intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại tràng trái

Chia sẻ: Nguyễn Triềuu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

79
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm nhận xét về chỉ định và đặc điểm kỹ thuật cắt đại tràng trái nội soi điều trị ung thư đại tràng trái và đánh giá kết quả phẫu thuật nội so điều trị ung thư đại tràng trái tại bệnh viện Quân y 103.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại tràng trái

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015<br /> <br /> NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI<br /> ĐIỀU TRỊ UNG THƢ ĐẠI TRÀNG TRÁI<br /> Nguyễn Văn Xuyên*; Đỗ Sơn Hải*; Bïi TuÊn Anh*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: nhận xét về chỉ định và đặc điểm kỹ thuật cắt đại tràng trái (ĐTT) nội soi điều trị<br /> ung thư đại tràng trái (UTĐTT). Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi (PTNS) điều trị UTĐTT tại<br /> Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: hồi cứu kết hợp tiến cứu, mô tả cắt ngang<br /> 51 bệnh nhân (BN) UTĐTT được điều trị PTNS cắt một phần đại tràng trái tại Bệnh viện Quân y<br /> 103 từ 02 - 2008 đến 12 - 2014. Kết quả: phần lớn u ở đại tràng Sigma (74,5%), 70,6% khối u<br /> chiếm 1/4 chu vi đại tràng. Tổn thương trong mổ: kích thước khối u trung bình 3,74± 1,82 cm,<br /> phần lớn u ở giai đoạn T1, T2 và T3 (98%). 37,3% ở giai đoạn Dukes A và 54,9% là Duckes B.<br /> Ung thư biểu mô tuyến chiếm 90,2%. 38 BN (74,5%) cắt bỏ ĐTT thấp, 13 BN (25,5%) cắt bỏ<br /> ĐTT cao. Về phương pháp phục hồi lưu thong tiêu hóa, chủ yếu là nối tận-tận (90,2%) với<br /> 15 BN (29,4%) được nối máy. Thời gian phẫu thuật trung bình: 138,3 ± 44,8 phút. Không có tai<br /> biến trong mổ và tử vong sau mổ, chỉ có 4 BN (7,8%) nhiễm trùng vết mổ. Thời gian nằm viện<br /> trung bình: 10,36 ± 2,29 ngày. Tỷ lệ sống thêm sau mổ sau 3 năm và 5 năm lần lượt là 83,3%<br /> và 75%. Kết luận: PTNS điều trị UTĐTT chỉ định cho các trường hợp ung thư ở giai đoạn sớm.<br /> * Từ khóa: Ung thư đại tràng trái; Phẫu thuật nội soi; Kết quả.<br /> <br /> Results of Laparoscopic Colectomy for Left Colon Cancer<br /> Summary<br /> Objectives:<br /> - To review the indications and specification of laparoscopic colectomy for left colon cancer.<br /> - To evaluate the result of laparoscopic colectomy for left colon cancer at 103 Hospital.<br /> Subjects and methods: A cross-sectional retrospective and prospective study was conducted<br /> on 51 patients who had left colon cancer and were treated by laparoscopic colectomy at 103<br /> Hospital from 02 - 2008 to 12 - 2014. Result: Most tumors were in the Sigma colon (74.5%).<br /> 70.6% of the tumors occupied a quarter of the circumference of left colon. Average size of the<br /> tumors was 3.74 ± 1.82 cm, most of tumors were in stage T 1, T2 and T3 (98%). 37.3% tumors<br /> were in stage Dukes A and 54.9% were in Duckes B. The ratio of carcinoma was 90.2%. 