intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tác dụng điều trị hen phế quản của bài "Định suyễn thang"

Chia sẻ: Hạnh Xuân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

65
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Định suyễn thang”, một bài thuốc cổ phương đã được sử dụng để điều trị các bệnh nhân hen phế quản ở các nước phương đông trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị hen phế quản của bài thuốc “định suyễn thang” còn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả điều trị hen phế quản của bài thuốc “Định suyễn thang”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tác dụng điều trị hen phế quản của bài "Định suyễn thang"

Tạp chí y dược học cổ truyền Quân sự<br /> <br /> Số 2- 2012<br /> <br /> NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN CỦA<br /> BÀI THUỐC “ĐỊNH SUYỄN THANG”3<br /> Lương Thị Kỳ Thủy1, Nguyễn Nhược Kim2, Nguyễn Đình Tiến1<br /> 1<br /> Bệnh viện TƯ Quân đội 108<br /> 2<br /> Đại học Y Hà Nội<br /> Tóm tắt<br /> “Định suyễn thang”, một bài thuốc cổ phương đã được sử dụng để điều trị các bệnh<br /> nhân hen phế quản ở các nước phương Đông trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị<br /> hen phế quản của bài thuốc “Định suyễn thang” còn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ<br /> ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả điều trị hen phế<br /> quản của bài thuốc “Định suyễn thang”. Đối tượng nghiên cứu: gồm 61 bệnh nhân được<br /> chẩn đoán là hen phế quản được chia thành hai nhóm: nhóm thử có 32 bệnh nhân được điều<br /> trị bằng ventolin xịt và bài thuốc “Định suyễn thang”, nhóm chứng có 29 bệnh nhân được<br /> điều trị bằng ventolin xịt và giả dược. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, thử<br /> nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. Kết quả: Bài thuốc đã làm giảm có ý nghĩa mức<br /> độ của đợt bùng phát và mức độ bệnh (p < 0,01) cải thiện triệu chứng lâm sàng (p < 0,01),<br /> PEF (p < 0,05) ở bệnh nhân hen phế quản. Kết luận: hiệu quả của bài thuốc đối với lâm sàng<br /> đợt bùng phát là 84%, mức độ bệnh đạt 75% và chưa thấy tác dụng không mong muốn trong<br /> quá trình nghiên cứu.<br /> Từ khóa: Hen phế quản, Định suyễn thang<br /> Summary<br /> Ding-chuan-tang (DCT), a traditional medicine, has been used to treat patients with<br /> asthma in Oriental countries for several centuries. However, the effect of DCT on the<br /> treatment of asthma hasn’t been studied completely in Vietnam. Therefore, this study was<br /> performed to estimate the possible antiasthmatic effect of DCT. Sixty one patients were<br /> diagnosed bronchial asthma, they were divided into two groups. The study group consisted of<br /> thirty two patients who were treated by spraying ventolin and DCT. Control group was twenty<br /> nine, and was treated by spraying ventolin and false medicine. A descriptive study and<br /> randomized controlled clinical trial were conducted. The result showed that in contrast to<br /> control group, DCT significantly reduced level of acute asthma time and level of asthma<br /> severity (p < 0,01) and improved clinical symptoms (p < 0,01), PEF (p < 0,05) of the<br /> asthmatic patients. The good clinical effect of DCT for acute asthma time was 84% and<br /> asthma severity for 75%. It wasn’t side effect.