intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo nguồn nhân lực

Chia sẻ: Lý Mân Hạo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

32
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung phân tích sự cần thiết cũng như thực trạng và giải pháp để nâng cao sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo nguồn nhân lực. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo nguồn nhân lực

  1. NÂNG CAO SỰ GẮN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ThS. Ngô Thị Hồng Giang Khoa Cơ bản Tóm tắt Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động có vai trò hết sức quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, nâng cao vị thế, giúp các cơ sở đào tạo hoàn thành nhiệm vụ đào tạo với xã hội. Trước thực trạng nguồn nhân lực đã được đào tạo chưa thực sự đáp ứng yêu cầu sử dụng của thị trường lao động đã đặt ra yêu cầu có tính chất xã hội giữa bên “cung” và bên “cầu” trên thị trường lao động. Bài viết tập trung phân tích sự cần thiết cũng như thực trạng và giải pháp để nâng cao sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo nguồn nhân lực. Từ khóa: Doanh nghiệp; Nguồn nhân lực; Nhà trường; Sự gắn kết, Thị trường lao động. 1. Sự cần thiết gắn kết doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo nguồn nhân lực Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực của các nhà trường được sự quan tâm chú ý của không chỉ các bậc phụ huynh, người học, doanh nghiệp mà còn của toàn xã hội. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã tạo ra cho doanh nghiệp nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề lao động có trình độ cao. Mặc dù, giáo dục và đào tạo ở nước ta được xem là “quốc sách hàng đầu”; luôn được ưu tiên và đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng, thế nhưng nhiều doanh nghiệp không thể tìm được lao động có trình độ tay nghề cao và họ phải thuê chuyên gia từ nước ngoài với chi phí rất cao. Tuy nhiên, theo báo cáo điều tra lao động việc làm quý 2 năm 2018 của Tổng cục thống kê cho thấy cả nước có 1,1 triệu lao động thất nghiệp, trong đó có tới hơn 26,7% số lao động thất nghiệp cả nước là lao động đã qua đào tạo chuyên nghiệp hoặc nghề từ 3 tháng trở lên. Đặc biệt, nhóm lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm thị phần lớn nhất, khoảng 43,7% tổng số lao động thất nghiệp nhóm này8. Tại “Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020” ngày 6 tháng 8 năm 2019 vừa qua, bộ Giáo dục và Đào 8 Tổng cục thống kê, Báo cáo điều tra lao động việc làm quý 2 năm 2018. 211
  2. tạo đã đưa ra báo cáo về tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm có trình độ đại học năm 2018 là 2,57% (135,8 nghìn người)9. Tại một diễn đàn khác về ngành công nghệ thông tin Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng đưa ra con số 70% cử nhân công nghệ thông tin ra trường mỗi năm và doanh nghiệp phải đào tạo bổ sung, đào tạo lại. Một trong những nguyên nhân cơ bảncủa thực trạng này cũng được chỉ ra là do sự thiếu gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực. Tại các quốc gia phát triển, sự gắn kết giữa các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo trường đại học, cao đẳng… là tất yếu và được quy định bằng luật như ở Pháp, Bỉ, Canada… Sự gắn kết được thể hiện dưới nhiều hình thức như doanh nghiệp tham gia quản lý nhà trường để xây dựng chương trình đào tạo hoặc ký thỏa thuận cam kết cho sinh viên thực tập tại doanh nghiệp… Sự gắn kết này giúp cho “sản phẩm” của quá trình đào tạo sẽ được doanh nghiệp sử dụng ngay, giảm chi phí đào tạo lại cho doanh nghiệp, gây lãng phí cho xã hội. 2. Thực trạng sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo nguồn nhân lực Ở nước ta, người lao động xưa đã quan niệm rằng “Trăm hay không bằng tay quen”, hay Hồ Chủ Tịch có dạy “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Tại các cơ sở đào tạo, “học đi đôi với hành” đã trở thành tôn chỉ trong việc xây dựng các chương trình đào tạo. Tuy nhiên, hiện nay hình thức đào tạo sinh viên trong nhiều trường đại học, cao đẳng chủ yếu vẫn áp dụng theo phương thức truyền thống, tức các trường tự xây dựng chương trình đào tạo từ việc “học” đến việc “hành”. Sau các học kỳ lý