38<br /> patients (74.5%) were taken laparoscopic colectomy for lower left colon, 13 patients (25.5%)<br /> were taken laparoscopic colectomy for higher left colon. Most patients were taken end-to-end<br /> anastomosis (90.2%), of which, 15 cases (29.4%) were peformed by machine. The average duration<br /> of surgery: 138.3 ± 44.8 minutes, there were no surgical complications and no postoperative<br /> mortality, only 4 patients (7.8%) had wound infection. Mean time hospital stay: 10.36 ± 2.29 days.<br /> The ratio of survival after 3 years and 5 years was 83.3% and 75% respectively.<br /> Conclusion: Laparoscopic colectomy for left colon cancer was indicated to the cancers in<br /> early stages.<br /> * Key words: Left colon cancer; Laparoscopic colectomy; Results.<br /> * Bệnh viện Qu©n y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Sơn Hải (phamdangninh103@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 12/02/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/03/2015<br /> Ngày bài báo được đăng: 31/03/2015<br /> <br /> 158<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ở Việt Nam, ung thư đại tràng đứng thứ<br /> hai trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa.<br /> UTĐT có thể gặp ở bất kỳ vùng nào của đại<br /> tràng. UTĐTT chiếm tỷ lệ cao hơn ung thư đại<br /> tràng phải [4]. UTĐTT chủ yếu là ung thư biểu<br /> mô tuyến, nếu được chẩn đoán sớm và điều<br /> <br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> - Chỉ định PTNS điều trị UTĐTT giống như<br /> chỉ định mổ mở, tuy nhiên phải đảm bảo thêm<br /> nguyên tắc không có chống chỉ định với phẫu<br /> thuật nội soi: có thể gây mê nội khí quản, bơm<br /> CO2 ổ bụng; khối u không quá lớn, u ở giai<br /> đoạn sớm.<br /> <br /> trị kịp thời có tiên lượng tốt. Cũng như UTĐT<br /> <br /> - Về đặc điểm kỹ thuật: cắt UTĐT theo<br /> <br /> nói chung, UTĐTT điều trị chủ yếu bằng phẫu<br /> <br /> nguyên tắc: cắt theo vị trí và tính chất của<br /> <br /> thuật ở giai đoạn sớm. Trong những năm gần<br /> <br /> khối u, theo phân bố mạch máu nuôi dưỡng<br /> <br /> đây, kỹ thuật mổ nội soi điều trị UTĐTT có<br /> <br /> đại tràng, vét hạch rộng rãi. Trong nghiên cứu<br /> <br /> những bước phát triển và ngày càng thể hiện<br /> <br /> này, không có BN nào phải cắt bỏ nửa ĐTT,<br /> <br /> ưu việt so với phương pháp mổ mở.<br /> <br /> tất cả 51 BN đều được phẫu thuật cắt bỏ một<br /> <br /> Hiện nay, PTNS điều trị UTĐT đã được<br /> <br /> phần ĐTT, bao gồm:<br /> <br /> áp dụng ở các bệnh viện lớn ở nước ta. Trong<br /> <br /> + Cắt bỏ ĐTT cao: là phẫu thuật cắt bỏ 1/2<br /> <br /> thời gian gần đây, Bệnh viện Quân y 103 đã<br /> <br /> hay 1/3 trái của đại tràng ngang và phần đại<br /> <br /> tiến hành điều trị UTĐTT bằng PTNS, tuy<br /> <br /> tràng xuống. Phẫu thuật có chỉ định đối với<br /> <br /> nhiên chưa có sự thống nhất về chỉ định và kỹ<br /> <br /> ung thư ở đại tràng góc lách hoặc ở đại tràng<br /> <br /> thuật cắt đại tràng trái nội soi. Xuất phát từ<br /> <br /> xuống.