intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích truyện ngắn "Đôi mắt" của Nam Cao để thấy vấn đề tầm nhìn của người nghệ sĩ trong nền văn học Cách mạng sau 1945

Chia sẻ: Lan Zhan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

34
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nhật kí Ở rừng, Nam Cao kể lại rằng ông đã dùng thời gian của mấy ngày nghỉ Tết "để viết một truyện ngắn cho đỡ nhớ", truyện Tiên sư thằng Tào Tháo. Và sau đó ông đặt lại tên truyện cho giản dị và đứng đắn là Đôi mắt. Có lẽ chính Nam Cao cũng không ngờ rằng cái truyện ngắn viết cho "đỡ nhớ" ấy lại là một trong những tác phẩm thành công của văn học cách mạng buổi đầu. Ông cũng không ngờ rằng truyện ngắn ấy lại trở thành một "tuyên ngôn nghệ thuật" của thế hệ ông, thế hệ những nhà văn tiền chiến đi theo cách mạng. Sở dĩ có được những thành công đó vì ở tác phẩm này ông đã đặt ra được một vấn đề quan trọng của sáng tạo nghệ thuật. Đó là vấn đề "đôi mắt", hay nói khác đi đó là vấn đề tầm nhìn của người nghệ sĩ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích truyện ngắn "Đôi mắt" của Nam Cao để thấy vấn đề tầm nhìn của người nghệ sĩ trong nền văn học Cách mạng sau 1945

Đề  bài: Phân tích truyện ngắn "Đôi mắt" của Nam Cao để  thấy vấn đề  tầm nhìn  <br /> của người nghệ sĩ trong nền văn học Cách mạng sau 1945<br /> <br /> Bài làm<br /> <br /> Trong nhật kí Ở rừng, Nam Cao kể lại rằng ông đã dùng thời gian của mấy ngày nghỉ Tết  <br /> "để viết một truyện ngắn cho đỡ nhớ", truyện Tiên sư thằng Tào Tháo. Và sau đó ông đặt <br /> lại tên truyện cho giản dị và đứng đắn là Đôi mắt.<br /> <br /> Có lẽ  chính Nam Cao cũng không ngờ  rằng cái truyện ngắn viết cho "đỡ  nhớ" ấy lại là <br /> một trong những tác phẩm thành công của văn học cách mạng buổi đầu. Ông cũng không  <br /> ngờ rằng truyện ngắn  ấy lại trở thành một "tuyên ngôn nghệ thuật" của thế hệ ông, thế <br /> hệ những nhà văn tiền chiến đi theo cách mạng. Sở dĩ có được những thành công đó vì ở <br /> tác phẩm này ông đã đặt ra được một vấn đề  quan trọng của sáng tạo nghệ  thuật. Đó là <br /> vấn đề "đôi mắt", hay nói khác đi đó là vấn đề tầm nhìn của người nghệ sĩ.<br /> <br /> Khi đặt tên cho truyện ngắn là Đôi mắt, ngụ  ý của Nam Cao là muốn đề  cập đến tầm  <br /> nhìn của người nghệ sĩ trước hiện thực. Nhà văn cho rằng có tầm nhìn đúng mới lý giải <br /> đúng đắn về  hiện thực. Cùng một hiện thực mà tầm nhìn khác nhau sẽ  có cách lý giải, <br /> quan niệm khác nhau. Tư  tưởng này của ông trong truyện ngắn không phải là những lý <br /> thuyết khô khan mà được bộc lộ  qua những hình tượng sinh động. Với hai nhân vật <br /> Hoàng và Độ, ông đã lý giải, cắt nghĩa hai tầm nhìn khác nhau.<br /> <br /> Trước hết là tầm nhìn của Hoàng. Có nhiều ý kiến đã xem Hoàng như một nhân vật hoàn  <br /> toàn tiêu cực. Nhất là khi mà chính Nam Cao tô đậm một vài nét thái quá như đã cấp cho  <br /> Hoàng cái lý lịch quá đen tối, có khi thù địch với phong trào giải phóng quốc gia. Thật ra,  <br /> Hoàng không phải là nhân vật hoàn toàn xấu. Tính cách của nhân vật này phức tạp hơn <br /> nhiều. Anh là nhà văn bỏ Thủ đô ra vùng tự do vì không muốn hợp tác với giặc Pháp. Anh  <br /> không làm gì cho kháng chiến, nhưng cũng không hề chống đối kháng chiến. Nghĩa là anh  <br /> vẫn chưa phải là một "kẻ  phản động" như  anh đã chua chát tự  nhận. Hơn thế  nữa, anh <br /> vẫn là người đặt niềm tin vào chủ  tịch Hồ  Chí Minh, dù là niềm tin mang màu sắc anh  <br /> hùng cá nhân khá rõ. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ  để  thấy Hoàng không phải hoàn toàn là  <br /> người bỏ đi.<br /> <br /> Vậy thì lý do gì khiến anh đứng bên lề cuộc kháng chiến của dân tộc? Vấn đề có lẽ là do <br /> tầm nhìn của Hoàng bị hạn chế.<br /> <br /> Quả đúng như vậy, Hoàng chỉ nhìn thấy một phía của bức tranh hiện thực. Dưới con mắt  <br /> anh, người dân quê vừa ngu dốt, vừa lỗ mãng, ích kỉ, tham lam, lại vừa ngố vừa nhặng xị. <br /> Con mắt sắc sảo của Hoàng đã moi ra bao nhiêu tật xấu của người dân quê: "Viết chữ <br /> quốc ngữ sai vần mà lại cứ hay nói chuyện chính trị rối rít cả lên". "Đàn bà chửa mà đến  <br /> nỗi cho là có lựu đạn giắt trong quần!". "Họ đánh vần xong một cái giấy ít nhất phải mất  <br /> mười lăm phút, thế mà động thấy ai đi qua là hỏi giấy". Có thể nói về phương diện này,  <br /> cái nhìn của Hoàng thật sắc sảo. Anh không dừng lại ở  nhũng nhận xét chung chung mà <br /> bao giờ cũng nêu ra những dẫn chứng rất sinh động. Chẳng hạn để diễn tả cái tò mò, thóc <br /> mách của người dân quê Nam Cao đã để cho Hoàng nói với Độ: "Này, anh mới đến chơi  <br /> mà lúc nãy tôi đã thấy có người nấp nom rồi. Ngày mai thế nào chuyện anh đến chơi tôi  <br /> cũng sẽ chạy khắp làng. Họ sẽ kể rất rạch ròi tên anh, tuổi anh, anh gầy béo thế nào, có  <br /> bao nhiêu nốt ruồi ở mặt, có mấy lỗ rách ở ống quần bên trái".<br /> <br /> Những điều Hoàng nhìn thấy không phải không có. Anh không hề  nói sai sự  thật như <br /> chính anh đã nhiều lần thế thốt: "Tôi có bịa một tí nào tôi chết". Không ai nghi ngờ những  <br /> điều anh nó. Chính Độ  cũng kể  ra không ít những nhược điểm của người dân quê như <br /> Hoàng.<br /> <br /> Vậy Hoàng không đúng ở chỗ nào?<br /> <br /> Cái nhìn không đúng của Hoàng là anh đã quen nhìn đời và nhìn người từ một phía: "Anh <br /> trông thấy anh thanh niên đọc thuộc lòng bài "ba giai đoạn" nhưng anh không trông thấy  <br /> bó tre anh thanh niên vui vẻ vác đi để ngăn quân thù. Mà ngay trong cái việc anh thanh niên  <br /> đọc thuộc lòng bài báo như  một con vẹt biết nói kia, anh cũng chỉ  nhìn thấy cái ngố  bể <br /> ngoài của nó, mà không nhìn thấy cái nguyên cớ  thật đẹp đẽ  bên trong". Hoàng chỉ  nhìn <br /> thấy người dân quê nấp nom mà không thấy tinh thần cảnh giác để ý những người lạ mặt <br /> tới làng. Bất cứ hiện tượng nào, Hoàng cũng chỉ nhìn từ một phía. Từ phía đó anh chỉ nhìn <br /> thấy người dân quê "ngu độn, lô mãng, tham lam, bần tiện, ích kỉ  và tàn nhẫn", nghĩa là <br /> chỉ nhìn thấy thói hư, tật xấu, mà không nhìn thấy bản chất tốt đẹp bên trong.<br /> <br /> Với cách nhìn đó, Hoàng đã tỏ ra khinh bỉ, giễu cợt mỗi khi nhắc đến người dân quê. Nôi  <br /> khinh bỉ của anh phì cả ra ngoài theo cái bĩu môi dài thườn thượt. Nhắc tới họ "mủi anh  <br /> nhăn lại như ngửi phải mùi xác chết". Từ đó anh đóng cổng suốt ngày, không dám đi đâu. <br /> Anh thà tìm đến những ông tuần, ông đốc mà anh thừa biết là cặn bã của xã hội còn hơn  <br /> là hợp tác với người dân quê (Anh nghĩ có buồn không? Trí thức thì thế đấy. Còn dân thì  <br /> như anh đã biết). Đây cũng là lý do tại sao Hoàng lại say mê những trang Tam quốc đến  <br /> thế. Anh không tìm thấy lẽ sống ngày hiện tại, đành tiếc nuối những ngày xa xưa. Trong  <br /> câu văn "tiên sư anh Tào Tháo" có sự khâm phục mà có sự tiếc nuối. Hoàng lạc lõng với <br /> cuộc kháng chiến, xa lạ với kháng chiến là điều dễ hiểu.