intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose với chỉ số bmi dư cân, béo phì ở người cao tuổi đến khám bệnh tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 6 năm 2011

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

57
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thiết kế nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose với chỉ số BMI dư cân và béo phì ở người cao tuổi đến khám tại bệnh viện Thống Nhất. Nghiên cứu thực hiện trên 600 bệnh nhân đến khám tại khoa khám bệnh, bệnh viện Thống Nhất (từ tháng 6/2010-06/2011).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose với chỉ số bmi dư cân, béo phì ở người cao tuổi đến khám bệnh tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 6 năm 2011

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA RỐI LOẠN DUNG NẠP GLUCOSE<br /> VỚI CHỈ SỐ BMI DƯ CÂN, BÉO PHÌ Ở NGƯỜI CAO TUỔI<br /> ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT<br /> TỪ THÁNG 6 NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2011<br /> Hồ Thượng Dũng*, Nguyễn Văn Thành**, Nguyễn Đức Công***<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu: Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ của rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đường týp 2.<br /> Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose với chỉ số BMI dư cân và béo phì ở người<br /> cao tuổi đến khám tại bệnh viện Thống Nhất.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 600 bệnh nhân đến khám tại khoa<br /> Khám bệnh, bệnh viện Thống Nhất (từ tháng 6/2010–06/2011). Được chia thành 2 nhóm: nhóm nghiên cứu là<br /> những người cao tuổi ≥ 60 (n = 300) và nhóm chứng < 60 (n = 300)<br /> Kết quả: Ở người cao tuổi rối loạn dung nạp glucose ở nhóm có BMI dư cân, béo phì là (76,6%) cao hơn có<br /> ý nghĩa so với nhóm BMI bình thường (57,1%) với P < 0,05.<br /> Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu 600 bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Thống Nhất. (Từ<br /> tháng 06/2010 đến tháng 06/2011) chúng tôi rút ra kết luận: Rối loạn dung nạp glucose có liên quan chặt chẽ với<br /> chỉ số BMI dư cân béo phì ở người cao tuổi.<br /> Từ khóa: Rối loạn dung nạp glucose, người cao tuổi, Body Max Index, bệnh viện Thống Nhất.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> STUDY OF THE RELATIONSHIP BETWEEN IMPAIR GLUCOSE TOLERANCE (IGT) AND BMI OF<br /> OVERWEIGHT, OBESITY IN ELDERLY PATIENTS TREATED AT THONG NHAT HOSPITAL FROM<br /> JUN, 2010 TO JUN, 2011<br /> Ho Thuong Dung, Nguyen Van Thanh, Nguyen Duc Cong<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 43 - 46<br /> Background: Overweight, obesity might be one of some factors to the IGT and DM.<br /> Objective: To investigate the relationship between IGT and BMI obesity in elderly patients who have been<br /> treated at Thong Nhat hospital during the time from Jun, 2010 to Jun, 2011<br /> Study method: The study is conducted on six hundreds of patients who have been treated at the Thong Nhat<br /> hospital, Ho Chi Minh City during the time from Jun, 2010 to Jun, 2011 by using the cross-sectional description<br /> method. There are two groups have been experimented in this study in which one patients group (300 patients) is<br /> over 60 years old and the other (300 patients) is below 60 years old using for comparison.<br /> Results: The IGT of in elderly overweight, obesity BMI group was (76.6%) significantly higher than normal<br /> BMI group (57.1%) with P < 0.05.