intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu hiệu quả tác dụng của nicardipine truyền tĩnh mạch liên tục trong điều trị tăng huyết áp sau phẫu thuật

Chia sẻ: ViOrochimaru2711 ViOrochimaru2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

40
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nicardipine truyền tĩnh mạch liên tục điều trị bệnh nhân THA sau phẫu thuật có tác dụng nhanh và kiểm soát huyết áp một cách an toàn, 100% bệnh nhân đáp ứng điều trị hạ cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu hiệu quả tác dụng của nicardipine truyền tĩnh mạch liên tục trong điều trị tăng huyết áp sau phẫu thuật

  1. NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ TÁC DỤNG CỦA NICARDIPINE TRUYỀN TĨNH MẠCH LIÊN TỤC TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP SAU PHẪU THUẬT Lê Văn Dũng1, Nguyễn Anh Vũ2, Nguyễn Viết Quang1 TÓM TẮT Mục tiêu: Chuẩn độ liều bolus và tác dụng của Nicardipine truyền tĩnh mạch trong 6 giờ đầu sau phẫu thuật. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang. Gồm 60 bệnh nhân sau phẫu thuật có Tăng huyết áp (HATT≥ 160mmHg và hoặc HATTr ≥ 100mmHg) và có NYHA độ I, II. Kết quả: Nicardipine liều bolus chuyền tĩnh mạch qua bơm tiêm điện đối với THA độ II: 5mg/giờ, trong 14,36 ± 1,11phút (1,21 ± 0,08 mg), HATT giảm 15%. Đối với THA độ III: 6mg/giờ, trong 14,39 ± 1,30 phút (1,46 ± 0,13 mg), HATT giảm 15% so với HATT ban đầu. - Nicardipine liều duy trì 1- 2mg/giờ qua bơm tiêm điện chung cho cả hai nhóm nghiên cứu, HATT giảm ở các thời điểm 1 giờ, 2 giờ và 6 giờ so với HATT ban đầu theo thứ tự là 19,99%, 22,58% và 25,85%. - Huyết áp tâm trương: Sau truyền liều bolus Nicardipine ở thời điểm 10 phút và 15 phút, HATTr giảm lần lượt là 7,05% và 12,70%. Sau 1 giờ, 2 giờ và 6 giờ chuyền Nicardipine liều duy trì, HATTr giảm lần lượt là 17,04%, 20,0% và 23,06% so với HATTr ban đầu. Kết luận: Nicardipine chuyền tĩnh mạch liên tục điều trị bệnh nhân THA sau phẫu thuật có tác dụng nhanh và kiểm soát huyết áp một cách an toàn, 100% bệnh nhân đáp ứng điều trị hạ cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Từ khóa: Tăng huyết áp, Nicardipine. ABSTRACT EFFICACY AND SAFETY OF INTRAVENOUS NICARDIPINE IN THE TREATMENT OF POSTOPERATIVE HYPERTENSION Le Van Dung1, Nguyen Anh Vu2, Nguyen Viet Quang1 Objective: Bolus dose titration and evaluate the efficacy of intravenous nicardipine in the first 6 hours after surgery. Methods: A prospective study describes the cross. Study 60 patients postoperation with systolic BP ≥160mmHg or diastolic BP ≥ 100mmHg and NYHA class I, II. Results: Stage 2 hypertension: IV Nicardipine bolus dose 5mg/h during 14.36 ± 1.11 min (1.21 ± 0.08 mg). Stage 3 hypertension: IV Nicardipine bolus dose 6mg/h during 14.39 ± 1.3 min (1.46 ± 0.13 mg), fifteen percent reduction in blood pressure from baseline. 1 Khoa gây mê hồi sức, BV TW Huế 2 Bộ môn nội, trường ĐH Y Dược Huế TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 309
  2. - Maintenance dose nicardipine 1 - 2mg/h via SE for both groups, systolic BP decrease at 1 hour 2 hours and 6 hours compared to systolic pressure baseline were 19,99 %, 22,58 % and 25,85%, respectively. - Diastolic BP: Decreased diastolic blood pressure after infusion bolus dose 10min, 15 min were 7,05% and 12,7%, respectively. Decreased diastolic BP after infusion maintenance dose 1 hour, 2 hours and 6 hours were 17,04 %, 20,0 % and 23,06 %, respectively. Conclusions: Intravenous nicardipine is fast and effective in the treatment of postoperative hypertension to control safely the blood pressure. Keywords: Nicardipine, Hypertension. