intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu về chiến lược thiết kế thụ động trong nhà cổ Hội An, Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu về chiến lược thiết kế thụ động trong nhà cổ Hội An, Việt Nam gồm hai mục tiêu chính. Một là, điều tra các chiến lược đáp ứng khí hậu của các thiết kế nhà cổ tại Hội An trên khía cạnh vật lý kiến trúc. Qua đó, nghiên cứu sẽ đánh giá mức độ đáp ứng khí hậu của các nhà cổ này. Hai là, chỉ ra được ưu, nhược điểm của các thiết kế này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu về chiến lược thiết kế thụ động trong nhà cổ Hội An, Việt Nam

  1. ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 2 89 NGHIÊN CỨU VỀ CHIẾN LƯỢC THIẾT KẾ THỤ ĐỘNG TRONG NHÀ CỔ HỘI AN, VIỆT NAM A STUDY ON PASSIVE DESIGN STRATEGY OF VERNACULAR HOUSES IN HOI AN, VIETNAM Lưu Thiên Hương, Đinh Nam Đức Trường Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng luuthienhuong.kts@gmail.com; dinhnamduc@gmail.com Tóm tắt - Các hiện tượng toàn cầu về biến đổi khí hậu và sự Abstract - The worldwide phenomenon of climate change and nóng lên của trái đất có tác động lớn đến thiên nhiên, động vật và global warming has high impacts on nature, animals and human đời sống con người. Tìm kiếm sự thích nghi và giải pháp phù hợp life. Finding appropriate adaptations and solutions are cho vấn đề này ngày càng cấp bách. Kiến trúc nhà cổ được biết increasingly urgent. Vernacular architecture is well known as a đến như một ví dụ điển hình của thiết kế tiết kiệm năng lượng và typical example of energy saving and environmental friendly thân thiện với môi trường. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là design. The principal purpose of this study is to investigate the đánh giá các chiến lược đáp ứng khí hậu của thiết kế các nhà cổ underlying climate responsive strategies of vernacular housing tại Khu phố cổ Hội An, Việt Nam trên khía cạnh vật lý kiến trúc. design in terms of architecture physics. Moreover, the research Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ rõ các ưu, nhược điểm của thiết kế also clarifies advantages and disadvantages of these designs. trong các nhà cổ này. Hai phương pháp chính được sử dụng bao The two main research methods are In-situ survey and describing gồm Khảo sát tại chỗ và Mô tả và hình ảnh hóa. Kết quả của and visualizing. The result of this research can increase our nghiên cứu có thể làm tăng sự hiểu biết về các giải pháp thiết kế understanding of passive design methods in Hoi An vernacular thụ động trong nhà cổ ở Hội An cũng như việc áp dụng các giải houses and the application of these methods into modern housing pháp này vào nhà ở hiện đại trong cùng điều kiện khí hậu. designs in similar climate conditions. Từ khóa - chiếu sáng tự nhiên; kiến trúc nhà cổ Hội An; thiết kế Key words - Hoi An vernacular architecture; natural lighting; thụ động; thông gió tự nhiên; tiện nghi nhiệt. natural ventilation; passive design; thermal comfort. 1. Bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu 2. Vị trí và đối tượng nghiên cứu 1.1. Bối cảnh nghiên cứu 2.1. Vị trí nghiên cứu Dưới sự tác động của biến đổi khí hậu, việc tìm kiếm Vị trí nghiên cứu nằm ở khu vực Phố cổ Hội An, thuộc những giải pháp, chiến lược thiết kế kiến trúc mới nhằm thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam (Hình 1). đem lại môi trường sống thoải mái cho con người ngày Khu vực này nằm ở bờ sông Thu Bồn với diện tích khoảng càng cấp bách. Thiết kế thụ động là khuynh hướng thiết 0,3 kilômét vuông, chiều dài và rộng lần lượt khoảng 1000 kế đã và đang được áp dụng có hiệu quả. Thiết kế thụ và 300 mét (Hình 2) [1]. Cho đến bây giờ, nhiều loại công động có khuynh hướng tận dụng các nguồn năng lượng tự trình cổ ở Phố cổ Hội An vẫn còn được bảo tồn và sử dụng. nhiên, điều kiện khí hậu như mặt trời, gió, cường độ sáng Những công trình đó bao gồm các nhà ở kết hợp kinh để duy trì điều kiện tiện nghi nhiệt trong nhà. Ngoài ra, doanh, đình, chùa, đền, cầu, nhà thờ họ, lăng mộ, giếng, hội thiết kế thụ động còn giúp hạn chế việc sử dụng các thiết quán, chợ. Hệ thống đường giao thông ở đây được quy bị điện phụ trợ. Do đó, một giải pháp thiết kế thụ động tốt hoạch theo dạng bàn cờ với những con đường chạy song cần mang lại môi trường tiện nghi nhiệt, giảm khí thải nhà song với bờ sông theo hướng Đông-Tây và những con kính và tăng hiệu quả kinh tế cho người cư ngụ. đường cắt ngang theo hướng Bắc-Nam. Đối với điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở miền Trung Hầu hết những công trình ở Phố cổ Hội An được xây Việt Nam, các chiến lược thiết kế thụ động cho môi trường dựng từ cách đây hơn 100 năm. Kết cấu phổ biến của xây dựng bao gồm: hướng công trình, hình dạng công chúng là tường gạch và dầm gỗ. Do Hội An nằm ở khu trình; thông gió tự nhiên, chiếu sáng tự nhiên; che nắng, vực khí hậu khắc nghiệt của Việt Nam với những cơn bão năng lượng mặt trời thụ động, khả năng hấp thụ nhiệt, cách nhiệt đới, lượng mưa lớn và lũ lụt hằng năm, cộng với tác nhiệt bằng vật liệu, cách nhiệt bằng thiết kế, làm mát bằng động của thời gian, ô nhiễm môi trường sống, những công cách bay hơi; kết cấu nhẹ; chống ẩm và ngưng tụ, hạn chế trình cổ nói trên luôn nằm trong nguy cư bị xuống cấp. tác động của nước mưa, chống bão, chống lũ,… 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này bao gồm hai mục tiêu chính. Một là, điều tra các chiến lược đáp ứng khí hậu của các thiết kế nhà cổ tại Hội An trên khía cạnh vật lý kiến trúc. Qua đó, nghiên cứu sẽ đánh giá mức độ đáp ứng khí hậu của các nhà cổ này. Hai là, chỉ ra được ưu, nhược điểm của các thiết kế này. Từ đó, đưa ra các kiến nghị góp phần hoàn thiện chiến lược thiết kế thụ động, để áp dụng trong các công trình hiện đại tại khu vực có cùng điều kiện khí hậu. Hình 1. Vị trí khu Phố cổ Hội An
  2. 90 Lưu Thiên Hương, Đinh Nam Đức Hình 2. Bản đồ khu vực trung tâm Phố cổ Hội An Hình 5. Vị trí hai căn nhà được sử dụng để phân tích 2.2. Đối tượng nghiên cứu * Nhà số 48 Trần Phú (Nhà A): Đây là mẫu nhà ở Trong số các loại công trình cổ còn tồn tại ở Phố cổ một tầng vừa mang tính truyền thống, vừa mang mang các Hội An, nghiên cứu này sẽ tập trung vào loại nhà truyền đặc tính điển hình của nhà phố Hội An, nằm ở phía Đông thống là nhà ở kết hợp kinh doanh, hay còn được gọi là Hội quán Phúc Kiến. Ngôi nhà có ba gian hoàn toàn đối nhà cửa hiệu. Loại