intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế phục vụ xây dựng chương trình bồi dưỡng cán bộ khoa học và công nghệ ngành tài nguyên và môi trường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế phục vụ xây dựng chương trình bồi dưỡng cán bộ khoa học và công nghệ ngành tài nguyên và môi trường phân tích, làm rõ yêu cầu, nội dung của chương trình bồi dưỡng cán bộ KH&CN tại các nước tiên tiến, hiện đại trên thế giới; Xây dựng chương trình bồi dưỡng cán bộ KH&CN ngành TN&MT nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng nghiên cứu, triển khai và quản lý hoạt động KH&CN, phù hợp với thực tiễn và điều kiện cụ thể của nước ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế phục vụ xây dựng chương trình bồi dưỡng cán bộ khoa học và công nghệ ngành tài nguyên và môi trường

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ V Doi: 10.15625/vap.2022.0181 NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUỐC TẾ PHỤC VỤ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CÁN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Nguyễn Đức Toàn *, Nguyễn Bình Minh 0F Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 83 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội TÓM TẮT Đẩy mạnh bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) là khâu đột phá trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Do đó, cần xây dựng chương trình bồi dưỡng dành riêng cho nhóm đối tượng này, tạo ra cách làm thống nhất, bài bản nhằm góp phần cải thiện đáng kể trình độ, năng lực của cán bộ KH&CN trong ngành và vận dụng hiệu quả các kiến thức, kỹ năng được học vào thực tế công việc. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, cần nghiên cứu về công tác phát triển nhân lực KH&CN tại các nước tiên tiến, hiện đại trên thế giới, với đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn sâu, kỹ năng nghiên cứu, triển khai và quản lý hoạt động KH&CN chuyên nghiệp. Qua đó, phân tích nhằm làm rõ mục đích, yêu cầu và các nội dung cơ bản của chương trình bồi dưỡng cán bộ KH&CN. Trên cơ sở này, xây dựng các chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ KH&CN chất lượng cao, phù hợp với thực tiễn và điều kiện cụ thể của ngành TN&MT nước ta, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, tiếp thu, làm chủ, phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại về TN&MT. Từ khóa: Chương trình bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, tài nguyên và môi trường. 1. MỞ ĐẦU Xét về bản chất, cán bộ KH&CN ngành TN&MT thuộc nhóm “nhân lực KH&CN”. Theo quan điểm của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), nhân lực KH&CN là tổng số những người trực tiếp tham gia hoạt động KH&CN, gồm các nhà khoa học và kỹ sư, kỹ thuật viên và nhân viên hỗ trợ [21]. Ở nước ta, phát triển nhân lực KH&CN luôn là vấn đề quan trọng được nêu rõ trong các đường lối, chủ trương của Đảng [1], chính sách, pháp luật của Nhà nước [8] và định hướng, chiến lược KH&CN quốc gia [3]. Nhìn về tổng thể, số lượng nhân lực KH&CN của nước ta không phải ít so với quy mô dân số cũng như so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, chất lượng còn bất cập do nhiều nguyên nhân, trong đó có hạn chế của công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm tăng cường và khai thác hiệu quả năng lực của đội ngũ cán bộ KH&CN. Do đó, cần thiết phải có chính sách phù hợp cho đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN một cách bài bản, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nước. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước [9], thể hiện sự quan tâm và quyết tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng nhân lực KH&CN * Tác giả liên hệ, địa chỉ email: toantnmt@gmail.com 271
  2. Nguyễn Bình Minh, Nguyễn Đức Toàn quốc gia. Trong đó, TN&MT được xác định là một trong số các ngành ưu tiên, cần tập trung đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN. Trong thời gian qua, Bộ TN&MT đã quan tâm, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ KH&CN, phục vụ định hướng phát triển ngành trong thời kỳ đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển bền vững đất nước. Mặc dù đã đạt được một số kết quả ban đầu đáng ghi nhận như xây dựng, ban hành và bước đầu triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên gia, cán bộ KH&CN Bộ TN&MT [4], tuy nhiên, so với mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Đặc biệt là việc chưa xây dựng được hệ thống chương trình chuẩn hóa, chất lượng cao, giúp tạo ra cách làm thống nhất, bài bản hơn nhằm góp phần thay đổi, cải thiện đáng kể trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ KH&CN của ngành, vận dụng hiệu quả các kiến thức, kỹ năng đã được trang bị vào thực tế công việc. Hiện nay, nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới theo xu thế toàn cầu hóa trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cần nghiên cứu về công tác phát triển nhân lực KH&CN tại các nước tiên tiến, hiện đại trên thế giới, với đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn sâu, kỹ năng nghiên cứu, triển khai và quản lý hoạt động KH&CN chuyên nghiệp. Qua đó, phân tích nhằm làm rõ mục đích, yêu cầu và các nội dung cơ bản của chương trình bồi dưỡng cán bộ KH&CN. Trên cơ sở này, xây dựng các chương trình bồi dưỡng cán bộ KH&CN ngành TN&MT chất lượng cao, phù hợp với thực tiễn và điều kiện cụ thể của nước ta, đáp ứng yêu cầu tiếp thu, làm chủ, phát triển công nghệ hiện đại về TN&MT. Như vậy, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế phục vụ xây dựng chương trình bồi dưỡng cán bộ KH&CN ngành TN&MT mang ý nghĩa quan trọng và thiết thực trước mắt cũng như lâu dài. Trong nghiên cứu này, mục tiêu và phạm vi được xác định cụ thể như sau: - Mục tiêu: (i) phân tích, làm rõ yêu cầu, nội dung của chương trình bồi dưỡng cán bộ KH&CN tại các nước tiên tiến, hiện đại trên thế giới; (ii) xây dựng chương trình bồi dưỡng cán bộ KH&CN ngành TN&MT nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng nghiên cứu, triển khai và quản lý hoạt động KH&CN, phù hợp với thực tiễn và điều kiện cụ thể của nước ta. - Phạm vi: Nghiên cứu tập trung vào xây dựng chương trình bồi dưỡng cho cán bộ quản lý KH&CN và cán bộ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ KH&CN ngành TN&MT nói chung và thuộc các lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước nói riêng. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng Xây dựng và phát triển nhân lực KH&CN đã và đang là một vấn đề ưu tiên của nhiều quốc gia bởi trong bối cảnh hiện nay, đội ngũ cán bộ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ đúng đắn giữ vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia thì công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN được triển khai theo nhiều hướng khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của từng nước. Trên thế giới, các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) là các nước có nền KH&CN tiên tiến, hiện đại. OECD xác định, KH&CN không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của mỗi quốc gia mà “mức độ phát triển của KH&CN tỷ lệ thuận với mức độ phát triển bền vững”. Các sáng kiến trong công tác quản lý nhân lực KH&CN, các nỗ lực cải cách hành chính công và các biện pháp mở rộng phát triển nền 272
  3. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế phục vụ xây dựng chương trình bồi dưỡng cán bộ khoa học… kinh tế tri thức, góp phần quan trọng vào thành công trong công cuộc phát triển đất nước, chính là xuất phát từ đội ngũ nhân lực KH&CN. Do đó, nghiên cứu này lựa chọn một số quốc gia thành viên của OECD (Mỹ, Phần Lan và Hàn Quốc) và nước phát triển KH&CN ở trình độ cao trong khu vực Đông Nam Á (Singapore) để phân tích, đánh giá về công tác bồi dưỡng, phát triển nhân lực KH&CN. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Cách tiếp cận Nghiên cứu giải quyết vấn đề đặt ra theo cả 2 hướng tiếp cận, dựa trên cơ sở lý luận và từ thực tiễn, cụ thể như sau: - Giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở lý luận, gồm các nội dung nghiên cứu về: (i) tài liệu về các khối kiến thức quan trọng, kỹ năng thiết yếu trong quá trình nghiên cứu, triển khai và quản lý hoạt động KH&CN; (ii) chiến lược phát triển ngành TN&MT, các lĩnh vực chuyên môn trong ngành; chiến lược phát triển nhân lực KH&CN chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của ngành; (iii) hiện trạng triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ KH&CN ngành TN&MT; (iv) chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ KH&CN của các nước trên thế giới nhằm đề xuất những quan điểm, nguyên tắc, định hướng, mục tiêu của chương trình bồi dưỡng cán bộ KH&CN ngành TN&MT; - Hướng tiếp cận từ thực tiễn: Điều tra bằng phiếu khảo sát đối với đại diện các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan về thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành TN&MT. 2.2.2. Phương pháp, kỹ thuật Một trong những yếu tố ảnh hưởng quyết định tới chất lượng của kết quả và hiệu quả thực hiện nghiên cứu là các phương pháp, kỹ thuật được sử dụng. Trên thực tế, đối với lĩnh vực quản lý và đào tạo như nghiên cứu này, không có phương pháp nào được coi là có hiệu quả tuyệt đối hay có thể áp dụng được cho tất cả các nội dung. Do đó, cần áp dụng các phương