<br /> <br /> những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành đề<br /> tài này nhằm:<br /> <br /> + Cắt bỏ ĐTT thấp: phẫu thuật cắt toàn bộ<br /> đại tràng Sigma và có thể một phần đại tràng<br /> <br /> - Nhận xét về chỉ định và đặc điểm kỹ thuật<br /> cắt đại tràng trái nội soi điều trị UTĐTT.<br /> - Đánh giá kết quả PTNS điều trị UTĐTT tại<br /> Bệnh viện Quân y 103.<br /> <br /> xuống. Phẫu thuật này thường áp dụng đối với<br /> ung thư ở đại tràng Sigma.<br /> Kỹ thuật: thắt động tĩnh mạch mạc treo<br /> tràng dưới và các nhánh bạch mạch đi kèm,<br /> có thể thắt thêm nhánh trái động tĩnh mạch<br /> <br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN<br /> <br /> đại tràng giữa (nếu cắt một phần trái đại tràng<br /> <br /> CỨU<br /> <br /> ngang trong cắt bỏ ĐTT cao). Cắt dưới khối u<br /> <br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 51 BN UTĐTT được điều trị PTNS cắt một<br /> phần đại tràng trái tại Khoa B2, Bệnh viện<br /> Quân y 103 từ 02 - 2008 đến 12 - 2014. Tất<br /> <br /> tối thiểu 5 cm, nạo vét hạch rộng rãi, bao gồm<br /> các hạch quanh động mạch màng treo tràng<br /> dưới và dọc theo tĩnh mạch màng treo tràng<br /> dưới, hạch quanh đại tràng Sigma.<br /> <br /> cả BN đều có hồ sơ lưu trữ, biên bản mổ, kết<br /> <br /> - Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt<br /> <br /> quả giải phẫu bệnh lý sau mổ và có theo dõi,<br /> <br /> ngang, hồi cứu kết hợp với tiến cứu, theo dõi<br /> <br /> kiểm tra sau mổ.<br /> <br /> dọc. Xử lý số liệu bằng các thuật toán thống<br /> kê và phần mềm Epi-info 7.0.<br /> <br /> 159<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> 1. Đặc điểm về giới, tuổi.<br /> Trong số 51 BN nghiên cứu: 32 BN nam<br /> (62,75%) và 19 BN nữ (37,25%).<br /> Tỷ lệ<br /> nam/nữ là 1,7/1, tương đương với số liệu<br /> thống kê của Nguyễn Hoàng Bắc (2007) [2,<br /> 3].<br /> Độ tuổi trung bình 52,3 ± 11,2, thấp nhất<br /> 25 tuổi, cao nhất 80 tuổi. Lứa tuổi từ 40 - 69<br /> gặp nhiều nhất (70.6%). Về độ tuổi trung bình,<br /> tương tự như kết quả nghiên cứu của Nguyễn<br /> Anh Tuấn [1].<br /> 2. Đặc điểm lâm sàng.<br /> * Thời gian mắc bệnh:<br /> Thời gian mắc bệnh hay gặp ở nhóm ≤ 3<br /> tháng: 21 BN (41,2%); > 3 - 6 tháng: 13 BN<br /> (25,5%); > 6 - 12 tháng: 8 BN (15,7%); > 12 24 tháng: 4 BN (7,8%);<br /> > 24 tháng: 2<br /> BN (3,9%). 3 BN không rõ thời gian mắc<br /> bệnh.<br /> Nhìn chung, BN trong nhóm nghiên cứu<br /> đều được phát hiện bệnh sớm nhờ chụp<br /> CLVT và nội soi đại tràng; chỉ có 3 BN không<br /> xác định được thời gian xuất hiện triệu chứng<br /> lâm sàng đầu tiên.<br /> * Triệu chứng lâm sàng:<br /> Tất cả BN đều có triệu chứng điển hình:<br /> đau bụng (98%), đại tiện phân lẫn máu<br /> (86,3%), gày sút cân (70,6%). 35,3% BN sờ<br /> thấy khối u, tương tự kết quả nghiên cứu của<br /> các tác giả trong nước [1, 2, 3].