intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu mối liên quan giữa bệnh sẩn ngứa nội sinh và một số yếu tố chuyển hóa tại Khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

82
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh sẩn ngứa nội sinh và tìm hiểu mối liên quan với một số chỉ số chuyển hoá (glucid, lipid, glucid). Đối tượng và phương pháp: gồm 32 bệnh nhân sẩn ngứa nội sinh (cỡ mẫu thuận tiện) nằm điều trị nội trú tại khoa Da liễu - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ 03/2011 đến 8/2011. Thiết kế nghiên cứu: mô tả tiến cứu trên bệnh nhân về một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số chỉ số về chuyển hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu mối liên quan giữa bệnh sẩn ngứa nội sinh và một số yếu tố chuyển hóa tại Khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Nguyễn Quý Thái và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 89(01/2): 27 - 33<br /> <br /> NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA BỆNH SẨN NGỨA NỘI SINH<br /> VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ CHUYỂN HÓA TẠI KHOA DA LIỄU<br /> BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN<br /> Nguyễn Quý Thái1*,<br /> Hà Thị Thanh Nga , Nguyễn Thị Hải Yến2<br /> 2<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên<br /> Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh sẩn ngứa nội sinh và tìm hiểu mối<br /> liên quan với một số chỉ số chuyển hoá (glucid, lipid, glucid).<br /> Đối tượng và phương pháp: gồm 32 bệnh nhân sẩn ngứa nội sinh (cỡ mẫu thuận tiện) nằm điều<br /> trị nội trú tại khoa Da liễu - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ 03/2011 đến 8/2011.<br /> Thiết kế nghiên cứu: mô tả tiến cứu trên bệnh nhân về một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và<br /> một số chỉ số về chuyển hóa.<br /> Kết quả: bệnh chủ yếu gặp ở tuổi trung niên (93,4%). Bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp chiếm tỷ<br /> lệ 18,7%, rối loạn chuyển hóa lipid 9,4%, bệnh tiểu đường 6,3%. Mô hình lâm sàng gồm: Ngứa<br /> (100%), sẩn huyết thanh 100%, sẩn đỏ 78,1%, vẩy tiết, trợt chảy dịch 71,9%, dày da lichen hóa<br /> 53,1%, sẩn cục - sẹo 43,7%. Vị trí tổn thương: thân mình 50%, toàn thân 25%, tay và chân 25%.<br /> Tỷ lệ bệnh nhân có tăng bạch cầu (đa nhân): 34,4%, rối loạn men gan (SGOT, SGPT) 37,5%, có<br /> hình ảnh siêu âm gan - mật bất thường 46,9%. Mô hình rối loạn chỉ số chuyển hóa: Cholesterol<br /> 50%, LDL-C 31,3%, Glucose 15,6%, Triglycerit 12,5%, Protein TP (giảm) 12,5%, Albumin<br /> (giảm) 12,5%, HDL-C 6,3%, Ure, Creatinin 3,1%.<br /> Kết luận: hình thái lâm sàng bệnh sẩn ngứa nội sinh chưa có thay đổi gì đặc biệt, nhưng tỷ lệ bệnh<br /> nhân có rối loạn một số chỉ số chuyển hóa glucid, lipit, protid là khá cao. Tác giả khuyến nghị: cần<br /> phát hiện triệt để các rối loạn cận lâm sàng nói chung, chuyển hóa nói riêng, góp phần nâng cao<br /> chất lượng chẩn đoán và điều trị trong bệnh sẩn ngứa.