intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu ảnh hưởng của hai loại dinh dưỡng đến sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của hai giống rau xà lách trồng bằng phương pháp thủy canh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu ảnh hưởng của hai loại dinh dưỡng đến sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của hai giống rau xà lách trồng bằng phương pháp thủy canh được tiến hành nhằm tìm ra loại dinh dưỡng phù hợp cho sinh trưởng, năng suất cao và phẩm chất tốt đối với từng giống rau xà lách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu ảnh hưởng của hai loại dinh dưỡng đến sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của hai giống rau xà lách trồng bằng phương pháp thủy canh

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0081 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HAI LOẠI DINH DƯỠNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA HAI GIỐNG RAU XÀ LÁCH TRỒNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY CANH Hồ Tân1,*, Nguyễn Văn Trung2 Tóm tắt. Để đánh giá ảnh hưởng của hai loại dinh dưỡng đến sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của hai giống xà lách xoăn xanh và tím Lollo Rosa, nghiên cứu được tiến hành với 4 công thức. Công thức 1 (CT1): Giống xà lách xoăn xanh trồng trên môi trường dinh dưỡng Hydro Umat V; CT2: Giống xà lách tím Lollo Rosa trồng trên môi trường dinh dưỡng Hydro Umat V; CT3: Giống xà lách xoăn xanh trồng trên môi trường dinh dưỡng dịch chiết chuối và CT4: Giống xà lách tím Lollo Rosa trồng trên môi trường dinh dưỡng dịch chiết chuối. Kết quả nghiên cứu cho thấy dinh dưỡng Hydro Umat V có ảnh hưởng tốt đối với giống xà lách xoăn xanh, đạt 25,75 cm về chiều cao cây và 18,10 lá về số lá khi thu hoạch. Khối lượng trung bình cây cao nhất đạt 109,75 g/cây, năng suất ô thí nghiệm đạt 2,20 kg và năng suất thực thu đạt 10,75 kg. Dư lượng nitrat trong xà lách xoăn xanh trồng trên dinh dưỡng dịch chiết chuối là thấp nhất chỉ 286,5 mg/kg rau tươi, độ Brix cao nhất ở giống xà lách xoăn xanh trồng trên dinh dưỡng Hydro Umat V đạt 4,06 %. Từ khóa: Dinh dưỡng, năng suất, phẩm chất, thủy canh, xà lách. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây xà lách (Lactuca sativa L.) là loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceac) và được trồng khá phổ biến trên thế giới (Shinawy và Gawish, 2006). Xà lách là loại rau ăn sống quan trọng và phổ biến, trong rau xà lách rất giàu chất dinh dưỡng, cứ 100 g xà lách sẽ cung cấp khoảng 2,2 g carbohydrate, 1,2 g chất xơ, 90 g nước, 166 µg vitamin A, 73 µg folate (vitamin B9). Ngoài ra, xà lách còn có lactucarium, lactucorin, lactucin, acid lactucic, asparagin, hyoscyamin, chlorophylle và nhiều chất khoáng khác (Santos và cộng sự, 2003). Bởi những đặc tính có lợi trên, xà lách ngày càng được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, tại Việt Nam trong thời gian qua sản xuất xà lách nói riêng và rau xanh nói chung