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) sau phẫu thuật rất phổ biến trong giai đoạn sớm của hậu phẫu ở bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp. Cơn THA thường bắt đầu vào khỏang 10 - 20 phút sau phẫu thuật, nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ chảy máu sau phẫu thuật, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim [7], [12], [16], [27]. Tuy nhiên việc điều trị THA sau phẫu thuật thường gặp khó khăn do bệnh nhân chưa tỉnh hoặc bệnh nhân tỉnh nhưng có chống chỉ định dùng thuốc bằng đường uống (phẫu thuật đường tiêu hóa). Trước đây thường dùng Adalate nhỏ dưới lưỡi có tác dụng nhanh, mạnh. Tuy nhiên, hiệu quả của nó ít có thể tiên đoán được và thỉnh thỏang có biến chứng tụt huyết áp nặng. Do đó, điều trị THA sau phẫu thuật bằng đường tĩnh mạch là rất cần thiết vì có tác dụng nhanh, ổn định và có thể kiểm soát được huyết áp một cách an toàn [3], [5], [11], [18]. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả tác dụng của Nicardipine truyền tĩnh mạch liên tục trong điều trị tăng huyết áp sau phẫu thuật” nhằm mục tiêu chuẩn độ liều bolus và tác dụng hạ huyết áp của Nicardipine truyền TM trong 6 giờ đầu sau phẫu thuật. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Gồm 60 bệnh nhân sau phẫu thuật có THA từ độ II trở lên và có NYHA I, II. - Tiêu chuẩn loại trừ: + Có 1 trong những chống chỉ định của nicardipine [6], [15], [21], [28], [29]. + THA do phản ứng sau phẫu thuật: THA do đau, lo lắng sợ hãi, do bí tiểu, do thiếu oxy, ưu thán, do rối loạn thân nhiệt, truyền thừa dich. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang. - Địa điểm nghiên cứu: Khoa gây mê hồi sức- A. Bệnh Viện Trung Ương Huế. - Thời gian nghiên cứu: Từ 03/2012 đến 07/2013. 2.3. Các bước tiến hành: Đo HA động mạch xâm nhập. TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 310
  3. Dùng Nicardipine chuyền tĩnh mạch liên tục: - Cách hòa thuốc: Ống Nicardipine hydrochlorid 10mg/10ml, hòa thành 20ml với nước muối sinh lý, ta được dung dịch Nicardipine 0,5mg/ 1ml. - Liều khởi đầu (Bolus): + Chuyền tĩnh mạch 5mg/giờ (10ml/giờ) qua bơm tiêm điện trong 10-20 phút cho bệnh nhân THA độ II. + Chuyền tĩnh mạch 6mg/giờ (12ml/giờ) qua bơm tiêm điện trong 10 – 20 phút cho bệnh nhân tăng huyết áp độ III - Theo dõi HA động mạch liên tục trên Monitoring. Khi HATT giảm được 15% so với HATT ban đầu (chuẩn độ liều nicardipine) thì chuyển sang liều duy trì. - Liều duy trì: Liều từ 2 – 4ml/giờ (1- 2mg/giờ) qua bơm tiêm điện, chỉnh liều theo HA, không để cho HATT giảm quá nhanh trên 30% trong giờ đầu. [1], [17], [20]. - Theo dõi huyết áp, CVP ở các thời điểm sau: + T1: Trước khi dùng Nicardipine. + T2: Sau dùng Nicardipine 10 phút liều khởi đầu. + T3: Khi HATT giảm 15% so với HATT ban đầu. + T4: 1 giờ sau dùng Nicardipine liều duy trì. + T5: 2 giờ sau dùng Nicardipine liều duy trì. + T6: 6 giờ sau dùng Nicardipine liều duy trì. - Đánh giá hạ HA tính theo mmHg và theo phần trăm của HA ban đầu trước khi dùng Nicardipine (T1). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tuổi trung bình Bảng 1. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu n TĐ- TTh (tuổi) TB ± ĐLC (tuổi) Tuổi 60 24 - 88 66,78 ± 14,27 3.2. Tỉ lệ độ tăng huyết áp 37% 63% Độ III Độ II Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ độ THA TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 311
