intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Vũng Tàu năm 2021-2022

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày xác định tỉ lệ mức độ chất lượng cuộc sống theo bộ câu hỏi SF-36 và một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện Vũng Tàu năm 2021-2022.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Vũng Tàu năm 2021-2022

  1. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN VŨNG TÀU NĂM 2021-2022 BSCK1. Phan Hải Đăng BS Đào Trung Hiếu, Trần Minh Mẩn TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới dẫn đến gánh nặng kinh tế xã hội ngày càng gia tăng. Bên cạnh những tiến bộ không ngừng trong việc chẩn đoán, cũng như phương pháp điều trị, dự phòng đối với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì việc đánh giá thực trạng và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là mắt xích không thể thiếu trong việc tối ưu hóa chất lượng điều trị đối với người bệnh. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ mức độ chất lượng cuộc sống theo bộ câu hỏi SF-36 và một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện Vũng Tàu năm 2021- 2022. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến hành trên bệnh nhân COPD được điều trị tại phòng khám hô hấp, Bệnh viện Vũng Tàu, thỏa các tiêu chí nghiên cứu đặt ra. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 450 bệnh nhân. Kết quả: Tuổi trung bình 69,76±9,70 tuổi, ≥70 tuổi chiếm 45,3%, chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu ở mức trung bình với điểm số CLCS là 53,61±24,02, tỉ lệ mức độ trung bình chiếm 61,5%. Bệnh nhân thuộc nhóm D, bệnh nhân không chích ngừa, bệnh nhân cần người chăm sóc có chất lượng cuộc sống thấp hơn nhóm khác. Bệnh nhân có vận động thể lực có chất lượng cuộc sống cao hơn rõ rệt. Chất lượng cuộc sống giảm theo tuổi, thời gian mắc bệnh, giai đoạn bệnh, số bệnh đồng mắc. Chất lượng cuộc sống tăng lên theo mức độ tuân thủ điều trị. Kết luận: Thực trạng chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú ở mức trung bình. Các yếu tố tuổi, thời gian mắc bệnh, số bệnh đồng mắc, giai đoạn bệnh và mức độ nặng của triệu chứng có mối tương quan nghịch với CLCS, mức độ tuân thủ điều trị có tương quan thuận với chất lượng cuộc sống, cần người chăm sóc, không tiêm ngừa và không vận động thể lực có liên quan tới CLCS thấp hơn trong nhóm nghiên cứu. Từ khoá: chất lượng cuộc sống, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, SF-36, yếu tố liên quan. 1 Tác giả liên lạc:BSCK1 Phan Hải Đăng và cộng sự
  2. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 RESEARCHING ON QUALITY OF LIFE AND SOME RELATED FACTORS IN OUTPATIENTS WITH THE CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE AT VUNG TAU HOSPITAL IN 2021-2022 BSCK1 Phan Hải Đăng BS Đào Trung Hiếu,ĐD Trần Minh Mẫn ABSTRACT Background: Chronic obstructive pulmonary disease is one of the leading causes of disease and death worldwide leading to a growing socio-economic burden. Besides the constant advances in diagnosis, as well as treatments, for patients with chronic obstructive pulmonary disease, assessing the situation and improving the quality of life of patients with chronic obstructive pulmonary disease is an indispensable link in optimizing the quality of treatment for patients.Objectives: Determine the quality of life ratio using the SF-36 (Short form 36) questionnaire and some factors related to the quality of life in outpatients with chronic obstructive pulmonary disease