<br /> Keywords: asthma, Ding-chuan-tang<br /> 3<br /> <br /> Phản biện khoa học: TS. Trần Hồng Thúy<br /> <br /> Tạp chí y dược học cổ truyền Quân sự<br /> <br /> Số 2- 2012<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hen phế quản (HPQ) là một bệnh đường hô hấp phổ biến trên thế giới: tỷ lệ mắc bệnh<br /> chiếm từ 3 đến 12% dân số tùy theo quốc gia [4]. Tỉ lệ tử vong của bệnh tuy không cao nhưng<br /> bệnh tiến triển từng đợt, kéo dài làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống [4]. Vì vậy,<br /> phòng và điều trị hen phế quản là một đề tài được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm.<br /> Hen phế quản, theo y học cổ truyền (YHCT) được gọi là háo suyễn, là một bệnh rất<br /> phức tạp [2]. Đã có nhiều nghiên cứu trong nước và nước ngoài ứng dụng các bài thuốc của y<br /> học cổ truyền trong điều trị hen phế quản trên thực nghiệm cũng như lâm sàng. Bài thuốc cổ<br /> phương “Định suyễn thang” đã được sử dụng để điều trị háo suyễn từ rất lâu và được coi là có<br /> tác dụng tốt [5],[6]. Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả của bài thuốc ở nước ta còn chưa được<br /> thực hiện một cách đầy đủ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với các mục tiêu:<br /> Nghiên cứu hiệu quả điều trị của bài thuốc cổ phương “Định suyễn thang” trên bệnh nhân<br /> hen phế quản bậc 1, bậc 2, bậc 3 và đánh giá tác dụng không mong muốn của bài thuốc.<br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> Gồm 61 bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 48,6±18,4, được chẩn đoán mức độ hen phế<br /> quản bậc1, bậc 2, bậc 3 và có đợt bùng phát từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng theo phân loại<br /> của Hội tim, phổi và huyết học quốc gia Hoa Kỳ - 1997 [4], điều trị nội, ngoại trú tại Khoa<br /> A5, Khoa y học cổ truyền, Khoa A1 – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Khoa Nội 1 –<br /> Viện Y học cổ truyền Quân đội. Các bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: Nhóm<br /> thử: 32 bệnh nhân được điều trị bằng bài thuốc “Định suyễn thang”, 1 thang/ngày phối hợp<br /> với thuốc cắt cơn ventolin (xịt hít thuốc định liều) khi xuất hiện cơn khó thở, mỗi lần xịt 2<br /> nhát bóp, liều 200 g, ngày 3-5 lần. Tổng liều điều trị 60 thang cho 60 ngày. Nhóm chứng:<br /> 29 bệnh nhân được điều trị bằng giả dược và thuốc cắt cơn ventolin khi xuất hiện cơn khó thở.<br /> Các bệnh nhân của cả hai nhóm được theo dõi trong đợt điều trị; sau đó từ 1 đến 9 tháng.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Đây là một nghiên cứu tiến cứu, sử dụng phương pháp thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên<br /> có đối chứng.<br /> 2.1. Phân loại HPQ: Sử dụng phân loại của Hội tim, phổi và huyết học quốc gia Hoa Kỳ<br /> (National Heart, Lung and Blood Institute – NHLBI) 1997 [4]:<br /> Mức độ đợt bùng phát của HPQ: Được phân thành 3 loại: Nhẹ, vừa, nặng theo mức độ<br /> khó thở, ảnh hưởng hoạt động thể lực, thời gian cắt cơn, thời gian đợt bùng phát và chỉ tiêu<br /> PEF.<br /> Mức độ bệnh của HPQ: Được phân thành 4 bậc: Bậc 1 (nhẹ từng cơn), bậc 2 (mạn tính<br /> nhẹ), bậc 3 (mạn tính vừa), bậc 4 (mạn tính nặng) theo tần suất cơn, tần suất triệu chứng về<br /> đêm, chỉ số PEF và mức giao động của chỉ số PEF.