intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu giảm thính lực ở trẻ sơ sinh nguy cơ cao bằng phương pháp sàng lọc điện thính giác thân não tự động

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

76
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Nhi Trung ương nhằm xác định tỷ lệ nghi ngờ giảm thính lực ở trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bằng nghiệm pháp đo điện thính giác thân não tự động với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu giảm thính lực ở trẻ sơ sinh nguy cơ cao bằng phương pháp sàng lọc điện thính giác thân não tự động

PHẦN NGHIÊN CỨU<br /> <br /> NGHIÊN CỨU GIẢM THÍNH LỰC Ở TRẺ SƠ SINH<br /> NGUY CƠ CAO BẰNG PHƯƠNG PHÁP SÀNG LỌC<br /> ĐIỆN THÍNH GIÁC THÂN NÃO TỰ ĐỘNG<br /> Lê Thị Thu Hà, Khu Thị Khánh Dung<br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Nhi Trung ương nhằm xác định tỷ<br /> lệ nghi ngờ giảm thính lực ở trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bằng nghiệm pháp đo điện thính giác<br /> thân não tự động với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Trong thời gian từ 1/4/201130/8/2011, 305 trẻ được xác định có nguy cơ cao giảm thính lực theo tiêu chí của Ủy ban hợp<br /> nhất về Thính học trẻ em đã được sàng lọc giảm thính lực. Nhóm nghiên cứu gồm 223 trẻ đẻ non<br /> (74,4%) và 78 trẻ đủ tháng (25,6%). Kết quả cho thấy tỷ lệ nghi ngờ giảm thính lực ở nhóm trẻ<br /> này là 21%. Trong số 64 trẻ được phát hiện có nghi ngờ GTL này, 47 trẻ được làm chẩn đoán xác<br /> định và có 39/ 47 trẻ có giảm thính lực thực sự. Giá trị chẩn đoán dương tính của nghiệm pháp<br /> sàng lọc là 82,9%. Tuổi sàng lọc trung bình là 28,5 ngày và thời gian sàng lọc trung bình là 6,1<br /> phút. Số trẻ có thời gian sàng lọc < 5 phút chiếm 70,5%. Như vậy, nhóm trẻ sơ sinh nguy cơ cao<br /> có tỷ lệ giảm thính lực rất cao và cần được sàng lọc để phát hiện sớm. Nghiệm pháp đo điện<br /> thính giác thân não tự động có giá trị và thích hợp làm test sàng lọc cho trẻ sơ sinh.<br /> Từ khóa: Sàng lọc giảm thính lực, điện thính giác thân não tự động.<br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Giảm thính lực (GTL) ở trẻ em có tần suất xuất<br /> hiện khá cao. Trên thế giới, tỷ lệ GTL khoảng 0,10,3 % ở nhóm trẻ sơ sinh thường và 2-4 % ở nhóm<br /> trẻ có nguy cơ cao. GTL nếu phát hiện muộn có<br /> thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển về ngôn<br /> ngữ, trí tuệ, biến trẻ thành tàn tật vĩnh viễn. Việc<br /> theo dõi phát hiện và can thiệp sớm GTL có ý<br /> nghĩa quan trọng trong cải thiện chất lượng cuộc<br /> sống cho trẻ, giảm gánh nặng cho cả gia đình<br /> và xã hội [9]. Do đó nhiều nước trên thế giới đã<br /> có chương trình sàng lọc GTL cho toàn bộ trẻ sơ<br /> sinh. Ở Việt Nam, GTL trẻ em trước đây chưa thực<br /> sự được quan tâm và chưa có nhiều nghiên cứu<br /> trong lĩnh vực này. Chính vì vậy chúng tôi thực<br /> hiện nghiên cứu với mục tiêu: Xác định tỷ lệ nghi<br /> ngờ giảm thính lực ở trẻ sơ sinh có nguy cơ cao điều<br /> trị tại Khoa Sơ sinh - BVNTW bằng nghiệm pháp đo<br /> điện thính giác thân não tự động.