intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THỦY SẢN - CHƯƠNG 3

Chia sẻ: Nguyễn Đăng Khoa | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:31

155
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nêu những vấn đề chính liên quan đến chủ đề qua lược khảo tài liệu có liên quan.Nêu lên được nhu cầu cần thiết của đề tài  giúp người đọc hiểu được tại sao phải nghiên cứu nầy.Mục tiêu tổng quát (mục tiêu lâu dài) (longterm objectives): những điều mà đề tài sau khi thực hiện sẽ đóng góp cho một mục tiêu lớn. Mục tiêu cụ thể (mục tiêu trước mắt, mục tiêu ngắn hạn) (specific objectives): là điều mà đề tài sẽ đạt được sau khi triển khai nghiên cứu....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THỦY SẢN - CHƯƠNG 3

  1. CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NCKH Các bước trong thực hiện đề tài? Sự tò mò Hình thành Tinh cờ/ngâu nhiên ̀ ̃ Câu hoi NC xây dựng ̉ giả thuyêt NC ́ ý tưởng Chú ý tim hiêu ̀ ̉ Nghiên cứu đã có ̀ ̉̀ Tim hiêu tai Biêt được có NC chưa? ́ ́ ̀ Đên đâu? Pp nao? ̣ liêu Tư vân cua ́ ̉ ̀ thây cô Mô tả thiêt kê, kế hoach, ́ ́ ̣ Viêt đề cương ́ hay??? kinh phí điều tra, thí nghiệm, phân tích mẫu, viết và ̉ Triên khai NC thử phần mềm, chay ̣ trương trình,… Công bố kết quả: ́́ ́ Viêt bao cao báo cáo hay bài báo
  2. CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NCKH Thế nào là đề cương đề tài NCKH? Đề cương là bản mô tả thiết kế, kế hoạch và  kinh phí của một chủ đề nghiên cứu. Hay Đề cương là bản mô tả chi tiết của một chủ đề  nghiên cứu nhằm đánh giá một vấn đề nào đó
  3. CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NCKH Phân loại đề cương NCKH Có 2 loại đề cương NCKH Đề cương tổng quát (project concept hay concept  notes): là đề cương thể hiện ý tưởng nghiên cứu Đề cương chi tiết (research project proposal): là đề  cương thực hiện công việc
  4. CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NCKH Đề cương nghiên cứu
  5. CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NCKH Đề cương tổng quát 1. Tên đề tài (title) • Ngắn gọn, thể hiện được mục tiêu, nội dung và kết quả kỳ vọng • Từ quan trọng đặt trước, tránh từ thừa • Dựa vào quan sát và giả thuyết để đặt tên đề tài 2. Người chủ trì/phối hợp • Tên người chủ trì (chủ nhiệm đề tài) • Tên người phối hợp thực hiện đề tài
  6. CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NCKH Đề cương tổng quát (tt) 3. Giới thiệu/đặt vấn đề (Introduction) • Nêu những vấn đề chính liên quan đến chủ đề qua lược khảo tài liệu có liên quan. • Nêu lên được nhu cầu cần thiết của đề tài  giúp người đọc hiểu được tại sao phải nghiên cứu nầy.
  7. CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NCKH Đề cương tổng quát (tt) 4. Mục tiêu • Mục tiêu tổng quát (mục tiêu lâu dài) (long- term objectives): những điều mà đề tài sau khi thực hiện sẽ đóng góp cho một mục tiêu lớn. • Mục tiêu cụ thể (mục tiêu trước mắt, mục tiêu ngắn hạn) (specific objectives): là điều mà đề tài sẽ đạt được sau khi triển khai nghiên cứu. • Khi viết mục tiêu tránh dùng các từ chỉ hành động đầu câu (vd: điều tra, khảo sát, đánh giá, …)
  8. CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NCKH Đề cương tổng quát (tt) 5. Nội dung (Activities): giúp người đọc hình dung khối lượng công việc của đề tài và xem xét có phù hợp với mục tiêu và tên đề tài không? • Liệt kê các nội dung mà đề tài dự kiến sẽ tiến hành, lưu ý chỉ nêu những nội dung chính mà chưa cần nêu cụ thể từng thí nghiệm của nghiên cứu
  9. CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NCKH Đề cương tổng quát (tt) Kết quả đợi 6. mong (Expected outcomes/results) • Liệt kê những kết quả cụ thể mà đề tài mọng đợi sẽ đạt được (so với mục tiêu thì kết quả mong đợi có tính cụ thể hơn) (có thể là những chỉ tiêu cụ thể) 7. Kế hoạch thực hiện (Plan) • Nêu tổng quát kế hoạch thời gian của đề tài (để thấy tiến độ và tính khả thi). Có thể trình bày dạng sơ đồ để trình bày, nên nêu kế hoạch theo các nội dung nghiên cứu của đề tài.