còn bộc lộ một số vấn đề về an toàn chất lượng sản phẩm do hàm lượng nitrat (NO3-) hay dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng còn cao trong các sản phẩm tươi và sản phẩm chế biến khiến người tiêu dùng hết sức lo ngại (Trần Thị Ba và Võ Thị Bích Thủy, 2010). Để giảm thiểu các mối nguy hại từ sản phẩm rau không an toàn, các biện pháp canh tác rau được tiêu chuẩn hóa (VietGAP, hữu cơ) hay được áp dụng công nghệ cao vào sản xuất (thủy canh, khí canh,…). Trong đó phương pháp thủy canh là biện pháp canh tác cây trồng không sử dụng đất mà sử dụng giá thể (xơ dừa, trấu, than bùn, vecmiculite,...) và 1 Trường Đại học Quy Nhơn 2 Trường Đại học Quang Trung * Email: hotan@qnu.edu.vn
  2. 730 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM dung dịch dinh dưỡng để nuôi dưỡng cây trồng. Việc trồng cây trong môi trường không có đất thật sự đem lại rất nhiều lợi ích như: Tiết kiệm tối đa diện tích trồng, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, luân canh gối vụ một cách chủ động và hiệu quả, đồng thời nâng cao năng suất của cây trồng (Đào Thị Thanh Huyền và cộng sự, 2021). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các giá trị về sinh trưởng, tổng năng suất, chất lượng của cây trồng thủy canh cao hơn so với trồng trên đất ở cây cà chua (Rumple và cộng sự, 1996), ở xà lách (Shinawy và Gawish, 2006). Đồng thời, phương pháp thủy canh giúp cho cây trồng hấp thụ các chất như N, P, K, Ca, Cu, Mg nhiều hơn trong khi cây trồng ở đất có xu hướng hấp thụ nhiều Pb và Fe hơn (Santos và cộng sự, 2003). Từ những nhu cầu cấp thiết trên, nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm ra loại dinh dưỡng phù hợp cho sinh trưởng, năng suất cao và phẩm chất tốt đối với từng giống rau xà lách. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành trên 2 giống xà lách xoăn xanh và xà lách tím Lollo Rosa nhập khẩu từ Ý do Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tâm Nông phân phối. Giống xà lách xoăn xanh có lá màu xanh sáng, có viền lượn sóng, độ đồng đều cao, chịu nhiệt tốt, lá khỏe, không bị rách khi gặp mưa, lớn rất nhanh, thân mọng nước, có bộ rễ phát triển rất mạnh và nhanh, thu hoạch sau 40-45 ngày sau khi gieo. Giống xà lách tím Lollo Rosa có lá màu đỏ tím đậm, bìa lá có khía sâu, cây xòe, sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt, thu hoạch sau 40 - 50 ngày sau khi gieo. Dinh dưỡng được sử dụng là dinh dưỡng thủy canh Hydro Umat V dành cho rau ăn lá do Công ty TNHH Hạt giống F1508 phân phối và chế phẩm dịch chiết chuối do doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Quốc Tư ở TT Chư Ty Đức Cơ - Gia Lai sản xuất và phân phối. Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng của 2 dung dịch nghiên cứu Dung dịch Thành phần Nhóm A: Nitrat Nitrogen (NO3 --N): 37,51 g/L; Caxium (Ca): 43,54 g/L; Potassium oxide (K2O): 39,77 g/L; Fe Hydro Umat V (EDTA): 0,98 g/L. Nhóm B: Phosphorus Pentoxide (P2O5): 10,50 g/L; Ammonium Nitrogen (NH4 + -N): 2,00 g/L; Sulphur (S): 6,68 g/L; Magnesium (Mg): 5,00 g/L; Manganum (Mn): 394 ppm; Borum (B): 140 ppm; Zincum (Zn): 100 ppm; Cuprum (Cu): 24 ppm; Molybdenum (Mo): 20 ppm. Dịch chiết chuối Dịch quả chuối. Nước và phụ gia. Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 2/2020 đến 5/2020, tại nhà kính công nghệ cao, Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng và Nông lâm Trung Bộ. Nhiệt độ nhà kính được