<br /> Từ khóa: Sẩn ngứa, chuyển hóa, glucid, lipid, protid.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Sẩn ngứa (Prurigo) là một trong những bệnh<br /> ngoài da thường gặp, có xu thế gia tăng và<br /> chiếm khoảng từ 30% - 45% trong các bệnh<br /> da liễu đến khám tại các phòng khám chuyên<br /> khoa [1], [4], [6]. Bệnh gây ngứa nhiều làm<br /> cho người bệnh ăn, ngủ kém kéo dài có thể<br /> dẫn tới hậu quả cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, …và<br /> nói chung là làm ảnh hưởng đến chất lượng<br /> cuộc sống của người bệnh [7], [10]. Theo<br /> nhiều tác giả, bệnh sẩn ngứa nội sinh có căn<br /> nguyên không phải là các tác nhân bên ngoài,<br /> mà do các rối loạn bệnh lý bên trong cơ thể<br /> gây ra (chiếm tới 50% các trường hợp sẩn<br /> ngứa nội sinh): bệnh gan, thận, rối loạn tiêu<br /> hoá, các yếu tố tâm sinh lý - xã hội; hoặc các<br /> rối loạn chuyển hóa, nội tiết như đái tháo<br /> *<br /> <br /> đường, mỡ máu tăng cao…[2], [3], [8], [9],<br /> [11]. Vì vậy, nghiên cứu về đặc điểm lâm<br /> sàng, cận lâm sàng cũng như mối liên quan<br /> với các rối loạn chuyển hóa, làm cơ sở giúp<br /> cho việc định hướng chẩn đoán bệnh một<br /> cách có hệ thống và toàn diện nhằm góp phần<br /> nâng cao chất lượng điều trị trong bệnh sẩn<br /> ngứa nội sinh là vấn đề cần thiết. Xuất phát từ<br /> vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài này<br /> nhằm mục tiêu sau:<br /> 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận<br /> lâm sàng bệnh sẩn ngứa nội sinh tại Khoa<br /> Da liễu - Bệnh viện Đa khoa Trung ương<br /> Thái Nguyên.<br /> 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh sẩn<br /> ngứa nội sinh và một số yếu tố chuyển hoá<br /> (glucid, lipid và glucid) tại địa điểm<br /> nghiên cứu nói trên.<br /> 27<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Phạm Thu Hiền và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên<br /> cứu<br /> Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán là sẩn ngứa<br /> nội sinh nằm điều trị nội trú tại khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.<br /> Thời gian nghiên cứu: từ 03/2011 đến 8/2011.<br /> Tiêu chuẩn chẩn đoán: dựa vào triệu chứng<br /> lâm sàng kinh điển:<br /> - Cơ năng: Bệnh nhân có ngứa<br /> - Tổn thương căn bản (TTCB): sẩn huyết<br /> thanh, sẩn đỏ, vết xước, chợt, chảy dịch, vết<br /> thâm hoặc sẹo, sẩn cục, hay dày da và thâm<br /> da, tổn thương này có thể đứng riêng rẽ hoặc<br /> tập trung thành đám, mảng trên cơ thể. Vị trí<br /> tổn thương: chân tay, thân người, các nếp gấp,<br /> toàn thân.<br /> Tiêu chuẩn loại trừ: Sẩn ngứa trẻ em, sẩn<br /> ngứa ở phụ nữ có thai, sẩn ngứa do các nguyên<br /> nhân bên ngoài (tìm được nguyên nhân).<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Loại nghiên cứu: mô tả tiến cứu.