<br /> Conclusion: The result of this study indicates that overweight, obesity BMI is strictly correlated with the<br /> *,**,***Bệnh Viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh<br /> Tác giả liên lạc: PGS.TS.Hồ Thượng Dũng<br /> ĐT: 0908136361<br /> <br /> Email: dunghothuong@yahoo.com<br /> <br /> IGT and DM in the elderly.<br /> <br /> Chuyên Đề Lão Khoa<br /> <br /> 43<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br /> <br /> Keywords: (IGT) Impair Glucose Tolerance, elderly, Body Max Index, Thong Nhat Hospital.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ<br /> của rối loạn dung nạp glucose và đái tháo<br /> đường týp 2(3). Đã có rất nhiều công trình nghiên<br /> cứu về mối liên quan giữa đái tháo đường với<br /> béo phì nhưng nghiên cứu vấn đề này trên<br /> người cao tuổi chưa nhiều. Xuất phát từ những<br /> lý do trên nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br /> đề tài: “Nghiên cứu mối liên quan giữa rối loạn<br /> dung nạp glucose với chỉ số BMI dư cân, béo<br /> phì ở người cao tuổi đến khám bệnh tại Bệnh<br /> viện Thống Nhất từ (6/2010 – 06/2011)”<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> Khảo sát mối liên quan giữa rối loạn dung<br /> nạp glucose với chỉ số BMI dư cân, béo phì ở<br /> người cao tuổi.<br /> <br /> Rối loạn glucose máu lúc đói (Impaired<br /> fasting glucose - IFG): glucose máu lúc đói từ 5,6<br /> mmol/L ≤ G0 ≤ 6,9 mmol/L.<br /> Giảm dung nạp glucose (IGT Impaired<br /> glucose tolerance) khi glucose máu sau 2 giờ<br /> làm nghiệm pháp dung nạp glucose có giá trị từ:<br /> 7,8 mmol/L ≤ G2 < 11,1 mmol/L.<br /> Đái tháo đường tiềm tàng (DM) khi glucose<br /> máu sau 2giờ uống nước đường G2 ≥ 11,1<br /> mmol/L hoặc G2 ≥ 200mg/Dl(4)<br /> Tiêu chuẩn chẩn đoán BMI dư cân, béo phì.<br /> Dựa theo tiêu chuẩn của hiệp hội ĐTĐ Đông<br /> Nam Á năm 2001. Áp dụng cho người trưởng<br /> thành.<br /> Bảng phân loại BMI dùng cho người Châu Á<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Gồm 600 người đến khám tại bệnh viện<br /> Thống Nhất. Tất cả 600 người này không bị<br /> bệnh đái tháo đường theo tiêu chuẩn Tiêu chuẩn<br /> chẩn đoán ĐTĐ của Liên đoàn đái tháo đường<br /> Quốc tế (IDF) năm 2005(4) được chia thành hai<br /> nhóm.<br /> Nhóm nghiên cứu ≥ 60 tuổi (nhóm người<br /> cao tuổi).<br /> Nhóm chứng < 60 tuổi.<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> Bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định là<br /> đái tháo đường, bệnh nhân suy kiệt, bệnh nhân<br /> bị các bệnh cấp tính, ác tính, phụ nữ đang mang<br /> thai, đã hoặc đang dùng một số thuốc ảnh<br /> hưởng đến tiết và kháng Insulin ƯC beta,<br /> corticoi và bệnh nhân không hợp tác.<br /> Một số tiêu chuẩn được sử dụng trong nghiên<br /> cứu<br /> Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ: chẩn đoán<br /> ĐTĐ của liên đoàn đái tháo đường quốc tế<br /> (IDF) năm 2005(4).<br /> Rối loạn dung nạp glucose gồm<br /> <br /> 44<br /> <br /> BMI (kg/m2)<br /> < 18,5<br /> 18,5 – 22,9<br /> 23 – 24,9<br /> 25 – 29,9<br /> ≥ 30<br /> <br /> Phân loại<br /> Thiếu cân<br /> Bình thường<br /> Dư cân<br /> Béo phì độ 1<br /> Béo phì độ 2<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Mô tả, cắt ngang.<br /> Chọn mẫu<br /> Là những bệnh nhân đến khám tại khoa<br /> Khám bệnh, Bệnh viện Thống Nhất Thành Phố<br /> Hồ Chí Minh. (từ tháng 6/2010 – tháng 06/2011)<br /> Cỡ mẫu<br /> Tính theo công thức sau:<br /> n<br /> <br /> Z21/ 2 P1  P<br /> d2<br /> <br /> Trong đó: n là cỡ mẫu; Z2 1 - /2 = 1,96 là giá trị<br /> giới hạn tương ứng với độ tin cậy áp dụng cho<br /> nghiên cứu này là 95%. p: Là tỷ lệ mắc bệnh ước<br /> đoán trong quần thể; d là sai số mong đợi 5%.