intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu thực trạng sử dụng dung dịch truyền tĩnh mạch tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đánh giá thực trạng sử dụng dung dịch truyền tĩnh mạch tại Khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Đại học Y Hải Phòng, chúng tôi đã phân tích hồi cứu 120 bệnh án của 120 bệnh nhân, kết quả như sau: Gần 3/4 số bệnh nhân là người cao tuổi và người già. Bệnh nhân tái nhập viện là 5,83%. Bệnh nhân chuyển viện là 10,83%. Rất ít bệnh nhân được can thiệp kỹ thuật hồi sức cấp cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu thực trạng sử dụng dung dịch truyền tĩnh mạch tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng

  1. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DUNG DỊCH TRUYỀN TĨNH MẠCH TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG Trịnh Thị Lý*, Phùng Văn Duyên* TÓM TẮT 29 SUMMARY Đánh giá thực trạng sử dụng dung dịch RESEARCH OF THE CURRENT truyền tĩnh mạch tại Khoa Hồi sức cấp cứu bệnh SITUATION OF USING SOLUTION viện Đại học Y Hải Phòng, chúng tôi đã phân FOR INTRAVENOUS INFUSION AT tích hồi cứu 120 bệnh án của 120 bệnh nhân, kết EMERGENCY MEDICINE quả như sau: Gần 3/4 số bệnh nhân là người cao DEPARTMENT OF HAIPHONG tuổi và người già. Bệnh nhân tái nhập viện là MEDICAL UNIVERSITY HOSPITAL 5,83%. Bệnh nhân chuyển viện là 10,83%. Rất Assessing the current situation of using ít bệnh nhân được can thiệp kỹ thuật hồi sức cấp solution for intravenous infusion at Emergency cứu. Tỷ lệ bệnh nhân được truyền dịch là Medicine Department of Hai Phong Medical 87,5%. Dung dịch được sử dụng phổ biến nhất University Hospital, we have had the là NaCl 0,9% với tỷ lệ 84,76% bệnh nhân được retrospective analysis of 120 medical records of truyền. 2/3 số bệnh nhân được truyền dịch liên 120 patients with the following results: Nearly quan đến việc sử dụng thuốc. Gần 1/3 số bệnh three quarters of the patients were elderly; nhân được truyền dịch với mục đích dự phòng Patients re-hospitalized were 5.83%. Hospital sốc giảm thể tích. Ngày nằm viện trung bình là transfer patients were 10.83%. Very few 6,96 ngày, ngày truyền dịch trung bình là 6,14 patients received emergency resuscitation ngày. 11,43% bệnh nhân được truyền dịch techniques. The proportion of patients receiving không cần thiết. Dung dịch ringer lactat được sử infusion was 87.5%. The most commonly used dụng khá khiêm tốn. Một số trường hợp truyền solution was NaCl 0.9% in the proportion of dung dịch glucose chưa đúng chỉ định. Một số 84.76% of patients receiving the infusion. Two bệnh nhân có chế độ ăn giảm muối nhưng vẫn third of patients received the infusion involved được truyền dung dịch mặn (để pha thuốc). Một the drug use. Almost one third of patients số dung dịch ưu trương và thuốc vận mạch chưa received infusion to prevent hypovolemic được truyền qua tĩnh mạch trung tâm. shock. The average day of hospitalization was Từ khóa: dung dịch truyền tĩnh mạch, khoa 6.96 days, the average day of infusion was 6.14 hồi sức cấp cứu days. 11.43% of patients received unnecessary infusion. Ringer lactate solution is rarely used. Some cases of infusion of glucose solution were *Trường Đại học Y Dược Hải Phòng not indicated. Some patients are on a low-salt Chịu trách nhiệm chính: Trịnh Thị Lý diet but still receive saline solution (to make Email: ttly@hpmu.edu.vn medicine). Some hypertonic and vasopressors Ngày nhận bài: 20.3.2021 solution have not been administered through Ngày phản biện khoa học: 20.4.2021 central vein. Ngày duyệt bài: 20.5.2021 192