<br /> 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN<br /> CỨU<br /> <br /> 2.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> - Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên<br /> cứu: Trẻ được điều trị tại Khoa Sơ sinh - BVNTW<br /> trong giai đoạn từ ngày 01/4/20011 đến ngày<br /> 30/8/2011 được xác định là có nguy cơ cao GTL<br /> theo tiêu chí của Ủy ban hợp nhất về thính học trẻ<br /> em Hoa Kỳ [2][3]:<br /> + Tiền sử gia đình có GTL tiếp nhận vĩnh viễn.<br /> + Nhiễm trùng TORCH trong tử cung: CMV,<br /> Rubella.<br /> + Bất thường sọ- mặt, bao gồm cả những bất<br /> thường hình thái vành tai và ống tai.<br /> + Trẻ ĐN ≤34 tuần và/ hoặc cân nặng thấp<br /> ≤1500gr.<br /> + Ngạt.<br /> + Vàng da tăng bilirubin tự do với mức cần<br /> thay máu.<br /> + Trẻ có suy hô hấp (SHH).<br /> + Nhiễm trùng sơ sinh: Nhiễm khuẩn huyết,<br /> <br /> 5<br /> <br /> TẠP CHÍ NHI KHOA 2015, 8, 2<br /> viêm màng não mủ, viêm phổi, viêm ruột hoại tử,<br /> các nhiễm trùng khác như da, rốn...<br /> + Trẻ được điều trị bằng kháng sinh nhóm<br /> aminoglycosid.<br /> - Tiêu chuẩn loại trừ: Trẻ sơ sinh tử vong trước<br /> khi tình trạng cho phép thực hiện sàng lọc.<br /> <br /> 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Từ ngày 01/4/20011- ngày 30/8/2011 có 305 trẻ<br /> sơ sinh nguy cơ cao GTL được đưa vào nghiên cứu.<br /> 3.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu<br /> 3.1.1. Tuổi thai và cân nặng của nhóm trẻ<br /> <br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> nghiên cứu<br /> <br /> - Nghiên cứu mô tả cắt ngang<br /> <br /> - Có 227 trẻ đẻ non (74,4%), số trẻ ĐN dưới 32<br /> tuần tuổi là 128 (41,9%), 78 trẻ đủ tháng (25,6 %).<br /> <br /> - Phương tiện nghiên cứu: Máy sàng lọc GTL<br /> điện thính giác thân não tự động (AABR) ALGO 5<br /> của hãng Natus.<br /> - Quy trình sàng lọc: Tất cả trẻ sơ sinh được<br /> chọn nghiên cứu sẽ được sàng lọc GTL bằng<br /> nghiệm pháp AABR.<br /> <br /> - Có 242 trẻ có cân nặng khi sinh < 2500gr<br /> (79,3%), số trẻ cân nặng < 1500 gr là 94 (30,5%),<br /> 63 trẻ có cân nặng ≥2500gr (20,7%).<br /> 3.1.2. Tiền sử gia đình và tiền sử sản khoa liên<br /> quan với tình trạng GTL<br /> <br /> Nếu kết quả “refer”- nghi ngờ GTL- trẻ sẽ được<br /> kiểm tra lại AABR lần 2.<br /> <br /> - Tiền sử gia đình có người GTL tiếp nhận được<br /> phát hiện ở 5 trẻ (1,6%).<br /> <br /> Nếu kết quả AABR 2 lần “refer” trẻ sẽ được<br /> chuyển đến Trung tâm thính học - BVNTW để xác<br /> định GTL bằng nghiệm pháp ABR chẩn đoán ở<br /> thời điểm 3 - 6 tháng tuổi.<br /> <br /> - Tiền sử thai sản của mẹ có thai lưu gặp ở 15<br /> trẻ (4,9%). Có 37 trẻ có mẹ nhiễm virus trong thời<br /> kỳ mang thai (12,9%)<br /> <br /> - Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.