<br /> Cỡ mẫu nghiên cứu: thuận tiện, bao gồm các<br /> bệnh nhân được chẩn đoán sẩn ngứa nội sinh<br /> đang nằm điều trị nội trú tại Khoa Da liễu BVĐKTƯ Thái Nguyên.( tối thiểu n>=30).<br /> Chọn mẫu: chủ đích (mẫu toàn bộ).<br /> Các chỉ tiêu nghiên cứu:<br /> - Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng:<br /> + Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới, tiền sử<br /> bệnh lý nội khoa, mô hình tổn thương lâm<br /> sàng, vị trí tổn thương ...<br /> + Tỷ lệ bệnh nhân sẩn ngứa có rối loạn một<br /> số chỉ số sinh hóa máu (chức năng gan, thận)<br /> và một số rối loạn một số chỉ số cận lâm sàng<br /> khác (công thức máu, siêu âm gan - mật, XQ<br /> tim phổi, chức năng gan, thận…).<br /> - Liên quan giữa bệnh sẩn ngứa nội sinh và<br /> một số yếu tố chuyển hóa glucid, lipid, protid.<br /> + Mô hình rối loạn bất thường về một số chỉ<br /> số chuyển hóa (glucid, lipid, protid) trong<br /> bệnh sẩn ngứa nội sinh.<br /> <br /> 89(01/2): 21 - 26<br /> <br /> + Tương quan giữa mức độ bệnh sẩn ngứa và<br /> một số chỉ số chuyển hóa glucid, lipid, protid<br /> và một số chỉ số sinh hóa máu khác (Glucose,<br /> Cholesterol, Triglycerit, HDL-C, LDL-C,<br /> SGOT, SGPT, Ure, Creatinin, Protein TP,<br /> Albumin).<br /> Kỹ thuật nghiên cứu:<br /> - Sử dụng mẫu phiếu nghiên cứu, dựa trên<br /> khám lâm sàng, phỏng vấn và tham khảo hồ<br /> sơ bệnh án của tất cả các bệnh nhân sẩn ngứa<br /> nội sinh điều trị nội trú tại khoa Da liễu trong<br /> thời gian nghiên cứu để thu thập các thông tin<br /> cần thiết phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.<br /> - Tất cả các bệnh nhân chẩn đoán sẩn ngứa<br /> nội sinh đều được làm các xét nghiệm: công<br /> thức máu (SLBC, BCĐNTT), nước tiểu (cặn,<br /> 10 thông số, protein), chụp XQ tim phổi, siêu<br /> âm gan- mật, và các chỉ số sinh hoá liên quan<br /> đến chuyển hoá (glucose máu lúc đói,<br /> cholesterol, trirglycerid, HDL-C, HDL-L,<br /> protid máu TP, albumin máu , SGOT, SGOP,<br /> ure, creatinin) tại khoa Huyết học, Sinh hoá<br /> và Chẩn đoán hình ảnh thuộc Bệnh viện<br /> ĐKTƯ Thái Nguyên.<br /> + Xét nghiệm (XN) Công thức máu ( SLBC,<br /> BCĐNTT): được thực hiện trên máy phân<br /> tích tự động Celltax Fe - Nhật.<br /> + XN Nước tiểu: thực hiện trên máy Clintex,<br /> Hãng Bayer - Đức.<br /> + XN Sinh hóa máu (glucose máu lúc đói,<br /> cholesterol, triglycerid, HDL-C, HDL-L, protid<br /> máu TP, albumin máu , SGOT, SGOP, ure,<br /> creatinin): được thực hiện trên máy phân tích đa<br /> thông số AU 640, Hãng Olympus - Nhật.<br /> + Các kỹ thuật XN cận lâm sàng khác (XQ, siêu<br /> âm) được thực hiện theo kỹ thuật thường quy.<br /> 2.6 Cách xác định một số chỉ số nghiên cứu:<br /> - Mức độ bệnh sẩn ngứa được quy ước dựa<br /> vào tổn thương căn bản (TTCB) trên da và<br /> chia theo 4 mức độ như sau:<br /> Mức độ bệnh nhẹ: TTCB chỉ đơn thuần có<br /> sẩn huyết thanh.