  2. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2021 Key words: solution for intravenous 120 bệnh nhân với tổng số 120 bệnh án nội infusion, Emergency Medicine Department trú. 2.2. Phương pháp nghiên cứu I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hồi cứu, mô tả cắt ngang. Thu thập và Truyền dịch là một liệu pháp điều trị mà phân tích dữ liệu theo bệnh án của các bệnh hầu hết các khoa lâm sàng đều thực hiện, nhân nằm viện tại khoa Hồi sức cấp cứu từ đặc biệt là các khoa hồi sức cấp cứu, nơi mà tháng 1/2020 đến 4/2020. các dung dịch được sử dụng phổ biến nhất cho những tình huống cấp cứu, bệnh nặng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN và nguy kịch. 3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đại nhân nghiên cứu học Y Hải Phòng là đơn vị tiếp nhận những 3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới bệnh nhân mắc các bệnh cấp cứu, bệnh Tổng số 120 bệnh nhân, trong đó 65 nam nặng hoặc bệnh diễn biến phức tạp. Đa số (chiếm 54,16%) và 55 nữ (chiếm 45,84%) bệnh nhân nằm viện tại khoa này được Bệnh nhân có tuổi cao nhất là 102 tuổi, truyền dịch và truyền dịch dài ngày. Để góp thấp nhất là 15 tuổi. Gần 3/4 số bệnh nhân phần sử dụng các dung dịch truyền tĩnh nằm viện tại khoa Hồi sức cấp cứu là người mạch một cách an toàn và hiệu quả, chúng cao tuổi và người già. tôi nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu sau 3.1.2. Ngày nằm viện trung bình đây: Bệnh nhân có số ngày nằm viện ít nhất là 1. Mô tả thực trạng truyền dịch tại khoa 1 ngày. Bệnh nhân có số ngày nằm viện Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hải nhiều nhất là 18 ngày. Số ngày nằm viện Phòng từ tháng 01/2020 đến tháng 4/2020. trung bình của 1 đợt điều trị chung cho tất 2. Nhận xét việc sử dụng các dung dịch cả bệnh nhân là 7,08 ngày. Ngày nằm viện truyền tĩnh mạch tại khoa Hồi sức cấp cứu trung bình của bệnh nhân được truyền dịch Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng từ tháng là 6,96. Ngày nằm viện trung bình của bệnh 01/2020 đến tháng 4/2020. nhân không được truyền dịch là 7,78. Ngày nằm viện trung bình của khoa Hồi sức cấp II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU cứu tương đồng với một số bệnh viện trên 2.1. Đối tượng nghiên cứu địa bàn thành phố, nhưng ngắn hơn so với Tất cả bệnh nhân nằm viện tại khoa Hồi khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Kiến An và sức cấp cứu bệnh viện Đại học Y Hải Phòng bệnh viện Việt Tiệp (trên 10 ngày), có lẽ do từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2020 bao gồm bệnh lý của khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Đại học Y Hải Phòng ít phức tạp hơn và tỷ lệ chuyển viện lại cao hơn. 3.1.3. Bệnh chính phải vào nhập viện Bảng 1. Bệnh chính phải vào nhập viện Tên bệnh Số BN Tỷ lệ % Viêm phổi 16 13,33 Xuất huyết tiêu hóa (5 có sốc giảm thể tích) 11 9,17 193