<br /> Căn cứ nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Dàng<br /> năm 2009 nghiên cứu trên đối tượng có nguy cơ<br /> cao ở Huế (RLDNG là 28,33%)(5). Do vậy chúng<br /> tôi ước đoán tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose ở<br /> người cao tuổi (p) là 26% độ chính xác là 95%<br /> với sai số là 5% như vậy cỡ mẫu phải nghiên<br /> <br /> Chuyên Đề Lão Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br /> cứu tính được là n = 150. Để tăng độ chính xác<br /> của nghiên cứu chúng tôi tăng cỡ mẫu lên n =<br /> 600<br /> <br /> Thời gian nghiên cứu<br /> Từ tháng 06/2010 đến tháng 06/2011.<br /> Khám lâm sàng<br /> Hỏi kỹ tiền sử và khám lâm sàng theo bệnh<br /> án nghiên cứu.<br /> Đo chỉ số nhân trắc<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Tất cả các bệnh nhân sau khi hỏi về tiền sử<br /> và khám kỹ lâm sàng thỏa mãn tiêu chuẩn lựa<br /> chọn, được xét nghiệm glucose máu lúc đói 2<br /> lần. Nếu glucose máu lúc đói cả 2 lần từ 5,6 –<br /> 6,9mmol/L thì được chọn vào nhóm nghiên cứu.<br /> 3 ngày trước khi làm nghiệm pháp dung nạp<br /> glucose bệnh nhân thực hiện chế độ ăn nhiều<br /> carbonhydrat (khoảng 150-200g/ngày) Lấy máu<br /> tĩnh mạch xét nghiệm glucose lúc đói (Go).<br /> Lựa chọn những bệnh nhân có rối loạn<br /> <br /> Đo chiều cao tính bằng mét (m), người được<br /> đo bỏ giày dép, đứng chụm chân quay lưng vào<br /> thước đo, gót chân, mông, vai và đầu áp vào<br /> thước đo theo một chiều thẳng đứng, mắt nhìn<br /> thẳng ra trước theo một đường nằm ngang hai<br /> tay bỏ xuôi dọc theo thân mình, kéo thước từ<br /> trên xuống dưới cho đến khi thước áp sát đỉnh<br /> đầu và đọc kết quả.<br /> <br /> đường máu lúc đói theo tiêu chuẩn 5,6 ≤ Go ≤<br /> <br /> Đo cân nặng tính bằng kilogram (kg), cân<br /> được đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng, chỉnh<br /> cân về vị trí số không trước khi tiến hành cân,<br /> cân vào buổi sáng khi đối tượng chưa ăn uống<br /> gì, đơn vị đo là kilogram (kg).<br /> <br /> Lấy máu tĩnh mạch xét nghiệm glucose sau<br /> <br /> Tính chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass<br /> Index) theo công thức:<br /> <br /> Đo vòng bụng: đo vào buổi sáng, chưa ăn<br /> uống gì, đo theo mặt phẳng nằm ngang điểm<br /> giữa bờ dưới xương sườn và mào chậu, thường<br /> đo ngang rốn bằng thước dây không co giãn, sai<br /> số 1cm, béo bụng khi.<br /> Vòng bụng nam ≥ 90 cm<br /> Vòng bụng nữ ≥ 80 cm<br /> Đo vòng mông: Là kích thước lớn nhất đo<br /> được qua vùng mông thường đo qua chỗ nhô ra<br /> của 2 mấu chuyển lớn.<br /> Tính chỉ số WHR (Waist Hip Ratio): WHR =<br /> Vòng bụng/ Vòng mông. WHR tăng khi WHR<br /> nam ≥ 0,95, WHR nữ ≥ 0,85<br /> Làm nghiệm pháp dung nạp glucose máu bằng<br /> đường uống (OGTT)<br /> <br /> Chuyên Đề Lão Khoa<br /> <br /> 6,9 mmol/L tiến hành làm nghiệm pháp dung<br /> nạp glucose máu bằng đường uống như sau:<br /> Cho bệnh nhân uống 75g glucose khan<br /> (anhydrous glucose) ≈ 82,5 gam glucose, hòa<br /> tan trong 250 ml nước đun sôi để nguội, uống<br /> hết trong vòng 5 phút.<br /> 2 giờ (G2). Đánh giá kết quả xét nghiệm theo các<br /> tiêu chuẩn của IDF 2005.<br /> <br /> Xử lý số liệu<br /> Bằng các thuật toán thống kê như xác định<br /> giá trị trung bình ( X ) bằng phép kiểm t<br /> student. Xác định tỷ lệ bằng phép kiểm χ2 với<br /> độ tin cậy 95%.<br /> <br /> KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu<br /> Bảng phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu<br /> Tuổi<br /> Giới<br /> Nam, n (%)<br /> Nữ, n (%)<br /> <br /> ≥ 60 tuổi<br /> (n = 300)<br /> 184 (61,3)<br /> 116 (38,7)<br /> <br /> < 60 tuổi<br /> (n = 300)<br /> 166 (55,3)<br /> 134 (44,7)<br /> <br /> p<br /> p > 0,05<br /> <br /> Nhận xét: Trong nghiên cứu này chúng tôi<br /> nhận thấy không có sự khác biệt về giới của<br /> đối tượng nghiên cứu với p > 0,05.