intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu nồng độ troponin T độ nhạy cao ở bệnh nhân nam đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Chia sẻ: ĐInh ĐInh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

64
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nghiên cứu nồng độ Troponin T độ nhạy cao huyết thanh ở bệnh nhân nam đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nhằm xác định nồng độ Troponin T độ nhạy cao huyết thanh và khảo sát mối tương quan giữa nồng độ Troponin T độ nhạy cao với một số yếu tố liên quan. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu nồng độ troponin T độ nhạy cao ở bệnh nhân nam đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

  1. nghiên cứu khoa học NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ TROPONIN T ĐỘ NHẠY CAO Ở BỆNH NHÂN NAM ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH Hoàng Vĩnh Trung Hiếu* *Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thừa Thiên Huế TÓM TẮT Mục tiêu: Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có phản ứng viêm hệ thống. Một trong những hệ quả của nó là viêm mạch máu dẫn đến xơ vữa động mạch. Ngoài ra, trong đợt cấp tình trạng thiếu oxy máu càng nặng nề hơn, kèm theo đó là việc sử dụng một số thuốc giãn phế quản làm cho biểu hiện thiếu máu cơ tim càng rõ ràng hơn. Cơ tim tổn thương làm gia tăng nồng độ các chất chỉ điểm trong máu và các biến đổi trên điện tâm đồ. Troponin T là một chất chỉ điểm đó. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nồng độ Troponin T độ nhạy cao huyết thanh ở bệnh nhân nam đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nhằm xác định nồng độ Troponin T độ nhạy cao huyết thanh và khảo sát mối tương quan giữa nồng độ Troponin T độ nhạy cao với một số yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có tiến cứu gồm 66 bệnh nhân nam có tiền sử BPTNMT vào viện vì đợt cấp, điều trị tại khoa Nội Hô hấp - Bệnh viện Trung ương Huế. - Troponin T độ nhạy cao được định lượng lần thứ nhất trong vòng 4 giờ sau khi nhập viện, lần thứ 2 thực hiện cách lần đầu 24 giờ, định lượng hs_CRP, creatinin máu, công thức máu, điện tâm đồ tiến hành ngay khi vào viện, khí máu động mạch tiến hành ngay khi vào viện, khi chưa thở oxy. Đo chức năng hô hấp tiến hành khi triệu chứng khó thở cải thiện, bệnh nhân qua khỏi đợt cấp, đồng ý thực hiện. Kết quả: - Nồng độ trung bình Troponin T độ nhạy cao (hs_Troponin T) huyết thanh ở bệnh nhân nam đợt cấp trong vòng 4 giờ sau khi nhập viện là 0,023 ± 0,022 ng/ml; 24 giờ sau khi nhập viện là 0,026 ± 0,028 ng/ml. - Nồng độ hs_Troponin T có mối tương quan thuận với tuổi (r = 0,452; p
  2. nghiên cứu khoa học Troponin T là một chất chỉ điểm cho sự phá phát đợt cấp, đáp ứng viêm tại chổ gia tăng lan hủy các tế bào cơ tim, gia tăng trong một số bệnh rộng thành đáp ứng viêm hệ thống. Các cytokine liên quan đến tim mạch. Ngoài ra nó cũng tăng được giải phóng từ tổ chức viêm (đại thực bào, tế trong một số bệnh lý khác. Đợt cấp BPTNMT là bào biểu mô đường thở) sẽ kích thích tăng sản một ví dụ trong số đó. Hiện nay có nhiều thế hệ xét xuất ra protein viêm (CRP), tăng khả năng đông nghiệm Troponin T, được đưa vào áp dụng trong máu, huy động bạch cầu đa nhân trung tính. lâm sàng. Càng về sau thì độ nhạy càng cao, càng 2. Phản ứng oxy hóa giúp ích cho chẩn đoán. Mặc dù có nhiều đề tài nghiên cứu về Troponin T, tuy nhiên thực tế hiện BPTNMT có liên quan đến phản ứng oxy hóa nay vẫn còn ít những công trình nghiên cứu tìm hệ thống và thiếu máu cơ tim cũng vậy. Một số yếu hiểu về mối liên hệ giữa nồng độ Troponin T máu tố nguy cơ truyền thống trong đó có hút