of human resources have an important role in the development of the national economy in the context of globalization. Tourism is one of the key economic sectors of Vietnam with more than 1.5 million employees. However, compared to standard of the international, the quality of human resources of the Vietnam is low. They have not met special requirements yet. There is lack of professional practice skills, soft skills, especially the ability to communicate in a foreign language. Basic reason is because the training is weakness. Improving the quality of training of tourism human resources is a pressing issue in the development strategy of Vietnam tourism. * Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Toàn cầu hóa xét về bản chất thì đó là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới. Toàn cầu hóa là xu thế khách quan gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng. Nền kinh tế Việt Nam cũng đã tham gia vào quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng sâu rộng. Theo lộ trình, đến cuối năm 2015 thì AEC chính thức được thành lập, khi đó sẽ xuất hiện sự dịch chuyển lao động giữa các quốc gia trong cộng đồng. Đặc biệt, du lịch là một trong số 8 ngành kinh tế được chú trọng liên kết đầu tiên khi AEC ra đời. Nếu lao động Việt Nam không nhanh chóng chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết thì rất có thể sẽ thua ngay trên sân nhà. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đang là vấn đề cấp bách trong chiến lược phát triển ngành du lịch của nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa. 1. Khái quát thực trạng chất lượng nguồn nhân lực du lịch Theo Báo cáo của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có 284 cơ sở tham đào tạo du lịch, gồm 62 trường Đại học, 80 trường Cao đẳng, 117 trường Trung cấp; 02 công ty đào tạo và 23 trung tâm, lớp đào tạo nghề. Ngoài ra, theo qui định, các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng có thể đào tạo các bậc đào tạo thấp hơn; cơ sở đào tạo du lịch chuyên nghiệp có thể tham gia đào tạo nghề, vì thế hiện nay các nước có 346 lượt cơ sở đào tạo tham gia đào tạo du lịch các cấp đào tạo từ công nhân bán lành nghề cho đến sau đại học. Hàng năm cả nước tuyển sinh và đào tạo khoảng 22.000 lượt học sinh, sinh viên cung cấp nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Tính đến nay, nhân lực ngành du lịch có khoảng hơn 1,5 triệu người, trong đó có hơn 460.000 lao động trực tiếp. Nhân lực có trình độ đào tạo sơ cấp, trung cấp và cao đẳng du lịch là lực lượng lao động trực tiếp phục vụ khách, cung cấp sản phẩm du lịch, chiếm 47,3% nhân lực được đào tạo, bằng 19,8% tổng nhân lực toàn Ngành. Nhân lực được đào tạo đại học và sau đại học về du lịch chiếm 7,4% số nhân lực có chuyên môn du lịch, bằng 3,2% tổng nhân lực. Số nhân lực có trình độ đại học và trên đại học về du lịch như trên là thấp so với nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Nhân lực trình độ dưới sơ cấp nghề (đào tạo (*) Khoa Quản trị Lữ hành – Hướng dẫn, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
  2. truyền nghề, dưới 3 tháng) chiếm 45,3% nhân lực có chuyên môn, bằng 19,4% tổng số nhân lực toàn Ngành.Ưu điểm của lao động ngành du lịch nước ta là tinh thần ham học hỏi, không ngại khó và luôn trau dồi kiến thức. Về cơ bản nguồn nhân lực này đã đáp ứng được nhu cầu của ngành dịch vụ nói chung. Tuy nhiên, trong bối cảnh của hội nhập, phát triển, canh tranh trên thế giới, đặc biệt trong khu vực dịch vụ cao cấp thì nhân lực du lịch Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu trong môi trường cạnh tranh cao. Điều này dẫn đến tình trạng phổ biến là tỷ lệ sinh viên thất nghiệp hoặc làm trái nghề ngày càng tăng trong khi các doanh nghiệp vẫn trong tình trạng “khát” nhân lực làm được việc hoặc tuyển dụng nhưng phải “đào tạo lại”. Những điểm yếu của nhân lực du lịch Việt Nam được chỉ ra là: chuyên môn nghiệp vụ yếu, thiếu kỹ năng mềm, kém ngoại ngữ, thiếu tự tin trong môi trường làm việc quốc tế, làm việc thiêu chuyên nghiệp, thiếu kiến thức lịch sử và văn hóa, tính kỷ luật lao động kém, thái độ phục vụ chưa chu đáoc… Đặc biệt, việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong công việc của nhân lực du lịch Việt Nam rất hạn chế. Cụ thể là: Bảng tỷ lệ lao động trực tiếp đáp ứng được nhu cầu du khách về khả năng ngoại ngữ (Nguồn: Tổng cục Du lịch) Ngoại ngữ Anh Pháp Trung Nhật Hàn Thái Tỷ lệ (%) 52 27 26 17 8 7 Tỷ lệ lao động