<br /> 3. Đặc điểm cận lâm sàng.<br /> * Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng:<br /> 41/51 BN (84,3%) được chụp CLVT ổ<br /> bụng, trong đó 39/41 BN (80,4%) phát hiện<br /> 160<br /> <br /> được khối u trên phim. Kết quả trên cho thấy<br /> vai trò của chụp CLVT trong chẩn đoán xác<br /> định UTĐTT và mức độ di căn của nó.<br /> * Nội soi đại tràng:<br /> - Đặc điểm khối u qua nội soi (n = 51<br /> BN):<br /> Sùi: 34 BN (66,7%); loét: 12 BN (23,5%);<br /> thâm nhiễm cứng: 5 BN (9,8%).<br /> - Đánh giá kích thước khối u theo chu vi<br /> lòng đại tràng qua nội soi (n = 51 BN):<br /> ≤ 1/4 chu vi: 36 BN (70,6%); > 1/4 - ≤ 1/2<br /> chu vi: 12 BN (23,5%); > 1/2 - ≤ 3/4 chu vi: 3 BN<br /> (5,9%).<br /> Kết quả nội soi: phần lớn u thể sùi (66,7%)<br /> và 70,6% khối u chiếm 1/4 chu vi đại tràng.<br /> Chỉ có 5,9% khối u chiếm 3/4 chu vi. Kết quả<br /> này tương đuơng số liệu thống kê của<br /> Nguyễn Anh Tuấn [1, 3, 5]. Điều này cho thấy<br /> việc kết hợp nội soi và chụp CLVT có thể<br /> chẩn đoán sớm giai đoạn của UTĐTT.<br /> 4. Đặc điểm tổn thƣơng giải phẫu bệnh<br /> lý đánh giá trong mổ.<br /> * Vị trí khối u (n = 51):<br /> Đại tràng góc lách: 8 BN (15,7%), đại tràng<br /> xuống: 5 BN (9,8%); đại tràng Sigma: 38 BN<br /> (74,5%).<br /> Vị trí khối u được xác định trong mổ, trong<br /> đó u đại tràng Sigma chiếm tỷ lệ cao nhất<br /> (74,5%). Kết quả này tương đương với các<br /> tác giả [1, 4, 5].<br /> * Kích thước khối u trong phẫu thuật (chiều<br /> lớn nhất) (n = 45):<br /> < 3 cm: 15 BN (33,3%); 3 - 5 cm: 27 BN<br /> (60,0%); > 5 cm: 3 BN (6,7%).<br /> 45/51 BN (88,2%) được mô tả kích thước<br /> khối u trong mổ. Kích thước khối u trung bình<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015<br /> <br /> là 3,74 ± 1,82 cm. Khối u nhỏ nhất có kích<br /> thước 2cm. Khối u lớn nhất 5,5 cm.Từ số liệu<br /> nghiên cứu cho thấy, kích thước khối u chưa<br /> lớn nên chưa có biến chứng tắc ruột và thuận<br /> lợi cho phẫu thuật nội soi.<br /> * Mức độ xâm lấn của khối u (n = 51):<br /> Chưa tới thanh mạc: 29 BN (56,9%); lớp<br /> thanh mạc: 21 BN (41,1%); quá thanh mạc: 1<br /> BN (2%)<br /> Mức độ xâm lấn của u được đánh giá qua<br /> <br /> * Kết quả vi thể (n = 51):<br /> Ung thư biểu mô tuyến: 46 BN (90,2%); ung<br /> thư biểu mô tuyến chế nhầy: 5 BN (9,8%).<br /> Kết quả này tương tự như các tác giả trong<br /> và ngoài nước [1, 2, 3, 4, 5].<br /> 5. Kết quả phẫu thuật.<br /> * Các phương pháp phẫu thuật (n = 51):<br /> Cắt đại tràng trái cao: 13 BN (25,5%); cắt<br /> đại tràng trái thấp: 38 BN (74,5%).<br /> <br /> kết quả chụp CLVT ổ bụng trước mổ, trong<br /> <br /> BN được phẫu thuật cắt ĐTT thấp chiếm tỷ<br /> <br /> quá trình phẫu thuật và kết quả giải phẫu<br /> <br /> lệ cao nhất (74,5%). Không có BN nào phải<br /> <br /> bệnh sau mổ. Kết quả cho thấy khối u xâm lấn<br /> <br /> cắt nửa ĐTT.<br /> <br /> chưa tới thanh mạc (T1, T2) chiếm 56,9%.