intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu những trường hợp khó xác định nhóm máu hệ ABO tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

150
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong đề tài này nhằm nghiên cứu những trường hợp khó xác định nhóm máu hệ ABO tại Bệnh viện Chợ Rẫy và đưa ra kết quả về việc sử dụng những biện pháp xử lý từ đó xác định được nhóm máu hệ ABO nhanh chóng, chính xác giúp tăng cường an toàn trong truyền máu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu những trường hợp khó xác định nhóm máu hệ ABO tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> NGHIÊN CỨU NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÓ XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU<br /> HỆ ABO TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY<br /> Trần Văn Bảo*, Lê Hoàng Oanh*, Trần Bồi Duy*, Phan Thị Thanh Lộc*, Trần Thị Mỹ Duyên*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu: Trong các hệ nhóm hồng cầu, ABO là hệ quan trọng nhất và phải thực hiện thường qui trong các<br /> cuộc truyền máu.<br /> Phương pháp: Nhóm máu ABO được xác định bằng 2 phương pháp: phương pháp huyết thanh mẫu để xác<br /> định kháng nguyên và phương pháp hồng cầu mẫu để xác định kháng thể. Chỉ khi kháng nguyên và kháng thể<br /> phù hợp thì nhóm máu mới được xác định. Trong thực hành truyền máu có gặp trường hợp mà trong các điều<br /> kiện thông thường không thể xác định được nhóm máu, đó là những nhóm máu khó.<br /> Kết quả: Trong 2 năm 2008-2010, tại bệnh viện Chợ Rẫy qua nghiên cứu 82 trường hợp nhóm máu khó.<br /> Trong đó khó định nhóm với kháng nguyên là 43 mẫu và với kháng thể là 39 mẫu.<br /> Kết luận: Việc sử dụng những biện pháp xử lý từ đó xác định được nhóm máu hệ ABO nhanh chóng,<br /> chính xác giúp tăng cường an toàn trong truyền máu.<br /> Từ khóa: Nhóm máu ABO, khó xác định nhóm máu<br /> <br /> SUMMARY<br /> SOLUTIONS TO SOLVE THE DIFFICULTIES IN ABO SYSTEMS BLOOD GROUPING IN CHỢ RẪY<br /> HOSPITAL<br /> Tran Van Bao, Le Hoang Oanh, Tran Boi Duy, Phan Thi Thanh Loc, Tran Thi My Duyen<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 430 - 433<br /> Background: Among blood groups of red blood system, ABO blood group is requirement for blood<br /> transfusion in Viet nam.<br /> Methods: ABO group is determined by 2 methods: serology test to determine antigens on surface of red<br /> blood cells and red blood cells test to determine antibodies in serum. In some cases, the result from two this<br /> methods are not matched.<br /> Results: A study on 82 defined difficult cases during 2008-2010 at Chợ rẫy hospital is shown that to meet<br /> with serious difficulties of 43 cases by serum test, and 39 cases to define by red blood cells test.<br /> Conclusion: Solution to solve the difficulties to safe blood transfusion.<br /> Keywords: Blood grouping, ABO<br /> bệnh nhận máu(5,4).