  3. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 731 khống chế hoàn toàn tự động bằng phần mềm đã được cài đặt sẵn từ 25 oC - 30 oC, ẩm độ từ 70-85 %. Ánh sáng vào thời điểm thí nghiệm dao động từ 14.000 lux - 18.000 lux. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của hai loại dinh dưỡng đến sự sinh trưởng về chiều cao, số lá của hai giống xà lách xoăn xanh và xà lách tím Lollo Rosa. - Nghiên cứu ảnh hưởng của hai loại dinh dưỡng đến năng suất và phẩm chất của hai giống xà lách xoăn xanh và xà lách tím Lollo Rosa. 2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 4 công thức, mỗi công thức 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 ống trên giàn với 20 cây. Giàn thủy canh hồi lưu với kích thước 4 m x 2 m (dài x rộng). Chia làm 2 giàn, mỗi giàn gồm 10 ống, mỗi ống trên giàn được đục 24 lỗ với đường kính là 3,5 cm, mỗi lỗ trồng 1 cây. Hạt được gieo trong giá thể xơ dừa đã được xử lý tanin, 14 ngày sau ươm cho vào rọ và lên giàn lúc cây được 3 - 4 lá thật. Tổng thời gian sinh trưởng từ khi gieo hạt đến thu hoạch là 45 ngày, pH của dung dịch dinh dưỡng dao động từ 5,8 - 6,4 và nồng độ dung dịch ở giai đoạn cây con duy trì từ 400 - 550 ppm, giai đoạn cây sinh trưởng sau 10 ngày đến trưởng thành duy trì từ 650 - 850 ppm. Các công thức thí nghiệm gồm: CT1: Giống xà lách xoăn xanh trồng trên môi trường dinh dưỡng Hydro Umat V. CT2: Giống xà lách tím Lollo Rosa trồng trên môi trường dinh dưỡng Hydro Umat V. CT3: Giống xà lách xoăn xanh trồng trên môi trường dinh dưỡng dịch chiết chuối. CT4: Giống xà lách tím Lollo Rosa trồng trên môi trường dinh dưỡng dịch chiết chuối. Các chỉ tiêu theo dõi Mỗi ống trên giàn theo dõi 20 cây, các chỉ tiêu sinh trưởng theo dõi 7 ngày một lần, kết thúc theo dõi sau 31 ngày. - Chiều cao cây (cm): Đo chiều cao cây từ gốc đến đỉnh lá cao nhất của cây. - Số lá trên cây (lá): Đếm số lá trên cây vào ngày thứ 3, 10, 17, 24 và 31 ngày sau khi trồng. - Khối lượng trung bình cây (KLTB/cây) (g/cây): Cân khối lượng từng cây của một lần lặp lại trên giàn thí nghiệm. - Năng suất ô thí nghiệm (kg/m2): Khối lượng cây của một lần lặp lại tương đương 1 ống trên giàn với 20 cây theo dõi. - Năng suất thực thu (kg/m2): Tổng khối lượng cây trong một công thức thí nghiệm tương đương diện tích 4 m2. - Độ brix: Dùng Brix kế (Hand Refractometer) đo tổng lượng chất rắn hòa tan. - Hàm lượng nitrat: Dùng bút đo nitrat LAQUAtwin NO3- - meter Horiba được sản xuất tại Nhật Bản. Nghiền mẫu lá xà lách cần đo sau đó lấy dịch nghiền nhỏ vào đầu dò và đo.