<br /> <br /> 3.1.3. Các yếu tố nguy cơ cao GTL của nhóm trẻ<br /> sơ sinh nghiên cứu<br /> <br /> Bảng 1. Các yếu tố nguy cơ GTL<br /> Tổng số trẻ n = 305<br /> <br /> 6<br /> <br /> Số trẻ<br /> <br /> %<br /> <br /> Vàng da<br /> <br /> 229<br /> <br /> 75,1<br /> <br /> Vàng da phải thay máu<br /> <br /> 21<br /> <br /> 6,9<br /> <br /> Nhiễm trùng TORCH bào thai<br /> <br /> 22<br /> <br /> 7,2<br /> <br /> Nhiễm trùng sơ sinh<br /> <br /> 167<br /> <br /> 54,8<br /> <br /> Nhiễm trùng huyết<br /> <br /> 67<br /> <br /> 21,9<br /> <br /> Viêm màng não mủ<br /> <br /> 08<br /> <br /> 2,6<br /> <br /> Xuất huyết não<br /> <br /> 24<br /> <br /> 7,9<br /> <br /> Sử dụng kháng sinh nhóm aminoglycosid<br /> <br /> 250<br /> <br /> 82,0<br /> <br /> Ngạt khi sinh<br /> <br /> 34<br /> <br /> 11,1<br /> <br /> Suy hô hấp<br /> <br /> 207<br /> <br /> 67,9<br /> <br /> Điều trị thở máy<br /> <br /> 153<br /> <br /> 50,2<br /> <br /> Bất thường sọ mặt<br /> <br /> 09<br /> <br /> 2,9<br /> <br /> PHẦN NGHIÊN CỨU<br /> - Trong nhóm nghiên cứu, số trẻ có > 2 yếu tố<br /> nguy cơ chiếm 77,4%, số trẻ có ≤2 yếu tố nguy cơ<br /> là 22,6%. Trong nhóm trẻ đẻ non, số trẻ có > 2 yếu<br /> tố nguy cơ chiếm 86,4%.<br /> <br /> 3.2. Một số kết quả sàng lọc GTL bằng nghiệm<br /> pháp AABR<br /> 3.2.1. Kết quả sàng lọc GTL<br /> <br /> Bảng 2. Kết quả AABR ở hai nhóm trẻ đẻ non và đủ tháng<br /> Số trẻ nghiên cứu<br /> <br /> Trẻ ĐN<br /> <br /> Trẻ đủ tháng<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Nghi ngờ GTL<br /> <br /> 64<br /> <br /> 21<br /> <br /> 42<br /> <br /> 18,5<br /> <br /> 22<br /> <br /> 28,2<br /> <br /> Không nghi ngờ GTL<br /> <br /> 241<br /> <br /> 79<br /> <br /> 185<br /> <br /> 81,5<br /> <br /> 56<br /> <br /> 71,8<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> 305<br /> <br /> 100<br /> <br /> 227<br /> <br /> 100<br /> <br /> 78<br /> <br /> 100<br /> <br /> 3.2.2. Thời gian và tuổi thực hiện nghiệm pháp<br /> sàng lọc AABR<br /> <br /> - Trong 64 trẻ kết quả AABR nghi ngờ GTL, 47 trẻ<br /> được làm nghiệm pháp ABR chẩn đoán (73,4%).<br /> <br /> - Tuổi thực hiện sàng lọc trung bình (ngày<br /> tuổi): 28,5± 25,1.<br /> <br /> - 17 trẻ không được chẩn đoán xác định<br /> <br /> - Thời gian thực hiện sàng lọc trung bình<br /> (phút): 6,1± 7,9.<br /> <br /> (26,56%): 9 trẻ tử vong trước thời điểm tuổi xác<br /> định chẩn đoán, 3 trẻ chưa chẩn đoán xác định<br /> <br /> - Có 215 trẻ (70,5%) có thời gian sàng lọc ≤5<br /> phút, 57 trẻ (18,7%) có thời gian sàng lọc >10 phút.<br /> <br /> được do kiểm tra có tình trạng viêm tai thanh<br /> <br /> 3.2.3. Theo dõi sau sàng lọc cho những trẻ có kết<br /> quả AABR nghi ngờ GTL<br /> <br /> viện để theo dõi.<br /> <br /> dịch, có 5 trẻ cha mẹ không đưa trẻ quay lại bệnh<br /> <br /> - Kết quả nghiệm pháp ABR chẩn đoán:<br /> <br /> Bảng 3. Kết quả nghiệm pháp ABR chẩn đoán<br /> Số trẻ AABR nghi ngờ GTL<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> Có GTL<br /> <br /> 39<br /> <br /> 82,9<br /> <br /> Không GTL<br /> <br /> 08<br /> <br /> 17,1<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> 47<br /> <br /> 100<br /> <br /> 4. BÀN LUẬN<br /> 4.1. Tỷ lệ nghi ngờ GTL<br /> Trong thời gian từ tháng 4/2011 đến hết tháng<br /> 8/2011 chúng tôi đã tiến hành sàng lọc bằng<br /> nghiệm pháp AABR cho 305 trẻ sơ sinh được xác<br /> định có nguy cơ GTL.