intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đặc điểm hội chứng chuyển hóa theo NCEP-ATP III ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

82
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tiến hành nghiên cứu trên 116 bệnh nhân (BN) bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (BTTMCBMT), tỷ lệ hội chứng chuyển hóa (HCCH) 58,6%, nữ có HCCH (75%) cao hơn nam (53,4%). Các thành phần trong HCCH thường gặp theo thứ tự là tăng glucose máu, tăng triglycerid, tăng huyết áp, giảm HDL-cholesterol, tăng vòng bụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm hội chứng chuyển hóa theo NCEP-ATP III ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br /> NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA THEO NCEP-ATP III Ở BỆNH<br /> NHÂN BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH<br /> Phạm Văn Cuộc*; Lê Thị Ngọc Hân*; Nguyễn Duy Toàn**<br /> Bùi Thùy Dương**; Trần Đức Hùng**; Nguyễn Oanh Oanh**<br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu 116 bệnh nhân (BN) bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (BTTMCBMT), tỷ lệ<br /> hội chứng chuyển hóa (HCCH) 58,6%, nữ có HCCH (75%) cao hơn nam (53,4%). Các thành<br /> phần trong HCCH thƣờng gặp theo thứ tự là tăng glucose máu, tăng triglycerid, tăng huyết áp,<br /> giảm HDL-cholesterol, tăng vòng bụng. Dạng kết hợp 3 thành phần thƣờng gặp (70,6%) hơn<br /> dạng 4 thành phần, 5 thành phần, trong đó, hay gặp dạng “tăng glucose máu - tăng huyết áp tăng triglycerid”. BN có HCCH tổn thƣơng nhiều nhánh và mức độ hẹp nặng động mạch vành<br /> (ĐMV) cao hơn BN không có HCCH.<br /> * Từ khóa: Hội chứng chuyển hóa; Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính; Bệnh động mạch vành.<br /> <br /> characteristics of metabolic syndrome according of NCEP-ATP III<br /> in patients with chronic coronary artery disease<br /> SUMMARY<br /> We investigated the metabolic syndrome (MS) in 116 patients presenting with stable angina.<br /> MS was noted in 58.6% of patients, and was significantly more common in women than in men<br /> (75% versus 53.4%). Elevated fasting blood glucose was the most frequently observed marker,<br /> followed by increased triglycerides, blood pressure, reduced high-density lipoprotein cholesterol<br /> (HDL-cholesterol) and large waist circumference. The coronary artery stenosis score of patients<br /> with MS was significantly higher than for those without MS.<br /> * Key words: Metabolic syndrome; Coronary artery disease.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính là<br /> bệnh thƣờng gặp, nhất là các nƣớc phát<br /> triển và có xu hƣớng gia tăng nhanh ở các<br /> nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam.<br /> <br /> Sự gia tăng của bệnh lý tim mạch đƣợc lý<br /> giải do tăng nhiều yếu tố nguy cơ nhƣ đái<br /> tháo đƣờng, tăng huyết áp, rối loạn lipid<br /> máu, béo phì... Các yếu tố này thƣờng<br /> kết hợp với nhau tạo thành một phức hợp<br /> <br /> * Bệnh viện 121<br /> ** Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): NguyÔn Oanh Oanh (nguyenoanhoanh@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 28/12/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/01/2014<br /> Ngày bài báo được đăng: 29/02/2014<br /> <br /> 77<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br /> yếu tố nguy cơ cho bệnh mạch vành, gọi<br /> là HCCH. Ngƣời ta thấy rõ mối liên quan<br /> giữa HCCH và bệnh tim mạch. Đã có<br /> những nghiên cứu chứng minh BN có<br /> HCCH sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch<br /> gấp nhiều lần nhóm không có HCCH.<br /> Các bệnh lý tim mạch ở BN có HCCH<br /> phức tạp và trầm trọng hơn so với BN<br /> không có HCCH, trong đó, hay gặp nhất<br /> là BTTMCBMT. Vì vậy, chúng tôi tiến hành<br /> nghiên cứu này nhằm:<br /> - Nghiên cứu tỷ lệ, đặc điểm HCCH theo<br /> NCEP - ATP III ở BN BTTMCBMT.<br /> <br /> - Chọn BN BTTMCBMT thống nhất theo<br /> yêu cầu nghiên cứu, khai thác tiền sử,<br /> bệnh sử, đo huyết áp, đo vòng bụng.<br /> - Tiến hành các xét nghiệm sinh hóa:<br /> mẫu máu đƣợc lấy vào buổi sáng khi đói<br /> ít nhất 12 giờ gồm: glucose, triglycerid,<br /> HDL-C.<br /> - Các xét nghiÖm khác có liên quan:<br /> điện tâm đồ, chụp ĐMV.<br /> * Các tiêu chuẩn chẩn đoán sử dụng trong<br /> nghiên cứu:<br /> - Tiêu chuẩn chẩn đoán BTTMCBMT:<br /> <br /> - Khảo sát mối liên quan giữa HCCH<br /> với đặc điểm tổn thương ĐMV ở BN<br /> BTTMCBMT.<br /> <br /> + Chẩn đoán cơn đau thắt ngực ổn định<br /> theo tiêu chuẩn ACC/AHA.<br /> <br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> <br /> + Tiêu chuẩn điện tim theo quy tắc<br /> Minnesota.<br /> <br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> Từ tháng 12 - 2009 đến 4 - 2011, nghiên<br /> cứu trên 116 BN BTTMCBMT, điều trị tại<br /> Khoa Tim mạch - Bệnh viện Quân y 103.<br /> * Tiêu chuẩn chọn BN:<br /> BN đƣợc xác định có BTTMCBMT dựa<br /> trên các tiêu chuẩn lâm sàng, điện tim và<br /> quyết định là kết quả chụp ĐMV hẹp  50%<br /> đƣờng kính lòng mạch.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> Hội chứng vành cấp; hẹp < 50% đƣờng<br /> kính; bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh,<br /> viêm cơ tim; suy giáp; bệnh nội khoa nặng:<br /> nhiễm trùng nặng, suy gan, suy thận…<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu mô tả cắt ngang, bao gồm<br /> các bƣớc sau:<br /> <br /> - Chẩn đoán và đánh giá tổn thƣơng<br /> ĐMV qua chụp mạch: theo ACC/AHA (1999):<br /> + Đánh giá vị trí tổn thƣơng ĐMV dựa<br /> vào số lƣợng nhánh chính bị hẹp (ĐMV<br /> phải, động mạch mũ, động mạch liên thất<br /> trƣớc, thân chung ĐMV trái).<br /> + Mức độ hẹp ĐMV: hẹp vừa: từ 50 75% đƣờng kính; hẹp nặng: hẹp > 75%<br /> đƣờng kính.<br /> - Chẩn đoán HCCH: theo NCEP - ATP<br /> III (2004) áp dụng cho ngƣời châu Á khi<br /> có 3/5 tiêu chuẩn sau [4]:<br /> + Vòng bụng ≥ 90 cm (nam), ≥ 80 cm<br /> đối với nữ.<br /> + Huyết áp ≥ 130/85 mmHg.<br /> + Glucose lúc đói ≥ 5,6 mmol/l.<br /> 79<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br /> + Triglycerid ≥ 1,7 mmol/l.<br /> + HDC-cholesterol < 1,0 mmol/l (nam),<br /> < 1,3 mmol/l (nữ).<br /> * Xử lý và phân tích số liệu: sử dụng<br /> các thuật toán thống kê y học, phần mềm<br /> SPSS for Window 16.0.