intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tính kháng Carbapenem của Acinetobacter baumannii tại BV Đa khoa Thống nhất bằng phương pháp xác định nồng độ kháng sinh tối thiểu ức chế vi khuẩn

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc xác định mô hình kháng kháng sinh và tỷ lệ phân bố các nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của Imipenem và Meropenem đối với Acinetobacter baumannii tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai từ 12/2011 – 5/2013.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tính kháng Carbapenem của Acinetobacter baumannii tại BV Đa khoa Thống nhất bằng phương pháp xác định nồng độ kháng sinh tối thiểu ức chế vi khuẩn

  1. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG CARBAPENEM CỦA Acinetobacter baumannii TẠI BV ĐA KHOA THỐNG NHẤT BẰNG PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ KHÁNG SINH TỐI THIỂU ỨC CHẾ VI KHUẨN Nguyễn Sĩ Tuấn19, Phạm Thị Thu Hằng, Lưu Trần Linh Đa, Hứa Mỹ Ngọc Ngô Thị Bích Huyền, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Ngọc Thanh TÓM TẮT Acinetobacter baumannii (AB) là 1 tác nhân gây bệnh đáng quan tâm và ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt ở Hồi sức Cấp cứu (ICU). Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm khảo sát mô hình kháng kháng sinh và nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) Imipenem, Meropenem của AB tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai. Sự nhạy cảm kháng sinh của 329 chủng AB với aminoglycosides, fluro-quinolons, cephalosporins, carbapenems, colistin và bactrim được tiến hành bằng phương pháp Kirby-Bauer. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của Meropenem và Imipenem đối với 146 chủng AB được thực hiện bằng phương pháp E- test theo tham chiếu CLSI. Trong số bệnh phẩm dương tính AB, bệnh phẩm phân lập nhiều nhất là đờm, 2 khoa lâm sàng phân lập được nhiều nhất là ICU và CIM, nhóm tuổi phân lập được nhiều nhất từ 76 – 99. Trong số 329 chủng AB, kháng aminoglycoside từ 53,16% - 63,52%; fluroquinolon từ 23,6% – 68,58%, cephalosporin từ 59,61% tới 97,93%, carbapenem từ 60,27% tới 80,7%, kháng sinh kết hợp từ 10,53% tới 66,48%, chỉ 0,75% với colistin và 61,71% với bactrim. Trong số 146 chủng AB đa kháng thuốc, có 52,67% chủng có MIC của Meropenem cao hơn hoặc bằng 32 μg/ml và có tới 65,49% chủng có MIC của Imipenem cao hơn hoặc bằng 32 μg/ml. Keyword: Acinetobacter baumannii (AB), carbapenem, MIC, ICU, CIM. SUMMARY Acinetobacter baumannii (AB) is a troublesome and increasingly problematic healthcare-associated pathogen, especially in critical care unit (ICU). This study aimed to investigate the drug resistance patterns of AB strains isolated from Thongnhat Dongnai General Hospital and relationships between AB isolations with clinical wards and year of patients. The antibiotic susceptibility of 329 AB isolates for aminoglycosides, fluro- quinolons, cephalosporins, carbapenems, colistin and bactrim was determined using Kirby- Bauer disk diffusion method. The minimum inhibitor concentration (MIC) of 146 AB isolates for Meropenem was determined using E-test method according to CLSI guide-line. Among