pháp, kỹ thuật phù hợp, tùy thuộc vào đặc điểm, yêu cầu của từng nội dung cụ thể trong nghiên cứu, nhằm đáp ứng tốt nhất mục tiêu và yêu cầu đặt ra. * Phân loại theo phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu: - Phương pháp định tính: Trong nghiên cứu này, phương pháp định tính được sử dụng trong nhiều nội dung như tổng quan tài liệu, đánh giá hiện trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng và phân tích đánh giá để lựa chọn tài liệu quốc tế tiêu biểu về bồi dưỡng cán bộ KH&CN; - Phương pháp định lượng: Trong nghiên cứu này, phương pháp định lượng được sử dụng trong nội dung điều tra, khảo sát, thu thập thông tin và xử lý số liệu. * Phân loại theo Logic suy luận: - Phương pháp diễn dịch: Trong nghiên cứu này, phương pháp diễn dịch được sử dụng để cụ thể hóa kết quả đối với các nội dung mà tài liệu, số liệu sẵn có mang tính tổng quát cao, ví dụ như từ tổng quan, thu thập tài liệu, phân tích, xác định các khối kiến thức quan trọng và kỹ năng thiết yếu trong quá trình nghiên cứu, triển khai và quản lý hoạt động KH&CN của đội ngũ cán bộ KH&CN, căn cứ vào thực tiễn và điều kiện cụ thể của ngành TN&MT, lựa chọn được các khối kiến thức và kỹ năng phù hợp nhất cho cán bộ KH&CN ngành TN&MT; 273
  4. Nguyễn Bình Minh, Nguyễn Đức Toàn - Phương pháp quy nạp: Trong nghiên cứu này, phương pháp quy nạp ở nhiều phần mang tính chất tổng hợp, đưa ra kết luận từ tìm hiểu thực tế như đánh giá thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành TN&MT từ kết quả điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu các cá nhân, tổ chức có liên quan, tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế nhằm xác định những điểm cơ bản về yêu cầu, nội dung của chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ KH&CN của các nước trên thế giới. * Phân loại theo cách thức thu thập thông tin: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trong nghiên cứu này, phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng tại nhiều nội dung quan trọng, nhằm đưa ra được những định hướng đúng đắn cho toàn bộ quá trình nghiên cứu như xác định các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho đội ngũ cán bộ KH&CN ngành TN&MT, đánh giá hiện trạng triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ KH&CN trong ngành; - Phương pháp phi thực nghiệm: Là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp từ đối tượng khảo sát nhưng không tác động lên đối tượng. Cụ thể là điều tra bằng phiếu khảo sát (bảng hỏi): Được sử dụng nhằm đánh giá thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành TN&MT. + Thời gian thực hiện: Từ tháng 1-6 năm 2022; + Số lượng theo đối tượng khảo sát: (i) cán bộ quản lý KH&CN: 100 phiếu; (ii) cán bộ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ KH&CN ngành TN&MT: 200 phiếu; (iii) cán bộ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ KH&CN thuộc các lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước: 600 phiếu (mỗi lĩnh vực 200 phiếu); + Phạm vi khảo sát: Khảo sát các cơ quan, đơn vị ngành TN&MT có thực hiện nhiệm vụ KH&CN tại 15 tỉnh, thành phố trên cả nước, cụ thể: (i) miền Bắc: Hà Nội, Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, Sơn La; (ii) miền Trung: Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định, Gia Lai; (iii) miền Nam: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Quan niệm về nhân lực KH&CN của một số nước trên thế giới 3.1.1. Các quốc gia thuộc OECD Ở các nước OECD, nhân lực KH&CN bao gồm toàn bộ những người hoàn thành bậc giáo dục đại học hoặc những người tuy chưa tốt nghiệp đại học nhưng làm một nghề thuộc chuyên ngành KH&CN đòi hỏi trình độ tương đương [12]. Theo thống kê cấu trúc lao động năm 2010 [16], ở hầu hết các nước OECD, nhân lực KH&CN chiếm khoảng 1/4 tổng số lao động, tập trung ở mảng nghiên cứu, dịch vụ nhiều hơn sản xuất các mặt hàng công nghiệp, tiêu dùng. Nhân lực KH&CN của các quốc gia thành viên OECD được phân loại dựa trên 2 cơ sở là học vấn và nghề nghiệp thành 3 nhóm: Cán bộ nghiên cứu, nhân viên kỹ thuật và nhân viên phụ trợ trực tiếp [13]. 3.1.2. Singapore Là nước phát triển KH&CN trình độ cao trong khu vực Đông Nam Á, Singapore không phân biệt nhân lực KH&CN là người Singapore hay nước ngoài, miễn là làm việc và hưởng lương của Chính phủ Singapore. Nhân lực KH&CN của Singapore cũng như đa số các nước tiên tiến khác, đều gồm đội ngũ các nhà nghiên cứu, kỹ thuật viên và nhân viên hỗ trợ. 274
