intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu hoạt động kinh doanh kho bãi của doanh nghiệp logistics nội địa tại Tp Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

33
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu hoạt động kinh doanh kho bãi của doanh nghiệp logistics nội địa tại Tp Hồ Chí Minh trình bày tổng quan về logistics và kho bãi; Hoạt động kinh doanh kho bãi của doanh nghiệp logistics nội địa tại Tp Hồ Chí Minh; Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ kinh doanh kho bãi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh kho bãi của doanh nghiệp logistics nội địa tại Tp Hồ Chí Minh

  1. NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHO BÃI CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS NỘI ĐỊA TẠI TP HỒ CHÍ MINH Hồ Thị Thanh Hiền và Trần Thị Như Quỳnh Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Bùi Nhật Lê Uyên TÓM TẮT Trong Logistics, kho bãi đang đóng góp một phần không nhỏ tới doanh thu, lợi nhuận cũng như sự phát triển. Không có kho hàng thì các hoạt động Logistics không thể diễn ra có hiệu quả. Nó không chỉ đóng vai trò quan trọng cho chính doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng cho bán hàng, tổ chức, kinh tế của quốc gia tiết kiệm được chi phí sản xuất, bảo quản và dự trữ, giá thành vận chuyển. Nói cách khác, kho bãi góp phần làm tăng giá trị hàng hóa, tăng chất lượng dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động này ở nước ta còn nhỏ lẻ, lạc hậu, chưa phát triển. Ngày nay, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao hơn về chất lượng dịch vụ và hàng hóa. Do vậy, việc phát triển hoạt động kho bãi đang là vấn đề được các doanh nghiệp logistics nội địa tại Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng, đó cũng chính là nội dung chính trong đề tài nghiên cứu khoa học này. Từ khóa: khái niệm, thực trạng, hạn chế, phương pháp, kiến nghị trong hệ thống kho bãi. 1. TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS VÀ KHO BÃI Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời điểm, lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu của chuỗi cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Logistics là một chức năng kinh tế chủ yếu, có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung, và từng doanh nghiệp nói riêng. Trên thế giới, logistics đã và đang phát triển mạnh mẽ. Ở Việt Nam, logistics đã bắt đầu được nhìn nhận như một công cụ "sắc bén" đem lại thành công cho doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập và chắc chắn logistics sẽ phát triển trong tương lai không xa. Kho bãi là một bộ phận không thể thiếu trong chuỗi Logistics. Để phục vụ cho nhu cầu của đời sống xã hội thì trên Trái Đất ở đâu cũng có kho, từ những kho rất hiện đại, chuyên môn hóa cao của các công ty logistics, các công ty giao nhận - kho vận, các cảng biển, sân bay, đến các kho riêng của các tập đoàn, công ty, xí nghiệp sản xuất, cho đến các kho chứa đựng dụng cụ làm vườn,... Các loại hình kinh doanh kho bãi trên thế giới và tại Việt Nam: Fulfilment center; Distribution center; Cross-docking; Kho cho thuê theo hợp đồng; Các loại kho công cộng; Kho bảo thuế; Kho ngoại quan; Kho bãi CFS; Kho vật tư; Kho thành phẩm. 2841
  2. Cùng với thời gian, vai trò, chức năng của kho bãi ngày càng được khẳng định và nâng cao các hệ thống kho bãi ngày càng phát triển. 2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHO BÃI CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS NỘI ĐỊA TẠI TP.HCM 2.1. Các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh kho bãi của doanh nghiệp logistics nội địa tại TP.HCM 2.1.1. Về pháp lý: theo Nghị Định 140/2007/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Các cam kết quốc tế giúp ngành kho bãi trong logistics được hội nhập và tăng cường được sự cạnh tranh của các doanh nghiệp. 