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> 1. Đặc điểm BN BTTMCBMT.<br /> Bảng 1: Đặc điểm các yếu tố nguy cơ<br /> của BTTMCBMT.<br /> n = 116<br /> <br /> n<br /> Tuổi (năm)<br /> Giới<br /> <br /> %<br /> <br /> 65,92 ± 11,05<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 88<br /> <br /> 75,9%<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 28<br /> <br /> 24,1%<br /> <br /> Tăng vòng bụng<br /> <br /> 37<br /> <br /> 31,9%<br /> <br /> Tăng huyết áp<br /> <br /> 69<br /> <br /> 59,5%<br /> <br /> Tăng glucose máu lúc đói<br /> <br /> 93<br /> <br /> 80,2%<br /> <br /> Tăng triglycerid<br /> <br /> 70<br /> <br /> 60,3%<br /> <br /> Giảm HDL-C<br /> <br /> 45<br /> <br /> 38,8%<br /> <br /> Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu<br /> 65,92 ± 11,05. Kết quả này tƣơng tự với<br /> nghiên cứu của Lê Thị Bích Thuận (64,15 ±<br /> 10,74) [2], Phạm Tú Quỳnh [3] ghi nhận<br /> tuổi trung bình 63,62 ± 10,41. Đây là lứa<br /> tuổi có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐMV,<br /> phù hợp với nhận định của Solymoss BC<br /> (tuổi trung bình 58,1 ± 9,8) [10].<br /> Nam giới mắc BTTMCBMT nhiều hơn<br /> nữ (tỷ lệ nam/nữ là 88/28 = 3,1). Kết quả<br /> này tƣơng tự với nghiên cứu của Lê Thị<br /> Bích Thuận (nam 73, nữ 23) [2], Phạm Tú<br /> <br /> Quỳnh (nam 247, nữ 145) [3], Solymoss<br /> BC (nam 793, nữ 315) [10].<br /> BTTMCBMT có tăng huyết áp chiếm<br /> 59,5%, tỷ lệ này thấp hơn so với kết quả<br /> của Phạm Tú Quỳnh (75%) [3] và cao<br /> hơn của Lê Thị Bích Thuận (37,5%) [2].<br /> Tỷ lệ tăng glucose 80,2%, cao hơn so<br /> với Lê Thị Bích Thuận (17,7%) [2], Phạm<br /> Tú Quỳnh (27,3%) [3]. Sự khác biệt này<br /> có thể, khi phân tích các yếu tố nguy cơ<br /> (theo NCEP - ATP III 2004), trị số ngƣỡng<br /> của glucose là 5,6 mmol/l.<br /> BN BTTMCBMT có tỷ lệ tăng triglycerid<br /> 60,3%, tƣơng tự với nghiên cứu của<br /> Phạm Tú Quỳnh (51,28%) [3].<br /> Tỷ lệ giảm HDL-C 38,8%, giảm HDL-C<br /> có tỷ lệ thấp nhất so với các thành phần<br /> khác trong HCCH.<br /> 2. Đặc điểm HCCH ở BN BTTMCBMT.<br /> <br /> Biểu đồ 1: Tỷ lệ HCCH ở BN BTTMCBMT.<br /> HCCH gặp ở 68/116 BN (58,6%)<br /> BTTMCBMT, tƣơng tự với kết quả của<br /> tác giả Phạm Tú Quỳnh (48,98%) [3],<br /> Đỗ Thị Thu Hà (57,5%) [1], Solymoss BC<br /> (51%) [10]. Nhƣ vậy, bệnh lý mạch vành<br /> nói chung và BTTMCBMT nói riêng có<br /> tỷ lệ HCCH khá cao.<br /> 80<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br /> <br /> Biểu đồ 3: Tỷ lệ từng thành phần<br /> trong HCCH.<br /> Ở BN BTTMCBMT có HCCH, tỷ lệ<br /> rối loạn các thành phần khá cao, cao<br /> nhất là tăng glucose, tiếp theo là tăng<br /> triglycerid, tăng huyết áp, giảm HDL-C và<br /> tăng vòng bụng.<br /> <br /> Biểu đồ 2: Tỷ lệ HCCH phân bố theo giới.<br /> Tỷ lệ HCCH ở nữ (75%) cao hơn nam<br /> (53,4%), tƣơng tự với kết quả của Birhan<br /> Yilmaz M: tỷ lệ HCCH ở nữ và nam lần<br /> lƣợt là 62,8% và 43,6% [5]. Gorter PM<br /> cũng ghi nhận tỷ lệ HCCH ở nữ 60%, ở<br /> nam 37% [7].<br /> <br /> Biểu đồ 4: Tỷ lệ dạng kết hợp các<br /> thành phần trong HCCH.