<br /> Số trẻ có kết quả AABR nghi ngờ GTL là 64,<br /> trong đó có 17 trẻ “refer” 1 tai, 47 trẻ “refer” 2<br /> tai. Tỷ lệ trẻ nghi ngờ GTL trong nghiên cứu của<br /> chúng tôi là 21%, cũng tương tự như nghiên cứu<br /> của Williams & Wilkins (1983) là 24,8% và còn thấp<br /> hơn kết quả nghiên cứu của Sun (2003) 29,03%<br /> [5],[8]. Những kết quả này cao hơn kết quả sàng<br /> <br /> lọc GTL cho đối tượng SS nguy cơ cao trong một<br /> số nghiên cứu khác.<br /> Trên thế giới, trong những thập kỷ trước một<br /> số nghiên cứu thực hiện trên đối tượng này cũng<br /> thấy tỷ lệ này khá cao, nhưng thời gian gần đây<br /> hơn tỷ lệ nghi ngờ GTL cũng như tỷ lệ GTL đã<br /> giảm hơn. Nghiên cứu của Meyer ở Đức (1999) có<br /> kết quả nghi ngờ GTL là 5,3% [4], nghiên cứu của<br /> Mohammad Mehdi Taghdiri ở Iran (2005 – 2006)<br /> là 4,05% [6].<br /> Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào thực hiện<br /> sàng lọc bằng nghiệm pháp AABR và cũng chưa<br /> có nghiên cứu nào thực hiện cho riêng đối tượng<br /> <br /> 7<br /> <br /> TẠP CHÍ NHI KHOA 2015, 8, 2<br /> nguy cơ cao ở trẻ SS nên việc so sánh cũng hạn<br /> chế. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Nguyễn Thu<br /> Thủy (2005) sàng lọc cho tất cả trẻ sơ sinh ở BVPS<br /> Hà Nội bằng nghiệm pháp OAE thì thấy tỷ lệ nghi<br /> ngờ GTL cũng rất cao 3,4% [1], cao hơn khoảng 10<br /> lần so với tỷ lệ sàng lọc GTL chung trên thế giới.<br /> <br /> đặc biệt thấy rõ ở nhóm trẻ sơ sinh đẻ non: số trẻ<br /> có ≥2 yếu tố nguy cơ chiếm 86,6%. Điều này cũng<br /> cho thấy tính chất nặng nề và phức tạp của nhóm<br /> trẻ nghiên cứu của chúng tôi có thể lý giải cho tỷ<br /> lệ nghi ngờ GTL cao.<br /> <br /> Xu hướng chung trên thế giới là tỷ lệ giảm<br /> thính lực ở nhóm trẻ sơ sinh điều trị tại khoa hồi<br /> sức sơ sinh có giảm đi trong những năm gần đây.<br /> Điều này có thể do những tiến bộ trong điều trị,<br /> kiểm soát ngăn ngừa được các yếu tố là nguy cơ<br /> của GTL như kiểm soát nhiễm khuẩn, cải thiện việc<br /> theo dõi cung cấp oxy, kiểm soát nồng độ thuốc<br /> kháng sinh aminoglycosid huyết thanh, cải tiến<br /> giảm độ ồn của các thiết bị y tế sử dụng trong khoa<br /> điều trị. Nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ<br /> lệ GTL vẫn còn rất cao, điều này có thể do đối tượng<br /> nghiên cứu của chúng tôi có những nét khác biệt.<br /> <br /> Chúng tôi lựa chọn nghiệm pháp sàng lọc<br /> AABR trong nghiên cứu này dựa trên Những<br /> nguyên tắc và hướng dẫn chương trình phát hiện<br /> và can thiệp sớm GTL trong Tuyên bố chung của<br /> Ủy ban hợp nhất về Thính học trẻ em 2007, cần<br /> sử dụng AABR để sàng lọc cho những đối tượng<br /> nguy cơ cao. Nghiệm pháp này đã được chứng<br /> minh về độ nhạy, độ đặc hiệu cao, tỷ lệ “refer”<br /> thấp hơn so với OAE, tỷ lệ dương tính giả không<br /> cao nên được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.<br /> <br /> Bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi được<br /> chọn theo đúng tiêu chí, có khá đầy đủ các yếu<br /> tố nguy cơ như những yếu tố nguy cơ GTL được<br /> xác định trong Tuyên bố của JCIH 2000 và 2007<br /> và giống với các nghiên cứu khác về sàng lọc GTL<br /> với đối tượng trẻ sơ sinh có nguy cơ cao.