thuyết, sinh viên được dành một khoảng thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng để tìm kiếm và thực tập tại một doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều sinh viên đến thực tập tại doanh nghiệp để học hỏi kỹ năng, chuyên môn tại một bộ phận trong doanh nghiệp nhưng lại trở thành “tạp vụ” tạm thời cho doanh nghiệp chỉ để lấy được giấy chứng nhận thực tập hoàn thành thủ tục với nhà trường. Và kết quả là mặc dù nhiều sinh viên có kết quả học tập xuất sắc nhưng vẫn không đáp ứng ngay được nhu cầu từ phía doanh nghiệp. Và để sử dụng được người lao động các doanh nghiệp lại phải đào tạo bổ sung hoặc đào tạo lại trước khi chính thức nhận làm việc. Thời gian qua, Nhà nước đã có chủ trương khuyến khích các cơ sở đào tạo gắn kết với các doanh nghiệp trên nhiều phương diện như đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, chuyển giao nguồn nhân lực... Tuy nhiên, việc gắn kết giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập trên nhiều phương 9 https://news.zing.vn/hon-138000-nguoi-co-trinh-do-dai-hoc-tro-len-van-that-nghiep-post975161.html 212
  3. diện. Những tồn tại, bất cập này có thể chỉ ra từ cả các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Thứ nhất, hiện nay hầu hết sự gắn kết của nhà trường và các doanh nghiệp là xuất phát từ nhu cầu ngắn hạn của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nếu phát sinh nhu cầu nhân lực, doanh nghiệp sẽ tiến hành gửi thông báo tuyển dụng đến các trường hoặc trên các phương tiện truyền thông khác. Nếu nhân lực được tuyển dụng chưa đạt yêu cầu, doanh nghiệp sẽ tiến hành đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung trước khi nhận chính thức. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp chưa thực sự dành thời gian để hoạch định nguồn nhân lực cho tầm nhìn dài hạn. Vì vậy, mức độ gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp là hợp tác ngắn hạn chứ không phải là đối tác chiến lược và lâu dài có ảnh hưởng đến lợi ích của hai phía. Thứ hai, cũng từ việc nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc hoạch định nguồn nhân lực cho tầm nhìn dài hạn, nên hầu hết các cơ sở đào tạo thiếu thông tin về nhu cầu sử dụng lao động. Thêm vào đó nhiều chương trình đào tạo đã được xây dựng theo khung cứng nhắc từ trước mà không có sự thay đổi lớn nào. Vì thế, cả nhà trường và doanh nghiệp đều chưa tìm được “tiếng nói chung” trong nhận thức và tư duy về sự cần thiết phải có sự gắn kết và hợp tác vì sự phát triển chung. Thứ ba, mặc dù đã có chủ trương tăng cường sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, song Nhà nước chưa thể chế hóa sự gắn kết này thành cơ chế, chính sách rõ ràng và cũng chưa có hướng dẫn cụ thể nhằm tạo hành lang pháp lý để nhà trường và doanh nghiệp thực hiện. Chính vì thế thời gian qua, sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp theo kiểu xu hướng và mối quan hệ của cựu sinh viên với nhà trường … Nhiều trường đại học đã thành lập bộ phận hợp tác doanh nghiệp và đã đem lại lợi ích cho sinh viên, nhà trường, doanh nghiệp và xã hội. Tuy nhiên, thực tế của sự liên kết này nặng về sự tài trợ, hỗ trợ của doanh nghiệp. Thứ tư, nhà trường chưa thực sự chủ động trong đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo gắn với nhu cầu việc làm của xã hội, nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự thay đổi trong thực tế tại doanh nghiệp diễn ra rất nhanh. Đặc biệt, trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tốc độ thay đổi trong sản xuất kinh doanh diễn ra theo cấp số nhân, buộc các doanh nghiệp không thể chậm trễ trong thay đổi. Tuy nhiên, để có thể chủ động trong nguồn nhân lực đón đầu cho sự thay đổi doanh nghiệp không chỉ thụ động trong việc hỗ trợ các trường để đưa sinh viên đến tham quan thực tế và thực tập, mà còn phải chủ động tư vấn và đề xuất với nhà trường trong việc định hướng chiến lược đào tạo cũng như đổi mới phương thức đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, của doanh nghiệp. 213