sử dụng được ngoại ngữ trong công việc đa phần là tốt nghiệp ở các trường đào chuyên về ngoại ngữ. Do đó dẫn đến thực trạng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam hiện nay là: người giỏi ngoại ngữ thì không vững chuyên môn do không được đào tạo bài bản, người được đào tạo bài bản về chuyên môn thì kém ngoại ngữ. Khả năng sử dụng ngoại ngữ đang là rào cản lớn để lao động ngành du lịch nước ta có thể cạnh tranh tranh và hội nhập được với nguồn lao động của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Theo lộ trình thì đến cuối năm 2015 Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập càng đỏi hỏi lao động ngành du lịch Việt Nam phải có trình độ ngoại ngữ nhất định. 2. Những tồn tại trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch Có nhiều nguyên nhân khiến cho chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch của nước ta thấp. Một trong số đó là nguyên nhân từ nội dung cách thức của quá trình đào tạo. Hiện nay, công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch của nước ta nổi lên một số vấn đề bất cập như sau: Thứ nhất, các trường chưa chú trọng đến việc giáo dục thái độ nghề nghiệp cho sinh viên. Thái độ là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề hay một tình hình cụ thể. Thái độ quyết định phần lớn sự thành công, thay đổi thái độ sẽ thay đổi cuộc đời. Thái độ nghề nghiệp là sự phức hợp của nhân cách, được biểu hiện ở ý thức, tính cách, động cơ, tình cảm, ý chí… của chủ thể đối với hoạt động nghề nghiệp. Muốn thành công trong bất cứ công việc gì điều quan trọng là phải luôn có thái độ tích cực. Đặc biệt là trong ngành dịch vụ, ngành mà tạo ra lợi nhuận dựa trên việc tương tác giữa con người với con người để tạo ra lợi nhuận thì càng cần phải chú trọng đến thái độ. Trong chương trình mỗi môn học hiện nay nhiều trường đã xác định rõ nhưng mục tiêu cụ thể về kiến thức – kỹ năng – thái độ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thì đa số các trường mới chỉ chú trọng đến việc cung cấp kiến thức cho người học, mục tiêu về kỹ năng và thái độ ít được quan tâm. Chỉ một số môn học, bài học nhất định thì giáo viên lồng ghép việc giáo dục thái độ nghề nghiệp cho người học. Việc thực hiện mục tiêu thái độ trong chương trình học chưa đạt kết quả cao.
  3. Thứ hai, thời lượng và cách thức rèn luyện kỹ năng thực hành nghề chưa phù hợp. Kỹ năng thực hành nghề là những kỹ năng cần thiết không chỉ để có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức. Trong chương trình đào tạo, thời lượng học thực hành quá ít do kinh phí thực hành lớn và nhà trường thiếu trang thiết bị cần thiết. Đối với hệ đào tạo đại học thì sự chênh lệch giữa lý thuyết và thực hành rất lớn. Trong suốt quả trình đào tạo (3 năm đối với cao đẳng, 4 năm đối với đại học) sinh viên chỉ được đi kiến tập 1 tháng và thực tập 2 đến 4 tháng tại cơ sở nhưng hiệu quả không cao. Vì sinh viên phải tự liên hệ cơ sở thực tập, nhà trường không có bất kỳ sự trao đổi nào với cơ sở tiếp nhận sinh viên thực tập (ngoài việc viết giấy giới thiệu sinh viên đến cơ sở thực tập) và không bám sát quá trình thực tập của sinh viên. Giữa nhà trường và cơ sở tiếp nhận sinh viên thực tập không có thỏa thuận nào về quyền lợi và trách nhiệm đối với việc hướng dẫn sinh viên thực tập. Do vậy, tình trạng cơ sở tiếp nhận sinh viên thực tập không phân công người hướng dẫn thực tập, không giao nhiệm vụ cụ thể mà chỉ phân công thực tập ở phòng này, phòng kia diễn ra rất phổ biến. Ngoại trừ một số trường hợp sinh viên nhờ mối quan hệ thân quen hoặc may mắn gặp được người hướng dẫn nhiệt tình thì có cơ hội được tham gia vào các công việc cụ thể. Cách làm này khiến cho không ít sinh viên bị rơi vào cảnh “đem con bỏ chợ”, thực tập nhưng không được thực hành mà chỉ “cưỡi ngựa xem hoa”. Thứ ba, đào tạo kỹ năng mềm như là một hệ thống các môn học chính thống hay các hoạt động bổ trợ nâng cao kỹ năng mềm chưa được chú trọng. Kỹ năng mềm là điều kiện cần để giúp sinh viên ra trường có thể làm việc với tính chuyên nghiệp cao, quản trị hiệu quả, tinh thần hợp tác phù hợp với các hoạt động hội nhập. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thế giới thì: để thành đạt trong công việc và cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%. Đặc biệt, đối với lao động trong ngành du lịch thì càng đòi hỏi phải có kỹ năng mềm thành thục. Du lịch thuộc lĩnh vực dịch vụ mà bản chất của dịch vụ là con người (người lao động) trực tiếp phục vụ con người (khách du lịch) nhằm thu lợi nhuận. Hiện nay trong hệ thống các trường đại học và cao đẳng của Việt Nam chỉ có một số ít trường chú trọng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên. Một số trường đã đưa kỹ năng mềm vào giảng dạy thành nhiều môn học chính thống trong chương trình học. Còn lại, việc đào tạo kỹ năng mềm của đa số các trường khác mới chỉ dừng lại ở mức tổ chức sinh hoạt ngoại khóa không bắt buộc, đan xen trong một số môn học hoặc hoạt động của các câu lạc bộ sinh viên. Điều đó cho thấy việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên chưa được quan tâm đúng mức. Sinh viên ra trường thiếu những kỹ năng mềm thiết yếu như: kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc đồng đội, kỹ năng quản trị toàn cầu và quản trị chuỗi giá trị đặc thù của ngành… Thứ tư, vấn đề nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên không thật sự hiệu quả. Số lượng sinh viên/lớp học đông, thời lượng học ít nên sinh viên ít có cơ hội được thực hành. Thêm vào đó, việc nhiều giáo viên dạy ngoại ngữ vẫn theo lối mòn, chú trọng đến các kỹ năng đọc, viết ít quan tâm đến kỹ năng nghe và nói. Điều này dẫn đến hậu quả là người lao động viết tốt, đọc hiểu nhưng không thể giao tiếp được. Thứ năm, các môn học cung cấp kiến thức về lịch sử, văn hóa thường bị coi nhẹ hơn các môn học chuyên ngành. Một trong những mục đích phổ biến củacon người khi đi du lịch là khám phá các đặc trưng văn hóa ở những vùng đất khác nhau. Người mà du khách tiếp xúc đầu tiên và nhiều nhất khi đến tham quan ở bất kỳ quốc gia nào đó chính là những lao động trực tiếp trong ngành du lịch. Những lao động này là người đại diện của mỗi quốc gia nên họ được coi là cầu nối giữa các quốc gia. Vì vậy, lao động trong ngành du lịch dù trực tiếp hay gián tiếp cũng rất cần phải am hiểu kiến thức lịch sử, văn hóa của dân tộc mình cũng như các dân tộc khác để quá trình giao tiếp được thành công. Do là những môn học lý thuyết nên các lớp học thường bị ghép khiến cho số lượng sinh viên/lớp quá đông (có khi lên tới 120 sinh viên/lớp), hình thức kiểm tra tự luận hiệu quả chưa cao, thời lượng môn học ít… Ví dụ, môn Tiến trình lịch sử Việt Nam từ thời kỳ nguyên thủy đến năm 1986, hơn 4000 năm lịch sử sinh viên chỉ được học
  4. trong thời lượng từ 45 đến 60 tiết, môn Cơ sở văn hóa Việt Nam (tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội, diễn xướng dân gian, các vùng văn hóa…) sinh viên cũng chỉ được học trong thời gian 60 tiết. 3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa Để nâng cao chất lượng, tăng tính cạnh tranh và sự thích nghi của nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, chúng ta cần phải xác định và thực hiện rmục tiêu đào bám sát với nhu cầu của xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, có thể xác định mục tiêu đào tạo bao gồm các yếu tố sau: Mục tiêu đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Trong đó, mục tiêu về thái độ nghề nghiệp giữ vai trò nền tảng; mục tiêu về kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành ngoại ngữ, kiến thức chuyên môn sâu và kỹ năng thực hành nghiệp vụ giữ vai trò cốt lõi. Bởi lẽ, thái độ nghề nghiệp là một trong những phẩm chất quan trọng của người lao động, chỉ khi nào con người có được những nhận thức đúng đắn, đầy đủ về nghề nghiệp thì mới hình thành nên những tình cảm sâu sắc, gắn bó với nghề. Thái độ nghề nghiệp tốt sẽ tạo ra những động lực mạnh mẽ, bền vững và nhờ đó người lao động mới khắc phục được những khó khăn trở ngại trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, có khả năng lao động sáng tạo, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu để hoàn thành nhiệm vụ của mình và không ngừng nâng cao chất lượng nghề nghiệp. Một số giải pháp thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch: Đối với mục tiêu thái độ nghề nghiệp: nhà trường cần phải đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, nâng cao nhận thức cho sinh viên về bản chất của ngành học, tính chất công việc sau, cơ hội việc làm cũng như những thách thức để sinh viên không bị hoang mang và xác định được động cơ học tập. Quá trình “giác ngộ” này này phải được thực liện ngay từ những ngày đầu tiên đến trường và phải thực hiện liên tục trong quá trình giảng dạy các môn học thuộc ngành, thông qua các buổi tọa đàm, giao lưu với các chuyên gia, doanh nghiệp... để sinh viên có được tâm thế sẵn sàng tham gia vào công việc ngay sau khi tốt nghiệp. Đối với mục tiêu về kiến thức chuyên môn sâu và kỹ năng thực hành nghiệp vụ: - Xác định mục tiêu kiến thức cụ thể cho từng hệ đào tạo (trung cấp chính qui, trung cấp nghề, cao đẳng chính qui, cao đẳng nghề, đại học, cao học…) để định hướng và phân loại lao động; cân đối hợp lý giữa thời gian học lý thuyết với thời gian học thực hành của từng hệ đào tạo;