at Vung Tau Hospital in 2021-2022. Materials and methods: Research conducted on COPD patients treated at Vung Tau Hospital respiratory clinic, meeting the research criteria set out. A cross-sectional descriptive study on 450 patients. Results: Average age 69,76±9,70 years old, ≥70 years old accounted for 45,3%, the quality of life of the study subjects was average with Sf-36 score of 53,61±24,02, the average rate accounted for 61,5%. Patients in group D, patients who did not get vaccinated, patients who needed caregivers had a lower quality of life than other groups. Patients with physical activity had a markedly higher quality of life. Quality of life decreases with age, duration of disease, disease stage, number of co- morbidities. Quality of life increases with adherence to treatment. Conclusion: The quality of life in patients with chronic obstructive pulmonary disease in outpatient treatment is moderate. Factors including age, number of co- morbidities, duration of disease, disease stage and symptom severity were negatively correlated, adherence was positively correlated, need for caregivers, non-vaccination and no physycal activity was associated with lower quality of life in the study group. Keywords: quality of life, chronic obstructive pulmonary disease, SF-36, related factors. 2 Tác giả liên lạc:BSCK1 Phan Hải Đăng và cộng sự
  3. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới dẫn đến gánh nặng kinh tế xã hội ngày càng gia tăng. Dựa trên các nghiên cứu dịch tễ học, số ca mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ước tính là khoảng 385 triệu năm 2010, với tỷ lệ mắc trên thế giới là 11,7% và khoảng 3 triệu ca tử vong hàng năm. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong 5 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới trong năm 2010 [8]. Ở Việt Nam nghiên cứu về dịch tễ học của bệnh phổi tăc nghẽn mạn tính năm 2009 cho thấy tỷ lệ mắc ở người > 40 tuổi là 4,2%. Với sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá tại các nước đang phát triển và sự già hóa dân số ở những quốc gia phát triển, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được dự đoán sẽ tăng cao trong những năm tới và đến năm 2030 ước tính có trên 4,5 triệu trường hợp tử vong hàng năm do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các rối loạn liên quan [1]. Bên cạnh những tiến bộ không ngừng trong việc chẩn đoán, cũng như phương pháp điều trị, dự phòng đối với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì việc đánh giá thực trạng và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là mắt xích không thể thiếu trong việc tối ưu hóa chất lượng điều trị đối với người bệnh. Trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu, báo cáo về chất lượng cuộc sống trên nhiều đối tượng người bệnh với nhiều bệnh lý khác nhau sử dụng nhiều thang điểm mang tính tổng hợp cũng như chuyên biệt của từng bệnh lý trong đó có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tại Việt Nam, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong những bệnh lý phổ biến và được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh trong đó có chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, cho tới nay vấn đề đánh giá chất lượng cuộc sống và các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vẫn luôn cho thấy tầm quan trọng đặc biệt, mang tính cấp thiết. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện Vũng Tàu năm 2021- 2022” nhằm các mục tiêu sau: 1. Xác định tỉ lệ mức độ chất lượng cuộc sống theo bộ câu hỏi SF-36 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện Vũng Tàu năm 2021- 2022. 3 Tác giả liên lạc:BSCK1 Phan Hải Đăng và cộng sự
