intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao năng lực tự học môn sinh học 10 cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

73
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài báo này chúng tôi đề cập đến những khó khăn của học sinh dân tộc liên quan trực tiếp đến năng lực tự học, xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của các giải pháp nâng cao năng lực tự học cho học sinh dân tộc của trường PTDTNT trong quá trình dạy học chương trình Sinh học 10.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao năng lực tự học môn sinh học 10 cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú

T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br /> <br /> NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC MÔN SINH HỌC 10<br /> CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ<br /> Phạm Thị Hồng Tú (Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc)<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Hoạt động tự học của học sinh lớp 10 trường THPT gặp rất nhiều khó khăn, một phần vì<br /> phương pháp học ở bậc học này rất khác so với hoạt động học tập ở cấp Trung học cơ sở, một<br /> phần do các em chưa được trang bị các kiến thức, kỹ năng về phương pháp tự học, những khó<br /> khăn trong hoạt động tự học được thể hiện rõ nét hơn ở học sinh của các trường Phổ thông dân<br /> tộc nội trú (PTDTNT). Học sinh dân tộc có trình độ nhận thức và sắc thái văn hóa khác nhau,<br /> sinh hoạt và học tập khép kín trong môi trường của nhà trường nội trú, do vậy nghiên cứu xây<br /> dựng các biện pháp để nâng cao năng lực tự học phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc là vấn<br /> đề đang được quan tâm nghiên cứu. Trong dạy học sinh học, nếu bồi dưỡng học sinh trường<br /> PTDTNT nâng cao được năng lực tự học thì sẽ tạo cho các em lòng ham thích, tính tích cực chủ<br /> động trong học tập và đặc biệt sẽ nâng cao được chất lượng học tập môn học. Trong bài báo này<br /> chúng tôi đề cập đến những khó khăn của học sinh dân tộc liên quan trực tiếp đến năng lực tự<br /> học, xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của các giải pháp nâng cao năng lực tự học cho học sinh<br /> dân tộc của trường PTDTNT trong quá trình dạy học chương trình Sinh học 10.<br /> 2. Kết quả khảo sát việc rèn luyện năng lực tự học đối với học sinh lớp 10<br /> Để tìm hiểu thực trạng của việc giảng dạy nói chung và việc rèn luyện năng lực tự học<br /> cho học sinh trường PTDTNTtrong dạy học Sinh học lớp 10 chúng tôi đã sử dụng phiếu phỏng<br /> vấn và thực hiện phỏng vấn với 13 giáo viên Sinh học và 300 học sinh ở trường Phổ thông Vùng<br /> cao Việt Bắc và trường PTDTNT Điện Biên. Nội dung các phiếu phỏng vấn như sau:<br /> Phiếu số 1: Khảo sát những khó khăn thường gặp của học sinh trong việc học tập môn<br /> Sinh học ở trường Phổ thông dân tộc nội trú.<br /> Phiếu số 2: Khảo sát việc tự học môn Sinh học ở trường PT DTNT.<br /> Phiếu số 3: Khảo sát về cách thức giáo viên hướng dẫn học sinh tự học trong trường Phổ<br /> thông dân tộc nội trú.<br /> Ngoài ra chúng tôi tiến hành dự giờ, tham khảo bài soạn của một số giáo viên dạy môn<br /> Sinh học 10, tiến hành quan sát hoạt động tự học của học sinh, gặp gỡ trao đổi với các giáo viên<br /> và học sinh về vấn đề cần quan tâm. Kết quả khảo sát được trình bày ở các bảng 1, 2, 3.