intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tính sáng tạo của trẻ khiếm thính 4 - 7 tuổi qua hoạt động vẽ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc nghiên cứu tính sáng tạo của trẻ khiếm thính 4 – 7 tuổi là vô cùng cần thiết để cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề ra các biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính sáng tạo của trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. “Nghiên cứu tính sáng tạo của trẻ khiếm thính 4 - 7 tuổi qua hoạt động vẽ” được lựa chọn nhằm đáp ứng những nhu cầu cả về lí luận và thực tiễn dạy học cho trẻ khiếm thính ở trường mầm non hiện nay, góp phần phát triển tính sáng tạo cho trẻ khiếm thính 4 – 7 tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tính sáng tạo của trẻ khiếm thính 4 - 7 tuổi qua hoạt động vẽ

  1. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 NGHIÊN CỨU TÍNH SÁNG TẠO CỦA TRẺ KHIẾM THÍNH 4 - 7 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG VẼ Võ Thị Thủy Trúc, Lớp K60A, Khoa Giáo dục Đặc biệt GVHD: TS. Trần Thị Minh Thành Tóm tắt: Các nhà khoa học đã khẳng định bất cứ ai cũng đều tiềm ẩn một khả năng sáng tạo, kể cả ở trẻ khuyết tật. Trẻ khiếm thính (TKT) là những trẻ có sự suy giảm hoặc mất sức nghe dẫn tới việc tiếp nhận thông tin bằng thính giác gặp khó khăn. Tuy nhiên trẻ có khả năng tri giác thị giác rất tốt. Nghiên cứu tính sáng tạo của TKT 4-7 tuổi qua trắc nghiệm sáng tạo vẽ hình TSD-Z cho thấy trẻ đạt được mức độ sáng tạo từ trung bình trở lên. Trong đó có 46% TKT 4 – 7 tuổi đạt được mức độ trung bình (C); 36 % trẻ đạt ở mức độ trên trung bình (D), 12 % trẻ đạt ở mức độ khá (E) và có 6% trẻ ở mức độ cao (F). Không có trẻ nào ở mức độ kém và dưới trung bình cũng như không có trẻ nào ở mức xuất sắc. Trong khi, giới tính có ít sự liên hệ với mức độ sáng tạo ở TKT 4-7 tuổi, còn độ tuổi và môi trường học tập có ảnh hưởng tới mức độ sáng tạo của trẻ. Từ khóa: trẻ khiếm thính, tính sáng tạo, TSD-Z. I. MỞ ĐẦU Hoạt động sáng tạo của con ngƣời là động lực phát triển của xã hội loài ngƣời. TKT do bị phá hủy sức nghe nhƣng trẻ chỉ khó khăn về nghe nói nhƣng các giác quan khác của trẻ vẫn phát triển bình thƣờng, thậm chí giác quan thị giác của trẻ còn phát triển tích cực hơn trẻ bình thƣờng. Các nghiên cứu đã chứng minh, mặc dù cảm giác nghe của TKT bị khiếm khuyết nhƣng khả năng về tri giác thị giác lại khá tinh nhạy và đƣợc trẻ tận dụng một cách triệt để. Vì vậy, TKT thƣờng có năng khiếu về tạo hình hoặc múa. Trên thế giới, tính sáng tạo (TST) và phát triển tính sáng tạo cho trẻ khuyết tât nói chung và trẻ khiếm thính (TKT) nói riêng đã đƣợc quan tâm từ những thập niên 70 của thế kỉ XX. Một số tác giả nƣớc ngoài đã nghiên cứu biện pháp dạy học phát huy TST của TKT nhƣ: Kohl (1966), Kaltosournis (1969), KaCacsg (1990), Cluadine Sherrill‟s (1980) và Laughton Joan(1988). Ở Việt Nam, một số nhà tâm lí giáo dục đã quan tâm đến khả năng sáng tạo của trẻ em mẫu giáo. Khả năng sáng tạo và biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng còn ít đƣợc quan tâm. Cho đến nay số lƣợng các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn rất khiêm tốn. Việc nghiên cứu tính sáng tạo của trẻ khiếm thính 4 – 7 tuổi là vô cùng cần thiết để cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề ra các biện pháp giáo dục nhằm phát huy