  4. 732 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - Hàm lượng chất khô (%): Theo phương pháp sấy khô, cân khối lượng đến khi không đổi sau đó quy ra phần trăm hàm lượng chất khô. 2.4. Xử lý số liệu Tất cả các số liệu thí nghiệm được xử lý và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 và statistix 8.0. So sánh các giá trị trung bình bằng phương pháp kiểm định LSD ở mức ý nghĩa 5 %. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của hai môi trường dinh dưỡng đến sự tăng trưởng chiều cao cây của hai giống xà lách Để đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây thì chiều cao cây là một yếu tố cần quan tâm. Chiều cao cây phụ thuộc vào yếu tố giống ngoài ra còn có sự ảnh hưởng của các yếu tố khác như dinh dưỡng, thời tiết, nhiệt độ, nước,… Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng và cho năng suất, đồng thời nó phản ánh khả năng tổng hợp và tích lũy chất hữu cơ trong cây, cây sinh trưởng tốt sẽ cho chiều cao tốt và cân đối giữa các thời kỳ là cơ sở tăng năng suất sau này. Chiều cao cây của 2 giống xà lách được theo dõi qua Bảng 2. Ở thời điểm 3 ngày sau trồng (NST), chiều cao cây đạt cao nhất là ở công thức CT1 đạt 4,70 cm, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các công thức khác. Thấp nhất là công thức CT4 chỉ đạt 3,60 cm. Chiều cao cây giữa hai công thức CT2 và CT3 không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Bảng 2. Chiều cao cây qua các thời điểm sau khi trồng Chỉ tiêu Chiều cao cây (cm) qua các thời điểm sau khi trồng (ngày) Công thức 3 10 17 24 31 CT1 4,70a 8,70a 13,85a 23,98a 25,75a CT2 4,15b 7,30b 13,12b 22,43b 25,02b b c c c CT3 4,10 7,75 12,63 21,78 24,65c CT4 3,60c 6,65d 11,97d 20,35d 23,27d CV (%) 10,13 8,89 4,77 2,73 2,04 LSD0,05 0,26 0,42 0,39 0,38 0,31 Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê, có chữ theo sau khác nhau thì khác biệt ở mức ý nghĩa 5 %. Thời điểm 10 NST, chiều cao cây dao động trong khoảng 6,65 - 8,70 cm, cao nhất ở công thức CT1 đạt 8,70 cm, khác biệt qua phân tích thống kê so với các công thức CT2, CT3 và CT4. Chiều cao cây thấp nhất là ở công thức CT4 chỉ đạt 6,65 cm. Thời điểm 17 NST, chiều cao cây cao nhất vẫn là ở công thức CT1 đạt 13,85 cm, thấp nhất là ở công thức CT4 chỉ đạt 11,97 cm. Giữa các công thức thí nghiệm đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhau.
  5. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 733 Tương tự ở thời điểm 24 và 31 NST, chiều cao cây cao nhất vẫn là công thức CT1 tương ứng 23,98 cm và 25,75 cm, có sự khác biệt qua phân tích thống kê giữa các công thức dinh dưỡng với nhau. Chiều cao cây đạt thấp nhất vẫn là công thức CT4 tương ứng 20,35 cm và 23,27 cm. Theo Trần Thị Ba (2006) thì ở giai đoạn cây con các bộ phận của cây như thân, lá còn nhỏ và chậm phát triển nên khả năng quang hợp tổng hợp chất hữu cơ còn thấp, bộ rễ bắt đầu phát triển rễ phụ, khả năng hút dinh dưỡng của rễ kém, chuyển nuôi cây dinh dưỡng từ hạt sang dinh dưỡng từ rễ nên giai đoạn này, cây sinh trưởng chậm. Chiều cao cây tăng đều qua các giai đoạn 10 - 31 ngày sau trồng vì đây là thời kỳ cây sinh trưởng và phát triển mạnh, trong thủy canh đây được coi là giai đoạn tích lũy chất dinh dưỡng, các hoạt động trao đổi chất và năng lượng được đẩy mạnh làm cho cường độ hô hấp, quang hợp tăng lên kéo theo sự tăng trưởng chiều cao cây. Như vậy, trong cùng điều kiện khí hậu, giống và chế độ chăm sóc thì sự khác nhau về chiều cao cây là do sự tác động của các môi trường dinh dưỡng khác nhau. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Văn Sơn (2005) trên cây cà chua. Kết quả của thí nghiệm cho thấy, chiều cao cây xà lách qua suốt quá trình sinh trưởng thì ở công thức dinh dưỡng Hydro Umat V đối với giống xà lách xoăn xanh là cao nhất và thấp nhất ở công thức dinh dưỡng dịch chiết chuối đối với giống xà lách tím Lollo Rosa. 3.2. Ảnh hưởng của hai môi trường dinh dưỡng đến sự tăng trưởng số lá của hai giống xà lách Lá là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp chủ yếu của cây, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, giúp cây cho năng suất và phẩm chất cao (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2001). Bảng 3. Số lá của hai giống xà lách qua các thời điểm sau khi trồng Số lá (lá) của hai giống xà lách qua các thời điểm sau khi Chỉ tiêu trồng (ngày) Công thức 3 10 17 24 31 CT1 4,00a 5,50a 8,95a 14,50a 18,10a CT2 3,50b 5,60a 8,55b 13,40b 17,60b CT3 3,85a 5,50a 8,30b 13,30bc 16,90c CT4 3,48b 5,13b 8,00c 13,02c 16,70c CV (%) 12,54 8,64 5,10 3,41 2,75 LSD0,05 0,29 0,30 0,27 0,28 0,30 Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê, có chữ theo sau khác nhau thì khác biệt ở mức ý nghĩa 5 %. Kết quả thu được ở Bảng 3, chúng tôi nhận thấy ở thời điểm 3 NST, số lá dao động từ 3,48 - 4,00 lá/cây, cao nhất là ở công thức dinh dưỡng Hydro Umat V đối với giống xà lách xoăn xanh (CT1 và CT3). Số lá thấp nhất là ở công thức dinh dưỡng dịch chiết chuối đối với giống xà lách tím Lollo Rosa (CT2 và CT4).
  6. 734 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Thời điểm 10 NST, số lá phát triển tương đối đồng đều dao động trong khoảng 5,13 - 5,60 lá/cây, số lá thấp nhất ở công thức dinh dưỡng dịch chiết chuối đối với giống xà lách tím Lollo Rosa chỉ đạt 5,13 lá/cây. Giữa các công thức còn lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Thời điểm 17 NST, số lá của các công thức dao động trong khoảng 8,00 - 8,95 lá/cây, số lá của cây đạt cao nhất là ở công thức dinh dưỡng Hydro Umat V đối với giống xà lách xoăn xanh đạt 8,95 lá/cây, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các công thức khác. Số lá thấp nhất là công thức dinh dưỡng dịch chiết chuối đối với giống xà lách tím Lollo Rosa chỉ đạt 8,00 lá/cây. Tương tự ở thời điểm 24 và 31 NST, số lá trên cây đạt cao nhất vẫn là công thức dinh dưỡng Hydro Umat V đối với giống xà lách xoăn xanh tương ứng 14,50 lá/cây và 18,10 lá/cây. Số lá trên cây đạt thấp nhất vẫn là công thức dinh dưỡng dịch chiết chuối đối với giống xà lách tím Lollo Rosa tương ứng 13,02 lá/cây và 16,70 lá/cây. Giữa các công thức đều có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Như vậy, trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, số lá tăng liên tục và đều qua các giai đoạn từ 3 - 31 ngày sau trồng, số lá tăng nhanh mạnh đặc biệt ở giai đoạn 10 - 31 ngày sau trồng vì đây là giai đoạn hoạt động trao đổi chất mạnh của cây, tăng cường quá trình quang hợp, tổng hợp chất, bộ rễ phát triển mạnh khả năng hút chất dinh dưỡng từ dung dịch sẽ nhiều hơn giúp cây phát triển mạnh từ đó kéo theo sự ra lá. Từ kết quả Bảng 3 cho thấy các môi trường dinh dưỡng khác nhau có ảnh hưởng không giống nhau đến số lá của cây xà lách điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Ba và Trần Văn Hai (2005). 