<br /> Chỉ tiêu thông khí phổi: PEF được đo ngoài cơn hen trước điều trị và kết thúc đợt điều<br /> trị bằng máy hô hấp tự động Pulmonary Function analyzer ERS – 1000 (Fukuda – Nhật Bản)<br /> <br /> Tạp chí y dược học cổ truyền Quân sự<br /> <br /> Số 2- 2012<br /> <br /> Khoa chẩn đoán chức năng, Bệnh viện Trung ương 108. Chỉ số lý thuyết được tính bằng hệ<br /> phương trình hồi quy cho người Viêt Nam.<br /> 2.2. Đánh giá hiệu quả điều trị<br /> Đánh giá biến đổi của chỉ tiêu PEF. Tốt: Sau điều trị PEF tăng > 20% hoặc chuyển<br /> mức độ bệnh theo phân loại của NHLBI – 1997 [4]. Vừa: PEF tăng < 20% và không chuyển<br /> mức độ bệnh. Kém: chỉ tiêu PEF không tăng.<br /> Thời gian cắt cơn: tính từ lúc xuất hiện cơn hen đến khi kết thúc cơn hen (phút).<br /> Thời gian đợt bùng phát: được tính từ khi xuất hiện cơn khó thở đầu tiên đến hết cơn<br /> khó thở cuối cùng của đợt bùng phát. Đơn vị tính: ngày.<br /> Tần suất cơn: Hiệu quả: tần suất cơn giảm. Không hiệu quả: không thay đổi.<br /> Đánh giá hiệu quả điều trị đối với đợt bùng phát: Tốt: cải thiện các triệu chứng lâm<br /> sàng, giảm thời gian cắt cơn, đợt bùng phát, PEF tăng và chuyển mức độ. Vừa: cải thiện các<br /> triệu chứng, giảm thời gian cắt cơn, đợt bùng phát, PEF tăng nhưng không chuyển mức độ.<br /> Kém: các triệu chứng không thay đổi, thời gian cắt cơn, thời gian đợt bùng phát không thay<br /> đổi. Chỉ tiêu PEF không đổi.<br /> Đánh giá hiệu quả điều trị mức độ bệnh: Tốt: tần suất cơn, các triệu chứng về đêm<br /> giảm, chỉ tiêu PEF tăng và chuyển mức độ theo phân loại mức độ bệnh sau điều trị. Vừa: tần<br /> suất cơn, các triệu chứng về đêm giảm, chỉ tiêu PEF tăng nhưng không chuyển mức độ. Kém:<br /> tần suất cơn, các triệu chứng về đêm không đổi, PEF không đổi<br /> Đánh giá tác dụng phụ của thuốc: các biểu hiện lâm sàng không mong muốn trong quá<br /> trình dùng thuốc và các xét nghiệm máu.<br /> 2.3. Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học bằng chương trình EPI.INFO 2000<br /> 1.1.2.<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 1. Thời gian cắt cơn hen<br /> Bảng 1. So sánh thời gian cắt cơn trước và sau điều trị của hai nhóm (test t).<br /> Nhóm<br /> <br /> n<br /> <br /> Nghiên cứu<br /> Chứng<br /> P<br /> <br /> Thời gian cắt cơn hen (phút)<br /> <br /> % giảm<br /> <br /> P<br /> <br /> 37,19 ± 7,85<br /> <br /> 37,9<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> 61,43 ± 11,64<br /> <br /> 59,61 ± 10,06<br /> <br /> 3<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Trước điều trị<br /> <br /> Sau điều trị<br /> <br /> 32<br /> <br /> 59,84 ± 9,54<br /> <br /> 29<br /> <br /> Thời gian cắt cơn trung bình của nhóm nghiên cứu sau điều trị ngắn hơn có ý nghĩa<br /> thống kê (p < 0,05) so với nhóm chứng.<br /> * Thời gian kéo dài đợt bùng phát<br /> <br /> Tạp chí y dược học cổ truyền Quân sự<br /> <br /> Số 2- 2012<br /> <br /> Bảng 2. So sánh thời gian kéo dài đợt bùng phát trước, sau điều trị (test t).