<br /> <br /> Với một người bạn như vậy, Độ không khỏi băn khoăn: Sao Hoàng cứ ở mãi cái làng này, <br /> với đám cặn bã của giới thượng lưu này mà không lao mình vào cuộc sống lớn của nhân <br /> dân. Nhưng rồi chính Độ  cũng nhận ra: nếu vẫn giữ  đôi mắt  ấy để  nhìn đời thì càng đi <br /> nhiều, càng quan sát lắm, chỉ càng thêm chua chát và chán nản mà thôi.<br /> <br /> Ngược lại với Hoàng, Độ  có đôi mắt khác, tầm nhìn khác. Không phải Độ  không nhìn  <br /> thấy người dân quê. Họ là những người "răng đen, mắt toét, gọi lựu đạn là "nựu đạn", hát <br /> Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh". Đã có lúc Độ gần như thất vọng vì thấy họ <br /> "phần đông dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương". Thậm chí có <br /> khi anh đã nghi ngờ cả cái gọi là "sức mạnh quần chúng".<br /> <br /> Về phương diện này, cái nhìn của Độ  rất gần với cái nhìn của Hoàng. Nam Cao miêu tả <br /> cái nhìn của Độ gần với Hoàng như để khẳng định rằng có một cái nhìn đúng là một quá  <br /> trình; mặt khác cho thấy Hoàng không đến nỗi quá xa vời mà rất gần gũi.<br /> <br /> Nhưng điều đáng nói là Độ  không dừng lại  ở  cái nhìn này. Anh nhìn thấy đằng sau sự <br /> nhếch nhác kia là bao nhiêu điều tốt đẹp. Anh nhìn thấy người nông dân là răng đen, mắt  <br /> toét nhưng khi ra trận thì xung phong can đảm lam. Anh tưởng thời Quang Trung, Lê Lợi <br /> đã chết hẳn rồi, nhưng đến thời Tổng khởi nghĩa mới ngã ngửa người. Té ra nông dân <br /> nước mình vẫn có thể  làm cách mạng hăng hái lắm. Càng gần gũi họ, anh càng nhận ra  <br /> người dân quê "có nhiều cái kì lạ lắm" và họ dù sao cũng là một cái bí mật đối với chúng <br /> ta.<br /> <br /> Từ  cách nhìn này, Độ  có một thái độ  khác. Hoàng khinh bỉ  người dân quê bao nhiêu, xa  <br /> lánh họ  bao nhiêu thì Độ  trân trọng họ, gần gũi họ  bấy nhiêu. Anh từng theo họ  đi đánh <br /> phủ, từng gặp họ ở mặt trận Nam Trung bộ. Anh mải mê đi sâu vào đời sống quần chúng <br /> nhân dân, gắn bó đời mình với họ. Anh sẵn sàng làm một anh tuyên truyền viên nhãi nhép <br /> để phục vụ sự nghiệp cách mạng to lớn của dân tộc.<br /> <br /> Nam Cao viết truyện ngắn Đôi mắt vào năm 1948. Đó là thời điểm cách mạng tháng Tám <br /> thành công chưa được bao lâu, nhân dân ta đã phải đương đầu với thực dân Pháp. Lúc này <br /> hầu hết các nhà văn tiền chiến thuộc thế hệ Nam Cao đều dí theo cách mạng. Nhưng từ <br /> chân trời cũ, bước sang chân trời mới của cách mạng, họ  không tránh khỏi những nhận <br /> thức lệch lạc về cách mạng, về quần chúng nhân dân. Cho nên vấn đề nhận đường được  <br /> đặt ra bức thiết đối với người nghệ sĩ. Truyện ngắn Đôi mắt đã phần nào giải quyết vấn  <br /> đề này. Vì thế, nhiều người đã xem đây như một tuyên ngôn nghệ thuật của lớp văn nghệ <br /> sĩ tiền chiến đi theo cách mạng.<br /> <br /> Vấn đề  tầm nhìn của người nghệ  sĩ không chỉ  quan trọng đối với thời kì nhà văn viết  <br /> truyện ngắn này mà vẫn còn nguyên giá trị  mãi về  sau. Có khi nào tầm nhìn lại không  <br /> quan trọng đối với người nghệ  sĩ. Để  có một tầm nhìn đúng, không chỉ  có một thế  giới <br /> quan đúng, mà còn cần có một nhân sinh quan lành mạnh. Tầm nhìn chỉ thực sự đúng đắn <br /> khi đó là tầm nhìn của một trái tim biết hòa nhịp đập với quần chúng nhân dân, với Tổ <br /> quốc.<br /> <br />  <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2