  4. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân được chẩn đoán xác định mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo tiêu chuẩn Bộ Y tế khám ngoại trú tại bệnh viện Vũng Tàu có hồ sơ quản lý trên phần mềm Medisoft. 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh nhân COPD được điều trị tại phòng khám hô hấp  Bệnh Viện Vũng Tàu, thỏa các tiêu chí sau: - Thời gian điều trị  3 tháng. - Bệnh nhân và thân nhân nuôi dưỡng đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Có bệnh lý tâm thần hoặc rối loạn hành vi. - Sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến hoạt động tâm thần như các thuốc an thần…. - Phụ nữ mang thai. - Các bệnh lý mạn tính nặng như: suy kiệt nặng, suy tim nặng, viên gan mãn nặng, ung thư giai đoạn cuối, những bệnh lý gây hạn chế vận động, sinh hoạt hằng ngày không phải do COPD gây nên. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu: được ước lượng theo công thức ước lương mô ̣t tỉ lệ: ̣ 𝑍 2 𝑝(1 − 𝑝) 𝑛= 𝑐2 n = cỡ mẫu, Z = 1,96 (với độ tin cậy 95%) p = 0,5 (n lớn nhất) c = 0,05 ( sai số 5%) → tính được n = 384,16 ≈ 385 người Trong nghiên cứu thực tế có 450 bệnh nhân tham gia. 4 Tác giả liên lạc:BSCK1 Phan Hải Đăng và cộng sự
  5. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu toàn bộ dựa trên danh sách bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu. Nội dung nghiên cứu: - Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu được tiến hành thu thập các thông tin từ đó thống kê các chỉ số liên quan: Giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, … - Chất lượng cuộc sống: điểm số 8 lĩnh vực CLCS được tính theo kết quả thu thập được bằng cách sử dụng bộ câu hỏi SF- 36 trình bày trong phiếu khảo sát sức khỏe dạng câu hỏi ngắn. Kết quả đo lường CLCS thể hiện thông qua điểm số trung bình và tỉ lệ mức độ CLCS. - Các yếu tố liên quan tới CLCS được tổng hợp từ các nghiên cứu và theo y văn bao gồm: nhóm tuổi, giới, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thời gian mắc bệnh, giai đoạn bệnh, nhóm phân loại thoe ABCD… Phương pháp thu thập số liệu: Công cụ thu thập số liệu bao gồm: Bảng thu thập số liệu gồm các dữ kiện về đặc điểm nhân trắc, các đặc điểm liên quan đến bệnh nhân COPD, thang điểm mMRC, bộ câu hỏi CLCS SF-36. Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp hoặc trực tuyến. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu Nhập số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel 2016 Xử lý số liệu bằng phần mềm STATA/SE for Windows phiên bản 12.0 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung Bảng 3.1. Đặc điểm theo tuổi- giới- nhóm tuổi Đặc điểm n % Nữ 102 22,7 Giới tính Nam 348 77,3 ≥ 70 tuổi 54 12,0 Nhóm tuổi < 60 tuổi 192 42,7 60- 69 tuổi 204 45,3 Tuổi trung bình (Năm) 69,76 (9,70), min= 36, max= 100 5 Tác giả liên lạc:BSCK1 Phan Hải Đăng và cộng sự