  4. 3.3. Biến đổi áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) Bảng 2. CVP trong quá trình dùng Nicardipine CVP (cmH2O) Tối thiểu - tối đa TB ± ĐLC P* T1 9 – 16 11,04 ± 1,76 T2 8 – 13 10,10 ± 1,18 < 0,01 T3 8 – 13 9,30 ± 1,03 < 0,01 T4 8 – 10 8,87 ± 0,62 T5 7 – 10 8,68 ± 0,59 T6 7 - 10 8,62 ± 0,61 P*: T1 so với T2, T3, T4, T5, T6 CVP ở thời điểm T3, T4, T5 và T6 so với thời điểm T1 trước điều trị khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. 3.4. Đánh giá thang điểm đau (VAS) Biểu đồ 2. Tỉ lệ thang điểm đau (VAS) Thang điểm VAS = 1 – 2: Không đau, chiếm 100%. Trong đó VAS = 1 điểm chiếm 78,3%; VAS = 2 điểm chiếm 21,7%. Do đó cho phép loại trừ tăng huyết áp do đau thường hay gặp sau phẫu thuật. 3.5. Biến đổi HA khi dùng Nicardipine 3.5.1. Biến đổi Huyết áp tâm thu Bảng 3. Phần trăm HATT sau dùng Nicardipine giảm so với ban đầu (T1) n = 60 TB ± ĐLC TB ± ĐLC Giảm % Giảm (mmHg) (mmHg) T1: Trước dùngNicardipin 184,38 ± 13,66 T2: Sau bolus Nicar 10‘ 168,85± 12,97 15,53 ± 6,23 8,39 % T3: Khi HATT giảm 15% 155,32 ± 11,00 29,04 ± 7,16 15,76% T4: Sau duy trì Nicar 1h 147,32 ± 9,93 37,06 ± 8,22 19,99% T5: Sau duy trì Nicar 2h 142,53 ± 9,67 41,85 ± 8,87 22,58% T6: Sau duy trì Nicar 6h 136,40 ± 8,21 47,98 ± 10,04 25,85% TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 312
  5. Biểu đồ 3.3. Thay đổi HATT trước và sau điều trị ở 2 nhóm THA độ II, III 3.5.2. Biến đổi HATTr trước và sau khi dùng Nicardipine Bảng 3.4. Biến đổi HATTr trước và sau khi dùng Nicardipine TB ± ĐLC TB ± ĐLC % HATTr giảm (mmHg) Giảm so với T1 (mmHg) so với T1 T1: Trước dùngNicar 109,53 ± 13,57 T2: Sau bolus Nicar 10‘ 101,80 ± 10,72 7,73 ± 8,48 7,05 T3: Khi HATT giảm 15% 95,62 ± 10,14 13,91 ±8,15 12,70 T4: Sau duy trì Nicar 1h 90,87 ± 9,42 18,66 ±9,46 17,04 T5: Sau duy trì Nicar 2h 87,63 ± 9,15 21,90 ±10,40 20,0 T6: Sau duy trì Nicar 6h 84,27 ± 8,46 25,26 ±10,61 23,06 Sau 10 phút, 15 phút chuyền bolus Nicardipine, HATTr giảm lần lượt là 7,05% và 12,70%. Sau 1 giờ, 2 giờ và 6 giờ chuyền Nicardipine liều duy trì, HATTr giảm lần lượt là 17,04%, 20,0% và 23,06%. Biểu đồ 4. Diễn biến HA trong quá trình điều trị Nicardipin TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 313
  6. 3.6. Liều dùng Nicardipine 3.6.1. Thời gian truyền bolus Nicardipine Bảng 5. Thời gian (phút) truyền bolus Nicardipine để HATT giảm 15% n TB ± ĐLC (phút) p Nhóm THA độ II 25 14,36 ± 1,12 > 0,05 Nhóm THA độ III 35 14,39 ± 1,31 Chung 60 14,38 ± 1,22 Thời gian truyền bolus Nicardipine giữa 2 nhóm nghiên cứu là không khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. 3.6.2. Liều bolus Nicardipine Bảng 6. Bảng so sánh liều bolus Nicardipine để HATT giảm đi 15% Tốc độ truyền Liều bolus (mg) n p mg/h Tối thiểu- tối đa TB ± ĐLC THA độ II 25 5 mg/h 1,08 – 1,50 1,21 ± 0,08 THA độ III 35 6mg/h 1,20 – 1,80 1,46 ± 0,13 3 điểm (đâu). Đối với bệnh nhân sau mổ còn mê sâu thì thang TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 314
  7. điểm đánh giá mức độ đau không có giá trị nhiều. Trường hợp này chúng tôi đánh giá đau dựa vào mạch nhanh. Nhưng thông thường bệnh nhân mê sâu thì đáp ứng với kích thích đau sẽ giảm [7]. 4.2. Liều dùng Nicardipine Chúng tôi chuẩn độ liều khởi đầu qua bơm tiêm điện chuyền TM liên tục: - Đối với nhóm THA độ II (5mg/h) thời gian chuyền trung bình là 14,60 ± 1,11 phút, tương ứng với liều khởi đầu là 1,21 ± 0,08mg. - Với nhóm THA độ III (6mg/h) thời gian chuyền trung bình là 14,60 ± 1,11 phút, tương ứng với liều khởi đầu là 1,46 ± 0,13mg. Chúng tôi nhận thấy liều khởi đầu Nicardipine của nhóm THA độ III cao hơn nhóm THA độ II rất có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Theo Michael E. Goldberg liều bolus là 12,8 ± 0,3mg/giờ trong 11,5 ± 0,8 phút, tương ứng 2,23mg - 2,68mg [20]. Theo Goldberg ME, Clark S, Joseph J chuyền liều bolus 10mg/giờ trong 5 phút và chuẩn độ liều có thể đến 15mg/giờ [14]. Theo Vương Đình Cường, liều khởi đầu Nicardipine 7,5 - 8,0mg/giờ trong 18 phút, tương ứng 2,25mg – 2,4mg [1]. Theo Albert T. Cheung và cộng sự tiêm tĩnh mạch bolus các liều 0,25ng, 0,5mg, 1,0mg và 2,0mg [10]. Theo Hồ Huỳnh Quang Trí, Phạm Nguyễn Vinh, tiêm tĩnh mạch trực tiếp bolus Nicardipine: 0,25mg cho bệnh nhân < 20kg, 0,5mg cho bệnh nhân từ 20 – 39 kg và 1mg cho bệnh nhân 40kg trở lên [8]. 4.3. Biến đổi HATT sau khi dùng Nicardipine 4.3.1. Sau dùng Nicardipine liều bolus HATT ở thời điểm T1 trước dùng Nicardipine là 184,38 ± 13,66mmHg, sau 10 phút dùng liều bolus Nicardipin giảm dần xuống 168,85 ± 12,97 mmHg và giảm so với HATT ban đầu là 8,39%. HATT giảm 15% sau bolus Nicardipin chuyền tĩnh mạch 5- 6mg/giờ trung bình 14,38 ± 1,22 phút. Trong đó, thời gian HATT giảm 15% đối với nhóm tăng huyết áp độ II và tăng huyết áp độ III dùng liều tương ứng 5mg/giờ và 6mg/giờ lần lượt là 14,36 ± 1,11 phút và 14,39 ± 1,30 phút. Theo Vương Đình Cường với liều khởi đầu Nicardipin 7,5 - 8,0mg/giờ huyết áp giảm được 15% ở phút thứ 18 [1]. Theo Michael E. Goldberg và cộng sự nghiên cứu mù đôi đa trung tâm, HATT giảm 15% so với HA ban đầu đạt được 94% bệnh nhân điều trị, với liều khởi đầu 12,8 ± 0,3mg/giờ, thời gian truyền trung bình là 11,5 ± 0,8 phút [20]. Theo Albert T. Cheung và cộng sự nghiên cứu 40 bệnh nhân phẫu thuật tim mạch tiêm tĩnh mạch bolus các liều 0,25ng, 0,5mg, 1,0mg và 2,0mg. HATTgiảm lần lượt tương ứng là 18 ± 2mmHg, 32 ± 5mmHg, 36 ± 4mmHg và 51 ± 4mmHg. 4.3.2. Sau dùng Nicardipine liều duy trì HATT dùng Nicardipine liều duy trì 1 - 2mg/giờ giảm dần về huyết áp mục tiêu ở các thời điểm 1 giờ, 2 giờ và 6 giờ là 147,32 ± 9,93mmHg, 142,53 ± 9,66mmHg và 136,40 ± 8,21mmHg. Tương ứng HATT giảm dần so với HATT ban đầu (T1) là 19,99%, 22,58% và 23,85%. TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 315
  8. Theo Vương Đình Cường, Nguyễn Thị Dung với liều duy trì 2 - 3mg/giờ, tại các thời điểm 1 giờ, 4 giờ và 10 giờ HA của bệnh nhân giảm từ từ và đạt 16%, 22% và 24% so với trị số huyết áp ban đầu [1]. Theo Goldberg ME, Clark S, Joseph J liều duy trì 3mg/giờ [14]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, huyết áp tâm thu giảm dần về HA mục tiêu: Đối với nhóm THA độ II là sau giờ đầu (100%). Đối với nhóm THA độ III là sau 6 giờ (100%). 4.4. Sự biến đổi của huyết áp tâm trương HATTr trước khi dùng Nicardipine (T1) trung bình chung là 109,53 ± 13,57mmHg. HATTr sau dùng liều khởi đầu Nicardipin giảm dần sau 10 phút (T2) và 15 phút (T3) theo thứ tự 101,80 ± 10,724mmHg và 95,62 ± 10,14mmHg, HATTr ở 2 thời điểm này giảm so với HATTr (T1) lần lượt là 7,05% và 12,70%. HATTr sau chuyền Nicardipine liều duy trì 1 - 2mg/giờ giảm dần về HA mục tiêu ở các thời điểm 1 giờ (T4), 2 giờ (T5) và 6 giờ (T6) lần lượt là: 90,87 ± 9,42mmHg, 87,63 ± 9,15mmHg và 84,27 ± 8,46mmHg. HATTr ở thời điểm trên giảm so với HATTr ban đầu lần lượt là 17,04%, 20,0% và 23,06%. Theo Vương Đình Cường HATTr giảm sau giờ đầu là 11% so với HATTr ban đầu [1]. 4.5. Tụt huyết áp Trong nghiên cứu không có trường hợp nào tụt HA nặng vượt quá 25% so với HA ban đầu trong 1 giờ đầu. Theo Vương Đình Cường [1] không có trường hợp nào tụt HA nặng trong 31 bệnh nhân nghiên cứu. Số liệu này cũng giống như Hồ Quang Trí, Phạm Nguyễn Vinh [8] Nghiên cứu 35 bệnh nhân, không có trường hợp nào bị tụt huyết áp nặng sau tiêm bolus tĩnh mạch Nicardipine. Theo Albert T. Cheung, Dmitri V. Guvakov [10] nghiên cứu 47 bệnh nhân với liều tiêm TM bolus là 0,25mg, 0,5mg, 1mg và 2mg có 11 bệnh nhân tụt HATT < 85mmHg lần lượt là 0/11, 2/11, 3/ 11, 6/11. Tỉ lệ tụt HA nặng xảy ra ở nhóm BN dùng liều tiêm TM liều cao. Trong nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp nào HATT giảm < 90mmHg. Có thể do chúng tôi chuẩn độ liều bolus theo từng độ THA (II hoặc III) và trong quá trình chuyền bolus nếu huyết áp tâm thu giảm xuống 15% so với HATT ban đầu thì ngưng chuyền bolus và chuyển sang liều duy trì. 5. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp của Nicardipine trên 60 bệnh nhân THA sau phẫu thuật trong 6 giờ đầu hậu phẫu, chúng tôi thu nhân kết quả như sau: 5.1. Liều bolus 1,21 ± 0,08mg cho bệnh nhân THA độ II và 1,46 ± 0,13mg đối với nhóm bệnh nhân THA độ III, chuyền TM trong 14,6 ± 1,1 phút. 5.2. Tác dụng hạ huyết áp của Nicardipine Nicardipine chuyền tĩnh mạch liên tục điều trị bệnh nhân THA sau phẫu thuật có tác dụng nhanh và kiểm soát huyết áp một cách an toàn, 100% bệnh nhân đáp ứng điều trị hạ cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 316