TST của trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. “Nghiên cứu tính sáng tạo của trẻ khiếm thính 4 - 7 tuổi qua hoạt động vẽ” đƣợc lựa chọn nhằm đáp ứng những nhu cầu cả về lí luận và thực tiễn dạy học cho trẻ khiếm thính ở trƣờng mầm non hiện nay, góp phần phát triển tính sáng tạo cho trẻ khiếm thính 4 – 7 tuổi. II. NỘI DUNG 1. Mục đích nghiên cứu Nhằm xác định mức độ TST của trẻ khiếm thính 4 – 7 tuổi, từ đó cung cấp cơ sở đề xuất một số biện pháp giáo dục nhằm phát triển TST cho trẻ. 385
  2. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phƣơng pháp trắc nghiệm là chủ yếu, kết hợp với phƣơng pháp nghiên cứu lí luận và xử lí số liệu bằng SPSS21.0 và thống kê toán học. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Một số khái niệm công cụ 3.1.1. Khái niệm về trẻ khiếm thính Trẻ khiếm thính là những trẻ bị phá hủy cơ quan phân tích thính giác ở các mức độ khác nhau hay còn gọi là khuyết tật thính giác. 3.1.2. Khái niệm về tính sáng tạo TST là một thuộc tính nhân cách và nó tồn tại ở tất cả mọi ngƣời không phân biệt tuổi tác, giới tính hay trình độ. 3.1.3. Khái niệm về hoạt động vẽ Hoạt động vẽ là một hoạt động của con ngƣời nhằm tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Ngƣợc lại, thông qua hoạt động này mà các khả năng sáng tạo nghệ thuật của cá nhân bộc lộ ra ngoài, đƣợc phát hiện, bồi dƣỡng và phát huy [7; 49]. 3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động vẽ của giáo viên nhằm phát triển TST cho TKT 4 – 7 tuổi Bảng 1. Đánh giá của giáo viên về vai trò của hoạt động vẽ trong phát triển TST cho TKT 4 – 7 tuổi Ý kiến Số lƣợng Tỉ lệ ( % ) Rất quan trọng 11 55,0 Quan trọng 6 30,0 Tƣơng đối quan trọng 3 15,0 Không quan trọng 0 0,0 Tổng 20 100,0 Nhìn bảng trên ta có thể thấy đa phần các giáo viên đã nhận thức đƣợc vai trò của hoạt động vẽ trong phát triển TST cho TKT 4 – 7 tuổi là rất quan trọng. Biểu đồ 1. Các hình thức giáo viên tổ chức hoạt động vẽ cho TKT 4 – 7 tuổi 386
  3. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Qua kết quả điều tra cho thấy giáo viên ở các trƣờng thƣờng tổ chức hoạt động vẽ cho TKT dƣới các hình thức đa dạng. Tuy nhiên, các giáo viên thƣờng tổ chức cho trẻ vẽ theo mẫu, vẽ theo đề tài và vẽ tự do, trong đó vẽ theo mẫu đƣợc nhiều giáo viên lựa chọn hơn cả. Bảng 2. Biện pháp giáo viên sử dụng để mở rộng vốn biểu tƣợng cho TKT 4 – 7 tuổi STT Biện pháp Kết quả (n = 20) Số ý kiến Tỉ lệ ( % ) 1 Cho trẻ quan sát mẫu 19 95,0 2 Tổ chức buổi đi tham quan, đi dạo 14 70,0 3 Cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật 19 95,0 4 Biện pháp khác 1 5,0 Bảng trên cho thấy 2 biện pháp đƣợc giáo viên lựa chọn sử dụng nhiều nhất để mở rộng vốn biểu tƣợng cho TKT 4 – 7 tuổi là cho trẻ quan sát mẫu và cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật (tranh, ảnh) (95.5%). Giáo viên sử dụng biện pháp tổ chức buổi đi tham quan, đi dạo với mức độ thấp hơn (70%). Ngoài ra, có 5% giáo viên lựa chọn sử dụng một số biện pháp khác trong tổ chức hoạt động vẽ cho TKT nhƣ cho trẻ xem video. Mặc dù cho trẻ đi tham quan, dã ngoại sẽ giúp trẻ nhanh chóng mở rộng và củng cố vốn biểu tƣợng nhƣng thƣờng ít đƣợc giáo viên lựa chọn vì điều kiện không cho phép. Biểu đồ 2. Biện pháp giáo viên sử dụng để hướng dẫn, hỗ trợ TKT 4 – 7 tuổi trong hoạt động vẽ Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy, để hƣớng dẫn và hỗ trợ cho TKT 4 – 7 tuổi trong hoạt động vẽ giáo viên chủ yếu làm mẫu (95%) và sử dụng đồ dùng trực quan (80%). Bên cạnh đó, giáo viên sử dụng kí hiệu ngôn ngữ và dùng lời. Trong đó việc dùng lời đƣợc giáo viên lựa chọn sử dụng ít nhất (70%). Biểu đồ 3. Vật liệu TKT 4 – 7 tuổi sử dụng trong hoạt động vẽ 387