3.3. Ảnh hưởng của hai môi trường dinh dưỡng đến năng suất của hai giống xà lách Kết quả Bảng 4 cho thấy, KLTB/cây giữa các công thức dinh dưỡng ở cả hai giống xà lách dao động trong khoảng 95,25 - 109,75 g/cây. KLTB/cây đạt cao nhất là ở công thức dinh dưỡng Hydro Umat V ở giống xoăn xanh đạt 109,75 g/cây, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các công thức dinh dưỡng khác. KLTB/cây đạt thấp nhất là công thức dinh dưỡng dịch chiết chuối ở giống tím Lollo Rosa chỉ 95,25 g/cây. Bảng 4. Khối lượng trung bình cây, năng suất ô thí nghiệm, năng suất thực thu Chỉ tiêu KLTB/cây NS Ô TN NSTT Công thức (g) (kg/0,8 m2) (kg/4 m2) CT1 109,75a 2,20a 10,75 CT2 103,25b 2,07b 10,00 CT3 99,75c 2,00c 9,50 CT4 95,25d 1,91d 9,00 CV (%) 5,38 4,47 LSD0,05 3,45 0,05 Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê, có chữ theo sau khác nhau thì khác biệt ở mức ý nghĩa 5 %. Năng suất trên ô thí nghiệm giữa các công thức dao động trong khoảng 1,91 - 2,20 kg, trong đó, đạt cao nhất là công thức dinh dưỡng Hydro Umat V ở giống xoăn xanh đạt 2,20
  7. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 735 kg. Năng suất trên ô thí nghiệm đạt thấp nhất ở công thức dinh dưỡng dịch chiết chuối ở giống tím Lollo Rosa chỉ đạt 1,91 kg. Giữa các công thức thí nghiệm đều có sự khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Năng suất thực thu trên toàn bộ diện tích của một công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 9,00 - 10,75 kg, đạt cao nhất vẫn ở công thức dinh dưỡng Hydro Umat V ở giống xoăn xanh đạt 10,75 kg. Thấp nhất là ở công thức dinh dưỡng dịch chiết chuối ở giống tím Lollo Rosa chỉ đạt 9,00 kg. Kết quả trên cho thấy xà lách là loại rau ăn lá do đó khối lượng cây được quyết định bởi sinh khối lá trên cây và chiều cao của cây, khối lượng cây cao hay thấp phụ thuộc và khả năng sinh trưởng của cây, cây sinh trưởng thân lá tốt cho KLTB cây cao dẫn đến năng suất cao. 3.4 Ảnh hưởng của hai môi trường dinh dưỡng đến một chỉ tiêu phẩm chất của hai giống xà lách Hàm lượng chất khô (%), hàm lượng nước (%), độ Brix (%) Theo Nguyễn Hồng Đức (2010), hàm lượng chất khô của cây cao là biểu hiện sự sinh trưởng mạnh và cũng là một trong những chỉ tiêu quyết định năng suất. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 5 cho thấy, hàm lượng chất khô cao nhất ở công thức dinh dưỡng Hydro Umat V đạt lần lượt là 6,25 % và 6,17 %, khác biệt có ý nghĩa ở mức 5 % so với công thức dinh dưỡng dịch chiết chuối ở cả hai giống xà lách xoăn xanh và tím Lollo Rosa. Hàm lượng nước của hai giống xà lách trồng trên hai môi trường dinh dưỡng dao động từ 93,75 % đến 94,12 %, tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Bảng 5. Hàm lượng chất khô (%), hàm lượng nước (%) và độ Brix (%) trong rau xà lách Công thức Hàm lượng chất khô (%) Hàm lượng nước (%) Độ Brix (%) CT1 6,25a 93,75a 3,46c CT2 6,17a 93,83a 3,20d CT3 5,92b 94,08a 4,06a CT4 5,88b 94,12a 3,73b CV% 5,51 0,78 8,65 LSD0,05 0,21 0,45 0,22 Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê, có chữ theo sau khác nhau thì khác biệt ở mức ý nghĩa 5 %. Độ Brix (hàm lượng chất rắn hòa tan) của các công thức dinh dưỡng dao động trong khoảng 3,20 - 4,06 %, trong đó công thức dinh dưỡng dịch chiết chuối ở giống xoăn xanh có độ Brix cao nhất đạt 4,06 %, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với công thức dinh dưỡng Hydro Umat V. Độ Brix thấp nhất là ở công thức dinh dưỡng Hydro Umat V ở giống tím Lollo Rosa chỉ đạt 3,20 %. Như vậy có sự khác nhau về độ Brix giữa các công thức. Độ Brix chịu ảnh hưởng bởi giống, thời tiết và tình trạng dinh dưỡng được cung cấp. Trên cùng một giống, cùng