thuốc lá và đợt cấp BPTNMT của các tác giả trong nước làm tăng sản xuất các gốc oxy tự do từ tế bào cơ cũng như ngoài nước. Trước thực tế khách quan trơn lớp nội mạc. Các gốc oxy được hoạt hóa này đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu nồng độ là nguồn sinh xơ vữa thông qua một loạt các cơ Troponin T độ nhạy cao huyết thanh ở bệnh nhân chế: tăng các phân tử kết dính, tăng sinh tế bào cơ nam đợt cấp BPTNMT” nhằm hai mục tiêu: trơn mạch máu, oxy hóa lipid, hoạt hóa phức hợp metalloproteinases, và thay đổi hoạt động mạch - Xác định nồng độ Troponin T độ nhạy cao máu. [1] huyết thanh ở bệnh nhân nam đợt cấp BPTNMT. - Khảo sát mối tương quan giữa nồng độ 3. Tình trạng thiếu oxy máu Troponin T độ nhạy cao với một số yếu tố lâm Trong đợt cấp BPTNMT tình trạng thiếu oxy sàng và cận lâm sàng ở những bệnh nhân trên. máu lại càng nặng hơn. Nhịp tim nhanh cùng với thiếu máu dẫn đến thiếu cung cấp oxy cho mô. 1. Phản ứng viêm hệ thống và vữa xơ Trong đó có cơ tim, cơ tim tổn thương làm nồng Cơ chế bệnh sinh của xơ vữa phức tạp và độ Troponin T trong máu gia tăng. Đó là chỉ điểm có sự góp phần của nhiều yếu tố. Viêm hệ thống đánh giá thiếu máu cơ tim ở những bệnh nhân được xem là điểm then chốt quan trọng của việc này. Ngoài ra, tình trạng thiếu oxy máu còn gây ra bắt đầu hình thành và tiến triển của mảng vữa. hoạt hóa hệ thống thần kinh giao cảm. [8] Một trong các bước của khởi đầu mảng vữa là 4. Mất cân bằng men tiêu protein – kháng men hoạt hóa lớp nội mạc mạch máu. Hoạt hóa bắt tiêu protein đầu từ các phân tử kết dính trên bề mặt lớp nội mạc như VCAM-1. Kết dính các bạch cầu lưu Mất cân bằng men tiêu protein – kháng men hành trong máu vào lớp nội mạc đã được hoạt tiêu protein được xem là cơ chế bệnh sinh quan hóa. Thúc đẩy một loạt các quá trình khác dẫn đến trọng của BPTNMT và bệnh tim mạch. Các MMP phản ứng viêm trong thành mạch. Một số phân tử đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh khí như CRP đẩy mạnh quá trình viêm. CRP có thể phế thủng như: MMP-2, MMP-9. điều hòa sản xuất các cytokine khác, hoạt hóa hệ MMP-2 liên quan với bệnh lý tim mạch thông thống bổ thể, tăng cường thực bào các phân tử qua cơ chế tăng tạo mảng vữa ở động mạch chủ, LDL của đại thực bào, kết dính bạch cầu đơn nhân động mạch vành. Sự gia tăng MMP-2 đồng nghĩa vào lớp nội mạc. Do vậy nó khuếch đại phản ứng với gia tăng huyết áp tâm thu đơn độc và độ cứng viêm thành mạch máu. Ngoài ra CRP cũng tương động mạch. Cũng như MMP-2, MMP-9 ảnh hưởng tác với tế bào nội mạc kích thích sản xuất ra IL- đến sự hình thành mảng vữa và thay đổi độ cứng 6, MCP-1 và endothelin-1. Điều này làm thay đổi động mạch thông qua cơ chế thoái hóa elastin ở chức năng lớp nội mạc. [1] động mạch, dẫn đến tăng độ cứng động mạch. Bệnh nhân BPTNMT có tình trạng viêm mạn Ngoài ra neutrophil elastase cũng là một tính tại đường dẫn khí và nhu mô phổi. Trong khởi trong những mấu chốt quan trọng gây khí phế Tạp chí Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam 109
  3. nghiên cứu khoa học thủng ở BPTNMT. Người ta cũng tìm thấy được + Bệnh nhân có các bệnh lý tự miễn, đái tháo chất này ở mảng vữa. Một số nghiên cứu còn cho đường. rằng neutrophil elastase còn dự báo được biến cố + Các tình trạng phù như xơ gan, xuất huyết tim mạch trong tương lai. [1] tiêu hóa, suy tim, cường giáp, tình trạng nhiễm trùng nặng, shock nhiễm trùng. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU + Đo chức năng hô hấp xác định không có tắc 1. Đối tượng nghiên cứu nghẽn hoặc tắc nghẽn hồi phục hoàn toàn. - Đối tượng: Gồm 66 bệnh nhân nam có tiền + Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu. sử BPTNMT vào viện đợt cấp, điều trị tại khoa Nội tiết – Hô hấp – Thần kinh (được chẩn đoán xác 2. Phương pháp nghiên cứu định lại bằng đo chức năng hô hấp khi bệnh ở giai - Thiết kế nghiên cứu: phương pháp nghiên đoạn ổn định). cứu mô tả cắt ngang có tiến cứu. - Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Nghiên - Phương pháp thu thập số liệu: cứu được tiến hành tại khoa Nội Hô hấp - Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 5/2013 đến tháng + Hỏi bệnh sử: Lý do vào viện, quá trình bệnh 5/2014. lý, tiền sử hút thuốc lá, chẩn đoán BPTNMT, số lần nhập viện vì đợt cấp, tiền sử bệnh lý tim mạch. - Tiêu chuẩn chọn bệnh: chẩn đoán BPTNMT theo GOLD 2013, chẩn đoán đợt cấp BPTNMT + Khám lâm sàng: BMI, tần số tim, tần số theo Anthonisen 1987. thở, huyết áp, nhiệt độ, khó thở tăng, khạc đờm (số lượng, tính chất). - Tiêu chuẩn loại trừ + Cận lâm sàng: Định lượng Troponin T độ + Bệnh nhân có tiền sử bệnh lý cơ tim như cơ nhạy cao: định lượng lần thứ nhất trong vòng 4 tim giãn, cơ tim phì đại, cơ tim hạn chế, viêm cơ giờ sau khi nhập viện, lần thứ 2 thực hiện cách lần tim, viêm màng ngoài tim. đầu 24 giờ; Định lượng hs_CRP, creatinin máu, + Bệnh nhồi máu cơ tim đã được đặt stent, công thức máu, điện tâm đồ tiến hành ngay khi phẫu thuật bắc cầu nối. vào viện; Đo khí máu động mạch tiến hành ngay + Đang có những bệnh mãn tính như: ung thư khi vào viện, khi chưa thở oxy; Đo chức năng hô phổi hoặc bệnh ung thư đang hóa trị liệu, suy thận. hấp tiến hành khi triệu chứng khó thở cải thiện, + Tăng áp phổi, thuyên tắc động mạch phổi. bệnh nhân qua khỏi đợt cấp, đồng ý thực hiện. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Nồng độ troponin T độ nhạy cao Bảng 1. Mối tương quan giữa nồng độ hs_Troponin T lần 1 và lần 2 theo độ nặng của đợt cấp hs_TnT lần 1 (ng/ml) hs_TnT lần 2 (ng/ml) Hệ số tương Độ nặng quan p p r Nhẹ 0,011 0,011 0,223 Vừa 0,024
  4. nghiên cứu khoa học Bảng 2. Tỷ lệ tăng nồng độ hs_Troponin T trong từng nhóm bệnh Độ nặng N % (trong từng nhóm) hs_TnT (ng/ml) Nhẹ 10 (31) 32,30 0,011 ± 0,006 Vừa 17 (25) 68,00 0,026 ± 0,016 Nặng 10 (10) 100,00 0,061 ± 0,036 Tổng 37 (66) 56,10 0,024 ± 0,024 Nhóm bệnh nhân đợt cấp nặng chiếm tỷ lệ cao nhất, tất cả bệnh nhân ở nhóm này đều tăng hs_Troponin T. 2. Tương quan của Troponin T độ nhạy cao Bảng 3. Tương quan của Troponin T độ nhạy cao với các yếu tố khác Giá trị trung bình Hệ số tương quan r Tuổi (năm) 75,39 ± 11,20 0,452 Thuốc lá (gói/năm) 42,09 ± 10,71 0,384 Tần số thở (lần/phút) 25,8 ± 4,8 0,398 Tần số tim (lần/phút) 104,1 ± 15,7 0,250 Hb (g/dl) 13,00 ± 1,68 -0,306 Bạch cầu (ngàn/ml) 12,70 ± 4,33 0,459 BCĐNTT (%) 77,50 ± 10,76 0,407 hs_CRP (mg/l) 43,15 ± 44,23 0,527 Creatinin (μmol/l) 88,40 ± 17,92 0,428 pH 7,366 ± 0,071 -0,354 PaO2 (mmHg) 68,98 ± 13,01 -0,453 PaCO2 (mmHg) 42,68 ± 7,19 0,289 SaO2 (%) 91,03 ± 6,84 -0,355 3. Điện tâm đồ Bảng 4. hs_Troponin T và một số đặc điểm ECG hs_TnT (ng/ml) Đặc điểm ECG N % p SD Thiếu máu cơ tim: 24 36,40 0,037 0,033 0,011 Biến đổi sóng T 23 34,80 0,036 0,033 0,004 ST chênh 6 9,10 0,065 0,031
  5. nghiên cứu khoa học IV. BÀN LUẬN của chúng tôi, hồng cầu và heamoglobin có mối 1. Troponin T độ nhạy cao tương quan nghịch với nồng độ hs_Troponin T, đặc biệt là đợt cấp nặng của BPTNMT. Nhìn chung cả 2 lần đều tăng so với ngưỡng 0,014 ng/ml (bách phân vị thứ 99 với p