  3. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG Tai biến mạch não 12 10,00 COPD đợt cấp 9 7,50 Bệnh mạch vành (1 NMCT có sốc) 6 5,00 Nhiễm khuẩn tiết niệu 6 5,00 Rối loạn nhịp 4 3,33 Ngộ độc thuốc 3 2,50 Tăng áp lực thẩm thấu (2 có sốc) 4 3,33 Viêm tụy cấp 6 5,00 Hạ đường máu 3 2,50 Biến chứng suy thận mạn 4 3,33 Hen phế quản 2 1,67 Hội chứng tiền đình 2 1,67 Phù phổi cấp 2 1,67 Phản vệ độ I 3 2,50 Rối loạn tiền đình 2 1,67 Viêm túi mật hoại tử (1 có sốc) 1 0,83 Nhiễm khuẩn huyết (1 có sốc) 2 1,67 Xơ gan mất bù 2 1,67 Bệnh khác 20 16,67 Nhận xét và bàn luận: Bệnh nhân nhập viện vào khoa Hồi sức cấp cứu chủ yếu thuộc về bệnh học nội khoa, ít gặp bệnh ngoại khoa, sản khoa và nhi khoa. Điều này cũng phù hợp với mô hình bệnh tật tại khoa hồi sức cấp cứu của nhiều bệnh viện trong thành phố (Bệnh viện Kiến An, Bệnh viện Thủy Nguyên, Bệnh viện An Lão…). 3.1.4. Các bệnh hiện mắc Bảng 2. Các bệnh hiện mắc Các bệnh hiện mắc Số BN Tỷ lệ % Mắc 1 bệnh chính 11 9,17 Mắc đa bệnh 112 93,33 Có tăng huyết áp 50 41,67 Có đái tháo đường 33 27,50 Có cả tăng huyết áp và đái tháo đường 16 13,33 Các bệnh khác 60 50,00 Nhận xét và bàn luận: Hầu hết bệnh nhân nhập viện tại khoa Hồi sức cấp cứu đều mắc đa bệnh (93,33%), chỉ có 9,71% bệnh nhân mắc 1 bệnh. Bệnh đồng mắc nhiều nhất là tăng huyết áp (gần một nửa số bệnh nhân có tăng huyết áp) và đái tháo đường (trên 1/4 số bệnh nhân có đái tháo đường). 194
  4. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2021 3.1.5. Tình trạng bệnh nhân cần can thiệp khẩn cấp Bảng 3. Tình trạng bệnh nhân cần can thiệp khẩn cấp Tình trạng bệnh nhân Số BN Tỷ lệ % Sốc mất máu (do XHTH) 5 4,17 Sốc giảm thể tích (do TALTT) 2 1,67 Sốc tim (do NMCT) 1 0,83 Sốc nhiễm khuẩn 2 1,67 Cơn tăng huyết áp kịch phát 8 6,67 Đột quỵ cấp (loại nhồi máu não) 12 10,00 Mất máu cần truyền máu 9 7,50 Tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường 5 4,17 Hạ đường máu 4 3,33 Thiếu máu nặng do suy thận mạn 1 0,83 Tổng số 49 40,83 Nhận xét và bàn luận: Trong số 120 3.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân được truyền bệnh nhân có 49 bệnh nhân cần can thiệp dịch. Tỷ lệ bệnh nhân được truyền dịch tại khẩn cấp, chiếm tỷ lệ 40,83%. Đây là những khoa Hồi sức cấp cứu là khá cao, chiếm tỷ bệnh nhân cần được xử trí nhanh chóng lệ 87,5%; có 6 bệnh nhân không cần truyền hoặc cần được can thiệp ngay lập tức (can dịch (5,0%) và 9 bệnh nhân có chống chỉ thiệp chẩn đoán và can thiệp điều trị). Số định truyền dịch (7,50%). Tỷ lệ này cũng bệnh nhân còn lại thuộc các nhóm bệnh cần tương đồng với các khoa hồi sức của các chăm sóc tích cực. bệnh viện khác (hầu hết bệnh nhân tại khoa 3.2. Thực trạng sử dụng các dung dịch hồi sức cấp cứu bệnh viện Kiến An có truyền tĩnh mạch truyền dịch). 3.2.2. Các chỉ định truyền dịch Bảng 4. Chỉ định truyền dịch Chỉ định truyền dịch Số BN Tỷ lệ % Nâng huyết áp trong sốc giảm thể tích 9/105 8,57 Dự phòng sốc giảm thể tích 33/105 31,43 Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch 16/105 15,24 Pha thuốc trong dịch truyền 71/105 67,62 Điều chỉnh rối loạn nước điện giải 1/105 0,95 Điều chỉnh áp lực thẩm thấu 3/105 2,86 Giải độc, lợi tiểu ở bệnh nhân bị ngộ độc 3/105 2,86 Không có bất kỳ lý do gì 12/105 11,43 195