  5. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế phục vụ xây dựng chương trình bồi dưỡng cán bộ khoa học… Xuất phát từ việc xác định rõ quan niệm về nhân lực KH&CN, Singapore đã có các chính sách, chiến lược phát triển KH&CN với một hệ thống tương đối hoàn thiện, tăng cường sự tham gia của người dân, khối tư nhân và mở rộng hợp tác với các đối tác nước ngoài, huy động các nguồn lực xã hội phát triển nền KH&CN quốc gia. Điều này được cụ thể hóa bằng cơ chế tài chính, lương bổng, biện pháp khuyến khích hậu hĩnh cho cán bộ KH&CN có năng lực, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, chú trọng thu hút nhân tài trong các lĩnh vực KH&CN mũi nhọn của quốc gia [10]. Như vậy, từ quan niệm về nhân lực KH&CN của các nước OECD và Singapore, có thể thấy rõ trình độ của nhân lực KH&CN có được thông qua cả đào tạo chính quy (bậc đại học) và bồi dưỡng khi đang làm việc (nghề thuộc chuyên ngành KH&CN). Cán bộ KH&CN gồm cả những người trực tiếp nghiên cứu và những người tham gia, hỗ trợ trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN. 3.2. Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ KH&CN 3.2.1. Kinh nghiệm của Mỹ Mỹ là cường quốc đứng đầu thế giới về KH&CN và đổi mới sáng tạo (ĐMST). Quốc gia này bỏ cách rất xa phần còn lại của thế giới về chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (NC&PT).Về nhân lực KH&CN, Mỹ cũng là quốc gia đứng đầu thế giới, thu hút nhiều nhất các nhà nghiên cứu tài năng từ các nước khác thông qua sự hợp tác và nỗ lực to lớn của Chính phủ và các viện nghiên cứu, trường đại học [2]. Trên 3 triệu sinh viên quốc tế nhập học năm 2008, trong đó chỉ tính riêng các nước OECD là Pháp, Đức, Anh và đặc biệt là Mỹ đã thu nhận tới 43 % tổng số sinh viên trên [15]. Mỹ đặc biệt coi trọng giáo dục đại học và đào tạo nhân lực chất lượng cao, bên cạnh các kiến thức cơ bản còn tập trung vào phát triển các kỹ năng cần thiết và ý thức, thái độ, cụ thể: (i) khả năng tự nhận thức, đánh giá về bản thân; (ii) kỹ năng cá nhân như giải quyết mâu thuẫn, tư duy sáng tạo, giao tiếp; (iii) kỹ thuật vận dụng kiến thức, kỹ năng được học để giải quyết vấn đề thực tiễn; (iv) kiến thức về văn hóa; (v) ý thức phục vụ và cống hiến, hiểu rõ trách nhiệm của mình với tổ chức, với quốc gia; (vi) chính sách công [14]. Để duy trì vị trí siêu cường về kinh tế và KH&CN, chiến lược nguồn nhân lực tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng nhân lực và thu hút nhân tài. Trong đó, Mỹ rất coi trọng môi trường ĐMST và khuyến khích thu hút, bồi dưỡng, phát triển nhân tài trong nhiều lĩnh vực [22]. Từ kinh nghiệm của Mỹ, có thể thấy rằng mục tiêu của chương trình bồi dưỡng KH&CN cần đạt được cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Cụ thể: (i) về kiến thức cần nắm được cả quy định liên quan và kiến thức chuyên môn cơ bản; (ii) về kỹ năng phải rèn luyện cả kỹ năng quản lý và kỹ năng kỹ thuật thực hành để giải quyết vấn đề thực tiễn; (iii) về thái độ cần xây dựng ý thức tự học, tự nghiên cứu, tích cực, chủ động cập nhật các kiến thức, rèn luyện kỹ năng cần thiết. 3.2.2. Kinh nghiệm của Phần Lan Chính sách phát triển nhân lực KH&CN tại Phần Lan cũng đi theo đúng định hướng chung của OECD, nhấn mạnh phát triển KH&CN phụ thuộc chủ yếu vào phát triển KT-XH, là một trong những nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ chi tiêu cho NC&PT - Gross domestic expenditure on Research and Development - GERD (3,73 %, so với tỷ lệ trung bình 2,33 % của OECD). Phần Lan chú trọng hợp tác quốc tế trong bồi dưỡng nhân lực KH&CN đang làm việc (hơn 17 % doanh nghiệp có hợp tác quốc tế) và phát hiện, khám phá nguồn nhân lực KH&CN tiềm năng trong tương lai (tỷ lệ vốn mạo hiểm đầu tư cho các doanh nghiệp ĐMST là 0,24 % GDP, cao nhất OECD). Nhân lực KH&CN tại Phần Lan được đào tạo chủ yếu tại khu vực công (đặc biệt là tại các viện 275
  6. Nguyễn Bình Minh, Nguyễn Đức Toàn nghiên cứu và trường đại học) nhưng chi tiêu cho NC&PT khu vực tư (Business Expenditure on Research and Development - BERD) thuộc nhóm cao nhất OECD (khoảng 2,8 % GDP) [2]. Phần Lan rất coi trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, với nhân lực KH&CN chiếm đến 30 % lực lượng lao động, đồng thời quan tâm lồng ghép xu hướng quốc tế về bình đẳng giới trong việc làm, nữ giới chiếm 54 % tổng số cán bộ KH&CN [20]. Nhân lực KH&CN đáp ứng cả yêu cầu của khu vực công và tư nên bồi dưỡng theo hướng ứng dụng là đặc biệt quan trọng. Đây là mô hình học tập suốt đời, khi mỗi người liên tục cập nhật các kiến thức, kỹ năng của họ trong suốt thời gian làm việc của mình. Với chính sách thúc đẩy phát triển nhân lực KH&CN, các cơ quan Chính phủ ngày càng thuê nhiều chuyên gia hơn để lập kế hoạch phát triển nhân lực. Sự chuyên nghiệp hóa này cho thấy phát triển KH&CN của Phần Lan đang dựa nhiều hơn vào bồi dưỡng nhân lực KH&CN bằng cách bắt kịp với cấp độ cao hoặc với mô hình đã thành công của quốc tế. Thay vì chỉ tập trung vào khai thác lực lượng cán bộ KH&CN sẵn có, chính sách của Phần Lan tập trung cả vào việc khám phá các nhân tố mới. Bài học rút ra từ kinh nghiệm của Phần Lan về phát triển nhân lực KH&CN là việc học hỏi các phương thức, mô hình phát triển nhân lực của các quốc gia có trình độ KH&CN cao trên thế giới rất cần thiết và hữu ích. Bên cạnh đó, nội dung bồi dưỡng phải thiết thực, phù hợp với trình độ của học viên để nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu; sau khi học xong, học viên có thể vận dụng ngay vào công việc đang đảm nhiệm. 