  4. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy, trong quá trình tổ chức hoạt động vẽ cho TKT, giáo viên chủ yếu cho trẻ sử dụng các vật liệu nhƣ bút sáp màu (95 %), giấy vẽ (90%) và bút chì (85%). Bên cạnh đó, giáo viên còn cho trẻ sử dụng bút lông vẽ màu nƣớc, nhƣng mức độ còn ít (30%). Ngoài các vật liệu kể trên thì trẻ không đƣợc sử dụng vật liệu khác trong quá trình tham gia hoạt động vẽ. 3.3. Tính sáng tạo của TKT 4 – 7 tuổi qua TSD- Z 3.3.1. Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 50 trẻ khiếm thính 4-7 tuổi tại 3 cơ sở giáo dục trẻ khiếm thính là Trƣờng Dân lập dạy trẻ điếc Nhân Chính, Trƣờng phổ thông cơ sở Xã Đàn, Trƣờng khiếm thính Hải Phòng. 3.3.2. Công cụ đánh giá Chúng tôi tiến hành nghiên cứu TST của trẻ khiếm thính 4 – 7 tuổi bằng mẫu A của Test sáng tạo TSD-Z của Klaus. K.Urban. Test TSD-Z có thể tiến hành trên từng cá thể hoặc từng nhóm cá nhân từ 4 đến 95 tuổi. Thời gian làm Test là 15 phút. Trên một trang giấy test đã cho trƣớc một số họa tiết có tác dụng kích thích sự tự do vẽ tiếp của nghiệm thể. Sản phẩm vẽ đƣợc đánh giá nhờ dựa vào 14 tiêu chí hay phạm trù: Mr, Bs, Pm, Lkh; Lđt, Vh, Vkh, Pc, Hc, BqA, BqB, BqC, BqD, Tg. Tiêu chuẩn và phân loại ban đầu của test TSD- Z bao gồm từ mức độ Kém (A) đến Xuất sắc (G). Ngoài ra, K.K Urban đã đƣa ra 6 mức độ phát triển khả năng sáng tạo tƣơng ứng với sự phát triển nhận thức chung. 3.3.3. Tính sáng tạo của trẻ khiếm thính 4 – 7 tuổi qua TSD- Z Bảng 3. Thống kê mô tả thời gian hoàn thành bức tranh, điểm Pr và T của TKT 4 – 7 tuổi Số phút Tổng Pr T Hiệu lực 50 50 50 50 N Khuyết thiếu 0 0 0 0 Trung bình 12,70 22,96 72,54 57,58 Độ lệch chuẩn 1,165 7,24 19,28 7,30 Tối thiểu 12 10 26 43 Tối đa 15 37 100 77 Bảng 4. Tổng hợp mức độ TST của TKT 4-7 tuổi qua TSD- Z Mức độ TST Kém Dƣới Trung Trên Khá Cao Xuất ∑ (A) trung bình trung (E) (F) sắc Số lƣợng bình (C) bình (G) (B) (D) Số trẻ 0 0 23 18 6 3 0 50 % 0,0 0,0 46,0 36,0 12,0 6,0 0,0 100 388
  5. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Theo Bảng 3, trung bình thời gian để trẻ hoàn thành bài vẽ là 12,70 phút, trong đó đa số trẻ vẽ trong 12 phút. Thời gian hoàn thành bài vẽ ít nhất là 12 phút và nhiều nhất là 15 phút. Tổng điểm trẻ đạt đƣợc thấp nhất là 10 điểm và cao nhất là 37 điểm. Tổng điểm trung bình trẻ đạt đƣợc là 22.96 điểm. Điểm PR và điểm T trẻ đạt đƣợc chỉ ở mức khá và thời gian để trẻ hoàn thành một bức tranh còn chậm. Nhƣ vậy, đa số TKT 4 – 7 tuổi đạt đƣợc điểm TSD - Z ở mức độ trung bình (46 %). Có 36% trẻ đạt ở mức độ trên trung bình, 12% trẻ đạt ở mức độ khá và có 6% trẻ ở mức độ cao. Không có trẻ nào ở mức độ kém và xuất sắc. Điều này cho thấy, TST của TKT 4 – 7 tuổi chủ yếu ở mức độ trung bình và trên trung bình. - Mức độ phát triển TST của TKT 4 – 7 tuổi qua tranh vẽ Biểu đồ 4. Mức độ phát triển TST của TKT 4 – 7 tuổi Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy mức độ 4- mức đối tƣợng/ hình họa độc lập, chiếm tỉ lệ cao nhất (62%). Có 7 trẻ (14%) đạt ở mức độ 3, trẻ đã biết tạo thành hình đơn giản từ những nét dang dở. Có 12 trẻ (24%) đạt ở mức độ 5. Tỉ lệ TKT đạt mức độ 3 và mức độ 5 chênh lệch nhau không nhiều. 