<br /> Bảng 1. Những khó khăn học sinh dân tộc thường gặp khi tự học (%)<br /> (Lựa chọn 1: Có; 2: Không; 3:Không rõ)<br /> Những khó khăn<br /> Khó khăn trong việc tự tìm hiểu các loại sơ ñồ, hình vẽ trong SGK<br /> <br /> Có<br /> 61,00<br /> <br /> Không<br /> 28,00<br /> <br /> Không rõ<br /> 11,00<br /> <br /> 2<br /> <br /> Khó khăn trong diễn ñạt bằng tiếng phổ thông các kiến thức<br /> <br /> 63,00<br /> <br /> 31,00<br /> <br /> 6,00<br /> <br /> 3<br /> <br /> Khó khăn khi phát biểu trước ñám ñông vì thiếu tự tin<br /> <br /> 51,00<br /> <br /> 29,00<br /> <br /> 2,00<br /> <br /> 4<br /> <br /> Tuy có nguồn tài liệu nhưng không biết cách sử dụng<br /> <br /> 68,00<br /> <br /> 24,00<br /> <br /> 8,00<br /> <br /> TT<br /> 1<br /> <br /> Bảng 1 trình bày kết quả khảo sát 4 loại khó khăn cơ bản mà học sinh dân tộc thường<br /> mắc phải, kết quả cho thấy học sinh trường PTDTNT gặp nhiều khó khăn trong quá trình học<br /> 40<br /> <br /> T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br /> <br /> tập, điển hình là không biết cách sử dụng tài liệu (68%), khó khăn trong diễn đạt các kiến thức<br /> bằng tiếng phổ thông (63%), khó khăn trong việc tự tìm hiểu các loại sơ đồ, hình vẽ trong sách<br /> giáo khoa (61%), khó khăn khi phát biểu trước đám đông vì thiếu tự tin.<br /> Bảng 2. Kết quả điều tra về việc tự học môn Sinh học ở trường Phổ thông dân tộc nội trú (%)<br /> (Lựa chọn 1: Có sử dụng; 2:Sử dụng không thường xuyên; 3:Sử dụng thường xuyên)<br /> STT<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> Cách thức thực hiện tự học của bản thân<br /> <br /> Có sử<br /> dụng<br /> <br /> SD<br /> không<br /> thường<br /> xuyên<br /> <br /> Sử dụng<br /> thường<br /> xuyên<br /> <br /> Em có tự giác đọc bài mới trong SGK trước khi lên lớp không<br /> Chỉ đọc trong trường hợp giáo viên yêu cầu<br /> <br /> 17,00<br /> <br /> 17,00<br /> <br /> 66,00<br /> <br /> Đọc ngay cả khi giáo viên không yêu cầu<br /> Em thường đọc trước bài trong SGK trước giờ học bằng cách sau<br /> Đọc lướt qua<br /> Đọc và tìm mối liên quan giữa kiến thức mới và kiến thức đã học.<br /> Em thường học bài cũ và thực hiện ôn tập chương như thế nào?<br /> Học thuộc lòng bài cũ có chuNn bị cho sự kiểm tra của giáo viên<br /> Học bằng cách xây dựng đề cương bài, lập sơ đồ hoặc Grap<br /> Học kiến thức cơ bản của bài, chương và có đọc thêm tài liệu<br /> <br /> 29,00<br /> <br /> 42,00<br /> <br /> 29,00<br /> <br /> 22,00<br /> 37,00<br /> <br /> 29,00<br /> 52,00<br /> <br /> 5,00<br /> 11,00<br /> <br /> 22,00<br /> 43,00<br /> 31,00<br /> <br /> 21,00<br /> 32,00<br /> 37,00<br /> <br /> 56,00<br /> 25,00<br /> 32,00<br /> <br /> Chỉ thụ động nghe giảng, ít động não suy nghĩ và chỉ ghi khi thầy đọc<br /> <br /> 13,00<br /> <br /> 34,00<br /> <br /> 53,00<br /> <br /> Chỉ trả lời khi thầy yêu cầu và không dám hỏi khi có thắc mắc<br /> Sẵn sàng trả lời câu hỏi của thầy nếu biết và hỏi nếu có thắc mắc.<br /> <br /> 2,00<br /> 25,00<br /> <br /> 43,00<br /> 54,00<br /> <br /> 37,00<br /> 2,00<br /> <br /> Tại lớp trong giờ học em thường làm gì?<br /> <br /> Về cách thức thực hiện tự học của bản thân hoc sinh bảng 2 cho thấy, phần lớn các em<br /> chỉ đọc sách trong trường hợp giáo viên yêu cầu và thường đọc lướt qua, hình thức học bài cũ<br /> thường sử dụng là học thuộc lòng, các em ít sử dụng các hình thức học tập tích cực khác. Trong<br /> giờ học, phần lớn học sinh chỉ thụ động nghe giảng, ghi theo nội dung đọc tóm tắt của thầy, ít động<br /> não suy nghĩ và chỉ trả lời khi thầy yêu cầu, không dám hỏi khi có thắc mắc.<br /> Bảng 3. Kết quả điều tra về cách thức giáo viên bộ môn thường sử dụng để hướng dẫn học sinh tự học<br /> (Lựa chọn 1: Không sử dụng; 2: Sử dụng không thường xuyên; 3: Sử dụng thường xuyên)<br /> STT<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> Nội dung<br /> <br /> Không<br /> sử dụng<br /> <br /> SD<br /> không<br /> thường<br /> xuyên<br /> <br /> SD<br /> thường<br /> xuyên<br /> <br /> -Yêu cầu học sinh học bài cũ và chuNn bị bài mới theo câu hỏi SGK.