<br /> Mức độ bệnh vừa: TTCB có sẩn huyết thanh<br /> + sẩn phù (mày đay).<br /> <br /> 28<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Quý Thái và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Mức độ bệnh nặng: TTCB có sẩn huyết thanh<br /> + sẩn cục.<br /> Mức độ bệnh rất nặng: TTCB có sẩn huyết<br /> thanh + sẩn cục + dày da lichen hóa.<br /> - Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường:<br /> dựa theo hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ:<br /> Đường máu lúc đói ≥ 126mg/dl (7.0 mmol/l).<br /> Trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử đái<br /> tháo đường và đang điều trị thuốc hạ<br /> đường máu cũng được chẩn đoán là đái<br /> tháo đường.<br /> <br /> 89(01/2): 27 - 33<br /> <br /> - Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp theo Tổ<br /> chức Y tế thế giới (WHO):<br /> Huyết áp tâm thu >= 140mmHg và huyết áp<br /> tâm trương >=90mmHg.<br /> -Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu<br /> theo APT III:<br /> + Cholesterol toàn phần >6,2mmol/l;<br /> Triglycerid >=2,4 mmol/l.<br /> + HDL-C =4,2 mmol/l<br /> Xử lý số liệu: Theo phương pháp thông kê y<br /> học, dựa trên phần mềm thống kê STATA 13.0<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới<br /> Nam<br /> <br /> Giới<br /> Tuổi<br /> <br /> Số lượng<br /> 0<br /> 10<br /> 13<br /> 22<br /> <br /> 19-45<br /> 45-60<br /> >60<br /> Tổng<br /> <br /> Nữ<br /> Tỷ lệ %<br /> 0<br /> 31,5<br /> 40, 6<br /> 71,9<br /> <br /> Số lượng<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 10<br /> <br /> Tổng<br /> Tỷ lệ %<br /> 6,5<br /> 9,4<br /> 12, 5<br /> 28,1<br /> <br /> Số lượng<br /> 2<br /> 13<br /> 17<br /> 32<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 6,5<br /> 40,6<br /> 53,1<br /> 100,0<br /> <br /> Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ bệnh nhân sẩn ngứa ở nam giới chiếm 71,9%, cao hơn nữ<br /> (28,1%) và chủ yếu gặp ở tuổi ≥ 45 (93,7%).<br /> Bảng 2. Phân bố bệnh nhân theo địa dư và dân tộc<br /> Dân tộc<br /> Địa dư<br /> Nông thôn<br /> Thành thị<br /> Tổng<br /> <br /> Kinh<br /> Số lượng<br /> 8<br /> 21<br /> 29<br /> <br /> %<br /> 25,0<br /> 65,6<br /> 90,6<br /> <br /> Khác<br /> Số lượng<br /> 3<br /> 0<br /> 3<br /> <br /> %<br /> 9,4<br /> 0,0<br /> 9,4<br /> <br /> Tổng<br /> Số lượng<br /> %<br /> 11<br /> 34,4<br /> 21<br /> 65,4<br /> 32<br /> 100,0<br /> <br /> Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ở bảng 2 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh sẩn ngứa ở thành thị (65, 6%)<br /> cao hơn nông thôn (34, 4%), tỷ lệ dân tộc kinh chiếm 90,6%.