  5. - Xây dựng chương trình môn học đảm bảo sự hài hòa giữa khối kiến thức chuyên ngành và khối kiến thức bổ trợ; - Tăng cường trao đổi học liệu, kinh nghiệm đào tạo, liên kết đào tạo với các quốc gia có ngành du lịch phát triển; hoàn thiện, đổi mới hệ thống giáo trình với những nội dung cập nhật, bắt kịp với sự phát triển của thế giới; - Đẩy mạnh sự liên kết với doanh nghiệp, trước mắt cần phải có cơ chế về trách nhiệm, quyền hạn cũng như lợi ích của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo hay tiếp nhận sinh viên thực tập; tăng cường gặp gỡ trao đổi giữa nhà trường và doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt nhu cầu và định hướng đào tạo; mời các doanh nghiệp cùng tham gia vào công tác xây dựng chương trình môn học, biên soạn giáo trình phục vụ giảng dạy; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực. - Thay đổi cách thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên: áp dụng biện pháp đánh giá thực (đánh giá sự thực hiện) - một hình thức đánh giá trong đó người học được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ thực sự diễn ra trong cuộc sống, đòi hỏi phải vận dụng một cách có ý nghĩa những kiến thức, kĩ năng thiết yếu (J. Mueler). Với cách đánh giá này sẽ đảm bảo người học vừa phải hiểu rõ lý thuyết vừa phải có kỹ năng giải quyết được vấn đề trong thực tế; áp dụng đánh giá theo các tiêu chuẩn nghề quốc gia (VTOS), khu vực; - Đưa hệ thống các môn học kỹ năng mềm cần thiết vào chương trình học chính thống. Tùy từng đối tượng học, ngành học khác nhau sẽ xây dựng nội dung đào tạo cụ thể. Một số kỹ năng cần được đưa vào đào tạo như: kỹ năng học và tự học, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc, kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (chú ý đến giao tiếp liên văn hóa), kỹ năng làm việc đồng đội, kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả… Trước mắt, nếu chưa đưa vào thành chương trình học chính thống thì có thể tổ chức thành các khóa học bổ trợ và coi đó như là hoạt động rèn luyện bắt buộc đối với mỗi sinh viên. Nhà trường nên hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng để mở những lớp kỹ năng mềm và khuyến khích sinh viên tham gia tích cực. Đối với mục tiêu rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ: nhà trường cần đổi mới căn bản, toàn diện công tác đào tạo ngoại ngữ gắn với nhiệm vụ “dạy ngoại ngữ theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học”; đổi mới tư duy, nhận thức về dạy ngoại ngữ từ việc xác định mục tiêu học tập dựa theo nội dung (content objectives) sang mục tiêu thể hiện (performance objectives); xây dựng chuẩn đầu ra cho từng đối tượng, giảm bớt số lượng sinh viên/lớp học và tăng cường các trang thiết bị dạy học hiện đại./. Tài liệu tham khảo 1. Đặng Thị Phương Anh, Giải pháp nâng cao khả năng ngoại ngữ của nhân lực du lịch Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia Nguồn nhân lực và phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận (2013), Nxb Hồng đức. 2. Nguyễn Đức Chính (2012), Đánh giá thực kết quả học tập trong giáo dục Đại học và đào tạo nguông nhân lực, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3. 3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Du lịch, trang http://www.ncseif.gov.vn 4. Hội thảo đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội, trang http://huc.edu.vn 5. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011 – 20120, trang http://ptnlvn.gov.vn
  6. TÓM TẮT Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Nền kinh tế Việt Nam cũng đã tham gia vào quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng sâu rộng. Nếu lao động Việt Nam không nhanh chóng chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết thì rất có thể sẽ thua ngay trên sân nhà. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đang là vấn đề cấp bách trong chiến lược phát triển ngành du lịch của nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bài viết của chúng tôi bàn về vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh toàn cầu hoá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2