<br /> <br /> 1,00<br /> <br /> 18,00<br /> <br /> 73,00<br /> <br /> - Hướng dẫn học sinh học bài cũ và chuNn bị bài mới theo hệ thống câu<br /> hỏi và bài tập của giáo viên.<br /> <br /> 2,00<br /> <br /> 67,00<br /> <br /> 13,00<br /> <br /> - Yêu cầu học sinh lập dàn ý và xây dựng sơ đồ Grap cho các bài ôn.<br /> <br /> 13,00<br /> <br /> 67,00<br /> <br /> 19,00<br /> <br /> 17,00<br /> 27,00<br /> <br /> 15,00<br /> 55,00<br /> <br /> 71,00<br /> 18,00<br /> <br /> Khi hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, thầy cô thường:<br /> <br /> Khi tổ chức giờ học trên lớp giáo viên thường:<br /> - Đặt các câu hỏi dễ, câu hỏi tái hiện kiến thức cũ.<br /> - Hướng dẫn học sinh phân tích bảng biểu, sơ đồ, đồ thị, hình vẽ.<br /> <br /> 41<br /> <br /> T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br /> <br /> Về cách thức giáo viên bộ môn thường sử dụng để hướng dẫn học sinh tự học, kết quả ở<br /> bảng 3 thể hiện chủ yếu là yêu cầu học sinh học bài cũ và chuNn bị bài mới theo câu hỏi trong<br /> sách giáo khoa, khi tổ chức giờ học trên lớp giáo viên thường đặt các câu hỏi dễ, câu hỏi tái hiện<br /> kiến thức cũ. Việc sử dụng các biện pháp dạy học tích cực khác như hướng dẫn học sinh thiết<br /> lập và phân tích bảng biểu, sơ đồ, đồ thị, hình vẽ ít được sử dụng.<br /> 3. Biện pháp nâng cao năng lực tự học môn Sinh học cho học sinh trường thông qua<br /> giảng dạy phần Sinh học Tế bào – Sinh học 10.<br /> Từ những nghiên cứu về thực trạng của việc dạy và học tại các trường Phổ thông dân tộc nội<br /> trú, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh dân tộc<br /> như: (Rèn luyện kỹ năng tìm câu trả lời cho câu hỏi; Rèn luyện kỹ năng phân tích và diễn đạt một<br /> vấn đề; Rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm. Đồng thời chúng tôi cùng đề xuất sử dụng hệ thống câu<br /> hỏi, phiếu học tập, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong tổ chức hoạt động học tập của<br /> học sinh dân tộc nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh trong các trường PTDTNT .<br /> (i) Nâng cao năng lực tự học trong việc tìm câu trả lời các câu hỏi<br /> Rèn luyện năng lực tự học trong việc tìm câu trả lời của các câu hỏi cho học sinh được<br /> thực hiện trong tất cả các khâu của quá trình dạy học (nghiên cứu sách giáo khoa khi chuNn bị<br /> bài mới, làm việc với sách giáo khoa để phát hiện kiến thức mới trong giờ học, ôn tập bài cũ ...),<br /> giáo viên cần thực hiện theo quy trình sau:<br /> (1) Giới thiệu cho học sinh biết cấu trúc và trình tự thực hiện các thao tác kỹ năng trả lời<br /> câu hỏi (Đọc kỹ câu hỏi, phân tích và xác định rõ yêu cầu của câu hỏi; Xác định nội dung bài<br /> học có liên quan; Xem bài học có sẵn câu trả lời không; nêu câu trả lời).<br /> (2) Lấy ví dụ minh họa để học sinh nắm được các thao tác trên.<br /> (3) Tổ chức luyện tập trong quá trình dạy học<br /> (ii) Tăng cường năng lực tự học cho học sinh khi làm việc với các hình vẽ trong sách giáo khoa<br /> (1) Giới thiệu cho học sinh biết cấu trúc và trình tự thao tác của kỹ năng làm việc với<br /> hình vẽ trong SGK (Xác định hình vẽ biểu diễn cái gì; Xác định các bộ phận có trên hình vẽ, đặc<br /> điểm chức năng của mỗi bộ phận và mối liên hệ giữa chúng; Mô tả rút ra nhận xét về đặc điểm<br /> của đối tượng hoặc trình bày diễn biến hiện tượng và các kết luận cần thiết)<br /> (2) Lấy ví dụ minh họa để học sinh biết cách thực hiện các thao tác trên.<br /> (3) Tổ chức cho học sinh luyện tập kỹ năng trong quá trình học.<br /> (iii) Biện pháp rèn luyện kỹ năng diễn đạt một vấn đề bằng sơ đồ, bảng biểu<br /> (1) Giới thiệu cho học sinh biết cách thức diễn đạt các nội dung (xác định mối quan hệ<br /> giữa các nội dung, trình bày các nội dung bằng đồ thị hay bảng biểu...)