<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Trong dịch vụ truyền máu việc xác định<br /> nhóm máu là công việc xuyên suốt từ khi thu<br /> nhận máu cho tới lúc truyền máu cho người<br /> bệnh. Xác định nhóm máu chính xác giúp cho<br /> việc tăng cường hiệu quả và an toàn cho người<br /> * * Trung Tâm Truyền Máu Chợ Rẫy<br /> Tác giả liên lạc: DS. Trần Văn Bảo ĐT: 0903978845;<br /> <br /> 430<br /> <br /> Tuy nhiên, không phải lúc nào nhóm máu<br /> cũng được xác định một cách bình thường. Có<br /> một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc xác<br /> định nhóm máu. Khi hai phương pháp định<br /> nhóm máu hệ ABO không phù hợp với nhau sẽ<br /> <br /> Email: tranvanbao178@yahoo.com<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> gây khó khăn trong việc xác định nhóm máu(3,2).<br /> Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa<br /> hạng đặc biệt, là tuyến cuối cùng tiếp nhận bệnh<br /> nhân ở các tuyến dưới, do vậy có nhiều dạng<br /> bệnh và nhiều bệnh nhân đã được điều trị ở các<br /> tuyến trước đã được truyền máu hoặc dung các<br /> loại thuốc…Việc xác định đúng nhóm máu,<br /> nhanh chóng để phục vụ cấp cứu và điều trị là<br /> hết sức cần thiết.<br /> Vì vậy đề tài tiến hành nghiên cứu với 2 mục<br /> tiêu sau:<br /> - Nhận diện các trường hợp nhóm máu<br /> khó thường gặp.<br /> - Xử lý và xác dịnh các nhóm máu khó trên.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng<br /> - Tất cả các mẫu máu ở điều kiện bình<br /> thường không xác định được nhóm máu.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Mô tả cắt ngang, tiền cứu.<br /> <br /> Các phương pháp xác định các nhóm máu<br /> khó(1)<br /> - Thực hiện phương pháp Huyết thanh mẫu;<br /> + Dùng huyết thanh AB và hồng cầu bệnh<br /> nhân đã rửa. làm chứng AB.<br /> + Nếu dương tính phải xử lý hồng cầu<br /> - Thực hiện phương pháp Hồng cầu mẫu;<br /> + Dùng huyết thanh bệnh nhân và hồng cầu<br /> O đã rửa làm chứng allo.<br /> + Nếu dương tính phải xử lý huyết thanh.<br /> Khi phản ứng giữa Huyết thanh AB với<br /> hồng cầu bệnh nhân và huyết thanh bệnh<br /> nhân với hồng cầu O đều dương tính thì phải<br /> xử lý cả hồng cầu và huyết thanh. Dùng huyết<br /> thanh bệnh nhân và hồng cầu bệnh nhân đã<br /> rừa làm chứng auto.<br /> <br /> Các phương pháp xử lý<br /> Rửa hồng cầu bằng nước muối sinh lý<br /> Là phương pháp hay được sử dụng nhất,<br /> đặc biệt trong trường hợp hồng cầu bệnh nhân<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> tự ngưng kết nhằm mục đích loại bỏ một phần<br /> kháng thể bám trên hồng cầu gây ngưng kết<br /> hồng cầu. Thường sử dụng nước muối sinh lý<br /> ấm vì có một số kháng thể hoạt động ở điều kiện<br /> lạnh, có trường hợp phải xử lý ở 55-56oC.<br /> Việc rửa hồng cầu hoàn tất là khi hồng cầu<br /> trở nên rời rạc không còn tự ngưng kết.<br /> <br /> Phương pháp tiêu thụ kháng thể<br /> Là phương pháp xác định kháng nguyên<br /> hồng cầu thông qua sự tiêu thụ hay không tiêu<br /> thụ kháng thể chống A và kháng thể chống B<br /> bằng cách hiệu giá kháng thể chống A và chống<br /> B trước và sau khi ủ với hồng cầu bệnh nhân và<br /> hồng cầu O. Phương pháp này áp dụng cho các<br /> trường hợp hồng cầu bệnh nhân rửa nhiều lần<br /> mà vẫn không có kết quả hoặc chứng AB vẫn<br /> dương tính sau khi rửa hồng cầu.