<br /> Bảng 3. Phân bố bệnh nhân theo tiền sử bệnh nội khoa<br /> Tiền sử bệnh<br /> Bệnh tiểu đường<br /> Bệnh tăng huyết áp<br /> Bệnh RLCH Lipid<br /> Bình thường<br /> Tổng<br /> <br /> Số lượng<br /> 2<br /> 6<br /> 3<br /> 21<br /> 32<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 6, 3<br /> 18,7<br /> 9,4<br /> 65,6<br /> 100,0<br /> <br /> Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy bệnh nhân sẩn ngứa có mắc kèm theo các bệnh nội khoa khác<br /> gồm: tiểu đường chiếm tỷ lệ 6,3%, tăng huyết áp 18,7% và rối loạn chuyển hóa lipid 9,4<br /> <br /> 29<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Quý Thái và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Bảng 4. Mô hình tổn thương lâm sàng bệnh sẩn<br /> ngứa nội sinh<br /> Số lượng<br /> (n = 32)<br /> 32<br /> 32<br /> 25<br /> 23<br /> 23<br /> 17<br /> 14<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> Triệu chứng<br /> Ngứa<br /> Sẩn huyết thanh<br /> Sẩn đỏ<br /> Vẩy tiết<br /> Trợt, chảy dịch<br /> Dày da-lichen hóa<br /> Sẩn cục, sẹo<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 100,0<br /> 100,0<br /> 78,1<br /> 71,9<br /> 71,9<br /> 53,1<br /> 43,7<br /> <br /> Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy 100% bệnh<br /> nhân sẩn ngứa có triệu chứng ngứa và có tổn<br /> thương sẩn huyết thanh; sẩn đỏ (mày đay):<br /> 78,1%; vẩy tiết 71,9%; chợt chảy dịch; dày da<br /> 53,1%; sẩn cục, sẹo 43,7%.<br /> Bảng 5: Phân bố bệnh nhân sẩn ngứa nội sinh<br /> theo vị trí tổn thương<br /> Tỷ lệ<br /> Vị trí<br /> Thân người<br /> Chân, tay<br /> Toàn thân<br /> Tổng<br /> <br /> Số lượng<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> 16<br /> 8<br /> 8<br /> 32<br /> <br /> 50,0<br /> 25,0<br /> 25,0<br /> 100<br /> <br /> Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ vị trí<br /> thường gặp trong bệnh sẩn ngứa chủ yếu là<br /> thân người chiếm 50,0%, tứ chi 25,0%, phân<br /> bố toàn thân 25,0%.<br /> Bảng 6: Tỷ lệ bệnh nhân sẩn ngứa có rối loạn bất<br /> thường về một số chỉ số cận lâm sàng<br /> Tỷ lệ bệnh nhân<br /> Số lượng<br /> Tỷ lệ %<br /> sẩn ngứa<br /> Chỉ số cận lâm sàng<br /> Siêu âm gan mật (n = 32)<br /> 15<br /> 46,9<br /> SGOT, SGPT (n = 32)<br /> 12<br /> 37,5<br /> CTM (SLBC) (n = 32)<br /> 11<br /> 34,4<br /> X-Quang tim phổi (n = 32)<br /> 1<br /> 3,1<br /> <br /> Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ bệnh<br /> nhân có hình ảnh siêu âm gan - mật bất<br /> thường 46,9%; thay đổi công thức máu (chủ<br /> yếu số lượng bạch cầu đa nhân tăng) chiếm tỷ<br /> lệ 34,4%.<br /> <br /> 89(01/2): 27 - 33<br /> <br /> Bảng 7. Mô hình các rối loạn bất thường một số<br /> chỉ số chuyển hóa (glucid, lipid, protid) trong<br /> bệnh sẩn ngứa nội sinh (n = 32)<br /> Rối loạn<br /> Chỉ số<br /> cận lâm sàng<br /> Cholesterol<br /> LDL - C<br /> Glucose<br /> Triglycerit<br /> Protein toàn phần<br /> Albumin<br /> HDL - C<br /> Ure, Creatinin<br /> <br /> Số lượng<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> 16<br /> 10<br /> 5<br /> 4<br /> 4<br /> 4<br /> 2<br /> 1<br /> <br /> 50, 0<br /> 31,3<br /> 15,6<br /> 12,5<br /> 12,5<br /> 12,5<br /> 6,3<br /> 3,1<br /> <br /> Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy mô hình rối<br /> loạn bất thường về chỉ số chuyển hóa trong<br /> bệnh nhân sẩn ngứa gồm: Cholesterol là<br /> 50,0%, LDL-C 31,3%, Glucose 15,6%,<br /> Triglycerid, Albumin và Protein TP là 12,5%;<br /> các rối loạn khác thấy ít gặp hơn.