<br /> (2) Lấy ví dụ minh họa để học sinh thực hiện các thao tác.<br /> (3) Tổ chức cho học sinh luyện tập kỹ năng trong giờ học.<br /> (iv) Biện pháp rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm cho học sinh:<br /> (1) Hướng dẫn học sinh cách thức tiến hành thảo luận, các kỹ năng thảo luận, yêu cầu<br /> của các kỹ năng và cách thức thực hiện kỹ năng đó.<br /> 42<br /> <br /> T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br /> <br /> (2) Tổ chức nhóm học sinh thảo luận mẫu, các thành viên khác quan sát.<br /> (3) Tổ chức luyện tập thảo luận nhóm trong lớp có sự tổ chức, điều khiển, kiểm tra của GV.<br /> (v) Nâng cao năng lực tự học cho học sinh thông qua sử dụng hệ thống công cụ: Câu hỏi;<br /> Phiếu học tập; Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan<br /> Sử dụng hệ thống câu hỏi để nâng cao năng lực tự học môn Sinh học cho tất cả các khâu<br /> như ôn tập, củng cố, nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp thu kiến thức mới: Giáo viên cần sử<br /> dụng câu hỏi kích thích tư duy tích cực, khích lệ và đòi hỏi học sinh tự tìm ra câu trả lời bằng<br /> cách vận dụng các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa qua đó lĩnh hội<br /> kiến thức mới.<br /> Sử dụng phiếu học tập để nâng cao năng lực tự học môn Sinh học: Đối với hoạt động tự<br /> học sử dụng phiếu học tập là một biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ học sinh trong việc chiếm lĩnh tri<br /> thức. Giáo viên sử dụng phiếu học tập để hướng dẫn học sinh tự học và để quá trình thu nhận<br /> kiên thức của học sinh một cách tự nhiên, tránh việc học mò mẫm không có định hướng và<br /> không đúng trọng tâm.<br /> Sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan như một chuNn kiến thức, là cơ sở<br /> cho học sinh học nhóm, học tư duy sáng tạo ở mức độ cao: Qua việc xây dựng và ứng dụng<br /> ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho môn học, chúng tôi nhận thấy sử dụng nó cũng<br /> rất có ích cho việc nâng cao năng lực tự học của học sinh, giúp học sinh tự tìm tòi lời giải và tự<br /> kiểm tra nhận thức của mình, giúp cho việc học nhóm, học tổ, phụ đạo lẫn nhau rất hiệu quả,<br /> thông qua đó tạo hứng thú học tập và chất lượng học tập bộ môn của học sinh được nâng cao.<br /> 4. Kết quả thực nghiệm<br /> Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trên đối tượng học sinh lớp 10 Trường Phổ thông<br /> Vùng Cao Việt Bắc và trường Phổ thông dân tộc nội trú Điện Biên, dựa vào kết quả khảo sát và<br /> phân loại học sinh, chúng tôi chọn 2 lớp thực nghiệm (TN) và 2 lớp đối chứng (ĐC) có trình độ<br /> tương đương nhau.<br /> Ở các lớp thực nghiệm (TN), bài học được thiết kế có sử dụng các biện pháp nâng cao<br /> năng lực tự học cho học sinh.<br /> Ở các lớp đối chứng (ĐC), bài học được thiết kế như hướng dẫn ở sách giáo viên.<br /> Các lớp TN và ĐC ở mỗi trường cùng một giáo viên dạy, cùng thời gian, nội dung kiến<br /> thức và điều kiện dạy học.<br /> Bảng 4. Phân loại trình độ HS qua các lần kiểm tra trước và sau thực nghiệm.<br /> Lần KT<br /> Trước<br /> TN<br /> Sau TN<br /> <br /> Phương<br /> án<br /> TN<br /> ĐC<br /> TN<br /> <br /> ∑ bài<br /> KT<br /> 185<br /> 181<br /> 183<br /> <br /> ĐC<br /> <br /> 181<br /> <br /> Đ.dưới TB<br /> SL<br /> %<br /> 24<br /> 13,0<br /> 25<br /> 13,8<br /> 7<br /> 3,8<br /> <br /> Điểm TB<br /> SL<br /> %<br /> 95<br /> 51,3<br /> 95<br /> 52,5<br /> 73<br /> 39,9<br /> <br /> Điểm khá<br /> SL<br /> %<br /> 59<br /> 31,9<br /> 55<br /> 30,4<br /> 81<br /> 44,3<br /> <br /> 24<br /> <br /> 93<br /> <br /> 57<br /> <br /> 13,2<br /> <br /> 51,4<br /> <br /> 31,5<br /> <br /> Điểm giỏi<br /> SL<br /> %<br /> 7<br /> 3,7<br /> 6<br /> 3,3<br /> 22<br /> 12,0<br /> 7<br /> <br /> 3,9<br /> <br /> Ở mỗi lần kiểm tra tỷ lệ % điểm khá, giỏi ở nhóm lớp thực nghiệm luôn cao hơn so với<br /> nhóm lớp đối chứng, đồng thời điểm yếu kém và trung bình thì thấp hơn so với nhóm lớp đối chứng.