  9. 5.2.1. Huyết áp tâm thu - Nicardipine liều khởi đầu chuyền TM qua bơm tiêm điện: + THA độ II: Liều bolus chuyền TM 5mg/giờ, trong 14,36 ± 1,11phút (1,21 ± 0,08 mg), HATT giảm 15%. + THA độ III: Liều bolus chuyền TM 6mg/giờ, trong 14,39 ± 1,30 phút (1,46 ± 0,13 mg), HATT giảm 15% so với HATT ban đầu. - Nicardipine liều duy trì 1- 2mg/giờ qua bơm tiêm điện chung cho cả hai nhóm nghiên cứu, HATT giảm ở các thời điểm 1 giờ, 2 giờ và 6 giờ so với HATT ban đầu theo thứ tự là 19,99%, 22,58% và 25,85%. 5.2.2. Huyết áp tâm trương - Sau truyền liều bolus Nicardipine ở thời điểm 10 phút và 15 phút, HATTr giảm lần lượt là 7,05% và 12,70%. - Sau 1 giờ, 2 giờ và 6 giờ chuyền Nicardipine liều duy trì, HATTr giảm lần lượt là 17,04%, 20,0% và 23,06% so với HATTr ban đầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vương Đình Cường, Nguyễn Thị Dung (2005), ‘‘Đánh giá hiệu quả của Nicardipin (loxen) trong điều trị cơn tăng huyết áp kịch phát’’, Viện công nghệ thông tin - Thư viện Y học Trung Ương, tập 303(4), tr. 10-18. 2. Lê Hòai Chương, Mai Trọng Dũng (2012), ‘‘Nghiên cứu tác dụng của Nicardipine trong điều trị tiền sản giật nặng tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương’’, Y học thực hành, Hội nghị Sản Phụ Khoa Việt – Pháp châu Á Thái Bình Dương lần thứ 12, Tập 822(5), tr. 40-43. 3. Phạm Tử Dương (2007), Bệnh tăng huyết áp, Nhà Xuất Bản Y học, Hà Nội, tr 3-22, 29-45. 4. Phạm Khuê, Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt (2000), ‘‘Tăng huyết áp’’, Bệnh học nội khoa tập II, Nxb Y học, Hà Nội, tr.102-108. 5. Huỳnh Văn Minh (2008), ‘‘Chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp ở người lớn’’, khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, Hội Tim mạch học Việt Nam, tr. 235-294. 6. AGUETTANT, số đăng ký tại Việt Nam: VN-5465-10. 7. Nguyễn Thụ (2002), ‘‘Gây mê mổ bệnh nhân tăng huyết áp’’, Bài giảng gây mê hồi sức tập II, Nxb Y học, tr. 250 -261. 8. Hồ Huỳnh Quang Trí, Phạm Nguyễn Vinh (2002), ‘‘Điều trị cao huyết áp hậu phẫu cắt ống động mạch bằng Nicardipine tiêm tĩnh mạch’’, tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập. 6(1), tr. 37-39. 9. Nguyễn Lân Việt, Phạm Mạnh Hùng (2011), “Tăng huyết áp”, Bài giảng bệnh học Nội khoa, tập II, NXB Y học, Hà Nội, tr. 31-35. 10. Albert T. Cheung, Dmitri V. Guvakov, Stuart J. Weiss, Joseph S. Savino, Ivan S. Salgo, Qing C. Meng (1999), ‘‘Nicardipine Intrvenous Bulus Dosing for Acutely Decreasing Arterial TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 317
  10. BP During General Anesthesia for Cardiac Operations, Pharmacokinetics, Pharmacodynamics, and Assciated Effects on left Ventricular Function’’, Anesth Analg, 89, pp. 1116-1123. 11. Alexis Shanahan, Stuart Linas, Mel Anderson III (2010), ‘‘How should Hypertensive Emergencies Be Managed?’’, Society of Hospital Medicine, August 2010. 12. Aggarwal M., Khan IA. (2006), “Hypertensive crisis: hypertensive emergencies and urgencies”, Cardiol Clin, Vol. 24(1), pp. 135-146. 13. Bryan Williams, Neil R. Poulter, Morris J. Brown, Mark Davis, et al (2004), British Hypertension Society guidelines for hypertension management (BHS- IV). 14. Goldber ME., Clark S., Joseph J., et al (1990), ‘‘Nicardipine versus placebo for the treatment of postoperative hypertension’’, Am Heart J, Vol. 119(2), pp. 446-450. 