  6. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 77,33% là nam. Tuổi trung bình 69,76 (9,7), thấp nhất 36 tuổi, cao nhất 100 tuổi. Bảng 3.2. Học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, cần người chăm sóc Đặc điểm n % Mù chữ 4 0,9 Tiểu học (Cấp I) 52 11,6 Trung học cơ sở (Cấp II) 96 21,3 Học vấn Phổ thông trung học (Cấp III) 108 24,0 Trung cấp/Cao đẳng/Đạihọc/ 190 42,2 Sau đại học Ở nhà 190 42,2 Hưu trí 157 34,9 Nghề nghiệp Công nhân viên chức 16 3,6 Kinh doanh – mua bán 3 0,7 Tự do 84 18,7 Kết hôn 435 96,7 Tình trạng hôn nhân Độc thân/Goá/ly dị 15 3,3 Không 354 78,7 Cần người chăm sóc Có 96 21,3 42,2% trung cấp/cao đẳng/ĐH/SĐH; ở nhà, hưu trí tỉ lệ 42,2% và 34,9% chiếm tỉ lệ cao. Bảng 3.3. Thời gian mắc bệnh, tiền sử gia đình Đặc điểm n % Thời gian mắc bệnh < 5 năm 45 10 5-9 năm 68 15,11 ≥ 10 năm 337 74,89 Tiền sử gia đình Không 311 69,11 Có 139 30,89 Thời gian mắc bệnh ≥ 10 năm chiếm tỉ lệ cao, 30,89% có người thân có bệnh liên quan. Bảng 3.4. Hút thuốc lá - Vận động thể lực - Tiêm ngừa - Tuân thủ điều trị Đặc điểm n % Hút thuốc lá Có 288 64 Không 162 36 6 Tác giả liên lạc:BSCK1 Phan Hải Đăng và cộng sự
  7. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Vận động thể lực Có 259 57,56 Không 191 42,44 Tiêm ngừa Có 191 42,44 Không 259 57,56 Tuân thủ điều trị Thấp 93 20,67 Trung bình 192 42,67 Cao 165 36,67 Bảng 3.5. Nhóm phân loại mức độ nặng theo GOLD Đặc điểm n % GOLD I 1 0,22 GOLD II 106 23,56 GOLD III 222 49,33 GOLD IV 121 26,89 Nhóm phân loại mức độ nặng theo GOLD chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm III (49,33%). Bảng 3.6. Nhóm phân loại theo ABCD Đặc điểm n % A 58 12,89 B 139 30,89 C 136 30,22 D 117 26,00 Nhóm phân loại theo ABCD chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm B (30,89%) . Bảng 3.7. Số bệnh đồng mắc Đặc điểm n % Không có 177 39,33 Có 1 62 13,78 Có 2 83 18,44 Có ≥3 128 28,44 Nhóm không bệnh đồng mắc chiếm 39,33%, nhóm ≥3 bệnh đồng mắc chiếm 28,44%. 7 Tác giả liên lạc:BSCK1 Phan Hải Đăng và cộng sự
  8. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 3.2. Mô tả đặc điểm chất lượng cuộc sống Bảng 3.8. Điểm trung bình các lĩnh vực chất lượng cuộc sống Cronbach's Lĩnh vực Trung bình Độ lệch chuẩn Alpha Hoạt động thể chất 66,33 30,90 0,971 Giới hạn thể chất 45,11 35,29 0,972 Cảm nhận đau đớn 71,21 24,78 0,972 Tâm thần tổng quát 50,81 13,71 0,977 Giới hạn cảm xúc 47,78 41,75 0,979 Hoạt động xã hội 55,81 27,79 0,970 Cảm nhận sức sống 43,38 18,71 0,973 Sức khoẻ tổng quát 43,03 21,93 0,974 Sức khỏe thể chất 53,81 24,35 0,970 Sức khỏe tâm thần 48,16 22,39 0,970 Điểm số CLCS 53,61 24,02 0,969 Hai thành tố của chất lượng cuộc sống là sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần có điểm số lần lượt là 53,81 (24,35) và 48,16 (22,39). Điểm số trung bình chất lượng cuộc sống của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 53,61 (24,02), điểm Cronbach's Alpha cho thấy độ tin cậy cao khi khảo sát bằng bộ câu hỏi SF-36. 8 Tác giả liên lạc:BSCK1 Phan Hải Đăng và cộng sự
  9. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Bảng 3.9. Tỉ lệ mức độ CLCS theo điểm trung bình các lĩnh vực CLCS Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Linh vư ̣c ̃ (n = 79) (n = 96) (n = 181) (n = 94) Hoạt động thể chất 16,3 (13) 51,5 (17,4) 83,3 (10,6) 95,7 (3,9) Giới hạn thể chất 00 18,3 (20) 57,4 (14,4) 90,7 (12,1) Cảm nhận đau đớn 34,9 (14,3) 58,6 (13) 81,6 (12,6) 97,8 (4,1) Tâm thần tổng quát 33,4 (7,7) 44,8 (7,8) 53,5 (6,6) 67,4 (9,8) Giới hạn cảm xúc 0,8 (5,1) 12,9 (20) 63,5 (29,2) 97,6 (8,7) Hoạt động xã hội 13,7 (12,4) 41,3 (10) 66,9 (10,9) 88,1 (11,3) Cảm nhận sức sống 14,9 (8,6) 35,6 (9,9) 50 (6,6) 64,6 (9,4) Sức khoẻ tổng quát 12,6 (16,9) 34,7 (14) 49,9 (9,3) 66,2 (11,6) Sức khỏe thể chất 15,7 (6,2) 39,8 (9,4) 64,4 (6,8) 83 (5,4) Sức khỏe tâm thần 15 (5,7) 33,9 (6,5) 56,8 (7,5) 76,8 (6,6) Điểm số CLCS 15,8 (5,1) 37,2 (7,2) 63,3 (7) 83,5 (5,2) Chất