<br /> 43<br /> <br /> T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br /> <br /> Kết quả này khẳng định việc sử dụng các biện pháp nâng cao năng lực tự học cho học sinh trong quá<br /> trình dạy học sẽ tạo cho các em lòng ham thích, tính tích cực chủ động trong học tập và đặc biệt sẽ<br /> nâng cao được chất lượng học tập bộ môn đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.<br /> Tóm lại:<br /> (1) Tự học là khâu rất quan trọng trong hoạt động dạy và học nhằm biến các kiến thức<br /> được trang bị trong quá trình học tập thành kiến thức cá nhân và hình thành kỹ năng học tập suốt<br /> đời cho người học. Trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay, với phương châm “Dạy học lấy<br /> người học làm trung tâm” thì vấn đề tự học của học sinh càng cần được coi trọng.<br /> (2) Đối với học sinh phổ thông, đặc biệt là học sinh các dân tộc miền núi, việc tự học gặp<br /> rất nhiều khó khăn, một phần do thói quen học tập thụ động của người học, phần nữa là do các<br /> nhà trường chưa thực sự coi trọng việc tự học của học sinh cũng như chưa bồi dưỡng rèn luyện<br /> kỹ năng tự học cho các em.<br /> (3) Kết quả nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy có thể áp dụng các biện pháp nâng cao<br /> năng lực tự học của học sinh dân tộc đối với môn Sinh học lớp 10 để góp phần nâng cao chất<br /> lượng dạy - học môn học này ở các trường Phổ thông dân tộc nội trú<br /> Summary<br /> ENHANCING SELF-STUDY ABILITY IN LEARNING BIOLOGY FOR 10th FORM PUPILS<br /> AT THE ETHNIC BOARDING SCHOOL<br /> <br /> Self-study is the very significant part in teaching and learning activities in order to<br /> change knowledge provided in the process of study into personal knowledge and also to form<br /> life-long studying skill for learners. In the current educational innovation with the guideline<br /> “learner-centered teaching”, the issue of self-study for pupils should be appreciated. Self-study,<br /> especially for ethnic pupils has been faced many difficulties, partially because of pupils’ passive<br /> learning habits and also because pupils’ self-study ability has not been appreciated, fostered and<br /> trained at school. There have been many research on self-study for high-school pupils by many<br /> educational researchers in Vietnam, however, their practical applications have not been<br /> effective. In this article, we would like to present about practical self-study of ethnic pupils and<br /> also propose some methods to enhance their self-study ability (especially for pupils at the ethnic<br /> boarding schools in learning 10th form Biology).<br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1]. Lê Đức Ngọc (2005), Giáo dục đại học phương pháp dạy và học, Nxb ĐHQG Hà Nội.<br /> [2]. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Quá trình dạy tự học, Nxb GD, Hà Nội.<br /> [3]. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên) (2004), Học và dạy cách học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.<br /> [4]. Phạm Hồng Quang (2003), Tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc miền núi, Nxb Đại học sư<br /> phạm, Hà Nội.<br /> [5]. Trần Bá Hoành (2000), Phát triển các phương pháp học tập tích cực trong bộ môn Sinh học,<br /> Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br /> [6]. James H.McMilan (2001), Classroom assessment, principles and practice for effective<br /> teaching, Virginia Commonwealth University.<br /> <br /> 44<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1