AB-positive specimens, the most isolated specimen was sputum, two of the most isolated clinical wards were ICU and Cardiovascular Internal Medicine (CIM), the most isolated age group was from 76 to 99. Among 369 AB isolated, resistance from 53.16% – 63.52% to aminoglycosides, 23.6% – 68.58% to fluroquinolons, 59.61% to 97.93% to cephalosporins, 60.27% to 80.7% to carbapenem, 10.53% to 66.48% to antibiotic combinations, only 0.75% to colistin and 61.71% to bactrim. Among 146 multidrug- resistant AB, 52.67% MICmeropenem ≥ 32 μg/ml and up to 65.49% MICmeropenem ≥ 32 μg/ml. ĐẶT VẤN ĐỀ Acinetobacter baumannii là một tác nhân gây bệnh cơ hội có tỷ lệ gây nhiễm khuẩn bệnh viện gia tăng trong suốt 15 năm trước. Vi khuẩn này gây ra các nhiễm trùng lan rộng, 19 Thạc sĩ Y tế, QTK.Vi sinh , SĐT: 0919563323, Email: nsituan@gmail.com Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 148
  2. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai bao gồm viêm phổi, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng vết mổ, nhiễm tr ng đường tiết niệu và viêm màng não mủ sau phẫu thuật thần kinh, đặc biệt ở các bệnh nhân giảm sức đề kháng trong các đơn vị Hồi sức Cấp cứu (ICU). Việc sử dụng kháng sinh tràn lan trong các bệnh viện đã làm b ng phát các chủng AB đa kháng thuốc với khả năng kháng phổ rộng các kháng sinh, bao gồm các β-lactam phổ rộng thế hệ mới, aminoglycoside và fluoroquinolon. Các carbapenem có khả năng tác động kháng lại các Acinetobacter spp. và cho tới gần đây, thường được sử dụng để điều trị các nhiễm khuẩn gây ra bởi AB đa kháng thuốc. Tuy nhiên, Acinetobacter spp. có thể trở nên kháng với các carbapenem bằng những cơ chế khác nhau, bao gồm giảm tính thấm, biểu hiện quá mức bơm thải kháng sinh và sản xuất enzyme carbapenemase. Trước thực trạng đó, khoa Vi sinh và Hội đồng Thuốc & Điều trị tiến hành “NGHI N CỨU TÍNH KHÁNG CARBAPENEM CỦA Acinetobacter baumannii TẠI BỆNH VIỆN Đ KHO THỐNG NHẤT BẰNG PHƯ NG PHÁP XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ KHÁNG SINH TỐI THIỂU ỨC CH VI KHUẨN” nhằm mục đích “Xác định mô hình kháng kháng sinh và tỷ lệ phân bố các nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của Imipenem và Meropenem đối với Acinetobacter baumannii tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai từ 12/2011 – 5/2013”. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chủng vi khuẩn Tất cả các chủng được định danh là AB (được định danh loài bằng bộ KIT API- 20NE, Biomeriux, Pháp) phân lập lâm sàng từ 12/2011 – 5/2013 được chọn. Thử nghiệm nhạy cảm kháng sinh Các chủng AB được thử nghiệm nhạy cảm kháng sinh bằng phương pháp Kirby- Bauer. Sau đó, chọn ra 146 chủng AB đa kháng (kháng từ 3 nhóm kháng sinh) để thử nghiệm MIC Imipenem và Meropenem bằng phương pháp E-TEST. Thống kê, phân tích số liệu [1] Nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang mô tả, mẫu xác suất và thuận tiện. Số liệu được nhập bằng Epi-data 3.1 và xử lý bằng phần mềm Stata 8.0. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Phân lập được 329 chủng Acinetobacter baumannii (16,63%) trong số 1.978 mẫu cấy dương tính. Tỷ lệ phân lập được AB ở nam chiếm 60,43% (223 ca) so với nữ là 39,57% (146 ca). Biểu đồ 1. PHÂN BỐ CỦA A. baumannii TRONG CÁC VI KHUẨN PHÂN LẬP Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 149