  4. Ngoài ra, nếu xem xét dưới góc độ kinh tế thị trường, các cơ sở đào tạo là nơi cung ứng “sản phẩm”, các doanh nghiệp là đối tượng cầu về “sản phẩm”. Do đó, sự gắn kết để chia sẻ trách nhiệm cũng như lợi ích là điều tất yếu nhằm mang lại phúc lợi kinh tế cao nhất cho xã hội. Vì thế, trong mối quan hệ “trồng người” này các cơ sở đào tạo phải là chủ thể khởi xướng sự gắn kết, thu hút doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào quá trình đào tạo. 3. Một số giải pháp nâng cao sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo nguồn nhân lực Nhằm giúp doanh nghiệp có được nguồn nhân lực chất lượng cao, giảm chi phí đào tạo bổ sung, đào tạo lại, cũng như giúp nhà trường đạt được sứ mạng đào tạo cái xã hội cần chứ không phải đào tạo cái nhà trường có, cần: Đối với nhà trường: Nâng cao sự gắn kết với các doanh nghiệp thông qua các bản cam kết, thỏa thuận hợp tác hoặc mua cổ phiếu để trở thành cổ đông của những doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính sát với các ngành đào tạo của nhà trường. Việc trở thành cổ đông lớn sẽ là điều kiện giúp cho quá trình đào tạo và sử dụng nguồn lực hòa hợp với nhau, trên tinh thần quyền lợi và trách nhiệm. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần phải thường xuyên bồi dưỡng trình độ của đội ngũ giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất thiết yếu, thường xuyên cập nhật, đổi mới chương trình đạo tạo nhằm bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu trên thị trường lao động. Trong quá trình xây dựng chương trình, nhà trường cần mở ra các điều kiện để mời đội ngũ doanh nhân trực tiếp tham gia giảng dạy những nội dung cần thiết có thiên hướng thực hành trong chương trình đào tạo. Đối với doanh nghiệp: Cần nhận thức đầy đủ hơn về ích lợi cũng như xu thế tất yếu của sự gắn kết giữa doanh nghiệp với nhà trường để hạn chế, khắc phục tình trạng phải đào tạo bổ sung, đào tạo lại sau khi tuyển dụng. Vì thế, doanh nghiệp cũng cần thiết lập bộ phận chuyên trách chủ động phản biện, góp phần xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo cho nhà trường hướng theo nhu cầu sử dụng lao động từ phía doanh nghiệp. Tích cực cùng với nhà trường trong việc biên soạn giáo trình, nội dung và phương pháp giảng dạy,... Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có kế hoạch, chiến lược nuôi dưỡng, ươm mầm tài năng tại các trường bằng các hình thức cung cấp học bổng, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, tuyển dụng trước và sau tốt nghiệp. Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Cần có sự nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia phát triển và nhanh chóng xây dựng cơ chế, hành lang pháp lý thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của các bên trong sự gắn kết vì sự phát triển bền vững của nhà trường, doanh nghiệp và quốc gia. Bên cạnh đó, việc thường xuyên công bố những số liệu 214
  5. thống kê một cách chính xác, minh bạch và trung thực về thị trường lao động, về sự thay đổi trong xu hướng các nguồn lực của nền kinh tế sẽ giúp doanh nghiệp cũng như các cơ sở đào tạo có những định hướng chính xác trong tương lại. 4. Kết luận Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp không chỉ là xu hướng mà còn là sự tất yếu trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, sự tồn tại của nhà trường và sự phát triển bền vững đất nước. Bởi nguồn nhân lực được xem là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định thành tựu của quốc gia, doanh nghiệp và tổ chức. Do đó, việc đào tạo ra nguồn nhân lực không đáp ứng được thực tế công việc hoặc sẽ làm giảm năng suất lao động, làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp dẫn đến giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường… hoặc sẽ gây ra tình trạng thất nghiệp, nản chí trong người lao động, tệ nạn xã hội… TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Thị Hải Vân (2018), Hoạt động liên kết gắn nhà trường với doanh nghiệp: Lý thuyết và ứng dụng tại các trường cao đẳng. Chuyên đề công nghệ và Giáo dục – 10. Tổng cục thống kê, Báo cáo lao động việc làm quý 2 năm 2018. Vũ Tiến Dũng (2016), Một số giải pháp tăng cường liên kết đào tạo giữa trường đại học và doanh nghiệp, Tạp chí Lý luận chính trị số 5-2016. https://news.zing.vn/hon-138000-nguoi-co-trinh-do-dai-hoc-tro-len-van-that-nghiep- post975161.html 215
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2