intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu bài tập phát triển thể lực chung cho nam sinh viên học Viện Hàng không Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công tác GDTC và hoạt động TDTT trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp GD – ĐT góp phần thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước để đáp ứng nhu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa và đời sống xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu bài tập phát triển thể lực chung cho nam sinh viên học Viện Hàng không Việt Nam

  1. NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO NAM SINH VIÊN HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ThS. Võ Minh Vương, ThS. Lê Hữu Toàn Học viện Hàng không Việt Nam TÓM TẮT Công tác GDTC và hoạt động TDTT trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp GD – ĐT góp phần thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước để đáp ứng nhu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa và đời sống xã hội. Nhà trường là cơ sở quan trọng để giáo dục và phát triển con người. Mục đích của GDTC cho HS – SV là góp phần đào tạo những chuyên gia có trình độ cao, có tri thức khoa học, những công nhân có tay nghề cao, có kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của lao động xã hội, xứng đáng là người chủ xã hội trong tương lai. Xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và nhà nước pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ khóa: Giáo dục Thể chất, Sinh viên, Thể lực, Học viện Hàng không Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. GDTC được hiểu là quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của con người. GDTC cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm. GDTC chia thành hai mặt tương đối độc lập: dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của GDTC được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động. Mặc dù GDTC từ lâu đã trở thành môn học chính, bắt buộc trong chương trình các cấp học, các nghành học nhưng cho đến nay ở một số nơi công tác này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của tuổi trẻ học đường về một số mặt như: cơ sở vật chất, chất lượng chưa đảm bảo, đội ngũ cán bộ giáo viên còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý còn nhiều yếu kém... Thấy rõ được thực trạng này, Đảng và Nhà nước đã đề ra một số giải pháp cho công tác GDTC ở tất cả các trường, các cấp, điều đó được thể hiện trong chỉ thị 36 của ban chấp hành trung ương Đảng: “Hiệu quả GDTC trong các nhà trường còn thấp, hai nghành GD – ĐT và thể chất thể thao phối hợp chỉ đạo cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên TDTT cho trường học các cấp, tạo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC ở tất cả các trường học”. Tuy nhiên, trên thực tế công tác GDTC tại các trường Đại học, Cao đẳng còn nhiều biến chậm và gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện những định hướng và giải pháp trên. Còn nhiều trường chưa mạnh dạn thay đổi nội dung và phương pháp 936