nhà này phân bố ở các lô đất dọc theo xứng, với tường dày ở hai bên và mái hiên được làm giật các con đường dài, hẹp và gắn liền với các hoạt động trên cấp so với mái chính. Kích thước ngôi nhà này là 10 mét các con đường chính. rộng và 35 mét sâu, bao gồm: nhà trước, sân trong, nhà sau và sân sau (Hình 6). Nhà ở kết hợp kinh doanh bao gồm ba thành phần: nhà trước (nhà chính, để kinh doanh), nhà sau (nhà phụ, để ở) và nhà cầu để liên kết hai khu vực nói trên. Ở giữa nhà trước và nhà sau có một khoảng sân được lát đá, trang trí với tiểu cảnh, và có một bức tường trang trí nằm ở phía đối diện nhà cầu. Phía sau của nhà sau sẽ là khu vực nhà bếp và sân sau. Trong khi đó, mặt trước ngôi nhà được bắt Mặt đứng chính Mặt cắt dọc đầu bằng một hiên nhỏ đóng vai trò một không gian đệm giữa nhà trước và vỉa hè (Hình 3). Loại nhà này có thể được phân thành hai kiểu dựa vào hình dáng mặt tiền (hay số tầng) của nó: kiểu một tầng và kiểu hai tầng. Ngoài ra, cũng có nhiều biến thể của loại nhà này từ việc thay đổi các thành phần bên trong không Phối cảnh Mặt bằng gian nhà trước theo chiều dọc (Hình 4) [2]. Hình 6. Bản vẽ nhà ở kết hợp kinh doanh ở 48 Trần Phú 1 - Hiên trước * Nhà số 80 Trần Phú (Nhà B): Ngôi nhà này bây giờ 2 - Nhà trước là Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch Hội An, là một ngôi nhà 3 - Nhà phụ phố hai tầng. Kích thước ngôi nhà này là 8 mét rộng và 35 4 - Sân trong mét sâu, gần giống với Nhà A, với mặt sau ngôi nhà hơi 5 - Nhà cầu chếch về hướng Đông. Ngôi nhà này được bố cục tương 6 - Nhà sau tự với Nhà A: nhà trước, sân trong, nhà phụ, và sân sau. 7 - Nhà bếp & Sân sau Tuy nhiên, toàn bộ nhà có cấu trúc hai tầng, với khối nhà sau nhỏ hơi khối nhà trước (Hình 7). Hình 3. Các thành phần của nhà ở kết hợp kinh doanh Mặt đứng chính Mặt cắt dọc Hình 4. Các biến thể của nhà trước theo phương dọc Trong nghiên cứu này, hai ngôi nhà tiêu biểu cho hai kiểu nhà ở kết hợp kinh doanh ở Hội An được lựa chọn để phân tích là nhà số 48 Trần Phú (một tầng) và nhà số 80 Trần Phú (hai tầng) (Hình 5). Thiết kế của những ngôi nhà này tạo được ấn tượng trước hết vì vẻ thẩm mỹ bên Phối cảnh Mặt bằng ngoài cuả nó. Thêm vào đó, thiết kế này đã tạo nên một Hình 7. Bản vẽ nhà ở kết hợp kinh doanh ở 80 Trần Phú môi trường hoàn toàn tự nhiên, không hề có sự can thiệp của các thiết bị điện tử như quạt, điều hòa,…
  3. ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 2 91 3. Phương pháp nghiên cứu mái là đất sét nung, có tính chất rỗng và dày. Vật liệu này Hai phương pháp chủ đạo được sử dụng để phân tích có khả năng hút ẩm vào ban đêm và phát tán vào ban và đánh giá các chiến lược thiết kế thụ động ở nhà cổ Hội ngày, đặc biệt khoảng thời gian có bức xạ mặt trời cao để An bao gồm Khảo sát tại chỗ và Mô tả và hình ảnh hóa. làm mát mái (Hình 8). Trong đó, việc đánh giá dựa vào các chiến lược thiết kế - Hàng hiên: Với một hàng hiên sâu có mái che, không thụ động, như đã liệt kê ở Mục 1.1. gian bên trong ngôi nhà được bảo vệ khỏi ánh nắng trực 3.1. Phương pháp Khảo sát tại chỗ tiếp của mặt trời (Hình 9). Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập và tổng hợp các dữ liệu về thiết kế của các nhà cổ. Các dữ liệu này bao gồm các kích thước chính của nhà (chiều dài, chiều rộng, chiều cao tầng,…) và kích thước của các kết cấu chính (mái hiên, các ô cửa đi và cửa sổ,…). Việc khảo sát, được thực hiện vào những thời gian khác nhau trong ngày và vào những ngày thuộc các mùa khác nhau trong năm, mang lại những đánh giá sơ khảo về các điều kiện Hình 9. Hàng hiên trước của Nhà A và Nhà B tiện nghi nhiệt trong nhà của các nhà cổ (nhiệt độ, độ - Sân trong: Đây không chỉ là yếu tố phân chia không chiếu sáng, thông thoáng,…) trong các thời điểm đó. gian giữa nhà chính và nhà phụ, mà còn là một khoảng 3.2. Phương pháp Mô tả và hình ảnh hóa không gian xanh cung cấp bóng râm, giúp giảm cường độ Sử dụng các dữ liệu thu được từ phương pháp Khảo bức xạ mặt trời (Hình 10). sát tại chỗ, các đánh giá đối với các chiến lược thiết kế thụ động trong nhà cổ Hội An được thể hiện dưới dạng phân tích hình ảnh. Nhờ đó, các đánh giá đưa ra được trình bày trực quan hơn. 4. Nội dung nghiên cứu Chín đặc điểm khí hậu tại Hội An được đề cập đến trong nghiên cứu này bao gồm: bức xạ mặt trời lớn, cường độ sáng cao, nhiệt độ trung bình và độ ẩm cao, chỉ có mùa nóng không có mùa lạnh, lượng mưa trung bình Hình 10. Sân trong của Nhà A và Nhà B lớn, hướng gió mát Đông và Đông Nam, hướng gió lạnh - Chiều cao mái: Việc hạn chế tối đa chiều cao mái Đông Bắc, bão nhiệt đới, ngập lụt [3]. Việc sử dụng bản cũng là một giải pháp che nắng hiệu quả đối với Nhà A vẽ các ngôi nhà cổ trong phân tích giúp phản ánh rõ nét (một tầng) và tầng lầu Nhà B (hai tầng) (Hình 11). các giải pháp đáp ứng khí hậu và hiệu quả của chúng. Ngôi nhà được xem như thích nghi với một đặc điểm khí hậu địa phương nếu nó có ít nhất một giải pháp thiết kế nhằm thích nghi với đặc điểm khí hậu đó. Ngược lại, ngôi Hình 8. Vật liệu mái Hình 11. Chiều cao mái Nhà A nhà được xem như không rỗng và dày 4.2. Cường độ sáng cao thích nghi với một đặc điểm Với cửa chính lớn bằng gỗ và nhiều cửa sổ trên các khí hậu nếu nó không tồn tại bất kì giải pháp thiết kế nào mặt, việc thu ánh sáng tự nhiên được dễ dàng hơn. Hơn nhằm đáp ứng đặc điểm khí hậu đó. Nghiên cứu này cũng nữa, khoảng sân trong cũng đóng vai trò quan trọng trong phân loại mức độ thích nghi của mỗi ngôi nhà đối với các việc tiếp nhận ánh sáng cho khu vực trong nhà (Hình 12). đặc điểm khí hậu địa phương, dựa vào số lượng đặc điểm khí hậu mà ngôi nhà đó thích nghi (trên tổng số 9 đặc điểm khí hậu Hội An như đã nêu). Bảng 1. Bảng phân loại mức độ thích nghi của mỗi ngôi nhà đối với các đặc điểm khí hậu địa phương Mức độ thích nghi Số lượng đặc điểm khí hậu thích nghi Thích nghi hoàn toàn 9/9 (đạt tỉ lệ 100%) Thích nghi tốt 6-8 (đạt tỉ lệ 70% trở lên) Thích nghi tương đối 3-5 (đạt tỉ lệ 30% trở lên) Thích nghi kém 0-2 (đạt tỉ lệ dưới 30%) 4.1. Bức xạ mặt trời lớn - Vật liệu mái: Cả hai ngôi nhà đều sử dụng vật liệu Hình 12. Sơ đồ chiếu sáng tự nhiên của Nhà A và Nhà B