15. George Bakris, Ragavendra R. Baliga (2012), Hypertension, Oxford American Cardiology Library. 16. Haas CE., LeBlanc JM. (2004), “Acute postoperative hypertension: a review of therapeutic options”, Am J Health Syst Pharm, vol. 619(16), pp. 1661-1673. 17. Halpern NA., Alicea M., Krakoff LR., et al (1990), ‘‘Postoperative hypertension: a prospective, placebo-contral, radomized, double-bind trial, with intravenous nicardipine hydrochloride’’, Angiolory, pp. 992-1004. 18. Joseph Varon, Paul E. Marik (2008), ‘‘Perioperative Hypertension management’’, Vase Health Risk Manag, Vol. 4(3), pp. 615-627. 19. JNC VII (2004) Joint National Committee on Detection, Evaluation, and Treatment of High blood Pressure; National High Blood Pressure Education Program; Coordinating committee. The Seventh report of the Joint National Committee on Detection, Evaluation, and treatment of high blood pressue, JNC7, National heart, Lung: Blood institute, health information center, NIH publication No. 04-5230. 20. Michael E. Goldberg, Neil Halpern, Lawrence Krakoff, Robert Sladen, George Gabrielson, constance Neely, James Orlowski, William Frischman, et al (1991), ‘‘Efficasy and safety of intravenous Nicardipine in the control of postoperative hypertension’’, Chest february 1991, vol. 99(2), pp. 393-398. 21. Nij Bijvank, Sebastiaan W.A., Duvekot, Johannes J. (2010), ‘‘Nicardipine for the Treatment of severe Hypertension in Pregnancy: A review of the Literature’’ Obstetrical and Gynecological Survey, Vol. 65(5), pp. 341- 347. 22. Norm Compbell, et al (2010), “Canadian Hypertension Education Program recommendation”, An annual update, Canadian Family Physician –le medecine de famille Canadian, pp. 649- 653. 23. Pool J., Nestico P., Chelly, Hudon P., Acheri R., Blanski L., et al (1988), ‘‘The effect of intravenous nicardipine in postperative hypertension’’, Clin Pharmacol Ther, 43, pp. 179. 24. Pancioli AM. (2008), “Hypertension management in neurologic emergencies”, Ann Emerg Med, Vol. 51(3), pp. 24-27. TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 318
  11. Results: The non-dipper rate, the overload rate of the systolic blood pressure, the overload rate of diastolic blood pressure and the rate of early morning surge of blood pessure in patients with cerebral ischemic stroke, respectively: 92,1 %, 75 %, 60, 2 % and 57,4 %. Conclusion: Blood pressure in patients with cerebral ischemic stroke lost circadian rhythms, high overload rate and the rate early morning surge of blood pressure are sharply higher. It should measure 24- hour ambulatory blood pressure in the acute phase of cerebral ischemic patients with hypertension as a basis for treatment and pronostic Key words: ABPM (ambulatory blood pressure monitoring), hypertension, dipper, non-dipper, overload, early morning surge of blood pressure, cerebral ischemic stroke. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) là một yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng, đang là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe nhân dân các nước trên thế giới, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu đối với người lớn tuổi ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển [1]. Tăng huyết áp ước tính là nguyên nhân gây tử vong 7,1 triệu người trên thế giới và chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu [4]. Nhồi máu máu não do một số nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là do tăng huyết áp và vữa xơ động mạch. Tăng huyết áp là nguy cơ chính chiếm trên 50% số bệnh nhân trong tổng số 21 yếu tố nguy cơ [2]. Huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp thường có thay đổi, mất nhịp ngày đêm ảnh hưởng đến tiên lượng và kết quả điều trị bởi vậy chúng tôi tiến hành đề tài trên nhằm mục đích: Xác định tỷ lệ có