  2. vốn đã lạc hậu, cứng nhắc, tuy không sai về kỹ thuật nhưng gây ra sự nhàm chán trong quá trình giảng dạy của giáo viên và sự tiếp thu của học sinh. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp đọc và phân tích tài liệu có liên quan, Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu, Phương pháp kiểm tra sư phạm, Phương pháp thực nghiệm sư phạm, Phương pháp toán học thống kê. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lựa chọn các bài tập để phát triển thể lực chung chính khóa cho sinh viên Nam năm nhất Học viện Hàng không Việt Nam sau một năm học tập. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên Nam năm nhất Khóa 08 (hệ Đại học) Học viện Hàng không Việt Nam. - Nhóm thực nghiệm: Gồm 50 sinh viên Nam, áp dụng các hệ thống bài tập đã được lựa chọn và tập luyện trong 1 năm học. - Nhóm đối chứng: Gồm 50 sinh viên Nam thực hiện theo chương trình học tập và tập luyện thể lực bình thường theo giáo án của bộ môn đã biên soạn và giảng dạy từ trước. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Thực trạng thể lực chung của sinh viên Nam Học viện Hàng không Việt Nam Để đánh giá thể lực chung của sinh viên nam Học viện Hàng không Việt Nam chúng tôi dựa vào 6 test kiểm tra và đánh giá thể lực cho học sinh, sinh viên theo quyết định số 53/QĐ – BGDĐT ban hành ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bảng 1: Thực trạng thể lực chung của sinh viên nam Học viện Hàng không Việt Nam (n = 100) STT CHỈ TIÊU  Cv% ᵋ 1 Lực bóp tay thuận (kg) 42.7 2.3 5.4 0.01 2 Bật xa tại chỗ (cm) 21.4 1.9 9.0 0.01 3 Nằm ngửa gập bụng 30s/ lần 216.2 9.5 4.4 0.01 4 Chạy con thoi 4 x 10m (s) 5.2 0.4 7.3 0.01 5 Chạy 30m XPC 11.5 0.4 3.4 0.01 6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 1009.7 66.3 6.6 0.01 Trong 6 chỉ tiêu thể lực thì có 06 chỉ tiêu các số liệu thu được khá tập trung (Cv
  3. Bảng 2: Đánh giá, xếp loại phần trăm thể lực chung của sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT Tố chuất thê lực chung Sức Khéo Sức mạnh Sức bền nhanh léo Lứa tuổi Mức độ xếp hạng Nằm Chạy Chạy Chạy Lực bóp Bật xa ngửa gập 30m con thoi tùy sức tay thuận tại chỗ bụng 30 XPC 4x10m 5 phút (kg) (cm) giây (lần) (giây) (giây) (giây) Số lượng 1 46 14 14 83 26 Tốt Tỷ lệ % 1% 46% 14% 14% 83% 26% Nam Số lượng 79 54 73 77 14 58 Đạt N = 100 Tỷ lệ % 79% 54% 73% 77% 14% 58% Số lượng 20 0 13 0 3 16 Chưa đạt Tỷ lệ % 20% 0% 13% 0% 3% 16% Trên bảng 2 là kết quả đánh giá thể lực chung theo từng tiêu chí của sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam. Mỗi sinh viên được đánh giá 6 nội dung: Lực bóp tay thuận (kg), Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây), Bật xa tại chỗ (cm), Chạy 30m XPC (giây), Chạy con thoi 4x10m (giây), Chạy tùy sức 5 phút (m). Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau: Bảng 3: Kết quả đánh giá, xếp loại thể lực chung của sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam XẾP LOẠI Stt Đối tượng Số lượng Tốt Đạt Chưa Đạt 18 31 51 1 Nam sinh viên 100 18% 31% 51% Trong số 100 sinh viên Nam được đánh giá xếp loại có 18 em xếp loại Tốt, tỉ lệ là 18%. Có 31 em xếp loại Đạt, chiếm tỉ lệ là 31%. Có 51 em Chưa đạt, chiếm tỉ lệ là 51%. 2.2 Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập để phát triển thể lực chung cho sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam Sau khi đã tổng hợp được 100 bài tập phù hợp cho đối tượng sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam, đề tài tiến hành phỏng vấn 20 chuyên gia gồm Giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng, các chuyên gia lĩnh vực Thể dục Thể thao và các huấn luyện viên Thể dục Thể thao. Nội dung phỏng vấn là sự đánh giá của các chuyên gia về mức độ phù hợp của các bài tập thể chất đối với sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam do chúng tôi biên soạn và lựa chọn, nhằm lựa chọn được hệ thống bài tập có đủ các yêu cầu cần thiết: tính khách quan, tính thông báo, độ tin cậy. Mỗi bài tập có 3 mức độ lựa chọn: Không phù hợp, bình thường và phù hợp. Để đánh giá chúng tôi tiến hành cho điểm các ức đô khác nhau, trong đó: Không phù hợp được 0 điểm, bình thường được 1 điểm và phù hợp được 2 điểm. Sau đó tính tổng điểm cho từng động tác để lựa chọn. Kết quả phỏng vấn đã chọn ra 55 bài tập phù hợp cho sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam và ứng dụng thực nghiệm vào chương trình GDTC chính khóa. 938
  4. Bảng 4: Tổng hợp một số bài tập lựa chọn từ kết quả phỏng vấn TT TÊN BÀI TẬP Phát triển tố chất 1. Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh PHVĐ 2. Chạy con thoi 4x10m PHVĐ 3. Chạy zích zắc PHVĐ 4. Chạy bước nhỏ, nghe tín hiệu chạy tăng tốc 30m PHVĐ 5. Chạy 3000m Sức bền 6. Chạy 800m Sức bền 7. Chạy 1500m Sức bền 8. Chạy bền trên địa hình tự nhiên Sức bền 9. Chạy biến tốc các quãng từ 50m từ 3 đến 5 phút Sức bền 10. Bật cao tại chỗ liên tiếp Sức mạnh 11. Bật nhảy đổi chân liên tục Sức mạnh 12. Bạt nhảy với tay lên cao Sức mạnh 13. Chống co duỗi tay trên xà kép hoặc trên thành ghế nhựa Sức mạnh 14. Cõng người chạy nhanh 10m Sức mạnh 15. Cõng người đi bộ 50m Sức mạnh 16. Chạy biến tốc 4x50m Sức nhanh 17. Chạy bước nhỏ 30m Sức nhanh 18. Chạy đạp sau 60m Sức nhanh 19. Chạy nâng cao đùi nhanh tại chỗ Sức nhanh 20. Chạy tăng tốc độ chân nhanh dần Sức nhanh 21. Chạy biến tốc 4x50m Sức nhanh 22. Đứng gập thân về trước Mềm dẻo 23. Ép dọc, ép ngang Mềm dẻo 24. Ngồi thân gập về trước Mềm dẻo 25. Quay khớp vai với gậy Mềm dẻo 2.3 Đánh giá hiêu quả ứng dụng hệ thống các bài tập phát triển thể lực cho sinh viên Học viện Hàng không, chúng tôi tiến hành các bước sau: Bước 1: Kiểm tra lấy số liệu trước thực nghiệm sư phạm. Bước 2: Áp dụng hệ thống các bài tập thể chất vào thực nghiệm. Bước 3: Kiểm tra lấy số liệu sau thực nghiệm sư phạm. 2.3.1 Trước thực nghiệm sư phạm 939
  5. 1200 1000 1009.64 1009.7 800 600 400 218.24214.1 200 42.69 42.6 21.34 21.4 5.23 5.2 11.48 11.5 0 Lực bóp tay Nằm ngửa Bật xa tại Chạy 30m Chạy con Chạy tùy sức thuận gập bụng chỗ XPC thoi 4x10m 5 phút Nhóm thực Nghiệm Nhóm đối chứng Như vậy: Từ những kết quả kiểm tra ban đầu (trước thực nghiệm sư phạm), giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của sinh viên nam năm nhất Học viện Hàng Không Việt Nam không có sự khác biệt đáng kể nào ở các chỉ số biểu thị trình độ thể lực chung. Điều đó đảm bảo sự tin cậy về trình độ thể lực ban đầu cũng như giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng tham gia thực nghiệm sư phạm. 2.3.2 Sau thực nghiệm sư phạm Bảng 5: Kết quả kiểm tra thể lực sinh viên nam nhóm thực nghiệm và đối chứng. Sau thực nghiệm sư phạm TT Nhóm ĐC Nhóm TN Chỉ tiêu t P n= 50 n=50 X 43.6 44.37 1 Lực bóp tay thuận (kg) ± 1.8 21.75 4.47 < 0.05 Cv% 4.0 3.94 X 22.2 22.42 2 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần) ± 1.4 1.77 1.18 < 0.05 Cv% 6.5 7.91 X 220.5 224.86 3 Bật xa tại chỗ (cm) ± 8.1 8.24 4.2 < 0.05 Cv% 3.7 3.66 X 4.9 4.68 4 Chạy 30m XPC (giây) ± 0.27 0.3 4.9
