intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngàn dâu

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

103
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngàn dâu "Ngàn dâu" do chữ "Mạch thượng tang". Ở Trung Hoa ngày xưa, nơi thôn quê, người ta thường trồng dâu gần bên đường. "Mạch thượng tang" cũng là tên khúc hát cổ nhạc phủ của nàng La Phu nước Triệu thời Xuân Thu. Trong "Chinh phụ ngâm", nguyên tác bằng Hán văn của Đặng Trần Côn, đoạn tả tình cảm của nàng chinh phụ lúc tiễn chồng ra đi, có câu: Tương cố bất tương kiến, Thanh thanh mạch thượng tang. Mạch thượng tang, mạch thượng tang, Thiếp ý quân tâm thùy đoản trường. Bà Đoàn Thị Điểm dịch...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngàn dâu

  1. Ngàn dâu "Ngàn dâu" do chữ "Mạch thượng tang". Ở Trung Hoa ngày xưa, nơi thôn quê, người ta thường trồng dâu gần bên đường. "Mạch thượng tang" cũng là tên khúc hát cổ nhạc phủ của nàng La Phu nước Triệu thời Xuân Thu. Trong "Chinh phụ ngâm", nguyên tác bằng Hán văn của Đặng Trần Côn, đoạn tả tình cảm của nàng chinh phụ lúc tiễn chồng ra đi, có câu: Tương cố bất tương kiến, Thanh thanh mạch thượng tang. Mạch thượng tang, mạch thượng tang, Thiếp ý quân tâm thùy đoản trường. Bà Đoàn Thị Điểm dịch nôm: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy, Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. Ngàn dâu xanh ngắt một màu, Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai. Nguyên nàng La Phu là một thiếu phụ sắc nước hương trời, văn chương âm nhạc nổi tiếng. Chồng nàng là một chiến sĩ hải hồ. Cả hai vẫn yêu nhau tha thiết. Nhưng rồi "trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương" nên chàng xách kiếm sang Tần,
  2. ước hẹn vợ một thời gian trở về. Nàng La Phu ở quê nhà, ngày ngày hái dâu chăn tằm, dệt vải. Những lúc đêm dài canh vắng, nàng lẻ loi, thui thủi bóng mình nên thường sáng tạo những bài thơ điệu cổ nhạc phủ để tỏ nỗi lòng thương nhớ người xa vắng. Một hôm, nàng đương hái dâu bên vệ đường, bất chợt Triệu vương du ngoạn sang ngang, nhìn thấy người thiếu phụ thô quê nhưng sắc đẹp mỹ miều lấy làm động lòng. Hỏi người biết nàng là kẻ tài hoa, văn hay đàn giỏi, Triệu vương càng say mê hơn nữa. Về triều, Triệu vương cho người đến đòi La Phu tới. Nhà vua dọn tiệc khoản đãi ân cần, mong được cùng giai nhân vầy duyên ân ái. Nàng buồn rầu ứa lệ nhưng còn vị nể chúa tôi nên nàng ngồi vào tiệc, đoạn cầm đàn lên gẩy, hát khúc"Mạch thượng tang" để tỏ ý mình. Triệu vương tuy hiếu sắc những thông minh. Nghe qua bài hát, bản đàn biết thâm ý của nàng là bao giờ cũng liều chết để bảo vệ trinh tiết cùng chồng, giàu sang, uy quyền và bạo lực không làm lay chuyển lòng người trinh phụ. Triệu vương vừa hối hận vừa thẹn thuồng nên truyền cho La Phu về, bỏ mộng luyến ái giai nhân. Tác giả mượn điển tích "Mạch thượng tang" (ngàn dâu) ngoài cái ý tả cảnh còn có ý tả mối tình chung thủy giữa trinh phụ đối với chinh phu một cách tế nhị. Giấc Nam Kha
  3. Trong "Nam Kha ký thuật" của Lý Công Tá đời nhà Đường có kể truyện Thuần Vu Phần nằm mộng thấy chàng đến nước Hòe An. Thuần được vua Hòe An cho vào bái yết. Thấy Thuần tướng mạo khôi vĩ nên gả con gái, cho làm phò mã và đưa ra quận Nam Kha làm quan Thái thú, cai trị cả một vùng to lớn. Đương lúc vợ chồng Thuần sống một cuộc vương giả, cực kỳ sung sướng thì bỗng có giặc kéo đến vây quận Nam Kha. Thuần đem quân chống cự. Giặc đông mạnh, Thuần thua chạy. Quân giặc vây thành đánh phá. Công chúa nước Hòe An, vợ của Vu Phần chết trong đám loạn quân. Thuần Vu Phần đem tàn quân về kinh đô tâu lại vua cha. Nhà vua nghi kỵ Thuần đã đầu hàng giặc, nên tước hết phẩm hàm, đuổi về làm thường dân. Thuần oan ức vừa tủi nhục, khóc lóc bi thương... Vừa lúc ấy thì Thuần chợt tỉnh dậy, thấy mình nằm dưới gốc cây hòe, trên đầu một nhành cây hòe chĩa về phía nam. Cạnh Thuần lại có một ổ kiến lớn. Bầy kiến kéo hàng đàn hàng lũ trèo lên cây hòe. Cũng có sách chép: Đời nhà Đường có một nho sinh họ Lữ đi thi không đỗ. Trở về, dọc đường, vừa buồn lại vừa đói nên ghé vào một ngôi chùa con bên cạnh khu rừng, xin đỡ lòng. Chùa nghèo, nhà sư nấu kê thay gạo đãi khách. Vì mệt mỏi nên họ Lữ nằm một lúc thì ngủ khò. Chàng thấy mình đã thi đỗ, được quan chức cao, nhà vua lại còn gả công chúa, phong cho chàng làm phò mã và cho đi trấn nhậm một nơi. Thật là vinh quang phú quý, không ai bằng. Nhưng khi đi đến nửa đường thì bỗng gặp quân giặc đỗ đến đánh. Lữ chống cự không lại. Lính
  4. hộ vệ bị giết. Xe kiệu bị đập phá tan tành. Chúng thộp cổ cả vợ chồng Lữ, đưa gươm kề họng... Lữ hoảng hốt, kêu lên một tiếng, giựt mình thức dậy mới biết là chiêm bao. Mà giữa lúc ấy nồi kê cũng chưa chín. Trong tác phẩm "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, có câu: Giấc Nam Kha khéo bất bình, Bừng con mắt dậy, thấy mình tay không. Trong bài "Lạc đường" của Tú Xương cũng có câu: Giấc mộng Nam Kha khéo chập chờn, Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, có câu: Tiếng sen khẽ động giấc hòe. Trong "Bích câu kỳ ngộ" cũng có câu: Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa an. Cổ thi có câu: Trăm năm một giấc kê vàng. "Kê vàng" cũng gọi là gạo "hoàng lương", một thứ ngũ cốc nhỏ như cát, màu vàng. Nhà nghèo bên Tàu ngày xưa dùng kê để ăn thay gạo. Trong "Đoạn trường tân thanh" có câu: Hoàng lương chợt tỉnh hồn mai.
  5. "Giấc Nam Kha", "Giấc hòe", "Giấc mộng kê vàng" hay "Giấc hoàng lương" đều do điển tích trên. Có nghĩa sự phú quý vinh hoa chẳng khác nào một giấc mộng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2