lượng cuộc sống ở mức 4 (khá, tốt) có điểm số CLCS là 83,5 (5,2) , mức 3 (trung bình khá) tương đương điểm số CLCS 63,3 (7), mức 2 (trung bình kém) với điểm số 37,2 (7,2), mức 1 (kém) với 15,8 (5,1) điểm. TỈ LỆ MỨC ĐỘ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Mức 4, 20.9, 21% Mức 1, 17.6, 18% Mức 2, 21.3, 21% Mức 3, 40.2, 40% Hình 3.1. Tỉ lệ mức độ chất lượng cuộc sống Bệnh nhân có mức độ CLCS khá- tốt chiếm 20,9%, mức độ CLCS kém chiếm 17,6%, mức độ CLCS trung bình bao gồm trung bình khá và trung bình kém lần lượt là 40,2% và 21,3%, tỉ lệ BN có mức độ CLCS trung bình là 61,5%. 9 Tác giả liên lạc:BSCK1 Phan Hải Đăng và cộng sự
  10. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 3.3. Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan Bảng 3.10. Kết quả phân tích các lĩnh vực CLCS theo nhóm tuổ i Điểm trung bình (ĐLC p Linh vư ̣c ̃ Dưới 60 tuổ i 60  69 tuổ i 70 tuổ i (n =54 ) (n = 192) (n = 204) Hoạt động thể chất 93,63 (7,08) 82,01 (18,78) 44,44 (29,28)
  11. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Điểm số CLCS ở nhóm không cần người chăm sóc là 61,7 (18,8) và nhóm cần người chăm sóc là 23,6 (1,7), điểm số 2 thành tố sức khỏe thể chất lần lượt là 61,9 (1) và 23,8 (1,7) và sức khỏe tâm thần là 55 (1) và 22,9 (1,1), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,001). Bảng 3.12. Kết quả phân tích CLCS theo nhóm tuân thủ điều trị Điểm trung bình (ĐLC p Không Tuân thủ Tuân thủ Linh vư ̣c ̃ tuân thủ/thấp trung bình cao (n = 93) (n = 192) (n = 165) Hoạt động thể chất 27,2 (19,7) 66,7 (26,9) 87,9 (14,6) < 0,001 Giới hạn thể chất 6,7 (15,7) 41,4 (30,7) 71,1 (25,4) < 0,001 Cảm nhận đau đớn 44,4 (18,3) 68,6 (21,8) 89,2 (14)
  12. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Bảng 3.14. Kết quả phân tích CLCS theo phân loại theo ABCD Điểm trung bình (ĐLC p ̃ ̣ Linh vưc Nhóm A Nhóm B Nhóm C Nhóm D (n = 58) (n = 139) (n = 136) (n = 117) Hoạt động thể chất 88,5 (12,3) 82,8 (17,7) 70,4 (25,7) 31,1 (25,3) < 0,001 Giới hạn thể chất 69,4 (27,7) 63,1 (27,5) 46,3 (30,8) 10,3 (23) 0,016 Cảm nhận đau đớn 88,6 (15,2) 83 (17,3) 73,6 (21,6) 45,8 (19,7) 0,007 Tâm thần tổng quát 60,8 (10,6) 57,3 (11,4) 50,7 (10,9) 38,2 (10,8) 0,89 Giới hạn cảm xúc 75,3 (33,9) 66,4 (36) 46,6 (40) 13,4 (29,7) 0,026 Hoạt động xã hội 78,5 (15,8) 70,3 (18,9) 58,7 (21,6) 23,9 (18,9) 0,052 Cảm nhận sức sống 57,4 (11,2) 53,7 (13,3) 44,6 (13,9) 22,7 (14,2) 0,21 Sức khoẻ tổng quát 59,8 (13) 53,7 (15,2) 44,9 (15,9) 19,9 (19,6) 0,002 Sức khỏe thể chất 72,7 (13,8) 67,3 (15,9) 56 (19,1) 25,9 (17) 0,02 Sức khỏe tâm thần 66,4 (13,8) 60,3 (16,2) 49,1 (17,5) 23,6 (15,1) 0,16 Điểm số CLCS 72,6 (13,2) 66,9 (15,6) 55,5 (19) 26,2 (16,9) 0,009 Ở tất cả các chỉ số nhóm D có điểm số thấp hơn các nhóm khác, nhóm A có điểm số cao hơn các nhóm khác với điểm trung bình cao nhất thuộc lĩnh vực cảm nhận đau đớn với 88,6 (15,2) điểm, điểm số có xu hướng giảm dần qua các nhóm A-B-C-D. Nhóm BN nguy cơ cao, triệu chứng nhiều có CLCS thấp hơn các nhóm khác. Bảng 3.15. Kết quả phân tích CLCS theo giai đoạn bệnh (GOLD 2020) Điểm trung bình (ĐLC p Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn Linh vư ̣c ̃ I II III IV (n = 1) (n =106 ) (n = 222) (n = 121) < Hoạt động thể chất 90 84,9 (15,2) 75,9 (23,4) 32,4 (26,9) 0,001 < Giới hạn thể chất 50 63,9 (26,3) 54,3 (32,2) 11,8 (23,5) 0,001 Cảm nhận đau đớn 90 85,3 (15,6) 77,7 (20,4) 46,8 (21,3) 0,003 Tâm thần tổng quát 52 59,2 (11,3) 53,2 (11,7) 39,1 (11,2) 0,8 Giới hạn cảm xúc 100 68,2 (35,5) 56,2 (39,4) 14 (29,7) 0,003 62,6 Hoạt động xã hội 87,5 75 (17,8) 26,3 (21,2) 0,06 (21,28) Cảm nhận sức sống 55 55,7 (13,5) 48 (14,1) 23,9 (15,1) 0,5 Sức khoẻ tổng quát 50 56,2 (15,2) 47,8 (17,3) 22,7 (20,7) 0,004 60,75 Sức khỏe thể chất 67 69,2 (15,2) 27,5 (18,3) 0,02 (19,3) Sức khỏe tâm thần 68,9 62,9 (16) 53,5 (18,2) 25,2 (16,3) 0,2 Điểm số CLCS 70,4 69 (15) 60 (18,9) 27,6 (18,1) 0,03 12 Tác giả liên lạc:BSCK1 Phan Hải Đăng và cộng sự