3.2.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc Vài thập kỷ gần đây, Hàn Quốc đạt thành tích xuất sắc để đuổi kịp các nền kinh tế dẫn đầu OECD và KH&CN, ĐMST đóng vai trò quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách này. Đây là một trong các nước hàng đầu OECD về cả tổng chi tiêu cho NC&PT (GERD) và chi tiêu doanh nghiệp cho NC&PT (BERD). Chính phủ Hàn Quốc coi đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN là nhiệm vụ ưu tiên, đề cao sự tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp với các trường đại học, viện nghiên cứu, nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý nhân lực, tăng tính chuyên nghiệp của nhân lực KH&CN, xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, kết cấu hạ tầng thông tin và phát triển thị trường tri thức [11]. Chính sách KH&CN và ĐMST của Hàn Quốc chú trọng vào việc bồi dưỡng các nhà khoa học có khả năng thực hiện các công trình nghiên cứu tầm cỡ thế giới. Nhằm thúc đẩy ĐMST từ năm 2003 đến 2009, Hàn Quốc đã ban hành hơn 40 Luật và 154 văn bản liên quan đến KH&CN, bao hàm các lĩnh vực phát triển nhân lực. Các luật then chốt bao gồm Luật Cơ bản về KH&CN và Luật Cơ bản về phát triển nguồn nhân lực [17]. Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống giáo dục riêng về KH&CN, tách biệt với hệ thống giáo dục trung học và đại học hiện có. Bên cạnh việc mở rộng các khóa đào tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST), các trường trung học và đại học KH&CN cũng được thành lập, tạo nên hệ thống đào tạo các nhà khoa học xuất sắc. Ngoài ra, Viện Công nghệ Hàn Quốc (KIT) đã mở chương trình nội trú miễn phí cho học sinh tốt nghiệp trường trung học KH&CN. Hàn Quốc đã liên kết KAIST, KIT và các trường trung học KH&CN và còn tích cực đẩy mạnh đào tạo nhân lực KH&CN ở nước ngoài. Nhiều nhà khoa học, nghiên cứu sinh của Hàn Quốc đến các quốc gia có nền KH&CN phát triển mạnh như Nhật Bản, Mỹ, Đức…, làm việc và học hỏi được rất nhiều kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Từ thực tiễn của Hàn Quốc cho thấy nền KH&CN thế giới luôn tiến bộ, đổi mới nhanh chóng, không ngừng, kèm theo đó là sự bổ sung, cập nhật của các văn bản, quy định có liên quan. Do đó, 276
  7. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế phục vụ xây dựng chương trình bồi dưỡng cán bộ khoa học… chương trình bồi dưỡng cán bộ KH&CN cần được thiết kế theo kết cấu mở để giảng viên có thể điều chỉnh và đổi mới nội dung bài giảng của từng chuyên đề mà không làm ảnh hưởng tới kết cấu chung của chương trình. Qua đó, giúp thường xuyên cập nhật, bổ sung những nội dung mới trong các văn bản liên quan đến KH&CN, quy định chuyên môn của ngành TN&MT, tiến bộ của KH&CN thế giới cũng như kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên. 3.2.4. Singapore Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore được coi là hình mẫu về xây dựng, phát triển nguồn nhân lực và là một thí dụ thành công về phát triển KH&CN cạnh tranh toàn cầu. Cách tiếp cận của Singapore mang nặng tính chất vận hành theo chính sách. Cụ thể, các ban chỉ đạo cấp Bộ được thành lập để thúc đẩy sự phát triển trong những lĩnh vực chủ chốt, gồm cả công nghệ môi trường và nước [2]. Các Kế hoạch KH&CN 5 năm của Singapore đều nhấn mạnh 3 hướng phát triển nhân lực KH&CN: Nuôi dưỡng các tài năng trong nước; tuyển dụng tài năng nước ngoài và cùng với khu vực công nghiệp thúc đẩy phát triển và chuyển giao công nghệ. Singapore thành lập cụm cơ quan nghiên cứu chủ chốt về mặt địa lý để tạo ra trung tâm tri thức quốc gia liên kết với viện nghiên cứu nổi tiếng nước ngoài trong 2 lĩnh vực KH&CN chủ chốt là công nghệ thông tin (cụm 7 viện Fusionopolis) và nghiên cứu y sinh (cụm 5 viện Biopolis). Từ đó, Singapore đã rất thành công trong việc thu hút các nhà khoa học nước ngoài đến các phòng thí nghiệm và viện nghiên cứu được trang bị đầy đủ và hiện đại. Chính phủ Singapore xác định cần duy trì lực lượng nhân lực KH&CN này và phát triển hơn nữa hệ thống đào tạo trong nước để đáp ứng yêu cầu KH&CN trong tương lai [18]. Cách tiếp cận của Singapore trong phát triển nhân lực KH&CN cho thấy trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, cần lựa chọn một số lĩnh vực quan trọng, mang tính toàn cầu hoặc có lợi thế phát triển trong tương lai. Singapore là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, có điều kiện tự nhiên tương đồng với nước ta, vì vậy các lĩnh vực thuộc ngành TN&MT được lựa chọn để xây dựng chương trình bồi dưỡng cán bộ trực tiếp nghiên cứu KH&CN là: Môi trường, quản lý tài nguyên nước (tương tự như Singapore) và biến đổi khí hậu (vấn đề toàn cầu mà Việt Nam và Singapore đều là các nước chịu ảnh hưởng lớn). 