intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam góp phần phát triển kinh tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

15
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết dựa trên nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan ban ngành và sử dụng cách tiếp cận định tính thông qua phương pháp thống kê mô tả, đồng thời dựa trên các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, cụ thể dựa trên ba chỉ tiêu: trạng thái sức khỏe, trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của nhân lực nhằm đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam kể từ năm 2010 đến nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam góp phần phát triển kinh tế

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA VIỆT NAM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TS. Lê Thị Mai Hương TÓM TẮT Bài viết dựa trên nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan ban ngành và sử dụng cách tiếp cận định tính thông qua phương pháp thống kê mô tả, đồng thời dựa trên các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, cụ thể dựa trên ba chỉ tiêu: trạng thái sức khỏe, trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của nhân lực nhằm đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam kể từ năm 2010 đến nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể kể từ năm 2010 cho đến nay. Cụ thể trạng thái sức khỏe của nhân lực đã có sự cải thiện đáng ghi nhận song cân nặng và chiều cao của nhân lực vẫn còn thấp khi so với các quốc gia trong khu vực. Đồng thời, trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhân lực cũng có sự gia tăng đáng kể, song vẫn còn khá thấp so với yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế. Từ khóa: chất lượng, phát triển kinh tế, nguồn nhân lực, nâng cao ABSTRACT IMPROVE THE QUALITY OF VIETNAM'S HUMAN RESOURCES CONTRIBUTION TO ECONOMIC DEVELOPMENT The article is based on secondary data which is collected from agencies and departments and uses a qualitative approach through descriptive statistics. At the same time the article is based on criteria for assessing the quality of human resources, Specifically, based on three criteria: health status, cultural level and professional qualifications of human resources in order to evaluate the quality of human resources in Vietnam since 2010 until now. Research results show that the quality of human resources in Vietnam has increased significantly since 2010 until now. Specifically, the health status of human resources has significantly improved, but the weight and height of human resources are still low when compared to other countries in the region. At the same time, the cultural and technical qualifications of human resources have also increased significantly, but they are still quite low compared to the requirements set out in the current period. On that basis, the article proposes some recommendations to improve the quality of human resources for economic development. Keywords: quality, economic development, human resources, improvement 1. MỞ ĐẦU Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, đây được xem là tài sản quan trọng nhất của bất kỳ quốc gia nào (Theodore W.Schultz, 1961). Một quốc gia không thể phát triển nếu chỉ có nguồn nhân lực nghèo nàn, hay nói cách khác sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia chỉ có thể thực hiện được khi việc phát triển nguồn nhân lực được quan tâm và chú trọng (Frederick Harbison và cộng sự, 1964). Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục xác định: “phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”; “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá 143
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” chiến lược…”, “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục đào tạo” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011). Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều thay đổi và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 dự kiến đem lại những bước đột phá về công nghệ và tác động đến nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội của tất các quốc gia. Đây được xem là cơ hội lớn để Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về thị trường lao động. Chính vì vậy nguồn nhân lực được xem là nguồn lực quan trọng, là tiền đề vững chắc và là nhân tố quyết định đến tốc độ phát triển kinh tế-xã hội, tăng năng suất lao động của đất nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là động lực để phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê thì đến hết năm 2020 tổng dân số của Việt Nam đạt 97.582.700 người, trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 54.842.937 người, chiếm 56,2% trong tổng số nhân lực của cả nước. Đây là nhóm tuổi có tiềm năng tiếp thu được những tri thức mới, kỹ năng mới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động của Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này tập trung đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm làm cơ sở đề xuất kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực Mai Quốc Chánh và Trần Xuân Cầu (2003) : chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bên trong của nguồn nhân lực. Vũ Bá Thế (2005): chất lượng nguồn nhân lực là giá trị con người, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề nghiệp, làm cho con người trở thành người lao động có những năng lực và phẩm chất đạo đức, đáp ứng được những yêu cầu to lớn và ngày càng gia tăng của sự phát triển kinh tế xã hội. Vũ Hồng Liên (2013): chất lượng nguồn nhân lực là toàn bộ năng lực của lực lượng lao động được biểu hiện thông qua ba mặt: thể lực, trí lực, tinh thần. Ba mặt này có quan hệ chặt chẽ với nhau cấu thành chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, thể lực là nền tảng, là phương tiện để truyền tải thi thức. Trí tuệ là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực, ý thức tác phong làm việc là yếu tố chi phối hoạt động chuyển hóa của thể lực trí tuệ thành thực tiễn. 2.2 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Theo nhiều tác giả, điển hình như Mai Quốc Chánh và Trần Xuân Cầu (2005), Vũ Lồng Liên (2013) nêu các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực bao gồm: Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực: Sức khỏe của nguồn nhân lực là trạng thái thoải mái về thể chất cũng như tinh thần của con người. Để phản ánh điều đó có nhiều chỉ tiêu biểu hiên như: Tiêu chuẩn đo lường về chiều cao, cân nặng, các giác quan nội khoa, ngoại khoa, thần kinh, tâm thần, tai, mũi, họng…Bên cạnh đó việc đánh giá trạng thái sức khỏe còn thể hiện thông qua các chi tiêu: tỷ lệ sinh, chết, biến động tự nhiên, tuổi thọ trung bình, cơ cấu giới tính… Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hoá của nguồn nhân lực: Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực được thể hiện thông qua các quan hệ tỷ lệ: - Số lượng và tỷ lệ biết chữ - Số lượng và tỷ người qua các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, cao đẳng, đại hoc, trên đại học,… 144
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Đây là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực cũng như trình độ phát triển của kinh tế xã hội Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực: Trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó. Đó cũng là trình độ được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp, chính quy. Các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật như: - Số lượng lao động được đào tạo và chưa qua đào tạo - Cơ cấu lao động được đào tạo: + Cấp đào tạo + Công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn + Trình độ đào tạo( cơ cấu bậc thợ..) 2.3 Phương pháp nghiên cứu Bài viết này tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu định tính thông qua phương pháp phân tích mô tả số liệu thống kê. Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan ban ngành, trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2020 và một số kết quả tính toán từ các nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn dữ liệu cụ thể về chiều cao và cân nặng của người Việt Nam và một số quốc gia năm 2020, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết của Việt Nam và thế giới, tỷ lệ biết chữ và trình độ học vấn của người Việt Nam và các quốc gia trong khu vực ASEAN năm 2020 (%); Tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo theo các nhóm tuổi ở Việt Nam (%); Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (%); Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo năm 2020 phân theo giới tính, khu vực và vùng miền (ĐVT: %) được thu thập từ Ngân hàng thế giới (World Bank), Tổ chức Lao động thế giới (ILO), Tổng cục Thống kê. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hiện trạng sức khỏe của nguồn nhân lực Việt Nam Chất lượng của nguồn nhân lực được thể hiện qua chỉ tiêu quan trọng đầu tiên là sức khỏe. Trong đó, chỉ tiêu cân nặng và chiều cao là một trong những chỉ tiêu phổ biến để đo lường sức khỏe nói chung. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê và Viện Dinh dưỡng quốc gia ở bảng 1 cho thấy năm 2020 chiều cao trung bình nam giới Việt Nam hiện tại là 168 cm, của nữ là 156 cm. Dựa vào khảo sát 10 năm 2019 – 2020, thì kết quả này đã có những chuyển biến tích cực. Chiều cao trung bình của nam và nữ ở Việt Nam hiện tại cao hơn cùng kỳ 10 năm trước khoảng 3cm. Cân nặng của người Việt Nam đạt trung bình 61,2 kg đối với nam và 54 kg đối với nữ. Mặc dù chiều cao và cân nặng của người Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, song so với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới thì chiều cao và cân nặng của người Việt Nam vẫn còn thấp. Như vậy, về cơ bản, thể chất của người lao động Việt Nam đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với các quốc gia trong khu vực, thể hiện ở các khía cạnh tầm vóc, sức khoẻ, sức bền, khả năng chịu áp lực… 145
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Bảng 1: Chiều cao và cân nặng của người Việt Nam và một số quốc gia năm 2020 Nam Nữ Quốc gia Chiều Cân Chiều Cân cao (m) nặng (kg) cao (m) nặng (kg) Việt Nam 1,68 61,2 1,56 54,0 Malaysia 1,68 71,5 1,57 64,0 Thái Lan 1,71 69,8 1,59 63,3 Trung Quốc 1,75 73,5 1,63 62,2 Lào 1,62 59,5 1,53 53,7 Nguồn: https://vntoworld.com/chieu-cao-trung-binh-cua-cac-nuoc-tren-the-gioi/ Ngoài chỉ tiêu cân nặng và chiều cao thì chỉ tiêu tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tuổi thọ trung bình cũng được sử dụng để phán ánh sức khỏe của nguồn nhân lực. Theo số liệu công bố của Worldbank ở bảng 2 cho thấy tỷ lệ sinh ở Việt Nam năm 2010 đạt 17%/1000 người và có xu hướng giảm xuống đến năm 2020 tỷ lệ sinh đạt 16%/1000 người. Tỷ lệ chết ở Việt Nam năm 2010 là 6%/1000 người và duy trì tỷ lệ này đến năm 2020. Tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết ở Việt Nam đều thấp hơn so với trung bình chung của thế giới. Chỉ tiêu tuổi thọ trung bình thì năm 2010 người Việt Nam đạt trung bình 73 tuổi và tăng lên 73,7 tuổi vào năm 2020. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam có xu hướng tăng kể từ năm 2010 trở lại đây và người Việt Nam có tuổi thọ trung bình cao hơn so với tuổi thọ trung bình chung của thế giới. Bảng 2: Tuổi thọ trung bình, tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết của Việt Nam và thế giới Tỷ lệ sinh thô Tỷ lệ chết thô Tuổi thọ trung bình Năm /1000 người /1000 người ( năm) Năm 2010: Việt Nam 17 6 73 Trung bình TG 20 8 71 Năm 2015: Việt Nam 17 6 73,2 Trung bình TG 19 8 72 Năm 2020: Việt Nam 16 6 73,7 Trung bình TG 18 8 73 Nguồn: https://data.worldbank.org/indicator/SP.DYN.CBRT.IN?view=chart Nhìn chung, hiện trạng sức khỏe của nhân lực Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể trong những năm vừa qua, đặc biệt chỉ tiêu cân nặng và chiều cao đã có sự tăng trưởng rõ rệt và tuổi thọ của người Việt Nam đạt khá cao so với mức trung bình chung của thế giới. 3.2 Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực Việt Nam Trình độ văn hóa là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông không chỉ về lĩnh vực tự nhiên mà còn bao gồm cả lĩnh vực xã hội. Ở một mức độ cho phép nhất định nào đó thì trình độ văn hoá của dân cư thể hiện mặt bằng dân trí của một quốc gia (Vũ Hồng Liên, 2013). Theo số liệu công bố của Worldbank được thể hiện qua bảng 3 thì tỷ lệ biết chữ của người dân Việt Nam đạt 96%, tỷ lệ này khá cao so với các quốc gia trong khu vực và so với trung bình chung của thế giới (87%). 146
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Bảng 3: Tỷ lệ biết chữ và trình độ học vấn của người Việt Nam và các quốc gia trong khu vực ASEAN năm 2020 (%) Trình độ văn hóa Tỷ lệ Dưới Mức Quốc gia Mức cơ Mức trung Mức nâng biết chữ mức không bản bình cao cơ bản xác định Brunei 97 4,4 16,5 58 21,2 Campuchia 81 32,8 43,2 7,5 6,0 10,5 Indonesia 96 12,33 45,79 31,24 10,64 Laos 85 9,9 55,8 21 13,2 0,1 Malaysia 95 2,7 30,5 43,5 23,4 Myanma 89 21,6 60,9 8,5 9,0 Philippines 96 1,4 68,7 4,9 25,0 Singapore 97 23,6 38,5 9,67 49,87 Thailand 94 12,46 50,13 25,27 12,14 VietNam 96 12,34 50,41 25,24 12,01 Nguồn: Số liệu về tỷ lệ biết chữ được thu thập từ: https://data.worldbank.org/indicator/SE.ADT.LITR.ZS?view=chart