  5. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG Nhận xét: 2/3 số bệnh nhân được truyền Tỷ lệ bệnh nhân sốc giảm thể tích được dịch liên quan đến việc sử dụng thuốc pha truyền dung dịch NaCl 0,9% là 9/9 bệnh trong dịch truyền. Gần 1/3 số bệnh nhân nhân, trong khi đó chỉ có 3/9 bệnh nhân được truyền dịch với mục đích dự phòng được truyền ringer lactate. Để nâng huyết sốc giảm thể tích. 15,24% bệnh nhân được áp trong sốc giảm thể tích, việc lựa chọn truyền dịch để nuôi dưỡng. 8,57% bệnh loại dung dịch nào có khả năng lấp đầy lòng nhân được truyền dịch cấp cứu với lượng mạnh đã được nhiều tác giả khẳng định, đó dịch lớn để hồi phục thể tích tuần hoàn. Các là các dung dịch tinh thể đẳng trương, có chỉ định truyền dịch khác chỉ gặp rất ít, từ thể là dung dịch NaCl 0,9% hoặc ringer 0% đến 2,86%. 11,43% bệnh nhân được lactate, trong đó vai trò làm đầy lòng mạch truyền dịch không cần thiết (lạm dụng của 2 loại này là tương đương, nhưng ringer truyền dịch). có lợi thế hơn và an toàn hơn so với dung 3.2.3. Các loại dung dịch được truyền dịch NaCl 0,9%. Dung dịch được sử dụng phổ biến nhất Có 3/9 bệnh nhân được truyền dung dịch tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Đại học glucose để phục hồi thể tích tuần hoàn là Y là dung dịch mặn đẳng trương (NaCl chưa phù hợp với khuyến cáo. Các tác giả 0,9%) với tỷ lệ 84,76% bệnh nhân được khuyên rằng không nên sử dụng dung dịch truyền, trong khi đó chỉ có 20,95% bệnh glucose để lấp đầy lòng mạch vì khả năng nhân được truyền dung dịch Ringer lactate. làm đầy lòng mạch của dung dịch glucose là 22,86% bệnh nhân được truyền dung dịch rất khiêm tốn (truyền 1 lít dung dịch Glucose. Các loại dung dịch khác được sử glucose 5% chỉ có 80ml dung dịch được dụng cho bệnh nhân với tỷ lệ thấp từ 0% nằm trong lòng mạch, lượng còn lại ra đến 3,80%. khoảng kẽ và vào trong tế bào) và có thể 3.2.4. Số ngày truyền dịch trung bình gây tác dụng bất lợi như phù phổi, phù não. Ngày nằm viện trung bình của 1 bệnh Trong trường hợp mất nước hoặc mất nhân truyền dịch là 6,96 ngày. Ngày truyền máu, mặc dù tình trạng toàn thân vẫn tốt, dịch trung bình của 1 bệnh nhân được chưa có bất thường về các dấu hiệu sinh truyền dịch là 6,14 ngày. Như vậy các bệnh tồn, chưa có sốc, nhưng việc truyền dịch là nhân được truyền dịch kéo dài từ ngày vào cần thiết để dự phòng sốc giảm thể tích. Các viện đến ngày ra viện (trừ nửa ngày làm thủ dung dịch tinh thể đẳng trương (ringer lactat tục thanh toán ra viện), mặc dù rất nhiều và natri clorua 0,9%) là sự lựa chọn tốt nhất bệnh nhân có thể ngừng truyền dịch (đã đạt để dự phòng sốc giảm thể tích. Tại khoa hồi mục đích truyền dịch) nhưng vẫn được sức cấp cứu, chỉ có 10/33 bệnh nhân được truyền dịch. truyền dung dịch ringer lactate trong khi 3.3. Đánh giá việc sử dụng các dung 33/33 bệnh nhân được truyền dung dịch dịch truyền tĩnh mạch mặn đẳng trương. 7/33 bệnh nhân được 3.3.1. Các dung dịch được truyền để truyền dung dịch glucose để dự phòng sốc phục hồi thể tích tuần hoàn giảm thể tích. 196
  6. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2021 Trong số 120 bệnh nhân nhập viện khoa mạch ngoại vi vì dễ gây tình trạng viêm tĩnh hồi sức cấp cứu có 5 ca tăng áp lực thẩm mạch. thấu do đái tháo đường. Cả 5/5 trường hợp 3.3.3. Các dung dịch được truyền để đều được truyền dung dịch mặn đẳng lợi tiểu giải độc trương, chỉ có 3/5 trường hợp được truyền Trong số 120 bệnh nhân nhập viện khoa dung dịch ringer lactate. Đây là 2 loại dung hồi sức cấp cứu có 3 ca bị ngộ độc thuốc dịch được sử dụng tốt nhất trong tăng áp lực ngủ thể nhẹ, bệnh nhân tỉnh táo, tình trạng thẩm thấu. Tuy nhiên, dung dịch ringer tòan thân tốt. Việc truyền dịch với mục đích lactate là sự lựa chọn ưu tiên hơn bởi vì nó làm tăng lưu lượng máu tới thận, tăng đào nhược trương hơn so với dung dịch NaCl thải chất độc qua nước tiểu. Để đạt được 