  4. 92 Lưu Thiên Hương, Đinh Nam Đức 4.3. Nhiệt độ trung bình và độ ẩm cao 4.5. Lượng mưa trung bình lớn Mặt đứng chính Nhà A quay về hướng Nam. Dựa vào Lượng mưa trung bình hằng năm của Hội An khoảng Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia (2009), hướng Nam là một 2000mm. Mái và hàng hiên đóng vai trò chủ chốt trong trong những hướng gió mát chính trong mùa hè ở miền việc bảo vệ nội thất của các nhà cổ khỏi sự tác động của Trung [4]. Thêm vào đó, ngôi nhà còn có nhiều ô cửa mở mưa. Mái dốc của Nhà A và B có độ dốc lần lượt là 25º ra hướng này, bao gồm hai cửa sổ (2,2 mét x 2,5 mét), cửa và 27º. Thêm vào đó, hàng hiên sâu cũng ngăn chặn được đi (1,6 mét x 2,5 mét). Những ô cửa này cho phép thông nước mưa tạt vào không gian trong nhà (Hình 18 & 19). gió tự nhiên và góp phần làm giảm nhiệt độ trong nhà và nhiệt độ kết cấu (Hình 13). Trần nhà cao cũng tham gia vào quá trình thông gió của nhà, tạo ra một không gian rộng thoáng (Hình 14). Cuối cùng, sân trong lớn là một trong những giải pháp hữu hiệu để tăng cường thông gió tự nhiên, giảm độ ẩm cho công trình (Hình 15). Hình 18. Mái & hiên Nhà A Hình 19. Mái & hiên Nhà B 4.6. Hướng gió mát Đông và Đông Nam Vì vị trí của Nhà A và B nằm ở trung tâm Khu phố cổ, với hướng nhà đã được quy hoạch sẵn, nên các nhà này không tồn tại các chiến lược thiết kế thụ động liên quan đến hướng nhà. Tuy nhiên, con đường trước mặt Nhà A Hình 13. Mặt đứng Nhà A Hình 14. Chiều cao Nhà A và B có hướng Đông-Tây, rất thuận tiện cho việc đón gió tự nhiên. Ngoài ra, sân trước, sân trong và sân sau tạo thành một chuỗi không gian đón gió (Hình 20). Hình 15. Vai trò của sân trong đối với thông gió tự nhiên 4.4. Chỉ có mùa nóng, không có mùa lạnh Đối với nhà cổ tại Hội An, Hình 20. Sơ đồ đón gió mát hướng Đông và Đông Nam việc ngăn chặn những tác động xấu từ khí hậu nóng là quan trọng 4.7. Hướng gió lạnh Đông Bắc hơn là từ khí hậu lạnh. Thông gió Mặt bằng quy hoạch của khu phố cổ Hội An là theo tự nhiên sẽ giúp các nhà cổ thích dạng bàn cờ, với những con đường hẹp và nhà cửa san sát ứng với đặc điểm khí hậu này. nhau. Do đó, những ngôi nhà này không cần các giải pháp Trên mặt đứng chính của Nhà bảo vệ khỏi hướng gió lạnh Đông Bắc. A có hai cửa sổ lớn. Đó là các Hình 16. Cửa sổ 4.8. Bão nhiệt đới cửa sổ ván ngang, thả theo rãnh Nhà A với các tấm Những cơn bão ở vùng nhiệt đới có thể đạt sức gió lên từ trên xuống với tấm trên cùng ván ngang đến 220km/h và gây nhiều tổn hại đến kết cấu nhà. Chính là ván quay không thể tháo rời. vì vậy, Nhà A được cấu tạo với đuôi mái nhà nằm thấp Cấu tạo này tạo ra một kiến trúc mở để kết nối môi trường (3,15 mét tính từ mặt đất), hệ mái dày và nặng. Đây chính bên trong và bên ngoài (Hình 16). là chiến lược để đối phó với những cơn bão hằng năm Trong khi đó, Nhà B sử dụng cửa đi với các song gỗ (Hình 21). phía trên và bản đặc phía dưới. Cửa sổ của Nhà B có hai loại. Loại đầu tiên là cửa sổ lá sách và loại còn lại là sự kết hợp giữa cửa sổ lá sách với các song gỗ theo phương dọc. Việc sử dụng các loại cửa này giúp đảm bảo thông gió tự nhiên cho Nhà B (Hình 17). Hình 21. Cấu tạo mái giúp hạn chế tác động của mưa bão 4.9. Ngập lụt Vì đặc điểm vị trí địa lí tọa lạc nơi cửa sông đổ ra biển, nên Hội An hằng năm lại rơi vào tình trạng ngập lụt. Nhà B là nhà hai tầng, đây là một lợi thế để giảm thiểu những tác động xấu, bất lợi từ trận lụt. Bởi vì cao độ sàn Hình 17. Mẫu cửa đi (1) và cửa sổ (2) Nhà B tầng 2 luôn cao hơn đỉnh lũ (Hình 22).