  10. CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NCKH Đề cương tổng quát (tt) 8. Dự toán kinh phí (Estimated costs) • Nêu các mục kinh phí chính (chưa cần tính toán chi tiết), có thể có mẫu hướng dẫn kèm theo. 9. Tài liệu tham khảo (References) • Liệt kê tất cả TLTK dùng viết đề cương
  11. CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NCKH Đề cương chi tiết
  12. CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NCKH Đề cương chi tiết (tt) 1. Tên đề tài (title) • Giống như cách đặt tên đề tài nghiên cứu tổng quát 2. Người chủ trì/phối hợp • Tên chủ nhiệm đề tài • Tên CB phối hợp
  13. CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NCKH Đề cương chi tiết (tt) 3. Giới thiệu/đặt vấn đề (Introduction) • Giới thiệu chung: giống như cách viết giới thiệu của đề cương tổng quát với 2 ý: Giới thiệu ngắn gọn các vấn đề liên quan đến đến tài  Nói được tính cấp thiết hay tại sao chọn đề tài này  • Mục tiêu của đề tài: Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể (những đề tài  nhỏ có thể không cần nêu mục tiêu tổng quát).
  14. CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NCKH Đề cương chi tiết (tt) 3. Giới thiệu/đặt vấn đề (Introduction) (tt) Giả thuyết: giả thuyết là điều mà đề tài đặt ra để thực hiện nghiên cứu nhằm chứng minh điều nêu ra là đúng hay sai để chấp nhận hay bát bỏ giả thuyết đặt ra. Ví dụ:  Cho cá đẻ nhiều lần trong năm sẽ không ảnh hưởng đế chất lượng cá bột sinh ra?  Sự gia tăng lãi suất ngân hàng không làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người nuôi cá tra và tôm sú.
  15. CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NCKH Đề cương chi tiết (tt) 3. Giới thiệu/đặt vấn đề (Introduction) (tt) Nội dung nghiên cứu: liệt kê các nội dung chính mà đề tài sẽ thực hiện chứ chưa cần chi tiết hóa nội dung sẽ nghiên cứu.
  16. CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NCKH Đề cương chi tiết (tt) 4. Lược khảo tài liệu  Lược khảo tài liệu có ý nghĩa quan trọng vì giúp người đọc và người thực hiện hiểu được những vấn đề liên đế đề tài đã được nghiên cứu kể cả nội dung và phương pháp.  Viết thành một phần độc lập trong các dạng đề tài nghiên cứu, đề cương LVTN đại học, cao học, nghiên cứu sinh,....
  17. CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NCKH Đề cương chi tiết (tt) 4. Lược khảo tài liệu (tt)  Lược khảo (lưu ý là lược khảo chứ không phải chép lại) các thông tin từ TLTK đã có, viết xúc tích để làm nổi bậc được vấn đề nghiên cứu.  Cần phải được cấu trúc logic  Thường bắt đầu từ vấn đề tổng quát và kết thúc bằng những tóm lược cụ thể về chủ đề nghiên cứu  Sử dụng các tài liệu tham khảo gốc  ….
  18. CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NCKH Đề cương chi tiết (tt) 5. Phương pháp nghiên cứu (PPNC) • Phần quan trọng nhất của đề cương, PP NC đúng sẽ tạo sự chính xác và lòng tin của người đọc với kết quả nghiên cứu. • PPNC phải được viết chi tiết, làm sao có thể đọc hiểu và triển khai được công việc.
  19. CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NCKH Đề cương chi tiết (tt) 5. Phương pháp nghiên cứu (PPNC) (tt) • Ví dụ:  Thí nghiệm: mô tả từng thí nghiệm như số nghiệm thức, số lần lặp lại, dụng cụ, mẫu vật, vật tư hóa chất, điều kiện thí nghiệm, chăm sóc và quả lý, cách lấy mẫu (số lượng, số lần, mức độ chính xác của dụng g cụ sử dụng,.... ), chỉ số và công thức tính toán, …  Điều tra phỏng vấn: số mẫu điều tra, cách chọn mẫu, địa điểm chọn điều tra, chuẩn bị và thử biểu mẫu, tập huấn về biểu mẫu, phương pháp xử lý số liệu (chỉ số và công thức tính, phần mềm sử dụng, …)
  20. CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NCKH Đề cương chi tiết (tt) 6. Kế hoạch thực hiện • Nêu rõ lịch thời gian cho từng công việc cụ thể (kể cả xử lý số liệu và viết báo cáo) (chi tiết hơn so với đề cương tổng quát) • Nên dùng sơ đồ thể hiện 7. Kinh phí • Tính toán chi tiết cho từng mục chi như công lao động (lương), vật tư hóa chất, máy móc thiết bị, thuê mướn chuyên môn, học bổng, học phí,… (có hướng dẫn theo người tài trợ kinh phí) 8. Tài liệu tham khảo • Liệt kê tất cả TLTK dùng viết đề cương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2