<br /> <br /> Phương pháp hấp phụ kháng thể<br /> Kháng thể không mong muốn có thể là<br /> kháng thể tự sinh hoặc kháng thể bất thường<br /> sinh ra trong quá trình truyền máu nhiều lần<br /> hoặc phụ nữ chửa đẻ nhiều lần. Việc loại bỏ<br /> kháng thể này dựa vào khả năng bắt kháng thể<br /> của kháng nguyên trên hồng cầu của chính bệnh<br /> nhân trong trường hợp có kháng thể tự sinh<br /> hoặc hồng cầu nhóm O trong trường hợp kháng<br /> thể bất thường. Điều kiện hấp phụ tùy thuộc<br /> vào điều kiện hoạt động thích hợp của kháng<br /> thể. Để loại kháng thể lạnh hấp phụ hồng cầu ở<br /> 4oC, loại nóng ở 37oC. Sau khi hấp phụ, huyết<br /> thanh được dùng để định nhóm. Khi xác định<br /> kháng thể phải luôn dung hồng cầu O làm<br /> chứng âm.<br /> Ghi nhận số lần rửa hồng cầu, số lần hấp<br /> phụ huyết thanh rồi đánh giá kết quả.<br /> <br /> Dụng cụ, thuốc thử<br /> Bình chưng cách thủy, tủ ấm, ống nghiệm,<br /> Pipette, kính hiển vi.<br /> Huyết thanh mẫu ABO của hãng Biotest<br /> (Đức).<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br /> <br /> Hồng cầu mẫu A, B,O.<br /> <br /> 431<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Bảng 4. Kết quả xử lý huyết thanh<br /> <br /> KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> <br /> Hấp phụ với hồng cầu O<br /> <br /> Đặc điểm các mẫu thử từ bệnh nhân<br /> Phân loại theo tuổi và giới:<br /> Bảng 1. Phân loại theo tuổi, giới<br /> Tuổi / Giới<br /> < 18 tuổi<br /> 18 - 30 tuổi<br /> 31 - 40 tuổi<br /> 41 - 50 tuổi<br /> 51 - 60 tuổi<br /> > 61 tuổi<br /> Tổng cộng<br /> <br /> Nam<br /> Tần suất Tỉ lệ (%)<br /> 3<br /> 8,33<br /> 4<br /> 11,11<br /> 8<br /> 22,22<br /> 6<br /> 16,66<br /> 5<br /> 13,88<br /> 10<br /> 27,77<br /> 36 (43,90%)<br /> 100<br /> <br /> Nữ<br /> Tần suất Tỉ lệ (%)<br /> 2<br /> 4,34<br /> 9<br /> 19,56<br /> 4<br /> 8,69<br /> 5<br /> 10,86<br /> 10<br /> 21,73<br /> 16<br /> 34,78<br /> 46<br /> 100<br /> (56,09%)<br /> <br /> Nhận xét: Phân bố theo tuổi Nam chiếm tỉ lệ<br /> 43,90%; nữ chiếm 56,09%<br /> <br /> lần 1<br /> lần 2<br /> lần 3<br /> Tổng cộng<br /> <br /> Đạt<br /> Tỷ lệ %<br /> 17,94<br /> 64,10<br /> 43,58<br /> 100<br /> <br /> Tần suất<br /> 7<br /> 25<br /> 17<br /> 39<br /> <br /> Nhận xét: Hấp phụ hồng cầu O (lần 2) đạt kết<br /> quả cao nhất chiếm tỉ lệ 64,10%. Hấu hết các<br /> trường hợp hấp phụ hồng cầu O từ lần 2 đến lần<br /> 3 đều đạt kết quả<br /> Bảng 5. Tổng hợp kết quả xử lý mẫu thử<br /> Xử lý mẫu<br /> thử<br /> <br /> Xử lý hồng<br /> cầu<br /> <br /> Xử lý huyết<br /> thanh<br /> <br /> 43<br /> 52,43<br /> <br /> 39<br /> 47,56<br /> <br /> Tần suất<br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Xử lý cả hai<br /> hồng cầu +<br /> huyết thanh<br /> 34<br /> 41,46<br /> <br /> Tuổi > 61 chiếm tỉ lệ cao nhất khoảng<br /> (62,55%) ở cả 2 giới nam, nữ<br /> <br /> Nhận xét: Xử lý hồng cầu so với huyết thanh<br /> đều cho kết quả ngang nhau<br /> <br /> Bảng 2. Phân loại theo bệnh cảnh lâm sàng<br /> <br /> Bảng 6. Kết quả phân loại nhóm máu sau khi xử lý<br /> mẫu thử<br /> <br /> Chẩn đoán<br /> Thiếu máu tán huyết<br /> Thiếu máu mãn<br /> Đa u tủy<br /> Lupus ban đỏ hệ thống<br /> Nhiễm trùng huyết<br /> Xuất huyết tiêu hóa<br /> Bạch cầu cấp<br /> Suy thận mãn<br /> Bệnh khác<br /> TỔNG CỘNG<br /> <br /> Tần suất<br /> 14<br /> 13<br /> 18<br /> 05<br /> 4<br /> 06<br /> 02<br /> 05<br /> 15<br /> 82<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 17,1<br /> 15,9<br /> 22<br /> 6,1<br /> 2,4<br /> 3,7<br /> 2,4<br /> 6,1<br /> 18,3<br /> 100<br /> <br /> Nhóm máu ABO<br /> A<br /> B<br /> AB<br /> O<br /> Tổng cộng<br /> <br /> Số lượng<br /> 19<br /> 36<br /> 07<br /> 20<br /> 82<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 23,2<br /> 43,9<br /> 8,5<br /> 24,4<br /> 100<br /> <br /> Nhận xét: Nhóm máu B chiếm tỉ lệ cao nhất<br /> (43,9 %). Thứ tự tỉ lệ % nhóm máu khó: Nhóm B<br /> > O > A > AB.<br /> <br /> Nhận xét: Hai bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất là: đa<br /> u tủy và thiếu máu tán huyết; 22% và 17,1%.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> <br /> Kết quả xử lý mẫu thử<br /> Bảng 3. Kết quả xử lý hồng cầu<br /> <br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi có 82 bệnh<br /> nhân với 82 trường hợp định nhóm máu khó hệ<br /> ABO Phân bố theo tuổi Nam chiếm tỉ lệ 43,90%;<br /> nữ chiếm 56,09%. Tỉ lệ phân bố nhóm máu khó<br /> ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Ngoài ra nhóm<br /> máu khó mang tần suất cao ở các bệnh lý sau:<br /> Thiếu máu tán huyết, thiếu máu mãn, đa u tủy,<br /> lupus ban đỏ hệ thống, nhiễm trùng huyết, xuất<br /> huyết tiêu hóa, bạch cầu cấp, suy thận mãn….<br /> Tuy nhiên trong tất cả các bệnh lý trên, bệnh lý<br /> đa u tủy (22%) và bệnh lý thiếu máu tán huyết<br /> (17,1%) mang tần suất cao nhất. Theo y văn về<br /> sinh bệnh học: bệnh lý đa u tủy và bệnh lý thiếu<br /> <br /> Rửa hồng cầu với NaCl 0,9 %<br /> ≤ 3 lần<br /> 4 - 9 lần<br /> > 9 lần<br /> Tổng cộng<br /> <br /> Đạt<br /> Tần suất<br /> 16<br /> 23<br /> 4<br /> 43<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 37,20<br /> 53,48<br /> 9,30<br /> 100<br /> <br /> Nhận xét: Rửa hồng cầu ≤ 3 lần chỉ đạt kết<br /> quả (37,2%). Rửa hồng cầu 4 - 9 lần bằng Nacl<br /> 0,9% đạt kết quả (53,48%).Đa số trường hợp rửa<br /> hồng cầu ≤ 9 lần đều xác định được kết quả<br /> (90,68%)<br /> <br /> 432<br /> <br /> Đặc điểm các mẫu thử từ bệnh nhân<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> máu tán huyết thường gặp ở nữ nhiều hơn ở<br /> nam giới. Điều này phù hợp với nghiên cứu của<br /> chúng tôi: người có nhóm máu khó với tần suất<br /> cao ở nữ giới hơn nam giới(1).<br /> Ở nghiên cứu chúng tôi, nhóm máu khó hệ<br /> thống nhóm máu ABO: nhóm máu B chiếm tỉ lệ<br /> cao nhất (43,9%), thứ tự các nhóm máu khó<br /> mang tần suất từ cao tới thấp như sau: Nhóm B<br /> > O > A > AB. Điều này cho ta thấy trong hệ<br /> thống nhóm máu ABO, có lẽ là người mang<br /> nhóm máu B mang các bệnh lý bất thường về<br /> miễn dịch cao hơn ở những người mang các<br /> nhóm máu khác. Từ các kết quả của nghiên cứu<br /> này sẽ mở ra các nghiên cứu tiếp theo về mối<br /> liên quan giữa người mang nhóm máu B và các<br /> bệnh lý bất thường về miễn dịch dẫn đến nhóm<br /> máu khó xác định(5,1).