0,9% (áp lực thẩm thấu của ringer lactate là mục tiêu đó, dung dịch được lựa chọn tốt 278 trong khi của NaCl 0,9% là 290 nhất vẫn là dung dịch mặn đẳng trương và mOsmol) và dung dịch nhược trương hơn sẽ dung dịch ringer lactate. Dung dịch glucose làm giảm áp lực thẩm thấu nhanh hơn. 5% không phải là dung dịch được lựa chọn 3.3.2. Các dung dịch được truyền để để làm tăng lưu lượng máu tới thận. Tuy nuôi dưỡng nhiên 2/3 bệnh nhân vẫn được truyền dung Trong số 120 bệnh nhân nhập viện khoa dịch glucose là chưa phù hợp. hồi sức cấp cứu có 16 ca có liên quan đến 3.3.4. Các dung dịch được truyền để nuôi dưỡng tĩnh mạch do có vấn đề về nuốt pha thuốc hoặc hôn mê. Mục đích của nuôi dưỡng là Trong số 105 bệnh nhân được truyền cung cấp năng lượng (kalo), chất dinh dịch có 71 ca cần phải truyền dịch để pha dưỡng (protid, lipid, glucid, vitamin và thuốc, trong đó có 66 bệnh nhân (92,96%) khoáng chất). Vai trò của dung dịch NaCl được truyền dung dịch mặn đẳng trương để 0,9% trong dinh dưỡng rất khiêm tốn, pha thuốc. Những thuốc pha trong dịch chúng chỉ cung cấp cho cơ thể nước và điện truyền thường gặp là kháng sinh, dãn phế giải (Na, Cl). Mặc dù dung dịch gluose quản, insulin… Trong số 66 bệnh nhân cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng được truyền dung dịch mặn đẳng trương để truyền 500ml dung dịch gluose 5% cũng chỉ pha thuốc có 40 bệnh nhân bị bệnh tăng cung cấp cho cơ thể 100 kcalo. Chính vì huyết áp (bệnh đi kèm với bệnh chính). Một vậy, để chăm sóc dinh dưỡng tốt nhất, cần số bệnh nhân khác cũng có chế độ ăn giảm tính toán nhu cầu calo và cân đối chất dinh muối như tim phổi mạn, suy tim, suy thận dưỡng của bệnh nhân để đáp ứng đầy đủ mạn v.v… cũng được truyền thuốc pha với bằng cách cho ăn qua sonde dạ dày. Một dung dịch mặn đẳng trương. Khoa hồi sức lưu ý nữa là khi truyền các dung dịch ưu cấp cứu nên cân nhắc pha thuốc với dung trương (glucose 10%, 20%, dung dịch acid dịch glucose 5% để hạn chế lượng muối đưa amin…) cần thiết phải tiêm truyền qua tĩnh vào cơ thể trong những trường hợp này. mạch trung tâm, không nên truyền qua tĩnh 3.3.5. Các dung dịch được truyền cho bệnh nhân đột quỵ cấp 197
  7. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG Trong số 120 bệnh nhân nhập viện khoa 93,33%). Bệnh đồng mắc nhiều nhất là tăng hồi sức cấp cứu có 12 ca nhập viện vì bị đột huyết áp, đái tháo đường. quỵ cấp. Khi bị đột quỵ cấp, tế bào não bị 4.2 Thực trạng sử dụng các dung dịch thiếu oxy, nếu truyền dung dịch glucose vào truyền tĩnh mạch trong môi trường thiếu oxy, glucose sẽ Tỷ lệ bệnh nhân được truyền dịch là chuyển hóa yếm khí tạo ra acid lactic. Acid 87,5%. Khoảng 2/3 số bệnh nhân được lactic là một chất độc tính với tế bào não, do truyền dịch liên quan đến việc sử dụng vậy sẽ có nguy cơ làm tổn thương não nặng thuốc (pha thuốc). Gần 1/3 số bệnh nhân thêm. Trong nghiên cứu này, có 4/12 ca được truyền dịch với mục đích dự phòng được truyền dung dịch glucose là chưa phù sốc giảm thể tích. 15,24% bệnh nhân được hợp thậm chí có chống chỉ định. Dung dịch truyền dịch để nuôi dưỡng. 8,57% bệnh ringer lactate là một dung dịch hơi nhược nhân phải truyền dịch cấp cứu với lượng trương so với huyết tương mặc dù nó được dịch lớn để hồi phục thể tích tuần hoàn. Các xếp vào nhóm đẳng trương. Trong trường chỉ định truyền dịch khác rất ít, từ 0% đến hợp có phù não, cần hạn chế truyền loại 2,86%. dung dịch này. Nên cân nhắc 4/12 ca được Dung dịch được sử dụng phổ biến nhất là truyền dung dịch ringer lactate trong nghiên dung dịch mặn đẳng trương (NaCl 0,9%) cứu này. với tỷ lệ 84,76% bệnh nhân được truyền. 