<br /> Ở BN BTTMCBMT, HCCH có 3 thành<br /> phần hay gặp nhất (70,6%), tiếp theo là<br /> 4 thành phần và 5 thành phần. Kết quả<br /> này tƣơng tự với nghiên cứu của Phạm<br /> Tú Quỳnh (tỷ lệ HCCH có 3 thành phần,<br /> 4 thành phần, 5 thành phần theo thứ tự<br /> là: 53,65%; 35,42%; 10,93%) [3], Birhan<br /> Yilmaz M (tỷ lệ HCCH có 3 thành phần,<br /> 4 thành phần, 5 thành phần theo thứ tự<br /> là: 60,67%; 34,67%; 4,67%) [5].<br /> <br /> 81<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br /> Bảng 2: Tỷ lệ các dạng phối hợp 3 thành phần trong HCCH.<br /> DẠNG PHỐI HỢP 3 THÀNH PHẦN<br /> Tăng<br /> glucose<br /> <br /> Tăng<br /> triglycerid<br /> <br /> Tăng<br /> huyết áp<br /> <br /> x<br /> <br /> x<br /> <br /> x<br /> <br /> x<br /> <br /> x<br /> <br /> x<br /> <br /> x<br /> <br /> x<br /> <br /> x<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> 18<br /> <br /> 37,5<br /> <br /> x<br /> <br /> 7<br /> <br /> 14,6<br /> <br /> x<br /> <br /> 6<br /> <br /> 12,5<br /> <br /> 5<br /> <br /> 10,4<br /> <br /> Tăng<br /> vòng bụng<br /> <br /> Giảm<br /> HDL-C<br /> <br /> x<br /> <br /> Dạng phối hợp 3 thành phần thƣờng gặp là “tăng glucose máu - tăng huyết áp tăng triglycerid” (37,5%). Kết quả này tƣơng tự với nghiên cứu của Đỗ Thị Thu Hà<br /> (23,8%) [1]. Girman CJ cũng ghi nhận dạng phối hợp “tăng glucose máu - tăng huyết<br /> áp - tăng triglycerid” (12,4%) hay gặp, mặc dù đối tƣợng nghiên cứu của Girman CJ<br /> không chọn BN đái tháo đƣờng để phân tích [6]. Đây là kết quả đáng lƣu ý trong điều<br /> trị yếu tố nguy cơ ở BN có HCCH.<br /> 3. Mối liên quan giữa HCCH với đặc điểm tổn thƣơng ĐMV.<br /> Bảng 3: Đặc điểm tổn thƣơng ĐMV ở BN có và không có HCCH.<br /> ĐẶC ĐIỂM TỔN<br /> THƢƠNG ĐMV<br /> <br /> Mức độ<br /> hẹp<br /> Số nhánh<br /> hẹp<br /> <br /> HCCH (+) (n = 68)<br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Hẹp vừa<br /> <br /> 26<br /> <br /> 38,2<br /> <br /> Hẹp nặng<br /> <br /> 42<br /> <br /> 1 nhánh<br /> ≥ 2 nhánh<br /> <br /> HCCH (-) (n = 48)<br /> %<br /> <br /> %<br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> 47,3<br /> <br /> 29<br /> <br /> 60,4<br /> <br /> 52,7<br /> <br /> 61,8<br /> <br /> 68,9<br /> <br /> 19<br /> <br /> 39,6<br /> <br /> 31,1<br /> <br /> 21<br /> <br /> 30,9<br /> <br /> 45,7<br /> <br /> 25<br /> <br /> 52,1<br /> <br /> 54,3<br /> <br /> 47<br /> <br /> 69,1<br /> <br /> 67,1<br /> <br /> 23<br /> <br /> 47,9<br /> <br /> 32,9<br /> <br /> p<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> 0,001<br /> <br /> Tỷ lệ hẹp nặng ĐMV ở BN có HCCH cao hơn so với BN không có HCCH (68,9% so<br /> với 31,1%) (p < 0,05), hẹp đa nhánh ĐMV ở BN có HCCH có tỷ lệ cao hơn so với BN<br /> không có HCCH (67,1% so với 32,9%). Kết quả này tƣơng tự với nghiên cứu của<br /> Phạm Tú Quỳnh (71,88% BN HCCH có tổn thƣơng đa nhánh ĐMV) [3], Anil Nigam<br /> (tỷ lệ này là 73,3%) [9], Rong HU (73,6%) [8], Solymoss BC (66,39% BN HCCH có tổn<br /> thƣơng đa nhánh ĐMV) [10].<br /> <br /> 82<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2