  13. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Điểm trung bình CLCS nhóm phân loại theo GOLD 2020 giai đoạn IV là 27,6 (18,1) thấp nhất (p= 0,03). Giai đoạn bệnh cao hơn điểm số thấp hơn ở tất cả các lĩnh vực và hai thành tố CLCS. Bảng 3.16. Kết quả phân tích CLCS theo số bệnh đồng mắc Điểm trung bình (ĐLC p Linh vư ̣c ̃ Không bệnh 1 bệnh 2 bệnh Từ 3 bệnh đồng mắc đồng mắc đồng mắc đồng mắc Hoạt động thể chất 81,7 (21,0) 71,5 (26,9) 69,0 (29,3) 40,9 (29,4)
  14. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Có 191 69,9 16,1 Sức khỏe thể chất < 0,001 Không 259 41,9 22,4 Có 191 63,6 15,8 Sức khỏe tâm thần < 0,001 Không 259 36,7 19,4 Điểm số CLCS Có 191 69,6 16,9 < 0,001 Điểm số CLCS ở 2 nhóm lần lượt là: nhóm có tiêm ngừa có điểm số trung bình CLCS là 69,6 (16,9) và nhóm không tiêm ngừa có điểm số trung bình CLCS là 40,6 (21,6). Ở cả 8 lĩnh vực và 2 thành tố CLCS nhóm tiêm ngừa có điểm số cao hơn nhóm bệnh nhân không tiêm ngừa cúm/ phế cầu (p
  15. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Bảng 3.18.b. Yếu tố liên quan tới mức độ CLCS CLCS CLCS Yếu tố liên Đặc Chưa tốt khá- tốt OR p quan điểm (Mức 1-2-3) (Mức 4) n % n % ≥70 200 98,0 4 2,0 67,4 (21,8-208)
  16. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Giới tính: Nam/ Nữ= 348/ 102 (77,3%/ 22,7%) cho thấy bệnh nhân nam chiếm tỉ lệ cao hơn đáng kể trong mẫu nghiên cứu, tương tự kết quả nhiều nghiên cứu cũng như trong y văn. Phân loại theo giai đoạn bệnh chủ yếu là nhóm III (49,33%) và nhóm IV (26,89%) phù hợp với cơ chế bệnh sinh và tuổi trung bình của nhóm nghiêm cứu. Bệnh nhân COPD có từ 3 bệnh đồng mắc trở lên có tỉ lệ khá cao (28,44%). Bệnh nhân COPD có vận động thể lực chiếm 57,56% cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về số lượng và tỉ lệ bệnh nhân có vận động thể lực cho thấy mặc dù có hạn chế luồng khí thở nhưng ở bệnh nhân COPD khả năng vận động thể lực không hẳn đã bị hạn chế Trong tổng số 450 bệnh nhân, 61,5% bệnh nhân có CLCS ở mức trung bình, phù hợp đa số kết quả nghiên cứu của các tác giả khác như La Văn Luân (95,6%) [4], Chu Thị Nguyệt (67,27) [5], Có mối liên qua giữa nhóm tuổi từ 60 trở lên với mức độ CLCS chưa tốt so với nhóm bệnh nhân dưới 60 tuổi, đồng thời điểm số ở đa số các lĩnh vực và 2 thành tố trong nghiên cứu cũng cho thấy xu hướng giảm theo tuổi. Điểm số CLCS giảm theo tuổi cũng được nhiều tác giả ghi nhận [4],[5], Điểm số CLCS nhóm tuân thủ thấp tất cả các lĩnh vực đều thấp hơn 2 nhóm còn lại, nhóm tuân thủ cao có điểm CLCS hầu hết các lĩnh vực cao hơn 2 nhóm còn lại cho thấy giữa các nhóm theo mức độ tuân thủ điều trị khác biệt có ý nghĩa thống kê ở tất cả các lĩnh vực và 2 thành tố CLCS, Tuân thủ điều trị càng cao thì điểm số trung bình càng cao. Mối liên quan giữa mức độ CLCS không tốt với tuân thủ điều trị không cao cũng được tìm thấy trong phân tích hồi quy đơn biến theo tỉ lệ mức độ CLCS. Như vậy bệnh nhân có mức độ tuân thủ điều trị cao hơn thì CLCS tốt hơn. Nhóm vận động thể lực có điểm số trung bình cao hơn nhóm không vận động