2.1.2. Về cơ sở hạ tầng Xu thế hiện nay các doanh nghiệp đầu tư những kho quy mô lớn, tích hợp nhiều chức năng kho lưu trữ trong một trung tâm nên ta phải tăng quản trị bằng công nghệ thông tin và tự động hóa, năng lượng tái tạo vào quản lý và vận hành các trung tâm logistics và kho. Các chủ đầu tư sẽ tính toán tuổi đời, hiệu quả chi phí của Trung tâm Logistics để phục vụ chuỗi cung ứng, vật liệu xây dựng sẽ được quan tâm nhiều hơn nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hóa chứa trong kho. 2.1.3. Về nguồn nhân lực tại Thành phố Hồ Chí Minh rất nhiều nhưng đối với dịch vụ kho bãi đòi hỏi những người có chuyên môn về kho bãi, phải biết quản lý, kiểm soát kho hàng nên việc đòi hỏi nhân viên đủ các tiêu chí trên là một vấn đề đối với dịch vụ kho bãi trong logistics. 2.1.4. Về ứng dụng khoa học công nghệ: sự hội nhập và phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ góp phần giúp ích rất nhiều cho nền kinh tế giúp cho doanh nghiệp kinh doanh kho bãi áp dụng những công nghệ kỹ thuật và phần mềm tiên tiến, hiện đại của thế giới. 2.1.5. Về cạnh tranh: đối với dịch vụ Logistics hiện nay là một ngành khá mới mẻ nên sự cạnh tranh trong ngành khá cao và căng thẳng vì sự hấp dẫn của ngành và quy mô, thị phần và tốc độ tăng trưởng rất nhanh và mạnh mẽ. Đây là những khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hoạt động kinh doanh lĩnh vực kho bãi phải đối mặt. 2.1.6. Về địa hình: Địa hình TP. Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, có ít đồi núi. Có thể chia địa hình thành 4 dạng chính: dạng đất gò cao lượn sóng (độ cao thay đổi từ 4 đến 32 m; từ 4 – 10 m chiếm khoảng 19% tổng diện tích); dạng đất bằng phẳng thấp (độ cao xấp xỉ 2 đến 4 m, điều kiện tiêu thoát nước tương đối thuận lợi, phân bố ở nội thành, phần đất của Thủ Đức và Hóc Môn nằm dọc theo sông Sài Gòn và nam Bình Chánh chiếm 15% diện tích); dạng trũng thấp, đầm lầy phía tây nam (độ cao phổ biến từ 1 đến 2 m, chiếm khoảng 34% diện tích); dạng trũng thấp đầm lầy mới hình thành ven biển (độ cao phổ biến khoảng 0 đến 1 m, nhiều nơi dưới 0 m, đa số chịu ảnh hưởng của thuỷ triều hàng ngày, chiếm khoảng 21% diện tích). Với với địa hình bằng phẳng này giúp việc phát triển kho bãi trở nên thuận lợi hơn, đặc biệt khi ứng dụng mô hình kho bãi theo hình dạng 2842
  3. U, L, H mà thế giới đang phổ biến cũng phù hợp. Ngoài ra kho bãi được bố trí ven sông cũng trở nên thuận lợi cho hoạt động vận chuyển đường sông. 2.1.7. Về tập quán kinh doanh của Việt Nam: thông thường tuỳ thuộc vào chức năng của kho bãi mà doanh nghiệp logistics sẽ phát triển theo quy định của Nhà nước, tức là mang tính tập trung. Ví dụ doanh nghiệp chuyên kinh doanh kho chứa hàng miễn thuế thường đặt tại vị trí cùng với cửa hàng miễn thuế hoặc trong khu vực cách ly, khu vực hạn chế hoặc thuộc địa bàn hoạt động hải quan tại các khu vực ngoài cửa khẩu (theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015). Ngoài ra các hệ thống kho được khai thác theo vùng kinh tế trọng điểm, cụ thể tại Hồ Chí Minh, khu vực quận Tân Bình tập trung nhiều doanh nghiệp nhỏ lẻ kinh doanh vải vóc nên sẽ hình thành một hệ thống kho cho thuê chuyên phục vụ ngành vải vóc mà các quận khác không có. 2.2. Hạn chế trong hoạt động kinh doanh kho bãi của doanh nghiệp logistics nội địa tại TP.HCM 2.2.1. Về pháp lý: Hệ thống pháp luật quy định chồng chéo về luật pháp liên quan đến hoạt động kho bãi gây nên nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và tuân thủ pháp luật. Về quy định kho chứa hàng: điều 7 của Nghị định 79/2014/NĐ-CP; quy định bất động sản cho thuê kho: quy định luật kinh doanh bất động sản 2014,... Đồng thời, việc gia nhập WTO, cam kết ASEAN cũng đưa ra nhiều quy định khiến tăng cao áp lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh kho bãi 2.2.2. Về cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng còn yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ, hệ thống kho bãi quy mô nhỏ và rời rạc, trang thiết bị, phương tiện như xe vận chuyển hàng, dây chuyền, băng tải, xe nâng hạ hàng hóa, máy đóng gói và các thiết bị mã vạch với công nghệ thấp và chậm đổi mới. Hiện nay, cơ sở hạ tầng logistics tại TP.Hồ Chí Minh nói chung còn nghèo nàn, quy mô nhỏ, bố trí bất hợp lý, còn thiếu những cảng nước sâu. 2.2.3. Về nguồn nhân lực: thiếu lao động có trình độ chuyên môn, chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết liên quan đến hoạt động kho vận giao nhận quốc tế. Kiến thức chủ yếu là học hỏi trong quá trình thực tế, không được đào tạo bài bản. Thiếu trình độ quản lý, phong cách quản lý đa phần còn chậm đổi mới theo thời đại. 2.2.4. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn kém xa so với trình độ quốc tế, trình độ công nghệ trong hoạt động logistics còn thấp. Đầu tư cho khoa học công nghệ mất nhiều chi phi đòi hỏi kỹ năng quản lý sử dụng, khó khăn trong việc thanh lý hay chuyển đổi sang sử dụng ở các lĩnh vực khác. Trong quản lý kho hàng còn gặp nhiều khó khăn về cách tối ưu khả năng lưu trữ trong kho còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ như: việc sắp xếp bố cục của nhà kho không gọn gàng và thông minh, không gian nhà kho còn chưa đáp ứng được nhu cầu, khoảng không lưu trữ còn chật hẹp, phần mềm quản lý hàng tồn kho còn yếu và lạc hậu. 2843
  4. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang áp dụng các phương pháp thủ công, truyền thống, đa phần các doanh nghiệp vẫn chưa có nhiều giải pháp cho việc xử lý các kiện hàng bị hư hỏng trong quá trình lưu kho, không gian lưu kho còn nhiều khiếm khuyết. 2.2.5. Về tập quán thương mại bên cạnh sự phát triển tuân thủ đúng quy hoạch và tập trung thì một hạn chế trong tập quan thương mại của kinh doanh kho bãi là các doanh nghiệp logistics không có sự thống nhất về chính sách giá thuê, phần mềm quản lý, kiểm soát rủi ro trong không gian lưu kho và quản lý hàng hóa. Điều này khiến cho các chủ hàng chỉ xem kho bãi là nơi dự trữ hơn là tạo ra giá trị gia tăng cho hàng hoá. Chính tập quan này đã làm cho doanh nghiệp logistics kinh doanh kho bãi tại Việt Nam khó lòng hướng đến các mô hình hệ thống kho hiện đại như cross – docking, distribution center… Ngoài ra nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang áp dụng các phương pháp thủ công, truyền thống: ghi chép các kiện hàng, số liệu qua sổ sách hoặc đẩy lên các file tài liệu. 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KINH DOANH KHO BÃI 3.1 PHẦN GIẢI PHÁP 3.1.1. Nguồn nhân lực: Đào tạo nhân viên có hệ thống nguồn nhân lực thêm kinh nghiệm và được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, am hiểu về luật pháp trong nước và quốc tế để đáp ứng cho công việc. Phát triển và nâng cao trình độ chuyên môn, xây dựng năng lực thông qua các cuộc hội thảo và đào tạo chung, doanh nghiệp sẽ thuê các chuyên gia về dạy theo khóa cho nhân viên trong doanh nghiệp để trau dồi một số kiến thức cần thiết cho công việc về quản lý kho bãi trong Logistics. 3.1.2. Khoa học công nghệ: các doanh nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh nói riêng cần phải áp dụng các công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay vào hệ thống kho bãi, để đem lại hiệu quả cũng như lợi nhuận cao nhất về cho doanh nghiệp. Công nghệ thông tin cần phải được sử dụng và khai thác trong quá trình hoạt động. Các doanh nghiệp cần làm quen với việc sử dụng những phần mềm hỗ trợ trong việc phát hành chứng từ vận chuyển hàng hóa, theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa, quản lý container, tiến tới sử dụng vận đơn điện tử… Sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS giúp nắm được thời hạn về địa điểm nguồn hàng hóa. 3.1.3. Cạnh tranh: để gia tăng lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp logistics nước ngoài thì cần có những giải pháp sau: sắp xếp kho hàng tối ưu, phương pháp quản lý kho FIFO và LIFO, giải pháp barcode, định kỳ kiểm kê kho hàng, tổ chức nhân sự quản lý kho. Việc sắp xếp kho hàng khoa học, logic, ứng dụng công nghệ… không chỉ giúp việc quản lý kho hàng trở nên hiệu quả hơn mà còn giúp tối ưu chi phí và diện tích kho. Ngoài ra quản lý hàng tồn kho hợp lý sẽ đem lại nhiều lợi ích hiệu quả, thay đổi cách quản lý lỗi thời và giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin hàng tồn kho theo thời gian thực. 2844