22,86% bệnh nhân được truyền dung dịch IV. KẾT LUẬN Glucose. 20,95% bệnh nhân được truyền Qua thu thập và phân tích 120 hồ sơ dung dịch Ringer lactate. bệnh án của 120 bệnh nhân điều trị tại khoa 4.3 Nhận xét về việc sử dụng các dung Hồi sức cấp cứu bệnh viện Đại học Y Hải dịch truyền tĩnh mạch Phòng, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Ngày truyền dịch trung bình của 1 bệnh 4.1 Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân được truyền dịch là 6,14 ngày trong nhân nghiên cứu khi ngày nằm viện trung bình của 1 bệnh Nam chiếm 54,16%, nữ chiếm 45,84%. nhân truyền dịch là 6,96 ngày. Bênh nhân có tuổi cao nhất là 102 tuổi, 11,43% bệnh nhân được truyền dịch thấp nhất là 15 tuổi. Gần 3/4 số bệnh nhân không cần thiết (lạm dụng truyền dịch). nằm viện tại khoa Hồi sức cấp cứu là người Để làm đầy mạch máu, có 9/9 bệnh nhân cao tuổi và người già. được sử dụng dung dịch NaCl 0,9% nhưng Tỷ lệ bệnh nhân tái nhập viện trong 4 chỉ có 3/9 bệnh nhân được sử dụng dung tháng là 5,83%. Tỷ lệ bệnh nhân chuyển dịch ringer lactate, trong khi dung dịch viện là 10,83%. ringer lactat có tác dụng tương đương và có Số ngày nằm viện trung bình của 1 đợt nhiều ưu thế hơn. điều trị chung cho tất cả bệnh nhân là 7,08 Việc lựa chọn loại dịch truyền trong một ngày. số tình huống lâm sàng là chưa phù hợp: 3/9 Hầu hết bệnh nhân mắc đa bệnh (chiếm bệnh nhân được truyền dung dịch glucose 198
  8. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2021 để phục hồi thể tích tuần hoàn; 7/33 bệnh Ann Intensive Care.Published 2014 Dec 4; 4: nhân được truyền dung dịch glucose để dự 38. PMID: 25625012, PMCID: phòng sốc giảm thể tích; 4/12 bệnh nhân đột PMC4298675. quỵ cấp được truyền dung dịch glucose; 2/3 4. Anil Kumar Gangwar, S.C.Chaudhary bệnh nhân được truyền dung dịch glucose M.D (2015),“Intravenous fluid therapy”, Daily fluid balance, Published in: Health & với mục đích làm tăng lưu lượng máu tới Medicine, on Nov 8, 2015. thận. 5. Marik PE et al (2011). “Hemodynamic Một số dung dịch ưu trương và thuốc vận parameters to guide fluid therapy”, Annals of mạch (Dopamin, dobutamin) chưa được Intensive Care, 2011, 1:1 PMID: 21906322, truyền qua tĩnh mạch trung tâm (hiện tại PMCID: PMC3159904. truyền qua tĩnh mạch ngoại vi). 6. Rasouli M (2016), “Basic concepts and practical equations on osmolality: TÀI LIỆU THAM KHẢO biochemical approach”, Clin Biochem. 2016; 1. Quyết định số 1493/2015/QĐ-BYT của Bộ 49(12): 936-41. PubMed PMID: 27343561. Y tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn 7. Raghunathan K, Shaw AD, Bagshaw SM hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích (2013), “Fluids are drugs: type, dose and cực, tr 179-193. toxicity”, CurrOpinCrit Care, ; 19,(4): 2. Trường Đại học Dược Hà Nội (2007), Dược 290-8. PubMed PMID: 23817025 lâm sàng và điều trị, Nhà xuất bản Y học 8. RoyalCollege of Physicians (UK), 2007. “ Intravenous Fluid Therapy in Adults in 3. Alena Lira, Michael R Pinsky (2014), Hospital”, NICE Clinical Guidelines, 2013 “Choices in fluid type and volume during Dec, No. 174. resuscitation: impact on patient outcomes”, 199
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0