thể lực, mối liên quan giữa không vận động thể lực với mức độ CLCS chưa tốt cũng được tìm thấy trong phân tích hồi quy đơn biến, khác biệt có ý nghĩa thống kê cho thấy bệnh nhân có vận động thể lực có CLCS cao hơn bệnh nhân không vận động thể lực. Điểm CLCS nhóm bệnh nhân nhiều bệnh đồng mắc thấp hơn nhóm ít bệnh đồng mắc, tỉ lệ mức độ CLCS chưa tốt có mối liên qua với bệnh nhân có bệnh đồng mắc so với nhóm không có bệnh đồng mắc (p,0,01). Càng nhiều bệnh đồng măc thì CLCS của bệnh nhân càng kém. Điểm CLCS nhóm D phân loại theo ABCD thấp nhất, có mối liên quan giữa phân nhóm D với mức độ CLCS chưa tốt, cho thấy bệnh nhân càng có nhiều triệu 16 Tác giả liên lạc:BSCK1 Phan Hải Đăng và cộng sự
  17. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 chứng và nguy cơ đợt cấp cao thì CLCS càng thấp. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trần Tố Trân [6]. V. KẾT LUẬN Chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú ở mức trung bình với 53,61±24,02 điểm trong đó nhóm bệnh nhân có CLCS khá- tốt chiếm 20,9%, đa số có CLCS trung bình (trung bình khá- trung bình kém) chiếm 61,5%. Các yếu tố tuổi, số bệnh đồng mắc, thời gian mắc bệnh, giai đoạn bệnh và mức độ nặng của triệu chứng có mối tương quan nghịch với CLCS, bệnh nhân có vận động thể lực, có tiêm ngừa cúm/ phế cầu có chất lượng cuộc sống cao hơn nhóm còn lại, mức độ tuân thủ điều trị có tương quan thuận với chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu. Từ thực trạng chất lượng cuộc sống và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân COPD được quản lý tại phòng khám hô hấp, bác sĩ khám và điều trị cần dựa trên các yếu tố ảnh hưởng can thiệp được để đưa ra phương án can thiệp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2018), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Nhà xuất bản y học, Hà Nội 2018. 2. Bùi Văn Cường, Nguyễn Thị Thơm, Trần Thị Ly và cộng sự (2017), “Thay đổi kiến thức tự chăm sóc của người bệnh Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh năm 2017”, Tạp chí Khoa học điều dưỡng, 2(2), 6-13. 3. Nguyễn Thị Khuyến, Đinh Thị Minh (2021), “Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108”, Tạp chí Dược lâm sàng 108, 16(8), 105- 110 4. La Văn Luân, Nguyễn Hoàng Long, Lê Thị Hương Lan, Chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên. Khoa học Điều dưỡng, 2017. 1(4): p. 45-50. 5. Chu Thị Nguyệt, Vũ Duy Nam (2020), “Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim tại bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An”, Tạp chí KH- CN Nghệ An, 7, tr. 5-9 17 Tác giả liên lạc:BSCK1 Phan Hải Đăng và cộng sự
  18. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 6. Nguyễn Trần Tố Trân, Lê Thị Tuyết Lan( 2014), "Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính", Y Học TP. Hồ Chí Minh, 18, tr. 10-13. 7. Glasgow R. E, L Ruggiero, E. G Eakin, et al.( 1997), "Quality of life and associated characteristics in a large national sample of adults with diabetes", Diabetes care, 20(4), p. 562-567. 8. Lozano R, Naghavi M, Foreman K et al (2012), “Global and regional mortality from 235 causes of death for 20 age groups in 1990 and 2010: Asystematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010”, Lancet 380(9859):2095-2128 9. Rubin R. R, M. Peyrot(1999), "Quality of life and diabetes", Diabetes/metabolism research and reviews, 15(3), p. 205-218. 18 Tác giả liên lạc:BSCK1 Phan Hải Đăng và cộng sự
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2