<br /> Nhóm<br /> <br /> Thời gian kéo dài đợt bùng phát (ngày)<br /> <br /> n<br /> <br /> Trước điều trị<br /> <br /> Sau điều trị<br /> <br /> % giảm<br /> <br /> P<br /> <br /> Nghiên cứu<br /> <br /> 32<br /> <br /> 8,69 ± 2,02<br /> <br /> 4,06 ± 2,41<br /> <br /> 53,3<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Chứng<br /> <br /> 29<br /> <br /> 8,57 ± 2,62<br /> <br /> 8,29 ± 2,29<br /> <br /> 3,3<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> P<br /> <br /> Thời gian kéo dài của đợt bùng phát của nhóm nghiên cứu sau điều trị ngắn hơn có ý<br /> nghĩa thống kê (p < 0,05) so với nhóm chứng.<br /> * Tần suất cơn<br /> Bảng 3. Kết quả điều trị làm thay đổi tần suất cơn hen ở 2 nhóm.<br /> Nhóm<br /> <br /> Hiệu quả<br /> <br /> Không hiệu quả<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Nghiên cứu<br /> <br /> 24<br /> <br /> 8<br /> <br /> 32<br /> <br /> Chứng<br /> <br /> 9<br /> <br /> 20<br /> <br /> 29<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 33<br /> <br /> 28<br /> <br /> 61<br /> <br /> (p < 0,01, test 2).<br /> Sau điều trị, tần suất cơn ở nhóm nghiên cứu giảm nhiều hơn có ý nghĩa thống kê<br /> (p < 0,01) so với nhóm chứng.<br /> Bảng 4. So sánh sự biến đổi sau điều trị của chỉ tiêu PEF ở 2 nhóm.<br /> Tăng ≥ 20 %<br /> <br /> Tăng < 20 %<br /> <br /> Không thay đổi<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Nghiên cứu<br /> <br /> 20<br /> <br /> 10<br /> <br /> 2<br /> <br /> 32<br /> <br /> Chứng<br /> <br /> 7<br /> <br /> 13<br /> <br /> 9<br /> <br /> 29<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 27<br /> <br /> 23<br /> <br /> 11<br /> <br /> 61<br /> <br /> Nhóm<br /> <br /> (p < 0,01, test 2).<br /> Biến đổi của chỉ số PEF ở hai nhóm khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).<br /> 2. Hiệu quả điều trị đối với đợt bùng phát<br /> Bảng 5. So sánh hiệu quả điều trị đợt bùng phát ở 2 nhóm.<br /> Nhóm<br /> <br /> Tốt<br /> <br /> Vừa<br /> <br /> Kém<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Nghiên cứu<br /> <br /> 19<br /> <br /> 8<br /> <br /> 5<br /> <br /> 32<br /> <br /> Chứng<br /> <br /> 7<br /> <br /> 5<br /> <br /> 17<br /> <br /> 29<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 26<br /> <br /> 13<br /> <br /> 22<br /> <br /> 61<br /> <br /> (p < 0,01, test 2).<br /> Hiệu quả điều trị đợt bùng phát ở nhóm nghiên cứu cao hơn có ý nghĩa thống kê (p <<br /> 0,01) so với nhóm chứng.<br /> <br /> Tạp chí y dược học cổ truyền Quân sự<br /> <br /> Số 2- 2012<br /> <br /> Biểu đồ 1. Hiệu quả điều trị đợt bùng phát<br /> <br /> Biểu đồ 2. Hiệu quả điều trị mức độ bệnh<br /> <br /> 3. Hiệu quả điều trị mức độ bệnh<br /> Bảng 6. So sánh hiệu quả điều trị mức độ bệnh ở 2 nhóm.<br /> Nhóm<br /> <br /> Tốt<br /> <br /> Vừa<br /> <br /> Kém<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Nghiên cứu<br /> <br /> 16<br /> <br /> 8<br /> <br /> 8<br /> <br /> 32<br /> <br /> Chứng<br /> <br /> 6<br /> <br /> 5<br /> <br /> 18<br /> <br /> 29<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 22<br /> <br /> 13<br /> <br /> 26<br /> <br /> 61<br /> <br /> (p < 0,05, test 2).<br /> Hiệu quả cải thiện mức độ bệnh ở nhóm nghiên cứu cao hơn có ý nghĩa thống kê so với<br /> nhóm chứng (p < 0,05).<br /> 4. Tác dụng không mong muốn của bài thuốc<br /> Bảng 7. Các tác dụng không mong muốn được thấy ở 2 nhóm trong 60 ngày điều trị.<br /> Tác dụng không mong muốn<br /> <br /> Nhóm NC<br /> <br /> Nhóm chứng<br /> <br /> p<br /> <br /> Đau đầu<br /> <br /> 0<br /> <br /> 4 (13,8%)<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2