Số liệu về tỷ lệ người học qua các cấp được thu thập từ: https://ilostat.ilo.org/topics/population-and-labour-force/ Ngoài tỷ lệ biết chữ thì trình độ học vấn của nhân lực còn được thể hiện qua số lượng và tỷ người qua các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, cao đẳng, đại hoc, trên đại học. Theo tiêu chuẩn phân loại trình độ giáo dục quốc tế (ISCED) của UNESCO thì trình độ học vấn được chia thành 5 mức: dưới mức cơ bản, mức cơ bản, mức trung bình, mức nâng cao và mức không được nêu. Trong đó, dưới mức cơ bản cho giáo dục mầm non, mức cơ bản là ở mức giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, mức trung bình là cho trung học bậc cao (bên giáo dục phổ thông là trung học phổ thông, còn nhánh theo hướng nghề là trung học nghề, mức nâng cao từ đại học trở lên. Tại Việt Nam 50,41% nhân lực có trình độ đạt mức cơ bản tức là ở mức giáo dục tiểu học và trung học cơ sở là chủ yếu, 12,34 % nhân lực có trình độ văn hóa dưới mức cơ bản, trình độ văn hóa ở mức trung bình đạt 25,24% và trình độ văn hóa ở mức nâng cao của nhân lực chỉ đạt 12,01%. Trình độ nhân lực ở mức nâng cao của Việt Nam vẫn còn kém xa các nước Singapore, Malaysia, Brunei. Nhân lực Việt Nam có trình độ văn hóa thấp là do đất nước có xuất phát điểm thấp, chịu hậu quả từ hai cuộc chiến tranh lớn nên việc xây dựng và phát triển đất nước còn nhiều khó khăn, ngoài ra việc đầu tư cho giáo dục ở Việt Nam còn thấp và chưa được chú trọng. Như vậy, trình độ văn hóa của nhân lực Việt Nam đã được nâng cao rõ rệt và được thể hiện qua tỷ lệ biết chữ cao, trình độ văn hóa cũng được cải thiện ở các mức. Tuy nhiên, trình độ văn hóa của nhân lực ở mức cơ bản vẫn chiếm tỷ lệ lớn và ở mức nâng cao còn thấp. Bên cạnh đó chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền, địa phương của nguồn nhân lực chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu của xã hội. 3.3 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực Việt Nam Trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó. Đó cũng là trình độ được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp, chính quy. Trình độ chuyên độ kỹ thuật cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nguồn nhân lực. Trong đó, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo phản ánh rõ nét trình độ chuyên môn 147
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” kỹ thuật của nhân lực. Theo số liệu công bố từ Báo cáo điều tra Lao động và việc làm năm 2020, trong tổng số 54,82 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của cả nước, chỉ có khoảng 13,2 triệu người đã được đào tạo, chiếm khoảng 24,05% tổng lực lượng lao động. Hiện cả nước có hơn 41,6 triệu người (chiếm khoảng 76,0 % lực lượng lao động) chưa được đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định. Như vậy, nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Bảng 4: Tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo theo các nhóm tuổi ở Việt Nam (%) Độ tuổi Năm 2010 Năm 2015 Năm 2019 Năm 2020 Tổng số 14,7 20,4 22,8 24,05 15-19 1,5 1,8 1,3 1,15 20-24 15,9 29,1 25 23,53 25-29 24,1 33,9 37 37,91 30-34 20 30,1 34,8 36,31 35-39 14 22,5 30,7 32,41 Nguồn: Tổng cục thống kê Số liệu ở bảng 4 cho thấy tỷ lệ lao động ở Việt Nam năm 2010 đạt 14,7% và tăng dần qua các năm, đến năm 2020 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 24,05%. Trong đó, nhóm tuổi từ 25-29 đạt tỷ lệ đã qua đào tạo cao nhất đạt 37,91% và nhóm tuổi 30-34 tuổi đạt tỷ lệ đã qua đào tạo 36,31%. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam mặc dù đã tăng nhưng tỷ lệ vẫn còn thấp. Nguyên nhân được xác định là do hệ thống chính sách chưa đồng bộ, triển khai chậm; giáo dục và đào tạo chưa gắn kết với nhu cầu; chính sách tiền lương chưa tạo được động lực; các loại hình bảo hiểm xã hội chậm phát triển; thiếu các quy định quản lý loại hình lao động phi chính thức; các định chế trung chưa phát triển; và hệ thống thông tin trên thị trường lao động chưa được phát triển đầy đủ (Hiệp hội giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam , 2021). Về cơ cấu lao động đã qua đào tạo của Việt Nam phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật được thể hiện cụ thể qua bảng 5. Trong tổng số lao động đã qua đào tạo thì đào tạo theo trình độ dạy nghề chỉ chiếm 4,71%, trình độ trung cấp chuyên nghiệp chiếm 4,4%, đào tạo ở trình độ cao đẳng chiếm 3,82% và trình độ đại học trở lên chiếm 11,12%. Bảng 5: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (%) Tỷ lệ lao động phân theo Năm 2010 Năm 2015 Năm 2019 Năm 2020 trình độ chuyên môn kỹ thuật TỔNG SỐ 14,7 20,4 22,8 24,05 Dạy nghề 1,9 3,3 3,7 4,71 Trung cấp chuyên nghiệp .. 5,4 4,7 4,4 Cao đẳng 2 3 3,8 3,82 Đại học trở lên 5,6 8,7 10,6 11,12 Nguồn: Tổng cục thống kê Ngoài ra, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo theo giới tính, khu vực và các vùng miền được trình bày cụ thể qua bảng 6 sau đây: 148