  6. nghiên cứu khoa học Troponin T, chúng tôi nhận thấy cả PaO2 và SaO2 Nồng độ hs_Troponin T tăng dần từ nhóm đều có mối tương quan nghịch vừa với r= -0,453 bệnh nhân biến đổi sóng T đến xuất hiện sóng và r= -0,355. Q trên điện tâm đồ. Đồng thời chúng tôi cũng ghi Điều này đã phần nào giải thích được cơ chế nhận nồng độ hs_Troponin T khác biệt ở nhóm thiếu oxy ở BPTNMT và nguy cơ bệnh mạch vành bệnh nhân có biến đổi sóng T và ST chênh, sự như đã trình bày. khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05). thường. Tuy nhiên trong đợt cấp nặng, PaCO2 tăng trên giới hạn bình thường với 47,14 mmHg. V. KẾT LUẬN pH máu động mạch trung bình là 7,366 ± Qua quá trình nghiên cứu 66 bệnh nhân nam 0,071, giảm dần theo độ nặng, sự khác biệt này có đợt cấp BPTNMT chúng tôi nhận thấy: ý nghĩa (p
  7. nghiên cứu khoa học TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cavaillès A., Brinchault-Rabin G., Dixmier 5. Høiseth A., Omland T., Hagve T. et al. A.et al. (2013), Comorbidities of COPD, European (2011), Elevated high-sensitivity cardiac troponin respiratory review : an official journal of the T is associated with increased mortality after acute European Respiratory Society, 22(130), pp.454–75. exacerbation of chronic obstructive pulmonary 2. Chandra D., Palevsky P., Stamm J. et disease, Thorax, 66(9), pp.775–81 al. (2012), The relationship between pulmonary 6. Markoulaki D., Kostikas K., Papatheodorou emphysema and kidney function in smokers,Chest, G. et al. (2011), Hemoglobin, erythropoietin and 142(3), pp.655–62 systemic inflammation in exacerbations of chronic 3. Hanrahan J.P., Grogan D., Baumgartner obstructive pulmonary disease, European journal R. et al. (2008), Arrhythmias in patients with of internal medicine, 22(1), pp.103-7. chronic obstructive pulmonary disease (COPD): 7. Matthaeis A., Greco A., Dagostino M. et al. occurrence frequency and the effect of treatment (2014), Effects of hypercapnia on peripheral vascular with the inhaled long-acting beta2-agonists arformoterol and salmeterol. Medicine, 87(6), reactivity in elderly patients with acute exacerbation pp.319–28. of chronic obstructive pulmonary disease, Clinical interventions in aging, 9, pp.871–8. 4. Høiseth A., Neukamm A., Karlsson B. et al. (2012), Determinants of high-sensitivity cardiac 8. Stone I.S., Petersen S.E., Barnes N.C. troponin T during acute exacerbation of chronic (2013), Raised troponin in COPD: clinical obstructive pulmonary disease: a prospective implications and possible mechanisms, Heart cohort study, BMC pulmonary medicine, 12, p.22 (British Cardiac Society), 99(2), pp.71–2. ABSTRACT Background: Chronic obstructive pulmonary disease has inflammatory response system. One of its consequences is the inflammation of blood vessels leading to atherosclerosis. Also, during hypoxia blood levels become more severe, accompanied by the use of some bronchodilators make manifest myocardial ischemia even clearer. Myocardial damage increased concentrations in blood markers and changes on ECG. Methods: A cross-sectional study was conducted totally 66 male patients with a history of COPD and treated at the Department of Respiratory - Hue Central Hospital. High sensitivity Troponin T was quantified within the first 4 hours after admission, 2nd perform 24 hours from the first time; hs_CRP, blood creatinine, blood count, ECG was collected once in the hospital, arterial blood gases conducted upon admission, while no oxygen. Measurement of respiratory function performed when dyspnea improved, patients survived acute attacks. Results: The average concentration of high sensitivity Troponin T (hs_Troponin T) serum within 4 hours after admission was 0.023 ± 0.022 ng / ml; 24 hours after the first was 0.026 ± 0.028 ng / ml. hs_Troponin T had a positive correlation with age (r = 0.452; p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2