  3. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai Từ biểu đồ 1 cho thấy, trong bệnh phẩm đàm, tỷ lệ phân lập được AB chiếm tới hơn 30% so với các loại bệnh phẩm khác. Thực hiện phép kiểm chi square, từ biểu đồ 2 cho thấy, ở khoa HSCC, tỷ lệ phân lập được AB chiếm tới hơn ¼ so với các chủng vi khuẩn khác, và tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê. Điểm đáng lưu ý là, ở hai khoa Nội tổng hợp và Nội tim mạch, tỷ lệ phân lập được chủng AB cũng rất cao, lần lượt là gần 20% và hơn 31%. Kết quả này vẫn thấp hơn so với các số liệu về phân lập AB tại khoa HSCC bệnh viện Chợ Rẫy năm 2010 (chiếm 61%) và bệnh viện Bạch Mai (chiếm 42%). Biểu đồ 2. Tỷ lệ phân bố A. baumannii theo khoa lâm sàng Pr < 0.05 Từ biểu đồ 3 cho thấy, khi nghiên cứu tỷ lệ phân bố của AB so với các loại vi khuẩn khác, theo lứa tuổi: ở lứa tuổi càng cao, tỷ lệ phân bố của AB so với các loại vi khuẩn khác càng cao. Hiện nay, AB là 1 trong các tác nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn bệnh viện. Bên cạnh đó, các nhiễm khuẩn bệnh viện dễ xảy ra hơn ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Điều này có thể giải thích vì sao ở nhóm tuổi 76 – 99, AB được phân lập chiếm tới hơn ¼ so với tất cả các vi khuẩn gây bệnh khác. Biểu đồ 3. Tỷ lệ phân bố A. baumannii theo lứa tuổi Pearson chi2 = 21.8215 Pr = 0.016 Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 150
  4. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai Từ biểu đồ 4 cho thấy, tất cả các chủng A. baumannii kháng cao với nhóm aminoglycoside (55 – 67%), fluroquinolon (56 – 69%, trừ doxycyline), bactrim (62%). Ở nhóm cephalosporin, đa số kháng sinh bị A. baumannii kháng hơn 90%, chỉ có ceftadizime (kháng hơn 70%) và cephalosporin thế hệ 4 (kháng hơn 60%) có mức độ kháng thấp hơn. Ở nhóm kháng sinh có sử dụng chất ức chế men beta-lactamase phổ rộng, nhóm chất clavulanic acid và tazobactam đã bị kháng mạnh (kháng trên 60%) và chỉ còn nhóm sulbactam còn hiệu quả (kháng dưới 30%). Bên cạnh đó, nhóm polymycin cho thấy hiệu quả diệt trừ A. baumannii cao nhất, xét ở khía cạnh phòng thí nghiệm (kháng dưới 1%). Tuy nhiên, điều nguy hiểm hiện nay, là nhóm carbapenem (Meropenem và Imipenem) đã bị A. baumannii kháng hơn 60%. Mức độ kháng carbapenem trong nghiên cứu này khá tương đồng với nghiên cứu đa trung tâm, đa quốc gia (trong đó có Việt Nam) INICC từ 2003 – 2008, A. baumannii kháng Imipenem và Meropenem là 55,1% [2]. Trong 1 nghiên cứu gần đây năm 2013, tác giả Trần Văn Ngọc khẳng định A. baumannii kháng cao với carbapenem (81 – 83%), cephalosporin thế hệ 3 và 4 (94%), ciprofloxacin (92%), Piperacillin/ tazobactam (89%), kháng mức độ trung bình với Cephaperazone/Sulbactam (49%) và kháng thấp với colistin (2%) [3]. BIỂU ĐỒ 4. KHÁNG KHÁNG SINH CỦA A. baumannii Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 151