3.3. Điều tra, khảo sát để đánh giá thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ KH&CN ngành TN&MT Qua khảo sát 900 cán bộ KH&CN là công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại các cơ quan, đơn vị trong ngành TN&MT có trụ sở tại 15 tỉnh, thành phố trên cả nước, kết quả điều tra có tỷ lệ cao nhất tập trung ở một số chỉ tiêu quan trọng như Bảng 1. Bảng 1. Tổng hợp kết quả khảo sát cán bộ KH&CN ngành TN&MT STT Chỉ tiêu Giá trị cao nhất I. CÁN BỘ QUẢN LÝ KH&CN 1.1 Loại hình nhiệm vụ KH&CN đang Đề tài KH&CN các cấp quản lý 1.2 Hoạt động trong quản lý KH&CN - Chuẩn bị, tổ chức cuộc họp, hội thảo khoa học - Tổng hợp, báo cáo hoạt động KH&CN - Lập, quản lý hồ sơ nhiệm vụ 1.3 Khó khăn trong quản lý KH&CN - Chuyên môn được đào tạo chưa hoàn toàn phù hợp với lĩnh vực quản lý 277
  8. Nguyễn Bình Minh, Nguyễn Đức Toàn - Kỹ năng thiết yếu liên quan đến quản lý KH&CN chưa nhuần nhuyễn 1.4 Mức độ cần thiết của bồi dưỡng về Rất cần thiết quản lý KH&CN cho công việc 1.5 Nội dung muốn được bồi dưỡng về - Quy định về quản lý KH&CN ngành TN&MT quản lý KH&CN (quy trình, vấn đề phát sinh) - Kỹ năng quản lý nhiệm vụ hiệu quả 1.6 Báo cáo viên Kết hợp cả trong và ngoài Bộ TN&MT 1.7 Đối tượng báo cáo viên trong Bộ Cán bộ chuyên trách quản lý KH&CN 1.8 Đối tượng báo cáo viên ngoài Bộ - Cán bộ của Bộ, ngành liên quan (KH&CN, GD&ĐT...) - Chuyên gia của tổ chức quốc tế II. CÁN BỘ CHUYÊN MÔN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN 2.1 Loại hình nhiệm vụ KH&CN thực hiện Đề tài KH&CN các cấp 2.2 Hoạt động trong quá trình thực hiện - Lập kế hoạch và dự toán nhiệm vụ nhiệm vụ KH&CN - Đề xuất nhiệm vụ chuyên môn - Xây dựng thuyết minh - Viết báo cáo chuyên đề 2.3 Khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ - Không có chuyên gia trình độ cao, giàu kinh nghiệm tham gia nhiệm vụ để trao đổi, học hỏi - Kỹ năng nghiên cứu KH&CN chưa nhuần nhuyễn 2.4 Mức độ cần thiết của bồi dưỡng về Rất cần thiết thực hiện nhiệm vụ KH&CN cho công việc 2.5 Nội dung muốn được bồi dưỡng về - Kiến thức chuyên ngành cơ bản lĩnh vực thực hiện nhiệm vụ KH&CN nghiên cứu - Kỹ năng nghiên cứu KH&CN nói chung và ngành TN&MT nói riêng 2.6 Báo cáo viên Kết hợp cả trong và ngoài Bộ TN&MT 2.7 Đối tượng báo cáo viên trong Bộ Cán bộ đã từng là chủ nhiệm đề tài các cấp ngành TN&MT 2.8 Đối tượng báo cáo viên ngoài Bộ - Giảng viên tại các học viện, trường đại học có ngành học về TN&MT - Nhà nghiên cứu trong các tổ chức KH&CN và doanh nghiệp III. Ý KIẾN CHUNG VỀ TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG 3.1 Thời lượng bồi dưỡng phù hợp 03 - 05 ngày 3.2 Khoảng thời gian phù hợp Tối trong tuần 3.3 Quy mô lớp phù hợp 10 - 15 học viên 3.4 Điều kiện truyền đạt tốt kiến thức, kỹ - Đưa ra nhiều ví dụ minh họa thực tế năng - Tăng cường trao đổi, thảo luận theo tình huống 278
  9. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế phục vụ xây dựng chương trình bồi dưỡng cán bộ khoa học… 3.5 Khó khăn trong tham gia bồi dưỡng - Chưa tiếp cận kịp thời thông tin lớp - Thời gian, địa điểm chưa thuận lợi cho công tác 3.6 Tính phù hợp của loại hình bồi dưỡng Phù hợp từ xa (hình thức trực tuyến) 3.7 Phương thức bồi dưỡng từ xa mong Kết hợp tự học theo bài giảng, video có sẵn và muốn học từ xa có tương tác trực tuyến với giảng viên và các học viên khác 3.8 Tỷ lệ bồi dưỡng từ xa phù hợp trong 1/2 tổng thời lượng khóa học 3.9 Giải pháp giúp nâng cao chất lượng - Đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với và hiệu quả bồi dưỡng đối tượng học viên là cán bộ - Nội dung được cập nhật thường xuyên 3.4. Chương trình bồi dưỡng cán bộ KH&CN ngành TN&MT Trên cơ sở những phân tích, đánh giá nêu trên, nghiên cứu xác định mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình bồi dưỡng cán bộ KH&CN ngành TN&MT, phù hợp với thực tiễn và quy định hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Chính phủ [6][7] và Bộ TN&MT [5]: 3.4.1. Chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý KH&CN ngành TN&MT - Mục tiêu: Trang bị, cập nhật, nâng cao các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho học viên tham gia công tác quản lý hoạt động KH&CN ngành TN&MT: + Về kiến thức: Củng cố, cập nhật kiến thức pháp luật về KH&CN nói chung và quy định có liên quan của ngành TN&MT nói riêng; + Về kỹ năng: Rèn luyện một số kỹ năng thiết thực, góp phần quản lý hiệu quả hoạt động KH&CN tại cơ quan, đơn vị, như xây dựng chiến lược dài hạn, trung hạn về phát triển KH&CN và lập kế hoạch hàng năm về quản lý KH&CN; tổng hợp, báo cáo hoạt động KH&CN; tổ chức hội thảo khoa học, hội nghị chuyên đề; lập và quản lý hồ sơ KH&CN; rà soát, phân loại đề xuất KH&CN; giám sát, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN; + Về thái độ: Hiểu rõ trách nhiệm bản thân trong nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý KH&CN của đơn vị; ý thức tự học, tự nghiên cứu, tích cực, chủ động cập nhật các kiến thức, rèn luyện kỹ năng về quản lý KH&CN trong quá trình công tác. - Cấu trúc chương trình: Gồm 04 chuyên đề giảng dạy và các hoạt động khác, được chia thành 03 phần sau: + Phần I. Kiến thức chung về quản lý KH&CN ngành TN&MT, gồm 02 chuyên đề: ● Chuyên đề 1. Kiến thức pháp luật chung về KH&CN; ● Chuyên đề 2. Quy định về quản lý KH&CN của ngành TN&MT. + Phần II. Kỹ năng quản lý hiệu quả hoạt động KH&CN, gồm 02 chuyên đề: ● Chuyên đề 3. Kỹ năng tổng hợp về hoạt động KH&CN; ● Chuyên đề 4. Kỹ năng trong quá trình quản lý thực hiện nhiệm vụ. - Phần III. Các hoạt động khác: Khai giảng, bế giảng; ôn tập, kiểm tra. 279
  10. Nguyễn Bình Minh, Nguyễn Đức Toàn 3.4.2. Chương trình bồi dưỡng cán bộ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ KH&CN ngành TN&MT - Mục tiêu: Trang bị, cập nhật, nâng cao các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho học viên tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN ngành TN&MT nói chung và các lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước nói riêng: + Về kiến thức: Cập nhật kiến thức pháp luật về thực hiện nhiệm vụ KH&CN ngành TN&MT; củng cố kiến thức chuyên ngành của các lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước; + Về kỹ năng: Rèn luyện một số kỹ năng thiết thực, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ KH&CN như lập kế hoạch và dự toán nhiệm vụ KH&CN; tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý tài chính nhiệm vụ KH&CN; đề xuất nhiệm vụ KH&CN theo từng lĩnh vực; xây dựng thuyết minh nhiệm vụ KH&CN theo từng lĩnh vực; + Về thái độ: Hiểu rõ trách nhiệm bản thân trong nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN của đơn vị; ý thức tự học, tự nghiên cứu, tích cực, chủ động cập nhật các kiến thức, rèn luyện kỹ năng về nghiên cứu KH&CN trong quá trình công tác. - Cấu trúc chương trình: Gồm 08 chuyên đề giảng dạy và các hoạt động khác, được chia thành 03 phần sau: + Phần I. Kiến thức, kỹ năng chung trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN ngành TN&MT, gồm 02 chuyên đề: ● Chuyên đề 1. Kiến thức pháp luật về thực hiện nhiệm vụ KH&CN ngành TN&MT; ● Chuyên đề 2. Kỹ năng thực hiện hiệu quả nhiệm vụ KH&CN ngành TN&MT. + Phần II. Kiến thức, kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN chuyên ngành, gồm 06 chuyên đề; trong đó, chia thành 03 nhóm (mỗi nhóm có 02 chuyên đề) như sau: Nhóm 1: Cán bộ thực hiện nhiệm vụ KH&CN lĩnh vực môi trường: ● Chuyên đề 3.1. Kiến thức chuyên ngành cơ bản lĩnh vực môi trường; ● Chuyên đề 4.1. Kỹ năng xây dựng đề xuất, thuyết minh nhiệm vụ KH&CN lĩnh vực môi trường Nhóm 2: Cán bộ thực hiện nhiệm vụ KH&CN lĩnh vực biến đổi khí hậu: ● Chuyên đề 3.2. Kiến thức chuyên ngành cơ bản lĩnh vực biến đổi khí hậu; ● Chuyên đề 4.2. Kỹ năng xây dựng đề xuất, thuyết minh nhiệm vụ KH&CN lĩnh vực biến đổi khí hậu. Nhóm 3: Cán bộ thực hiện nhiệm vụ KH&CN lĩnh vực quản lý tài nguyên nước: ● Chuyên đề 3.2. Kiến thức chuyên ngành cơ bản lĩnh vực quản lý tài nguyên nước; ● Chuyên đề 4.2. Kỹ năng xây dựng đề xuất, thuyết minh nhiệm vụ KH&CN lĩnh vực quản lý tài nguyên nước. + Phần III. Các hoạt động khác: Khai giảng, bế giảng; ôn tập, kiểm tra. 4. KẾT LUẬN Trong nghiên cứu này, việc xây dựng chương trình phục vụ bồi dưỡng đội ngũ cán bộ KH&CN của ngành TN&MT được đề cập đầy đủ trên mọi phương diện, từ những yếu tố cơ bản nhất như xác định các khối kiến thức và kỹ năng cần thiết nhất, khảo sát đánh giá thực trạng nhân lực và nhu cầu của tổ chức KH&CN, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để rút ra bài học cho Việt 280