  6. 1200 1085.8 1057.6 1000 800 600 400 224.86 220.5 200 44.37 43.6 22.42 22.2 4.86 4.9 10.94 11.2 0 Lực bóp tay Nằm ngửa Bật xa tại Chạy 30m Chạy 4x10m Chạy tùy sức thuận gập bụng chỗ XPC 5 phút Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Như vậy: Từ những kết quả lần 2 (sau thực nghiệm sư phạm), giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm của sinh viên nam năm nhất Học viện Hàng không Việt Nam đều có sự khác biệt đáng kể ở tất các chỉ số biểu thị trình độ thể lực chung. Trình độ thể lực chung của sinh viên nam nhóm thực nghiệm và đối chứng sau khi áp dụng hệ thống bài tập vào chương trình GDTC nội khóa phát triển cao hơn so với nhóm đối chứng. Điều đó cho thấy, hệ thống bài tập bước đầu đã mang lại hiệu quả cao. 2.3.3 Đánh giá nhịp tăng trưởng của nam sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau một năm học Bảng 6: Nhịp độ tăng trưởng đánh giá sự phát triển thể lực của hai nhóm sinh viên nam sau một năm học Thực nghiệm Đối chứng X X TT TEST X X W% X X W% TN1 TN2 ĐC1 ĐC 2 1 Lực bóp tay thuận (kg) 42.69 44.37 3.9 42.6 43.6 2.2 2 Bật xa tại chỗ (cm) 21.34 22.42 4.9 21.4 22.2 3.7 3 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần) 218.24 224.86 3.0 214.1 220.5 2.9 4 Chạy 30m XPC (giây) 5.23 4.68 -11.2 5.2 4.9 - 7.0 5 Chạy con thoi 4x10m (giây) 11.48 10.94 -4.8 11.5 11.2 -2.1 6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 1009.64 1085.8 7.3 1009.7 1057.6 4.6 Qua bảng 6, cho thấy mức tăng trưởng của nam sinh viên nhóm thực nghiệm đều tăng. Mức tăng trưởng của các test lần lượt là: Lực bóp tay thuận tăng 3.9%, Bật xa tại chỗ tăng 4.9%, Nằm ngửa gập bụng 30 giây tăng 3.0%, Chạy 30m XPC tăng - 11.2%, Chạy con thoi 4x10m tăng -4.8%, Chạy tùy sức 5 phút tăng 7.3%. Điều này chứng tỏ sau khi áp dụng hệ thống các bài tập để phát triển thể chất thì thể lực chung của sinh viên nhóm thực nghiệm đã tăng rõ rệt. 941
  7. Mức tăng trưởng nam sinh viên nhóm đối chứng cũng có tăng nhưng kém hơn so với mức tăng trưởng của nam sinh viên nhóm thực nghiệm do nhóm đối chứng không áp dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực chung. 2.3.4 So sánh các tố chất thể lực chung của sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam với tiêu chuẩn đánh giá thể lực của Bộ Giáo dục & Đào tạo Sau một năm ứng dụng hệ thống bài tập để phát triển thể lực chung cho sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam (tiến hành thực nghiệm sư phạm). Chúng tôi tiến hành so sánh các tố chất thể lực chung của sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam với tiêu chuẩn đánh giá thể lực của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Số liệu được thể hiện ở bảng 7. Bảng 7: So sánh các tố chất thể lực Học viện Hàng không Việt Nam với tiêu chuẩn đánh giá thể lực của Bộ Giáo dục & Đào tạo sau 1 năm Stt Test kiểm tra Bộ GDĐT Học Viện HKVN 1 Lực bóp tay thuận (kg) 41.4 44 2 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần) 17 22.3 3 Bật xa tại chỗ (cm) 207 222.7 4 Chạy 30m XPC (giây) 5.7 4.8 5 Chạy con thoi 4x10m (giây) 12.4 11.1 6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 950 1071.7 Như vậy, theo kết quả so sánh tại bảng 3.7 cho thấy: sau khi ứng dụng hệ thống bài tập để phát triển thể lực chung cho sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam (tiến hành thực nghiệm sư phạm) các yếu tố thể lực của sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam đều có sự tiến triển tương ứng với tiêu chuẩn của Bộ GDĐT. 3. KẾT LUẬN Để đánh giá thể lực chung của sinh viên nam Học viện Hàng không Việt Nam chúng tôi dựa vào 6 test kiểm tra và đánh giá thể lực