<br /> Tuy nhiên đối tượng của chúng tôi là trẻ sơ<br /> sinh điều trị tại Khoa Sơ sinh BVNTW, là nơi tập<br /> trung những bệnh nhân sơ sinh với tình trạng<br /> bệnh nặng nề, phức tạp nhất của toàn miền Bắc<br /> Việt Nam, nên những nguy cơ cũng nhiều và phức<br /> tạp hơn. Trong nhóm trẻ nghiên cứu, yếu tố nguy<br /> cơ sử dụng kháng sinh nhóm aminoglycosid gặp<br /> nhiều nhất (82%), sau đó đến vàng da tăng<br /> bilirubin tự do (75,1%), nhiễm trùng sơ sinh,<br /> suy hô hấp, điều trị thở máy cũng là những<br /> yếu tố nguy cơ thường gặp. Cũng giống như<br /> nghiên cứu của Vohr [7], yếu tố nguy cơ thường<br /> gặp nhất là sử dụng kháng sinh aminoglycosid<br /> (44,4% số bn có yếu tố nguy cơ này), cân nặng<br /> rất thấp 17,8%, thở máy > 5 ngày 16,4%, điểm<br /> Apgar thấp 13,9%. Với từng yếu tố nguy cơ, tỷ lệ<br /> gặp của chúng tôi cao hơn.<br /> Trong nghiên cứu của Vohr, 32,2% trẻ có 1 yếu<br /> tố nguy cơ, 26,2 % trẻ có ≥2 yếu tố nguy cơ. Nhưng<br /> trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ số trẻ có 1-2<br /> yếu tố nguy cơ không nhiều, số trẻ có 3 hoặc 4<br /> yếu tố nguy cơ lại chiếm đa số 77,4%. Và điều này<br /> <br /> 8<br /> <br /> 4.2. Nghiệm pháp sàng lọc GTL AABR<br /> <br /> Sử dụng máy AABR ALGO 5, nghiên cứu viên<br /> trực tiếp thực hiện đo cho từng bệnh nhân theo<br /> đúng những tiêu chuẩn về quy trình kỹ thuật,<br /> đảm bảo hạn chế tối đa các yếu tố nhiễu xuất<br /> hiện để không có ảnh hưởng đến kết quả đo.<br /> Thời gian làm nghiệm pháp sàng lọc trung<br /> bình ngắn (6,1 ± 7,9 phút). Số trẻ có thời gian<br /> thực hiện nghiệm pháp dưới 5 phút là 70,5%.<br /> Và cuối cùng kết quả chẩn đoán xác định<br /> bằng nghiệm pháp ABR chẩn đoán tại Trung tâm<br /> Thính học đã khẳng định được mức độ tin cậy của<br /> nghiệm pháp AABR trong nghiên cứu của chúng<br /> tôi. Đã có 47 trường hợp được làm nghiệm pháp<br /> xác định chẩn đoán, trong đó có 39 trường hợp<br /> được khẳng định có GTL. Có 17 trẻ AABR refer<br /> không được làm chẩn đoán xác định. Giá trị của<br /> phản ứng dương tính là 82,9%.<br /> Kết quả này tương tự như kết quả trong<br /> nghiên cứu của Meyer là 80,6 % [4] và cao hơn<br /> so với một số nghiên cứu khác. Hạn chế trong<br /> nghiên cứu của chúng tôi là không kiểm tra ABR<br /> chẩn đoán được cho nhóm trẻ có kết quả AABR<br /> “pass”- không nghi ngờ GTL, do đó không xác<br /> định được độ nhạy, độ đặc hiệu, tỷ lệ âm tính giả<br /> của nghiệm pháp sàng lọc này.<br /> 5. KẾT LUẬN<br /> Qua nghiên cứu sàng lọc GTL bằng nghiệm<br /> pháp đo điện thính giác thân não tự động AABR<br /> <br /> PHẦN NGHIÊN CỨU<br /> cho 305 trẻ SS có nguy cơ cao chúng tôi thấy tỷ lệ<br /> nghi ngờ GTL rất cao - 21%. Trong số 64 trẻ được<br /> phát hiện có nghi ngờ GTL này, 47 trẻ được làm<br /> chẩn đoán xác định và có 39/ 47 trẻ có giảm thính<br /> lực thực sự.<br /> <br /> 106 (4):798-817.<br /> <br /> Nghiệm pháp AABR có giá trị sàng lọc cao, giá<br /> trị của dự báo dương tính là 82,9%. Thời gian thực<br /> hiện nghiệm pháp AABR ngắn (70,5 % dưới 5 phút),<br /> kỹ thuật thực hiện đơn giản, không đòi hỏi phải có<br /> trình độ chuyên môn về thính học thực hiện, nên<br /> thích hợp để làm nghiệm pháp sàng lọc cho sơ sinh.