<br /> Xâm lấn tới thanh mạc (T3) chiếm 41,1%. Chỉ<br /> có 1 trường hợp (2%) u xâm lấn quá thanh<br /> mạc (T4). Tất cả trường hợp đều chưa có di<br /> căn xa. Nhìn chung, khối u chưa xâm lấn quá<br /> lớp thanh mạc do phẫu thuật ở giai đoạn sớm<br /> nên việc chỉ định tiến hành PTNS là hợp lý [1,<br /> 3, 4].<br /> <br /> Chỉ định và đặc điểm kỹ thuật của PTNS<br /> điều trị: đối với cắt ĐTT thấp nội soi, nên hạ<br /> đại tràng góc lách nếu như miệng nối căng.<br /> Hạ đại tràng góc lách nội soi dễ thực hiện hơn<br /> so với mổ mở vì không cần phải mở rộng vết<br /> mổ. Điều này phù hợp với nhận định của<br /> nhiều tác giả trong và ngoài nước [1, 3, 4].<br /> Trong phẫu thuật cần lấy hạch triệt để. Việc<br /> <br /> 1 trường hợp tuy ở giai đoạn T4 nhưng ít<br /> <br /> nạo vét hạch rộng rãi tuy không còn là<br /> <br /> hạch di căn, chưa có biểu hiện tắc ruột trên<br /> <br /> phương pháp chuẩn ở các nước phương Tây,<br /> <br /> lâm sàng, được chuẩn bị đại tràng tốt nên vẫn<br /> <br /> nhưng ở Nhật Bản nó là nguyên tắc bắt buộc<br /> <br /> tiến hành mổ nội soi.<br /> <br /> từ những năm 70 của thế kỷ trước [3].<br /> <br /> * Phân chia giai đoạn bệnh theo Dukes (n =<br /> 51):<br /> Duckes A: 19 BN (37,3%); Duckes B: 28<br /> BN (54,9%); Duckes C: 4 BN (7,8%).<br /> <br /> * Phương pháp phục hồi lưu thông tiêu hóa<br /> (n = 51):<br /> Nối tận-tận: 46 BN (90,2%); nối bên-bên: 3<br /> BN (5,9%); nối tận-bên: 2 BN (3,9%).<br /> <br /> BN trong nghiên cứu chủ yếu ở giai đoạn<br /> <br /> Tất cả 51 trường hợp đều được phục hồi<br /> <br /> Dukes A (37,3%) và Duckes B (54,9%). Nhìn<br /> <br /> lưu thông kỳ đầu, chủ yếu nối tận - tận<br /> <br /> chung PTNS UTĐTT được chỉ định cho các<br /> <br /> (90,2%). 15 BN (29,4%) được phục hồi lưu<br /> <br /> trường hợp ở giai đoạn Dukes A và Dukes B.<br /> <br /> thông tiêu hóa bằng nối máy, đều<br /> <br /> Ở giai đoạn Duckes C, cần cân nhắc về kích<br /> <br /> nối<br /> <br /> thước khối u và mức độ di căn.<br /> <br /> ĐTT thấp.<br /> <br /> 161<br /> <br /> tận-<br /> <br /> tận<br /> <br /> trong<br /> <br /> trường<br /> <br /> là<br /> hợp<br /> <br /> cắt<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015<br /> <br /> Nối tận-tận hay được áp dụng do phù hợp<br /> với đặc điểm sinh lý của đại tràng, không tạo<br /> các túi thừa do đóng bít đầu ruột như nối bên-<br /> <br /> 7. Kết quả xa sau phẫu thuật.<br /> Bảng 1: Thời gian sống thêm sau mổ.<br /> THỜI GIAN SỐNG SAU MỔ<br /> <br /> bên hoặc tận-bên. Đa số tác giả đều ưu tiên<br /> <br /> BỆNH NHÂN CÓ<br /> <br /> sử dụng phương pháp này trong phẫu thuật ở<br /> <br /> THÔNG TIN<br /> <br /> ĐTT vì có điều kiện chuẩn bị tốt đại tràng<br /> trước mổ<br /> <br /> [1, 2, 3, 4, 5]. Nếu có<br /> <br /> BN đủ thời gian<br /> <br /> 6<br /> <br /> 12<br /> <br /> 24<br /> <br /> 36<br /> <br /> 60<br /> <br /> tháng<br /> <br /> tháng<br /> <br /> tháng<br /> <br /> tháng<br /> <br /> tháng<br /> <br /> 45<br /> <br /> 37<br /> <br /> 25<br /> <br /> 18<br /> <br /> 12<br /> <br /> theo dõi<br /> <br /> điều kiện và khối u thấp, nên nối máy để rút<br /> <br /> BN tử vong<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 3<br /> <br /> ngắn thời gian phẫu thuật.