<br /> Bảng 8. Tương quan giữa mức độ bệnh sẩn ngứa<br /> với một số chỉ số chuyển hóa (glucid, lipid, protid)<br /> và một số chỉ số cận lâm sàng khác (men gan)<br /> Cặp tương quan<br /> MĐB-Glucose<br /> MĐB-Cholesterol<br /> MĐB-Triglycerit<br /> MĐB-HDL-C<br /> MĐB-LDL-C<br /> MĐB-Ure<br /> MĐB-Creatinin<br /> MĐB-Protein TP<br /> MĐB-Albumin<br /> MĐB-SGOT<br /> MĐB-SGPT<br /> <br /> Hệ số tương<br /> quan (R<br /> spearman)<br /> -0,52<br /> -0.21<br /> -0,01<br /> -0,04<br /> -0,37<br /> -0,34<br /> -0,1<br /> -0,14<br /> -0,22<br /> -0,09<br /> 0,07<br /> <br /> p<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> <br /> Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy chưa thấy có<br /> sự tương quan giữa một số chỉ số về chuyển<br /> hóa (glucid, lipid, protid) và chỉ số cận lâm<br /> sàng khác (men gan, thận) với mức độ bệnh<br /> trong bệnh sẩn ngứa nội sinh (với p>0,05,…<br /> và p>0,05).<br /> <br /> 30<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Quý Thái và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Kết quả nghiên cứu (bảng 1) cho thấy: Đa số<br /> bệnh nhân mắc bệnh sẩn ngứa nội sinh gặp ở<br /> tuổi trung niên: 93,4% (trong đó trên 60 tuổi<br /> chiếm 53,1%). Kết quả này hoàn toàn phù<br /> hợp với y văn và kết quả của nhiều nghiên<br /> cứu khác [4], [6], [10]. Có thể ở lứa tuổi này,<br /> sự lão hóa các cơ quan bộ phận trong cơ thể<br /> đang diễn ra với tốc độ khá nhanh vì thế cũng<br /> không tránh khỏi có nhiều rối loạn, nhất là<br /> các rối loạn chức năng, rối loạn chuyển hóa<br /> và nội tiết… Và như vậy khả năng mắc bệnh<br /> sẩn ngứa trong nhóm đối tượng này chiếm tỷ<br /> lệ cao cũng là phù hợp.<br /> Kết quả ở bảng 3 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân sẩn<br /> ngứa có tiền sử mắc các nội khoa là khá cao:<br /> huyết áp cao: 18,7%, rối loạn chuyển hóa<br /> lipid 9,4% và bệnh tiểu đường 6,3%. Kết quả<br /> của chúng tôi cũng tương tự như kết quả<br /> nghiên cứu của Trần Việt Đệ, Lê Thành<br /> Khánh Hải và nhiều tác giả khác [4], [5], [6],<br /> [9]. Thông tin này đã góp phần làm phong<br /> phú thêm kiến thức sinh bệnh học của bệnh<br /> sẩn ngứa nội sinh - một bệnh mà cơ chế của<br /> những rối loạn gây ra sẩn ngứa còn khá phức<br /> tạp, thậm chí còn nhiều khia cạnh chưa được<br /> rõ ràng [8].<br /> Kết quả nghiên cứu (bảng 5, 6) cho thấy mô<br /> hình tổn thương lâm sàng bệnh sẩn ngứa<br /> gồm: 100% bệnh nhân có ngứa và sẩn huyết<br /> thanh, sẩn đỏ 78,1%, vẩy tiết, trợt chảy dịch<br /> 71,9%, dày da lichen hóa 53,1%, thâm da, sẩn<br /> cục hoặc 43,7%. Vị trí tổn thương gặp nhiều<br /> nhất ở thân người chiếm 50%, toàn thân 25%,<br /> tay và chân 25%. Kết quả này cũng phù hợp<br /> với y văn và nhận xét của nhiều tác giả khác<br /> [4], [6], [7], [9]. Như vậy bước đầu chúng tôi<br /> cho rằng hình thái lâm sàng bệnh sẩn ngứa<br /> cho đến nay cũng chưa thấy có sự thay đổi gì<br /> đặc biệt.