<br /> <br /> 5. Sun J.H & CS (2003). “Early detection of<br /> hearing impairment in high risk infant of NICU”.<br /> Zhonghua. Ke. Za. Zhi, 41( 5), page 357- 359.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Thu Thủy (2005). “Nghiên cứu giảm<br /> thính lực ở trẻ sơ sinh bằng đo âm ốc tai sàng lọc,<br /> thiết lập chương trình can thiệp sớm phục hồi<br /> chức năng cho trẻ khiếm thính” Luận văn Thạc sĩ<br /> y học, Đại học Y Hà Nội.<br /> 2. JCIH (2007). “Clarification for Year 2007 JCIH<br /> Position Statement: 2007 JCIH Position Statement<br /> Update” http://www.jcih.org/ Clarification% 20<br /> Year%202007%20statement.pdf.<br /> 3. JCIH.  “Year 2000 position statement:<br /> principles and guidelines for early hearing<br /> detection and intervention programs”.  Pediatrics;<br /> <br /> 4. Meyer C & CS (1999). “Neonatal Screening<br /> for Hearing Disorders in Infants at Risk: Incidence,<br /> Risk Factors, and Follow-up”. Pediatrics; 104(4);<br /> 900-904.<br /> <br /> 6. Taghdiri, Mohammad Mehdi; Eghbalian,<br /> Fatemeh (2008). “Auditory Evaluation of High risk<br /> Newborns by Automated Auditory Brain Stem<br /> Response”. Iran J Peadiatrics, Vol 18(No4); p 330-334.<br /> 7. Vohr BR, Widen JE, Cone-Wesson B (2000).<br /> “Identification of neonatal hearing impairment:<br /> characteristics of infants in the neonatal<br /> intensive care unit and well-baby nursery”. Ear<br /> Hear;21:373–82.<br /> 8. William & Wilkins (1987). “Hearing Screening<br /> of High Risk Newborns”. Ear & Hearing; - Volume<br /> 8 - Issue 1.<br /> 9. Yoshinaga-Itano C & Sedey A (2000).<br /> “Language, Speech and Social-Emotional<br /> Development of Children Who Are Deaf and<br /> Hard-of-Hearing: The Early Years”. The Volta<br /> Review,100, 29-52.<br /> <br /> SUMMARY<br /> HEARING SCREENING FOR HIGH RISK NEWBORN INFANTS USING AUTOMATED<br /> AUDITORY BRAINSTEM RESPONSE<br /> This cross- sectional study aimed to determine the refer rate of high-risk newborn using automated<br /> auditory brainstem response hearing screening at National Hospital of Pediatrics. From 1 April 2011<br /> to 30 August 2011, 305 newborn babies treated in Neonatal Department-NHP, classified as high risk of<br /> hearing loss (according to 2000- 2007 Joint Committee on Infant Hearing statement) were screened.<br /> 64/305 patients had “refer” results. AABR refer rate was 21%. 47of these 64 infants had confirm<br /> hearing diagnosis. 39/ 47 had hearing loss. The positive predictive value was 82.9%. Mean age at<br /> screening was 28.5 days and mean screening duration was 6.1 minutes. 70.5% of the studied patients<br /> had screening duration less than 5 minutes. In conclusion, the high risk infant group had a high rate of<br /> hearing loss, so hearing screening should be done for these infants. AABR was realiable and suitable<br /> for newborn hearing screening.<br /> Key words: Hearing screening, automated auditory brainstem response.<br /> <br /> 9<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2