<br /> Bảng chỉ số BMI ở đối tượng nghiên cứu (n = 600)<br /> Tuổi ≥ 60 tuổi<br /> (n = 300)<br /> <br /> < 60 tuổi<br /> (n = 300)<br /> BMI (kg/m )<br /> Bình thường, n (%) 114 (38,0) 180 (60,0)<br /> Dư cân, béo phì, n 186 (62,0) 120 (40,0)<br /> (%)<br /> Trung bình<br /> 24,07 ± 3,19 22,34 ± 3,08<br /> 2<br /> <br /> p<br /> p < 0,01<br /> p < 0,01<br /> p < 0,01<br /> <br /> 45<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Nhận xét: Đa số người ≥ 60 tuổi có chỉ số<br /> BMI dư cân và béo phì BMI ≥ 23 kg/m2 chiếm<br /> 62,0% so với nhóm < 60 tuổi BMI là 40,0%, sự<br /> khác biệt có ý nghĩa thống với p < 0,01.<br /> Bảng mối liên quan giữa dung nạp glucose với chỉ số<br /> BMI ở người cao tuổi (≥ 60 tuổi) theo nghiệm pháp<br /> OGTT (n = 106)<br /> BMI<br /> Tình trạng DNG<br /> DN glucose bình<br /> thường, n (%)<br /> RLDN glucose, n (%)<br /> GDN glucose, n (%)<br /> ĐTĐ tiềm tàng, n (%)<br /> Trung bình (mmol/L)<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Qua kết quả nghiên cứu 600 bệnh nhân đến<br /> khám và điều trị tại bệnh viện Thống Nhất. (Từ<br /> tháng 06/2010 đến tháng 06/2011) chúng tôi rút<br /> ra một số kết luận như sau:<br /> <br /> 49 (76,6)<br /> 31 (48,4)<br /> <br /> 24 (57,1) p < 0,05<br /> 9 (21,4)<br /> <br /> Ở người lớn tuổi có mối liên quan chặt chẽ<br /> giữa rối loạn dung nạp glucose với BMI dư cân,<br /> béo phì. Cụ thể ở nhóm người có BMI dư cân,<br /> béo phì thì tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là<br /> 76,6% cao hơn so với nhóm có BMI bình thường<br /> tỷ lệ là 57,1%. Khác biệt có ý nghĩa thống kê với<br /> p < 0,05.<br /> <br /> 18 (28,1)<br /> <br /> 15 (35,7)<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> BMI<br /> BMI<br /> Dư cân, béo<br /> Bình<br /> phì<br /> thường<br /> (n = 64)<br /> (n = 42)<br /> 15 (23,4)<br /> 18 (42,9)<br /> <br /> p<br /> <br /> 10,03 ± 3,01 9,64 ± 3,04 P > 0,05<br /> <br /> Nhận xét: Rối loạn dung nạp glucose ở<br /> người cao tuổi nhóm có BMI dư cân béo phì<br /> (76,6%) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm BMI<br /> bình thường (57,1%) với P < 0,05<br /> Theo tác giả Ko GT, Chan JC, Chow CC et al<br /> (2004), cho thấy nhóm có BMI béo phì có tỷ lệ<br /> rối loạn dung nạp glucose tăng hơn 23% so với<br /> nhóm có BMI bình thường.<br /> Còn theo Nghiên cứu của Lindahl B (1999)<br /> cũng cho thấy tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose<br /> tăng gấp 4 lần ở người béo phì so với người có<br /> <br /> 46<br /> <br /> cân nặng bình thường.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> Ko GT., Chan JC., Chow CC., et al (2004), “Effect of obesity on<br /> the conversion from nomal glucose tolerance to diabetes in<br /> Hong Kong Chinese.” Obes Res; 12(6);p. 889-895.<br /> Lindahl B., Weinhall L., Asplund K., Hallmann G. (1999),<br /> “Screening for of impaired glucose tolerance”. Diabetes Care,<br /> Vol: 22; p. 1988-1992.<br /> Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2007), “Bệnh đái tháo<br /> đường”. Nội tiết học đại cương, NXB Y Học Tp Hồ Chí Minh. tr.<br /> 373-410.<br /> The International Diabetes Federation (IDF) (2005), “Global<br /> Guidelinefor<br /> Type<br /> 2<br /> Diabetes”<br /> www.idf.org,communications@idf.org.<br /> Trần Hữu Dàng và Trần Thừa Nguyên (2009), “Tỷ lệ đái tháo<br /> đường typ 2 và tiền đái tháo đường ở người cao tuổi có béo phì<br /> dạng nam”. Y học thực hành số 5, tr.673 – 674.<br /> <br /> Chuyên Đề Lão Khoa<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2