  5. 3.1.4. Tập quán thương mại: Còn về tập quán thương mại nên thay đổi từ những hoạt động giao nhận truyền thống sang hoạt động Logistics, công ty phải có chiến lược Logistics cho riêng mình. Các công ty phải xây dựng và kết hợp các hoạt động Logistics rời rạc, phân mảnh, thành hoạt động chuỗi Logistics. Thay đổi trong từng hoạt động của các bộ phận để tạo sự thống nhất trong hoạt động Logistics. 3.2 PHẦN KIẾN NGHỊ 3.2.1. Đối với nhà nước: Về cơ chế chính sách của nhà nước trong lĩnh vực kho bãi và hoạt động Logistics, nhà nước cần tạo một hành lang để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phát triển. Một “hành lang” bao gồm các quy định pháp luật cụ thể và rõ ràng, sự quan tâm của nhà nước trong đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo… là những điều kiện quan trọng để thúc đẩy ngành Logistics Việt Nam phát triển. Cụ thể: Hoàn thiện chính sách, hệ thống pháp luật có liên quan: Điều chỉnh và bổ sung luật, chính sách nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động dịch vụ logistics cũng như các doanh nghiệp 3PL trong nước; có chính sách hỗ trợ đào tạo các chuyên viên logistics; triển khai các hệ thống EDI và hệ thống giao dịch không giấy tờ tại các điểm hải quan, cửa khẩu, cải cách hành chính và minh bạch hơn. Từng bước đầu tư có hiệu quả cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật: Nhà nước có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư tư nhân, chủ động đầu tư của doanh nghiệp, gắn kết công nghệ thông tin trong logistics, đặc biệt khâu thủ tục hải quan. Cần xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển, các bến cảng gắn với các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, xây dựng các trung tâm logistics gần các cửa khẩu, sân bay, cảng biển lớn để việc vận chuyển hàng hóa là thuận lợi và chi phí thấp. 3.2.2. Đối với Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS): Để tạo bước đột phá, VIFFAS cần tập trung làm tốt việc tạo ra năng lực tư vấn, đề xuất chính sách phù hợp và tham mưu hiệu quả, thắt chặt mối quan hệ cầu nối với Chính phủ, cơ quan quản lý... trên cơ sở đó, việc phục vụ hội viên sẽ thiết thực và hiệu quả hơn, từ đó tạo nên uy tín và vị thế mới của VIFFAS. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đoàn Thị Hồng Vân, Giáo trình Quản Trị Logistics. Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh 2. Đoàn Thị Hồng Vân, Logistic – Những vấn đề cơ bản, NXB Lao động – xã hội 2013 3. Martin Christopher (1998), Logistics and Supply Chain Management: Strategies for Reducing Cost and Improving Service, Prentice Hall Publisher (An Imprint of Pearson Education), London. 4. FULFILLTOPIA. WB: Fulfillment Center vs. Distribution Center: What’s the Difference? https://www.fulfilltopia.com/fulfillment-center-vs-distribution-center/ [18/04/2022] 2845
  6. 5. Tập đoàn Kỹ thuật Công nghệ Việt Nam, 2021. WB: Tự động hóa kho hàng - giải pháp tối ưu chi phí thành công. https://intech-group.vn/tu-dong-hoa-kho-hang-giai-phap-toi-uu-chi-phi-thanh-cong- bv360.htm [18/04/2022] 6. Hồng Hạnh, 2021. WB: Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thị trường dịch vụ logistics cho doanh nghiệp. https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/nang-cao-nang-luc-canh-tranh-phat- [18/04/2022] 7. Sao Mai Solution Group, 2021. WB: 4 khó khăn trong việc quản lý kho hàng mà doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt. https://www.fasolutions.vn/4-kho-khan-trong-viec-quan-ly-kho-hang-ma-doanh- nghiep-viet-nam-dang-phai-doi-mat/ [18/04/2022] 8. Thanh Thư, 2021. WB: Kho bãi quan trọng thế nào với Logistics? https://vnexpress.net/kho-bai-quan- trong-the-nao-voi-logistics-4349096.html [18/04/2022] 2846
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2