cho học sinh, sinh viên theo quyết định số 53/QĐ – BGDĐT ban hành ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Qua kết quả kiểm tra thể lực chung cho thấy thực trạng thể lực của nam sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam còn thấp so với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể là Trong số 100 sinh viên Nam được đánh giá xếp loại có 18 em xếp loại Tốt, tỉ lệ là 18%. Có 31 em xếp loại Đạt, chiếm tỉ lệ là 31%. Có 51 em Chưa đạt, chiếm tỉ lệ là 51%. Chỉ số cụ thể các test lực kế tay thuận có giá trị trung bình 42.7kg, bật xa tại chổ có giá trị trung bình là 216.2cm, chạy 30m XPC có giá trị trung bình 5.2 giây, chạy con thoi 4x10m có giá trị trung bình là 11.5 giây đều có giá trị trung bình thấp hơn giá trị trung bình người Việt Nam cùng lứa tuổi. Kết quả kiểm tra thể lực sau 01 năm học tập tại trường cho thấy trình độ thể lực chung của sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam được đánh giá ở mức khá so với “Quy định về việc đánh giá xếp loại thể lực cho học sinh, sinh viên’’ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 18/09/2008. 942
  8. Các bài tập được lựa chọn và đưa vào thực nghiệm đã có tác dụng phát triển thể lực chung cho sinh viên các chỉ số thể lực chung của 4 tố chất: sức mạnh, sức nhanh, sức bền và khéo léo ở nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng tốt, ở mỗi chỉ tiêu, nhịp tăng trưởng (W%) của nam tăng từ -11.2 đến 7.3. Nhóm đối chứng tăng từ -7.0 đến 4.6 Và nữ sinh viên nhóm thực nghiệm đều vượt trội so với nhóm đối chứng tăng từ - 6.5 đến 16.8. Nhóm đói chứng tăng từ -5.2 đến 13.5. Sự khác biệt đều đạt độ tin cậy thống kê từ mức 0,05 (5%) đến mức 0,01 (1%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định Số 53/2008/QĐ-BGDĐT, V/v Ban hành quy chế về công tác GDTC trong nhà trường các cấp. 2. Dương Nghiệp Chí (2003), Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi thời điểm 2001, NXB TDTT Hà Nội. 3. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp, Lê Bửu (1983), Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, NXB TDTT. 4. Lê Công Triêm (2002), Một số vấn đề hiện nay của phương pháp dạy học Đại học, NXB Giáo dục. 5. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 6. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thành (1996), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Hà Nội. 7. Lê Văn Lẫm, Phạm Xuân Thành (2008), Giáo trình TDTT trường học, NXB, Hà Nội. 8. Nguyễn Trọng Hải, Vũ Đức Thu (2001), Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển các tố chất thể lực của sinh viên, Tuyển tập NCKH, GDTC, sức khỏe trong nhà trường các cấp, NXB TDTT Hà Nội. 9. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn và cộng sự (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, Nhà xuất Bản TDTT, Hà Nội. 10. PGS.TS Lâm Quang Thành, TS. Nguyễn Thành Lâm (2010), Đo lường thể thao, tài liệu giảng dạy dành cho học viên cao học. 11. TS. Nguyễn Đăng Chiêu (2009), Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên một số trường đại học tại TP.HCM, Luận án tiến sĩ. 12. PGS.TS Trịnh Hùng Thanh (2000), Đặc điểm sinh lý các môn thể thao, NXB Hà Nội. 13. Võ Minh Vương (2016), Nghiên cứu lựa chọn các bài tập để phát triển thể lực chung chính khóa cho sinh viên năm nhất Học viện Hàng không Việt Nam sau một năm học tập, Luận văn Thạc sĩ. 943
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1