<br /> <br /> BN còn sống<br /> <br /> 44<br /> <br /> 35<br /> <br /> 23<br /> <br /> 15<br /> <br /> 9<br /> <br /> 97,8<br /> <br /> 94,6<br /> <br /> 92,0<br /> <br /> 83,3<br /> <br /> 75,0<br /> <br /> * Thời gian phẫu thuật:<br /> Thời gian phẫu thuật trung bình 138,3 ±<br /> 44,8, dài nhất 195 phút, ngắn nhất 75 phút.<br /> BN có thời gian phẫu thuật dài nhất là cắt ĐTT<br /> cao. BN cắt ĐTT thấp có thời gian phẫu thuật<br /> ngắn nhất.<br /> Ở giai đoạn đầu nghiên cứu này, từ 2008 -<br /> <br /> Tỷ lệ sống sau mổ<br /> <br /> Tỷ lệ sống sau mổ 3 năm và 5 năm lần<br /> lượt là 83,3% và 75%. Điều này cho thấy kết<br /> quả PTNS điều trị UTĐTT tương đối khả<br /> quan. Kết quả thống kê của chúng tôi tương<br /> đương với thời gian sống thêm sau mổ của<br /> các tác giả trong nước [1, 2, 3].<br /> <br /> 2010, thời gian phẫu thuật còn dài do kíp mổ<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> mới bắt đầu làm quen với PTNS cắt đại tràng.<br /> 6. Kết quả sớm sau phẫu thuật.<br /> * Biến chứng sớm:<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi không có<br /> <br /> Qua nghiên cứu 51 BN UTĐTT được điều<br /> trị PTNS tại Bệnh viện Quân y 103, kết quả<br /> cho thấy:<br /> <br /> tai biến trong mổ và tử vong sau mổ, chỉ có 4<br /> <br /> - PTNS điều trị UTĐTT chỉ định cho các<br /> <br /> trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ (7,8%). Sở dĩ<br /> <br /> trường hợp ung thư ở giai đoạn sớm: T1, T2,<br /> <br /> đạt được kết quả trên là nhờ học tập kinh<br /> <br /> T3 và Dukes A, Dukes B. Riêng với giai đoạn<br /> <br /> nghiệm mổ nội soi của phẫu thuật viên có<br /> <br /> T4 và Duckes C cần chú ý xem xét yếu tố di<br /> <br /> trình độ, chuẩn bị BN trước mổ tốt và tiên<br /> <br /> căn hạch.<br /> <br /> lượng được những khó khăn trong mổ. 4 BN<br /> có biến chứng nhiễm khuẩn vết mổ là do<br /> chăm sóc hậu phẫu chưa tốt.<br /> * Số ngày nằm điều trị:<br /> Thời gian nằm viện sau mổ trung bình 8,23<br /> ± 2,14 ngày. Ngắn nhất 5 ngày, dài nhất 11<br /> ngày gặp ở BN có biến chứng nhiễm khuẩn<br /> vết mổ. Thời gian nằm viện toàn bộ trung bình<br /> 10,36 ± 2,29 ngày.<br /> 162<br /> <br /> + Về đặc điểm kỹ thuật: cắt theo vị trí và<br /> tính chất của khối u, theo phân bố mạch máu<br /> nuôi dưỡng đại tràng và vét hạch rộng rãi: cắt<br /> bỏ ĐTT cao hoặc cắt bỏ ĐTT thấp, không có<br /> BN nào phải cắt nửa ĐTT. Phục hồi lưu thông<br /> theo kiểu tận-tận là tốt nhất và nếu có điều<br /> kiện thì nên nối máy đối với khối u ở thấp.<br /> - Kết quả của phẫu thuật nội soi: không có<br /> tai biến trong mổ và tử vong sau mổ, hầu như<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0