<br /> Kết quả nghiên cứu (bảng 7) cho thấy tỷ lệ<br /> bệnh nhân sẩn ngứa có rối loạn công thức<br /> máu (tăng bạch cầu đa nhân) là 34,4%. Phải<br /> chăng khi bị bệnh sẩn ngứa, bệnh nhân gãi<br /> nhiều đã làm da bị trầy xước, trợt, chảy dịch<br /> nên có thể sẽ dễ gây nhiễm khuẩn da phối<br /> <br /> 89(01/2): 27 - 33<br /> <br /> hợp. Nhưng mặt khác vấn đề này cũng nên<br /> được nghiên cứu thêm, nhất là khai thác sâu<br /> hơn về lâm sàng cũng như cận lâm sàng nhằm<br /> phát hiện triệt để những ổ nhiễm khuẩn trong<br /> cơ thể người bệnh. Bởi vì chính những nhiễm<br /> trùng tiềm tàng bên trong cơ thể cũng đã là<br /> những tác nhân có thể góp phần vào quá trình<br /> phát sinh, phát triển của bệnh sẩn ngứa nội<br /> sinh [10]. Tỷ lệ bệnh nhân sẩn ngứa có rối<br /> loạn men gan (SGOT, SGPT) chiếm 37,5%;<br /> cùng với có hình ảnh siêu âm gan mật bất<br /> thường là 46,9%. Kết quả này khá phù hợp<br /> với thông báo của Rowland Payne CM và<br /> nhiều tác giả khác (các rối loạn chức năng<br /> gan chiếm tới 50% các trường hợp sẩn ngứa<br /> nội sinh) [9].<br /> Kết quả ở bảng 8 cho thấy mô hình các rối<br /> loạn bất thường xét nghiệm sinh hóa máu ở<br /> một số chỉ số chuyển hóa (glucid, lipid,<br /> protid) trong bệnh sẩn ngứa nội sinh gồm:<br /> Cholesterol 50%, LDL-C 31,3%, Glucose<br /> 15,6%, Triglycerit 12,5%, Protein TP (giảm)<br /> 12,5%, Albumin (giảm) 12,5%, HDL - C<br /> 6,3%, Creatinin 3,1%. Mặc dù còn thấy rất ít<br /> các nghiên cứu về mô hình các rối loạn<br /> chuyển hóa trong bệnh sẩn ngứa nội sinh đã<br /> công bố để so sánh, nhưng chúng tôi cho rằng<br /> kết quả trên cũng hoàn toàn phù hợp với nhận<br /> xét của Cohen JB, … và Greither A: Các rối<br /> loạn chuyển hóa (glucid, lipid) và nội tiết<br /> đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học<br /> bệnh sẩn ngứa nội sinh [2], [5]. Như vậy có<br /> thể thấy trong thực hành lâm sàng bệnh sẩn<br /> ngứa nội sinh, ngoài thuốc điều trị kinh điển<br /> được lựa chọn là glucocorticoids, việc phát<br /> hiện các rối loạn cận lâm sàng nói chung, các<br /> rối loạn chuyển hóa nói riêng, sẽ góp phần<br /> định hướng cho việc chẩn đoán có hệ thống<br /> và toàn diện, nhằm góp phần nâng cao chất<br /> lượng điều trị bệnh sẩn ngứa nội sinh - một<br /> bệnh được coi là mạn tính và khó chữa cũng<br /> luôn là vấn đề cần thiết.<br /> Tuy kết quả ở bảng 9 cho thấy chưa có sự<br /> tương quan giữa giữa một số chỉ số chuyển<br /> hóa glucid, lipid và protid với mức độ bệnh<br /> trong bệnh sẩn ngứa nội sinh. Nhưng, theo<br /> chúng tôi vấn đề này nên vẫn cần được<br /> 31<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2