trũng, không trũng, quá tải huyết áp, vọt huyết áp sáng sớm ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp có tăng huyết áp bằng theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 140 bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp (tuổi trung bình 65,5 ± 10,4, 77 nam và 63 nữ) được đo huyết áp lưu động 24 giờ trong giai đoạn cấp 7 ngày đầu của nhối máu não khỏang cách đo 30 phút /lần vào ban ngày và 60 phút/lần vào ban đêm, từ tháng 5/2009 đến tháng 7/2012 tại Khoa Thần kinh bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An và Khoa Nội Tim mạch bệnh viện TW Huế. Loại trừ: Bệnh nhân tăng huyết áp thứ phát, bệnh nhân hôn mê sâu và nhồi máu não sau 1 tuần, có cơn THA phải điều trị cấp cứu, có vòng cánh tay quá nhỏ < 25 cm 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang chọn mẫu thuận tiện. 2.2.2. Phương tiện nghiên cứu Máy đo huyết áp lưu động 24 giờ nhãn hiệu Suntech Oscar 2 của Mỹ kèm theo phần mềm phân tích huyết áp AccuWinProv3. TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 327
  12. 2.2.3. Cách thức tiến hành - Đo HA lưu động 24 giờ: Bệnh nhân được đo HA 24 giờ bằng máy lưu động trong tuần đầu (từ sau khi vào cho đến 6 ngày). Trước 1 ngày và trong ngày đo HA lưu động bệnh nhân không dùng thuốc hạ HA. - Chương trình đo: Đo liên tục 24 giờ, ban ngày 30 phút 1 lần, ban đêm 60 phút một lần để tránh cho BN mất ngủ và gây hiện tưởng giả dipper. Thời gian khởi phát ban ngày từ 6 giờ sáng (6am) và ban đêm từ 22 giờ (10pm). - Ngưỡng HA lưu động: Được cài sẵn trong phần mềm, theo Hội THA châu Âu (ESH): HA 24h < 130/80 mmHg; ban ngày 10% so với ban ngày, tức là không giảm TS tim ban đêm. Bảng 2. Tỷ lệ bệnh nhân không trũng, có trũng, đảo ngược HA ban đêm Biến số n % p(c-k) Không trũng HABĐ 129 92,1 < 0,001 Có trũng HABĐ 11 7,9 Tổng 140 100,0 Đảo ngược HA 46 32,9 Không đảo ngược HA 94 67,1 < 0,001 Tổng 140 100,0 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 328
  13. Tỷ lệ không trũng HABĐ ở bệnh nhân nhồi máu não rất cao, hầu hết đều không trũng HABĐ (92,1% với CI 95% tỷ lệ này từ 86,3%-96%), chỉ có 7,9% (11 BN) có trũng HABĐ. Gần 1/3 số bệnh nhân có đảo ngược HABĐ (dipper -). 3.2. Tỷ lệ quá tải huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não Bảng 3. Tỷ lệ qúa tải chung và theo giới Nam Nữ Tổng p(nam-mữ) Quá tải huyết áp n TB% n TB% n TB% Tâm thu (%) 77 77,6 ± 24,5 63 71,9 ± 29,3 140 75,0 ± 26,8 0,212 Tâm trương (%) 77 63,4 ± 26,9 63 56,3 ± 29,1 140 60,2 ± 28,0 0,137 Tỷ lệ quá tải HA ở bệnh nhân nhồi máu não cao trên 70% đối với HATT và trên 60% đối với HATTr. Tỷ lệ quá tải HA đối với HATT và HATTr ở nam và nữ trên bệnh nhân nhồi máu não khác biệt không có ý nghĩa. 3.3. Tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm Bảng 4. Tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm chung, theo giới, theo độ tăng huyết áp Biến số Tổng Vọt HA SS p(1-2) Tỷ lệ chung 140 81 57,8 Nam(1) 77 43 55,8 χ2=0,28; p=0,594 Nữ(2) 63 38 60,3 Độ THA p(I-III) Độ I 55 27 49,1 Độ II 43 22 51,2 χ2=8,31;p=0,0156 Độ III 42 32 76,2 Tổng 140 81 57,8 Phần lớn số bệnh nhân nhồi máu não có vọt HA sáng sớm (CI 95%: 49,2%-66,1%). Tỷ lệ có vọt HA sáng sớm giữa nam và nữ tương đương nhau (p=0,594). Tỷ lệ xuất hiện vọt HA sáng sớm ở THA độ III là cao nhất(p
  14. Ở bệnh nhân có vọt HA sáng sớm tỷ lệ khởi phát nhồi máu não xảy ra vào thời gian 1h sáng -12h trưa (74,1%) nhiều hơn vào buổi chiều-tối 12.01h-24h (p 7,9%, 11 BN; p < 0,001). Hai tỷ lệ này không khác biệt giữa nam và nữ, không khác biệt giữa các giai đoạn THA. Trong số BN không trũng HABĐ có 32,9% (46 BN) đảo ngược HA và tỷ lệ này không có sự khác biệt giữa nam và nữ. HATTr ban đêm có xu hướng đảo ngược. 4.2. Tỷ lệ quá tải huyết áp 24 giờ Quá tải HA là tỷ lệ số lần đo có THA(HA trên ngưỡng) trong tổng số lần đo tự động trong 24 giờ, chu kỳ ngày, đêm. TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 330