  8. 736 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM mùa vụ độ Brix khác nhau như vậy có thể do hàm lượng dưỡng chất trong các loại dinh dưỡng khác nhau đã làm tăng phẩm chất (độ Brix) của xà lách (Trần Thị Ba, 2010). Hàm lượng nitrat (NO3-) Nitrat (NO-3) trong sản phẩm là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng rau sạch, dư lượng nitrat trong sản phẩm được quyết định bởi nhiều yếu tố lượng dinh dưỡng không cân đối, bón phân đạm cận ngày thu hoạch, nguồn nước tưới, loại rau, kỹ thuật canh tác và nhiều yếu tố môi trường khác (Nguyễn Văn Tới và Lê Cao Ân, 1995). Vì vậy, chúng tôi tiến hành phân tích chỉ tiêu hàm lượng nitrat (NO3-), kết quả thu được ở Bảng 6. Bảng 6. Hàm lượng NO3- (mg/kg rau tươi) trong hai giống xà lách Hàm lượng NO3- Tiêu chuẩn FAO, WHO Tiểu chuẩn Việt Nam Công thức (mg/kg rau tươi) (mg/kg rau tươi) (mg/kg rau tươi) CT1 359,9 CT2 365,3 CT3 286,5 < 2000 < 1500 CT4 298,5 Kết quả ở Bảng 6 cho thấy, dư lượng nitrat trong xà lách ở công thức dinh dưỡng dịch chiết chuối ở cả hai giống xà lách xoăn xanh và tím Lollo Rosa đều thấp chỉ từ 286,5 - 298,5 mg/kg rau tươi. Công thức dinh dưỡng Hydro Umat V ở cả hai giống xà lách đều có dư lượng nitrat cao hơn từ 359,9 - 365,3 mg/kg rau tươi. Dựa vào hàm lượng nitrat cho phép trong một số loại rau quả theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới về dư lượng nitrat trong xà lách, thì dư lượng nitrat trong xà lách sau thu hoạch ở các công thức thí nghiệm đều thấp hơn so với ngưỡng cho phép. 4. KẾT LUẬN Khi sử dụng dung dịch dinh dưỡng Hydro Umat V đối với giống xà lách xoăn xanh có ảnh hưởng tốt nhất đến động thái tăng trưởng về chiều cao cây đạt 25,75 cm và số lá đạt 18,10 lá khi thu hoạch. Sử dụng dung dịch dinh dưỡng Hydro Umat V cho giống xà lách xoăn xanh cho KLTB/cây cao nhất đạt 109,75 g/cây, năng suất ô thí nghiệm đạt 2,20 kg và năng suất thực thu đạt 10,75 kg. Sử dụng dinh dưỡng dịch chiết chuối cho giống xà lách xoăn xanh có dư lượng nitrat là thấp nhất chỉ 286,5 mg/kg rau tươi, dung dịch dinh dưỡng Hydro Umat V ở giống xà lách xoăn xanh có độ Brix cao nhất đạt 4,06 %. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Thị Ba, 2006. Bài giảng môn rau sạch. Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp, Bộ môn Khoa học cây trồng. Trần Thị Ba, 2010. Kỹ thuật sản xuất rau sạch. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Trần Thị Ba và Trần Văn Hai, 2005. Kỹ thuật trồng rau sạch (giáo trình điện tử). Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