<br /> <br /> Kết quả xử lý mẫu thử<br /> Kết quả xử lý hồng cầu<br /> Trong nghiên cứu này với 82 trường hợp,<br /> xác định nhóm máu khó: xử lý hồng cầu với 43<br /> trường hợp (52,43%) so với xử lý huyết thanh<br /> với 39 trường hợp (47,56%). Điều này cho thấy<br /> không khác biệt đáng kể giữa xử lý hồng cầu so<br /> với xử lý huyết thanh. Do đó, giữa 2 phương<br /> pháp: xử lý hồng cầu và xử lý huyết thanh cho<br /> kết quả gần tương đương nhau để xác định<br /> nhóm máu khó hệ thống nhóm ABO.<br /> + Xử lý hồng cầu: bằng cách rửa hồng cầu<br /> với NaCl 0,9 % như sau:<br /> <br /> Kết quả xử lý huyết thanh<br /> + Xử lý huyết thanh: bằng phương pháp hấp<br /> phụ hồng cầu O.<br /> Hấp phụ hồng cầu O (lần 1) đạt kết quả<br /> 17,94%.<br /> Hấp phụ hồng cầu O (lần 2) đạt kết quả<br /> 64,10%.<br /> Hấp phụ hồng cầu O (lần 3) đạt kết quả<br /> 43,58%.<br /> Æ Từ kết quả trên cho thấy, hầu hết các<br /> trường hợp xử lý huyết thanh từ lần 2 đến lần 3<br /> thì đều đạt kết quả(5,3,4).<br /> <br /> KẾTLUẬN<br /> Đa số các trường hợp nhóm máu khó<br /> thường mang bệnh lý đa u tủy và thiếu máu tán<br /> huyết. Nhóm máu khó gặp ở nữ giới nhiều hơn<br /> nam giới là do liên quan tới bệnh lý Đa u tủy và<br /> thiếu máu tán huyết. Vì 2 bệnh này thường gặp<br /> ở giới nữ hơn giới nam. Nhóm máu khó thường<br /> gặp cả 2 giới nam, nữ ở độ tuổi > 61 (62,55%). Xử<br /> lý hồng cầu: Đa số trường hợp rửa hồng cầu ≤ 9<br /> lần đều định được nhóm máu ABO (90,68%). Xử<br /> lý huyết thanh: Hầu hết trường hợp hấp phụ<br /> hồng cầu mẫu O đều định được nhóm máu<br /> ABO (90,68%). Những trường hợp nhóm máu<br /> khó nên làm thêm xét nghiệm Coomb’s test hoặc<br /> screening test nhằm để phát hiện những bất<br /> thường về miễn dịch để có chỉ định truyền máu<br /> thích hợp.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> Rửa hồng cầu ≤ 3 lần chỉ đạt kết quả (37,2%).<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Rửa hồng cầu 4 - 9 lần bằng Nacl 0,9% đạt<br /> kết quả (53,48%).<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Đa số trường hợp rửa hồng cầu ≤ 9 lần đều<br /> đạt kết quả (90,68%).<br /> Æ Từ kết quả trên cho thấy, xử lý với rửa<br /> hồng cầu từ 4 - 9 lần thì có thể xác định được<br /> nhóm máu khó hệ nhóm máu ABO (90,68%)(1,4).<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> 5.<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br /> <br /> De Souza GJ (2000). Anticoagulation and Central Neuraxial<br /> Anesthesia. Progress in Anesthesiology. 2000; vol XIV, Chap<br /> 9: 132-148.<br /> Fleisher<br /> LA<br /> (2004).<br /> Evidence-based<br /> Practice<br /> of<br /> Anesthesiology. Saunders. 2004.<br /> Lê Anh Thư, Đỗ Mạnh Tuấn, Nguyễn thị Hồng,Phạm Quang<br /> Vinh, Đỗ Đình Đĩnh (2008), “ Những trường hợp khó định<br /> nhóm máu hệ ABO gặp tại bệnh viện Bạch mai trong 2 năm<br /> 2006-2007 và một số biện pháp xử trí”, Y học Việt nam,<br /> 344,tr725-730.<br /> Safety of the Blood Supply. JAMA 1995; 274:1368--73.<br /> Trần văn Bé (2003), “Thực hành Huyết học-Truyền máu, Kỹ<br /> thuật và lâm sàng”, NXB Y học, 9/2003.<br /> <br /> 433<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2