  15. Ở người bình thường tỷ lệ quá tải HA
  16. Nghiên cứu của K.Madin và cộng sự tại Anh [8] trên 1187 đối tượng, tuổi trung bình 59,3 cho thấy, tỷ lệ vọt HA sáng sớm là 47,09% (559 BN). Kario và cộng sự ở Nhật Bản [10] đã chỉ ra rằng những người cao tuổi có vọt HA sáng sớm có tỷ lệ cao nhồi máu não đa ổ (57% so với chứng 33%. p=0,001) và có tỷ lệ đột quỵ cao (19% so với 7,3%, p = 0,004). Nghiên cứu của Redon và cộng sự [8] đã chỉ ra rằng, ở BN được điều trị, THA buổi sáng chiếm tỷ lệ từ 52-72%. Vọt HA sáng sớm và THA buổi sáng là yếu tố làm tăng tình trạng tử vong và tỷ lệ tử vong tim mạch trong những giờ đầu của buổi sáng. Liên quan đến hậu quả của vọt HA sáng sớm gây đột quỵ nhồi máu não, qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có 60,7% (85 BN) khởi phát nhồi máu não vào khỏang thời gian buổi sáng từ 1am- 12am. Trong nhóm 81 BN có vọt HA sáng sớm có 74,1% (60 BN) khởi phát nhồi máu não vào khỏang thời gian buổi sáng và ngược lại ở nhóm 59 BN không vọt HA sáng sớm chỉ có 42,4% (25BN) khởi phát nhồi máu não vào các giờ buổi sáng. Sự khác biệt này có ý nghĩa (p = 0,000149). 4. KẾT LUẬN Tỷ lệ không trũng huyết áp, quá tải huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp luôn ở mức cao, chứng tỏ huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não bị mất nhịp sinh học. Tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm liên quan đến nhồi máu não vào buổi sáng. Bởi vậy cần phải áp dụng theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp để đánh giá tình trạng huyết áp của bệnh nhân phục vụ điều trị, kiểm soát huyết áp và tiên lượng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Tử Dương (2007), Bệnh tăng huyết áp, NXB Y học, Hà Nội, tr 3-22, 29-45. 2. Nguyễn Văn Đăng (1997), Tai biến mạch máu não, NXB Y học, Hà Nội, tr 11-23, 93. 3. Huỳnh Văn Minh và cs (2007), Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ (ABPM) từ 2003-2006 tại bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế, Tạp chí Tim mạch Việt Nam số 47/2007, trang 428-437. 4. Huỳnh Văn Minh và cs (2008), Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ở người lớn, NXB Y học, Hà Nội, tr 235-250. 5. Eoin O' Brien (2007), Is the Case for ABPM as a Routine Investigation in Clinical Practice Not Overwhelming? Hypertension, AHA; 50:284-286 6. Hatem Farhan et al (2010), Comperative study of ambulatory blood pressure monitoring and blood pressure measurement in the risk assessement and management of hypertension, Sultan Qaboos University Medical Journal, Oman, 10(3): 370-376. 7. Gupta. A, H. Shetty (2005) Circadian Variation in Stroke a Prospective Hospital-Based Study, Int J Clin Pract. 2005;59(11):1272-1275. 8. Madin. K, P. Iqbal (2006), Twenty four hour ambulatory blood pressure monitoring: a new tool for determining cardiovascular prognosis, The Fellowship of Postgraduate Medicine; 82:548-551. TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 332
  17. 9. Jain. S et al (2004), Loss of cicardian rhythm of blood pressure following acute stroke, BioMed Central Neutrol, p 1-6. 10. Kario K (2006), Caution for Winter Morning Surge in Blood Pressure: A Possible Link With Cardiovascular Risk in the Elderly, Hypertension; 47:139-140. 11. Gregory Y.H. Lip(1997), Ambulatory Blood Pressure Monitoring in Acute Stroke.The West Birmingham Stroke Project, Stroke. 1997;28:31-35. Tiếng Pháp 12. Niels Gobin et al (2012), Mesure ambulatoire de la pression artérielle sur 24 heures, Forum Medical Suisse; 12(31-32), p 600-607. TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 333
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2