  9. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 737 Trần Thị Ba và Võ Thị Bích Thủy, 2010. Kết quả nghiên cứu, ứng dụng biện pháp sinh học trong sản xuất rau an toàn và giải pháp thực hiện. Chuyên đề: Công nghệ sinh học và giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học và Công nghệ An Giang, số 2/2010, ISSN 1859-0268. Nguyễn Hồng Đức, 2010. Xây dựng quy trình thủy canh rau tần ô theo hướng an toàn. Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. HCM. Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2001. Giáo trình sinh lý thực vật. Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp, Bộ môn Khoa học cây trồng. Đào Thị Thanh Huyền, Phạm Quốc Toán, Bùi Xuân Hồng, Phạm Thị Thu Huyền và Trần Đình Hà, 2021. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của rau cần tây trái vụ canh tác trên hệ thống thủy canh hồi lưu. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Thái Nguyên, 226(10): 81-87. Rumple, J., Felczynski, K., Aniszewski, S. K., and Vogel, G., 1996. Results of experiments with soilless open field tomato culture in Germany and Poland. In Proceedings of the 9th International Congress on Soilless Culture, St. Helier, Jersey, Channel Islands, 12-19 April 1996. Wageningen, Netherlands. Trần Văn Sơn, 2006. Hiệu quả sáu loại dinh dưỡng thủy canh trên sự sinh trưởng và năng suất của cà chua tại hợp tác xã rau an toàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, Đông Xuân 2005 - 2006. Luận văn kỹ sư Trồng trọt, Trường Đại học Cần Thơ. Shinawy M. Z. EI, and Gawish Sh. M, 2006. Effect of commercial organic nutrient solutions on growth and chemical composition of lettuce under agricultural soilless system. Egypt. J.Hort., vol. 33, pp.19-28. Santos, A. M. P., Dantas, R. P., Das, M., Korn, G. A., Fernandes, G. B., and Ferreira, S. L. C., 2003. Mineral composition of lettuce (Lactuca sativa L.) grown in soil and hydroponics consumed in Salvador city, Brazil. J. Food Technol, vol. 1, No. 2, pp. 42-45. Nguyễn Văn Tới, Lê Cao Ân, 1995. Dư lượng nitrat và chất lượng nông phẩm. Liên hiệp khoa học-sản xuất Đà Lạt. Thông tin khoa học, công nghệ Lâm Đồng, số 4/1995.
  10. 738 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM RESEARCH ON EFFECTS OF TWO NUTRITIONAL TYPES ON GROWTH, YIELD AND QUALITY OF TWO LETTUCE VARIETIES GROWN BY HYDROPONIC METHOD Ho Tan1,*, Nguyen Van Trung2 Abstract. To evaluate the effects of two types of nutrients on the growth, yield and quality of two varieties of green and purple curly lettuce Lollo Rosa, the study was conducted with 4 treatments. Formula 1 (CT1): Green curly lettuce variety grown on Hydro Umat V nutrient medium; CT2: Lollo Rosa purple lettuce variety grown on Hydro Umat V nutrient medium; CT3: Green curly lettuce variety grown on banana extract nutrient medium and CT4: Purple lettuce variety Lollo Rosa grown on banana extract nutrient medium. The study results showed that Hydro Umat V nutrition had a good effect on green curly lettuce variety, reached 25.75 cm in plant height and 18.10 leaves in number of leaves at harvest. The highest yield of the plant was 109.75 g/tree, the experimental plot yield was 2.20 kg and the actual yield was 10.75 kg. The nitrate residue in green curly lettuce grown on banana extract nutrition was the lowest at only 286.5 mg/kg of fresh vegetables, the highest Brix in the green curly lettuce variety grown on Hydro Umat V nutrition was 4.06 %. Keywords: Hydroponic, lecttuce, nutrition, quality, yield. 1 Quy Nhon University 2 Quang Trung University * Email: hotan@qnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2