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Bảng 6: Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo năm 2020 phân theo giới tính, khu vực và vùng miền ( ĐVT: %) Tổng Sơ Trung Cao Đại học Nơi cu trú/Vùng số cấp cấp đẳng trở lên Cả nước 24,05 4,7 4,4 3,8 11,1 + Nam 26,9 8,3 4,8 3,3 10,5 + Nữ 20,9 0,7 3,9 4,4 11,8 + Thành thị 39,7 6,1 5,9 5,6 22,1 + Nông thôn 16,3 4,0 3,7 2,9 5,7 Các Vùng: Trung du và miền núi phía bắc 20,5 4,3 5,1 3,5 7,5 Đồng bằng Sông Hồng 32,6 6,2 6,0 5,2 15,2 + Trong đó, Hà Nội 44,8 6,6 6,9 6,3 24,9 Bắc Trung bộ và duyên hải miền 22,7 4,5 4,6 4,0 9,5 Trung 16,9 4,0 3,1 2,3 7,4 Tây Nguyên 29,5 5,1 3,8 4,5 16,2 Đông Nam Bộ 38,7 4,6 4,0 6,1 23,9 + Trong đó, TP.Hồ Chí Minh 14,9 3,4 2,7 2,0 6,8 Đồng bằng Sông Cửu Long Nguồn: Báo cáo điều tra Lao động và việc làm năm 2020 Theo số liệu ở bảng trên cho thấy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở nam đạt 26,9% cao hơn so với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở nữ là 20,9%; Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở thành thị đạt 39,7% cao hơn so với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở nông thôn là 16,3%. Đối với tỷ lệ lao động theo các vùng miền thì lệ lao động đã qua đào tạo ở vùng Đồng bằng sông Hồng đạt cao nhất (32,6%), trong đó Hà Nội là địa phương có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất cả nước (44,8%), tiếp theo là vùng Đông Nam bộ có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đứng vị trí thứ hai với tỷ lệ 29,5% và thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất vùng với tỷ lệ 38,7%. Vùng có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp nhất cả nước là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (14,9%). Như vậy, qua phân tích nêu trên có thể nhận thấy trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, đặc biệt tỷ lệ lao động đã qua đào tạo vẫn còn thấp và có sự chênh lệch đáng kể giữa các nhóm tuổi, giới tính và các vùng miền trong cả nước. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội. Đối với Việt Nam chất lượng nguồn nhân lực đã được cải thiện đáng kể và được thể hiện thông qua sự gia tăng về quy mô lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có kỹ năng lao động và có sức khỏe lẫn tuổi thọ ngày một nâng cao. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta vẫn còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với lực lượng lao động của cả nước, đồng thời chất lượng của lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Do vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần phát triển kinh tế, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị như sau: Đối với vấn đề sức khỏe của nhân lực: Chính phủ và các bộ ngành có liên quan cần đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động trên cơ sở xây dựng khung chính sách quốc gia về sức khỏe người lao động có xem xét tới các công ước lao động quốc tế và bao gồm: ban hành pháp luật; thiết lập cơ chế phối hợp liên ngành trong các hoạt động; huy động nguồn lực để bảo vệ và nâng cao sức 149
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” khỏe người lao động; tăng cường vai trò và năng lực của Bộ Y tế; Bộ Lao động, lồng ghép các mục tiêu và hành động đối với sức khỏe người lao động vào các chiến lược y tế quốc gia. Các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, phối hợp với ngành y tế triển khai các chương trình sức khỏe tại địa phương, tuyên truyền vận động làm cho mỗi người dân, người lao động hiểu và tự giác tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại gia đình và cộng đồng. Người sử dụng lao động cần quan tâm, hỗ trợ nâng cao sức khỏe hàng năm cho lao động thông qua các chế độ chăm sóc sức khỏe định kỳ, đảm bảo an toàn lao động và an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp. Đối với trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhân lực: Chính phủ cần dành sự đầu tư lớn hơn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư mạnh mẽ cho phát triển lực lượng lao động có kỹ năng thông qua nâng cao chất lượng đào tạo nghề, cùng với cơ chế, chính sách sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của dạy nghề trong chiến lược phát triển nhân lực của đất nước, hoàn thiện cơ chế, chính sách về dạy nghề, học nghề; Đổi mới cơ cấu hệ thống dạy nghề trên cơ sở khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ năng nghề phù hợp với đất nước, xu thế các nước trong khu vực và trên thế giới; gắn kết giữa dạy nghề với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Chính phủ và các Bộ ngành liên quan cần triển khai cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy và học theo hướng hiện đại, đón đầu sự phát triển của xã hội, hội nhập với khu vực và thế giới, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của thành phố. Ðối với các trường đào tạo các ngành nghề trọng điểm và các chương trình 'đào tạo có địa chỉ', cần đầu tư theo chuẩn các nước tiên tiến. Mặt khác, bằng cách tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng các trường dạy nghề chất lượng cao, đổi mới trang thiết bị dạy học, thí nghiệm, thực hành, xưởng trường, xây dựng ký túc xá… Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, nhất là với những nước thành công trong phát triển đào tạo ở khu vực và trên thế giới. Tích cực vận động, thu hút nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA cho đào tạo. Hợp tác với các nước trong khu vực để tiến tới công nhận kỹ năng nghề giữa các nước, tích cực tham gia vào các hoạt động của khu vực và thế giới để giao lưu và học hỏi kinh nghiệm về lĩnh vực lao động. Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các trung tâm dạy nghề với các đơn vị sản xuất, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố nhằm nâng dần tính tương thích giữa đào tạo và sử dụng lao động. Trên cơ sở này, thành phố sẽ đưa ra dự báo về nhu cầu nhân lực cho từng giai đoạn và thậm chí cho từng năm. Hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước và ngoài nước về nhu cầu lao động trong từng ngành nghề và cung cấp cơ sở vật chất đào tạo cho các trường để sinh viên có điều kiện thực tập. Đối với người lao động cần thay đổi tư duy và tầm nhìn trong quá trình chọn nghề và tham gia các chương trình đào tạo theo hướng đủ khả năng tham gia các thị trường lao động khu vực và quốc tế. Điều này trước hết là sẽ mang lại lợi ích lớn cho người lao động, vì với trình độ và năng lực cao, họ có nhiều cơ hội lựa chọn cơ hội việc làm với mức lương cao hơn, đồng thời góp phần dần cải thiện chất lượng cạnh tranh cho phân khúc lao động chất lượng cao. 150
  9. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Mai Quốc Chánh và Trần Xuân Cầu (2003). Giáo trình kinh tế lao động. Trường ĐH Kinh tế quốc dân, NXB Lao động – xã hội 2. Hiệp hội giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam (2021). Tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp còn thấp. Theo baodautu.vn, https://vavet.vn/ty-le-lao-dong- qua-dao-tao-co-chung-chi-bang-cap-con-thap-n18342.html. (tạp chí online) 3. Vũ Hồng Liên (2013). Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của chi nhánh công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường. Đại học Lao động – xã hội. (luận văn) 4. Vũ Bá Thế (2005). Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam. NXB Lao động xã hội, Hà Nội. (sách) 5. Tổng cục thống kê (2020), Báo cáo điều tra Lao động và việc làm năm 2020. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. (sách) Tài liệu tham khảo Tiếng Anh 1. Frederick Harbison and Charles A. Myers (1964). Education, manpower, and economic growth: Strategies of human resource development.New York: McGraw - Hill. (sách) 2. Theodore W.Schultz (1961). Investment in human capital. The American Economic Review. Published By: American Economic Association. Vol. 51, No. 1 (Mar., 1961), pp. 1-17 (19 pages). (tạp chí) --- Thông tin tác giả: Lê Thị Mai Hương, Khoa Kinh tế - Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.Hồ Chí Minh, số 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Email: huongltm@hcmute.edu.vn Số điện thoại: 0989.219182 Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế, Quản lý kinh tế, Tài chính ngân hàng 151
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2