  5. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai Theo biểu đồ 5, mức độ kháng của Acinetobacter baumannii đối với đa số các kháng sinh (trừ các kháng sinh cefotaxim và colistin) ở khoa HSCC là cao hơn so với các khoa còn lại và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. BIỂU ĐỒ 5. MÔ HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH GIỮA ICU VÀ CÁC KHOA KHÁC Bảng 1. Mối tƣơng quan giữa giá trị MIC Meropenem và Imipenem trên Acinetobacter baumannii MICMEM MICIMP MICMEM MICIMP n % n % n % n % μg/ml μg/ml μg/ml μg/ml 0,125 1 0,67 0,19 3 2,65 ≤4 53 35,33 ≤ 4 38 33,63 0,23 1 0,67 >4 - ≤ 8 4 2,67 >4 - ≤ 0,25 9 7,96 0 0 8 0,25 12 8 >8 - < 14 9,33 >8 - < 0,38 10 8,85 1 0,88 32 32 Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 152
  6. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai 0,38 11 7,33 0,5 11 9,73 ≥ 32 79 52,67 ≥ 32 74 65,49 0,5 13 8,67 0,75 1 0,88 Hệ số tương quan R2 = 0,7867, cho biết từ giá trị MICMEM có thể dự đoán 79% giá trị của MICIMP, theo phương trình: 0,64 1 0,67 1 2 1,77 MICIMP = 3,92 + 0,9MICMEM 0,75 2 1,33 1,5 2 1,77 1 5 3,33 24 1 0,88 1,5 4 2,67 32 74 65,49 2 1 0,67 Source | SS df MS Number of obs = 113 -------------+------------------------------ F( 1, 111) = 409.42 2,5 1 0,67 Model | 19644.4323 1 19644.4323 Prob > F = 0.0000 Residual | 5325.9249 111 47.9813054 R-squared = 0.7867 3 1 0,67 -------------+------------------------------ Adj R-squared = 0.7848 8 4 2,67 Total | 24970.3572 112 222.949618 Root MSE = 6.9269 10 2 1,33 ------------------------------------------------------------------------------ 12 1 0.67 MIC IMP | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------- 4 4 2,67 MIC MEM | .9007336 .0445156 20.23 0.000 .8125228 .9889443 _cons | 3.921161 1.079137 3.63 0.000 1.782779 6.059543 16 7 4,67 ------------------------------------------------------------------------------ 32 79 52,67 Từ bảng 1 cho thấy, trong mẫu nghiên cứu, lần lượt hơn 62% và 66% các chủng AB phân lập được có MIC của Meropenem và Imipenem >32 µg/ml. Theo CLSI 2013, giá trị này có nghĩa là vi khuẩn đã kháng hoàn toàn với Meropenem và Imipenem. Tiến hành phân tích tương quan giữa MICMEM và MICIMP, trong đó sử dụng MICMEM để tìm mối tương quan dự đoán MICIMP, cho thấy, từ hệ số tương quan R2 = 0.79, suy ra từ giá trị MICMEM có thể dự đoán 79% giá trị MICIMP, theo phương trình hồi quy tuyến tính: MICIMP = 3,92 + 0,9MICMEM. Theo Joseph S. Bertino Jr. và cộng sự (Hoa Kỳ), công bố trên tạp chí “Diagnostic Microbiology and Infectious Disease” năm 2010 về việc so sánh 2 phác đồ tiêm Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 153
  7. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai Imipenem và Meropenem đường tĩnh mạch đối với việc điều trị các nhiễm trùng do trực khuẩn Gram âm, trong đó có AB, cho thấy, đối với kháng sinh Imipenem, ở phác đồ điều trị thông thường cho người lớn (1 ngày/3 lần, cách nhau 8 giờ/1g tiêm tĩnh mạch trong 3 tiếng = 1000mg/q8h/3hr/IV), ở các giá trị MIC = 8 µg/ml, có thể duy trì được 40% T (thời gian nồng độ kháng sinh dưới đường cong) > MIC (Hình 1, Trái). Nghiên cứu cũng cho thấy, tùy nồng độ MICIMP mà các nhà lâm sàng có thể lựa chọn phác đồ điều trị cho các nhiễm khuẩn do Acinetobacter baumannii. Chẳng hạn, đối với các chủng có MICIMP trong khoảng 4 - 8 µg/ml, có thể áp dụng 5 trong 6 phác đồ điều trị có thể (500mg/q8h/3hr/IV; 500mg/q6h/30min/IV; 500mg/q6h/3hr/IV; 1000mg/q8h/3min/IV; 1000mg/q8h/3hr/IV). Ở các MIC 32 µg/ml như trong nghiên cứu này, tất cả các phác đồ sử dụng Imipenem đều duy trì 0% T [4]. Hình 1. Trái: pK/pD của kháng sinh Imipenem đối với A. baumannii Phải: pK/pD của kháng sinh meropenem đối với A. baumannii Đối với kháng sinh Meropenem, ở các giá trị MIC = 8 µg/ml, có thể duy trì được 40% T (thời gian nồng độ kháng sinh dưới đường cong) > MIC (Hình 1, Phải) thông qua tới 3 phác đồ có thể có (1000mg/q8h/3hr/IV; 1000mg/q8h/3min/IV; 500mg/q6h/3min/IV). Nghiên cứu cũng cho thấy, tùy nồng độ MICMEM mà các nhà lâm sàng có thể lựa chọn phác Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 154
  8. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai đồ điều trị cho các nhiễm khuẩn do Acinetobacter baumannii. Chẳng hạn, đối với các chủng có MICMEM trong khoảng 4 - 6 µg/ml, có thể áp dụng có thể áp dụng cả 6 phác đồ điều trị thông thường (500mg/ q8h/ 3min/ IV; 500mg/ q8h/ 3hr/ IV; 500mg/ q6h/ 30min/ IV; 500mg/ q6h/ 3hr/ IV; 1000mg/ q8h/ 3min/ IV; 1000mg/ q8h/ 3hr/ IV) [4]. Trong các ca bệnh nhiễm trùng nặng, với các trường hợp MICMEM từ 8 – 10 µg/ml, các nhà lâm sàng vẫn có thể xem xét 2 phác đồ 1000mg/q8h/3hr/IV và 1000mg/q8h/3min/IV trong khi tìm kiếm các liệu pháp kháng sinh khác. Đối với các trường hợp có MICMEM ≥ 32 µg/ml như trong nghiên cứu này, mặc d có phác đồ có thể duy trì khoảng 5%T, nhưng vẫn sẽ thất bại trong việc đưa %T>40. Điều này có thể cho thấy 1 hiệu quả cao hơn của Meropenem so với Imipenem, trong điều trị nhiễm khuẩn do Acinetobacter baumannii. KẾT LUẬN AB là trực khuẩn gây bệnh có tần suất phân lập được cao nhất so với các trực khuẩn Gram âm thường gặp khác. Trong số các vi khuẩn phân lập được từ đàm và dịch hô hấp, AB chiếm hơn 30%. Ở lứa tuổi cao (từ 76 – 99 tuổi), hơn ¼ các tác nhân vi khuẩn gây bệnh là AB và tỷ lệ này có ý nghĩa về mặt thống kê. AB kháng với hầu hết với các kháng sinh phổ rộng hiện nay, ngoại trừ colistin và nhóm sulbactam. Tính kháng kháng sinh của AB ở khoa HSCC cao hơn những khoa còn lại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Do Van Dung (2007), Scientific research methods and statistical analysis with STATA 8.0 software, the Faculty of Public Health, University of Medicine and Pharmacy, Ho Chi Minh City. 2. Van P. H. and MIDAS Group Research. The multicenter study on the resistance to Imipenem and Meropenem of the Non-fastidious Gram (-) rods – The results from 16 hospitals in Viet Nam. Medical Journal of Ho Chi Minh City. 2010. Issue 14 (2): 1 – 7. 3. Trần Văn Ngọc. Thực trạng đề kháng kháng sinh trong viêm phổi tại Việt Nam và hướng dẫn điều trị ban đầu. CME về Đề kháng kháng sinh – Thực trạng và giải pháp, ngày 29/9/2013. ĐH Y dược Tp. HCM. 4. Lee LS, Kinzig-Schippers M, Nafziger AN, Ma L, Sorgel F, Jones RN, Drusano GL and Bertino Jr. JS. Comparison of 30-min and 3-h infusion regimens for imipenem/cilastin and for meropenem evaluated by Monte Carlo simulation. Diagnostic Microbiology and Infectious Disease. 2010. 68: 251 – 258. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 155
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2