  11. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế phục vụ xây dựng chương trình bồi dưỡng cán bộ khoa học… Nam, đến việc xây dựng chương trình bồi dưỡng hoàn chỉnh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, triển khai và quản lý hoạt động KH&CN của các cán bộ trong ngành. Đặc biệt, dựa trên kinh nghiệm đi trước của các nước có nền KH&CN phát triển trên thế giới, việc xây dựng chương trình nêu trên phục vụ công tác bồi dưỡng cán bộ KH&CN ngành TN&MT nước ta, là một định hướng đúng đắn nhằm rút ngắn thời gian và tăng cường chất lượng xây dựng chương trình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban Chấp hành Trung ương (2012). Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [2]. Bộ Khoa học và Công nghệ (2011). Khoa học và công nghệ thế giới - Đổi mới và phát triển kinh tế tri thức, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [3]. Bộ Khoa học và Công nghệ (2021). Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [4]. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016). Quyết định số 2190/QĐ-BTNMT ngày 23/9/2016 phê duyệt Đề án đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ Bộ Tài nguyên và Môi trường. [5]. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020). Quyết định số 2696/QĐ-BTNMT ngày 30/11/2020 ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. [6]. Chính phủ (2017). Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. [7]. Chính phủ (2021). Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. [8]. Quốc hội (2013). Luật Khoa học và Công nghệ, số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013. [9]. Thủ tướng Chính phủ (2015). Quyết định số 2395/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. [10]. Albert Schein (1996). Miracle lessons from Singapore. [11]. Jeong Hyop Lee (2018). Principles and Methodologies for STI Strategy Development: Experience and Best Practices from the Republic of Korea, Asian Journal of Innovation and Policy. [12]. OECD (1995). Manual on the measurement of Human Resources devoted to Science and Technology “Canberra Manual”. [13]. OECD (2001). Human resources in science and technology: Measurement issues and international mobility, Laudanine Auriol Directorate for Science, Technology and Industry. [14]. OECD (2004). Human resources for science and technology: How the U.S meets national needs. [15]. OECD (2008). The global competition for talent: Mobility of the high skilled. [16]. OECD (2010). OECD Science, Technology and Industry Outlook 2010. 281
  12. Nguyễn Bình Minh, Nguyễn Đức Toàn [17]. OECD (2012). Science and Innovation: Korea, OECD Science, Technology and Industry Outlook 2012. [18]. OECD (2013). Evaluation of innovation policies of Southeast Asian countries. [19]. Albert Schein (1996). Miracle lessons from Singapore. [20]. Tarmo Lemola (2002). Convergence of national science and technology policies: the case of Finland, Research Policy. [21]. UNESCO (1998). Science, Technology and National Development. [22]. U.S. National Economics Council (2009). A Strategy for American Innovation: Driving towards sustainable growth and quality jobs, Washington, DC. RESEARCH ON INTERNATIONAL EXPERIENCES TO DEVELOP TRAINING PROGRAMS FOR SCIENCE AND TECHNOLOGY PERSONNEL IN VIETNAM NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT SECTOR 1F Nguyen Duc Toan*, Nguyen Binh Minh 1 Institute of Natural Resources and Environment Training, Ministry of Natural Resources and Environment, 83 Nguyen Chi Thanh, Dong Da, Hanoi, Vietnam ABSTRACT Enhancing the training of science and technology (S&T) personnel in the natural resources and environment (NRE) sector is crucial in high-quality human resources development, meeting the requirements in sustainable development of the country. Therefore, it is necessary to develop professional training programs with practical skills and knowledge to significantly improve the quality and capacity of S&T personnel of the NRE sector. In the context of integration and globalization, the experiences from S&T human resources development of developed countries in the world would be valuable lessons for Vietnam. Reviewing and analyzing these experiences, training programs for high-quality human resources to manage and perform S&T tasks are developed taking into account the suitability and practical and specific conditions of the Vietnam NRE sector. The training programs aim to meet the requirements of researching, mastering and developing advanced and modern technologies in the NRE sector of Vietnam. Keywords: Training program, human resources development, science and technology, natural resources and environment. * Coresponding author, email address: toantnmt@gmail.com 282
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1