3.3.4. Tính sáng tạo của trẻ khiếm thính 4 – 7 tuổi theo giới tính, địa bàn và tuổi * Giới tính và mức độ sáng tạo Biểu đồ 5. Tương quan giữa giới tính và mức độ sáng tạo của TKT 4 – 7 tuổi Biểu đồ trên cho thấy có sự chênh lệch về tỉ lệ trẻ nữ và trẻ nam ở từng mức độ sáng tạo. TKT trai chiếm đa số ở mức độ D (trên trung bình), tỉ lệ TKT nữ đạt ở mức độ F (Cao) gấp đôi so với TKT nam. Tuy nhiên dùng công thức bảng chéo (Crosstabulations) 389
  6. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 trong SPSS thì hệ số tƣơng quan giữa giới tính và mức độ sáng tạo là thấp hay nói cách khác không có sự tƣơng quan giữa giới tính và mức độ sáng tạo ở TKT 4-7 tuổi. * Địa bàn và mức độ sáng tạo Biểu đồ 6. Tương quan về mức độ sáng tạo của TKT theo trường Vậy, TKT trƣờng Dân lập dạy trẻ điếc Nhân Chính có khả năng sáng tạo cao và cao nhất trong 3 trƣờng trên. TKT Trƣờng Khiếm thính Hải Phòng có khả năng sáng tạo thấp nhất trong 3 trƣờng. Ngoài ra, xét về mức độ phát triển TST, TKT ở các trƣờng khác nhau có mức độ phát triển khác nhau. Biểu đồ 7. So sánh mức độ phát triển TST của Trường Khiếm thính Hải Phòng, trường Dân lập dạy trẻ điếc Nhân Chính và trường PTCS Xã Đàn Nhƣ vậy cả mức độ TST và mức độ phát triển TST qua tranh vẽ của TKT ở Hải Phòng đều thấp hơn so với 2 trƣờng còn lại. TKT ở Trƣờng Nhân Chính có mức độ TST cao nhất, còn tỉ lệ trẻ đạt mức độ phát triển cao lại thuộc về trƣờng Xã Đàn. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, các trẻ ở Trƣờng khiếm thính Hải Phòng không đƣợc đeo máy trợ thính nhƣ ở 2 trƣờng còn lại. Ngoài ra, hoạt động vẽ ở đây cũng không đƣợc tổ chức thƣờng xuyên. Có thể đây là một trong những nguyên nhân gây nên sự chênh lệch về mức độ sáng tạo ở TKT. * Tuổi và mức độ sáng tạo Biểu đồ 8. Tương quan giữa độ tuổi và mức độ sáng tạo của TKT 4 – 7 tuổi 390
  7. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn 5 tuổi – 5 tuổi rƣỡi TKT bộc lộ TST một cách rõ ràng và mạnh mẽ nhất trong tất cả các giai đoạn từ 4 -7 tuổi. Sau đó TST của trẻ dƣờng nhƣ giảm dần khi lớn lên. Đặc biệt ở giai đoạn 6 tuổi rƣỡi – 7 tuổi dƣờng nhƣ chững lại. Và sau đó từ 7 tuổi – 7 tuổi rƣỡi TST của trẻ lại có dấu hiệu tăng lên. Điều này khá thú vị đối với việc giáo dục phát triển TST cho TKT. 3.4. Đề xuất một số biện pháp phát triển tính sáng tạo cho TKT 4 – 7 tuổi qua hoạt động vẽ Nhóm 1: Nhóm các biện pháp cung cấp các kiến thức, làm giàu vốn biểu tượng cho trẻ, tạo hứng thú, phát triển ở TKT 4-7 tuổi những xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ đối với các sự vật hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Biện pháp 1: Tăng cƣờng việc tổ chức cho trẻ quan sát các sự vật hiện tƣợng. Biện pháp 2: Sử dụng lời nói kết hợp cùng ngôn ngữ kí hiệu giúp trẻ hiểu rõ đối tƣợng và cảm thụ đƣợc cái đẹp của các đối tƣợng. Nhóm 2: Nhóm các biện pháp rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho TKT 4 – 7 tuổi được thực hành- ôn luyện và biết cách thể hiện một cách tự nhiên, dễ dàng Biện pháp 1: Rèn kĩ năng sử dụng các dụng cụ, nguyên vật liệu trong quá trình vẽ. Biện pháp 2: Cho trẻ đƣợc thực hiện vẽ theo trí nhớ, biểu tƣợng tƣởng tƣợng. Nhóm 3: Nhóm các biện pháp bổ trợ nhằm rèn luyện khả năng độc lập, bồi dưỡng TST cho TKT 4 – 7 tuổi. Biện pháp 1: Tập cho trẻ tự suy nghĩ, khám phá, tìm cách thể hiện một bức tranh Biện pháp 2: Cho trẻ so sánh tranh chụp với hiện thực, từ đó trẻ so sánh, phân tích và chọn lựa những nét đặc trƣng theo suy nghĩ của mình và đƣa vào tranh vẽ của chính mình. III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận - Hoạt động vẽ là hoạt động mang TST cao và đồng thời là hoạt động có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự phát triển TST của trẻ em nói chung và TKT 4-7 tuổi nói riêng. - Giáo viên ở các trƣờng đã nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của hoạt động vẽ trong phát triển khả năng sáng tạo cho TKT 4 – 7 tuổi. Biện pháp đƣợc giáo viên lựa chọn sử dụng nhiều nhất để mở rộng vốn biểu tƣợng cho TKT 4 – 7 tuổi là cho trẻ quan sát mẫu và cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật (tranh, ảnh). Phần lớn giáo viên căn cứ vào nội dung bài dạy để lựa chọn các phƣơng pháp tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ (85%). Giáo viên ở các trƣờng chủ yếu tổ chức cho trẻ vẽ theo mẫu. - TST của TKT 4 – 7 tuổi đã bộc lộ một cách rõ ràng qua tranh vẽ, các mức độ sáng tạo trải từ mức độ trung bình đến mức cao nhƣng chủ yếu ở mức độ trung bình và trên trung bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 46% TKT 4 – 7 tuổi đạt đƣợc điểm TSD- Z ở mức độ trung bình (C); 36 % trẻ đạt ở mức độ trên trung bình (D), 12 % trẻ đạt ở mức độ khá (E) và có 6% trẻ ở mức độ cao (F). Không có trẻ nào ở mức độ kém và dƣới trung bình cũng nhƣ không có trẻ nào ở mức xuất sắc. - TKT 4 – 7 tuổi đã biết sử dụng những giản đồ phức tạp hơn, mang tính cá nhân và đồng hóa/ kết hợp các chi tiết dang dở đã cho để tạo ra một đối tƣợng hoặc sự vật độc lập/ 391
  8. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 đơn lẻ và gần một nửa số trẻ đó đã biết tạo ra mối liên hệ bên trong hoặc cấu trúc theo một chủ đề, ý đồ hình thành/ sáng tác trở nên dễ nhận biết từ các hình dạng, đối tƣợng đƣợc trẻ vẽ. Tuy nhiên không có một tác phẩm thực sự nào đƣợc hình thành. - Mặc dù có sự khác biệt về tỉ lệ trẻ gái và trẻ trai ở các mức độ sáng tạo nhƣng giới tính không có ảnh hƣởng nhiều đến mức độ sáng tạo của TKT. Trong khi đó, địa bàn và độ tuổi có sự tƣơng quan khá chặt chẽ với mức độ sáng tạo của trẻ. - Trong đó, TKT 5 tuổi – 5 tuổi rƣỡi có mức độ sáng tạo cao nhất trong các nhóm tuổi. Trƣờng có hỗ trợ cho trẻ đeo máy trợ thính và quan tâm tới việc phát triển TST cũng nhƣ tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ thì mức độ TST của TKT cao hơn so với trƣờng không có các điều kiện trên. - Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng, nghiên cứu đã đề xuất 3 nhóm biện pháp nhằm phát triển TST cho TKT 4 – 7 tuổi qua hoạt động vẽ, đó là: nhóm biện pháp củng cố mở rộng vốn biểu tƣợng cho trẻ; nhóm biện pháp rèn luyện kĩ năng cho trẻ; nhóm biện pháp bổ trợ. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với giáo viên mầm non - Cần hiểu đƣợc đặc điểm, điểm mạnh, điểm yếu của từng TKT để có biện pháp hƣớng dẫn phù hợp và kích thích TST của trẻ. - Thƣờng xuyên tổ chức cho trẻ vẽ tranh và tổ chức các hoạt động nghệ thuật khác để phát triển TST cho trẻ. Trong đó nên tổ chức cho trẻ vẽ tranh theo ý thích để phát triển TST của trẻ. - Khi tổ chức hoạt động vẽ cho TKT cần nhận ra yếu tố sáng tạo của trẻ trong tranh vẽ, đánh giá cao sự sáng tạo của trẻ và tạo cơ hội cho trẻ sáng tạo. 2.2. Đối với cơ sở giáo dục trẻ - Nhà trƣờng cần đƣợc trang bị đầy đủ các phƣơng tiện dạy vẽ cho trẻ em. Đồng thời cần tạo môi trƣờng thẩm mĩ và cuộc sống phong phú cho TKT. - Trƣờng cần tạo điều kiện giúp TKT tích lũy vốn kinh nghiệm, hiểu biết về thế giới xung quanh trẻ qua tổ chức tham quan, sƣa tầm các tác phẩm nghệ thuật, cho trẻ xem băng video, tranh truyện. - Tạo điều kiện cho giáo viên đƣợc bồi dƣỡng, nâng cao nhận thức về dạy học sáng tạo và phát triển TST cho TKT. - Tăng cƣờng các hoạt động bồi dƣỡng và chia sẻ chuyên môn cho giáo viên trong trƣờng về TKT và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ 2.3. Đối với cơ sở đào tạo và nghiên cứu - Động viên, khuyến khích, phát huy tinh thần học tập, lao động sáng tạo cho sinh viên. - Chú trọng bồi dƣỡng khả năng sáng tạo của ngƣời học, giúp họ trở thành ngƣời giáo viên sáng tạo trong tƣơng lai. - Trang bị những kiến thức, kĩ năng về giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và TKT nói riêng. - Tiếp tục việc nghiên cứu về TST của TKT và trẻ khuyết tật ở phạm vi rộng và đối tƣợng lớn hơn. 392
  9. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lăng Thị Bình, Nghiên cứu khả năng sáng tạo của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua vẽ tranh đề tài, Luận văn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2000. [2] Vũ Thị Thu Hà, Tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động vẽ, Luận văn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2000. [3] Nguyễn Thị Huệ, Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ em mẫu giáo 5-6 tuổi, Luận án, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2008. [4] Nguyễn Thị Ngọc Kim, Một số biện pháp bồi dưỡng khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ theo ý thích, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2005. [5] Bùi Thị Lâm, Giáo dục mầm non cho trẻ khiếm thính, Tài liệu bài giảng, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2013. [6] Đỗ Thị Thanh Mai, Nghiên cứu khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ, Luận án, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2000. [7] Đinh Hiền Minh, Một số biện pháp tổ chức hoạt động vẽ nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, Luận án, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2007. [8] Hoàng Thị Nho, Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ em khiếm thính 5- 6 tuổi làm quen với môi trường xung quanh, Luận án, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. [9] Trần Thị Minh Thành, Tổ chức trò chơi xây dựng nhằm phát triển tính sáng tạo cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 – 6 tuổi, Luận án, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2013. [10] Lê Thanh Thủy, Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, NXB Đại học Sƣ phạm, 2013. [11] Dƣơng Thị Thanh Thủy, Một số biện pháp phát triển trí tưởng tượng của trẻ Mẫu giáo (5-6 tuổi) trong hoạt động vẽ, Luận văn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 1999. [12] Nguyễn Huy Tú, Bộ trắc nghiệm sáng tạo TSD-Z của Klaus K.Urban với những ứng dụng ở nước ngoài và Việt Nam, NXB Đại học Sƣ phạm, 2006. 393
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2