  5. ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 2 93 - Cấu tạo: Mái dốc với kiểu lợp mái ngói truyền thống theo kiểu mái ngói Âm-Dương là giải pháp đáng giá cho việc cách nhiệt và ngăn cản mưa, bụi và bão. * Nhược điểm Nhà cổ Hội An đóng góp nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong chiến lược thiết kế thụ động. Tuy nhiên, thiết kế của chúng vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Hình 22. Sơ đồ nhà hai tầng giúp người dân chung sống với lũ - Vị trí: Những ngôi nhà cổ này gần sông và biển, nên 5. Kết luận và kiến nghị cũng dẫn đến nguy cơ đối mặt với mưa, gió mạnh và lũ 5.1. Kết luận lụt cao hơn. Dựa vào việc phân tích bằng phương pháp Mô tả và hình - Cấu tạo: Trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày càng ảnh hóa, nghiên cứu này đã chỉ ra được những chiến lược phát triển, việc sản xuất và lắp đặt mái ngói Âm-Dương thiết kế nhằm thích nghi với 9 đặc điểm khí hậu Hội An của thủ công đã trở nên lỗi thời và không phù hợp. Nhà A và Nhà B. Theo các phân tích ở Mục 4 (Nội dung 5.2. Một số kiến nghị nghiên cứu), thiết kế của Nhà A và Nhà B đều giải quyết Dựa vào các ưu nhược điểm của nhà cổ tại Hội An, được 6/9 vấn đề về khí hậu tại Hội An, cụ thể như sau: một số kiến nghị được đưa ra để góp phần hoàn thiện Bảng 2. Bảng thống kê các chiến lược thiết kế thụ động trong chiến lược thiết kế thụ động trong các công trình hiện đại các nhà cổ A và B tương ứng với các đặc điểm khí hậu Hội An tại khu vực khí hậu nóng ẩm. Chiến lược ứng với đặc điểm khí hậu Nhà A Nhà B - Nửa kín - nửa hở: Không gian nửa kín - nửa hở được Bức xạ mặt trời lớn Có Có xem như là không gian truyền thống trong kiến trúc Hội Cường độ sáng cao Có Có An. Ngoài ra, kiểu không gian này cũng phản ánh phong Nhiệt độ trung bình và độ ẩm cao Có Có cách kiến trúc nhiệt đới. Tuy nhiên, ngày nay do quỹ đất Chỉ có mùa nóng không có mùa lạnh Có Có đai cho xây dựng càng hạn chế và lối sống tách biệt của cư Lượng mưa trung bình lớn Có Có dân đô thị, nên hầu hết các mẫu nhà hiện đại tại Hội An dần trở nên khép kín. Đứng trước tình hình này, người thiết kế Hướng gió mát Đông và Đông Nam Không có Không có cũng như chủ nhà cần có sự thống nhất để có thể đưa ra Hướng gió lạnh Đông Bắc Không có Không có được giải pháp tối ưu nhất. Ví dụ: sử dụng một phần đất Bão nhiệt đới Có Không có xây dựng cho các hiên hè, hành lang dẫn gió, đảm bảo ngôi Ngập lụt Không có Có nhà được hạn chế các tác động trực tiếp từ mưa nắng. Như vậy, dựa vào bảng phân loại mức độ thích nghi - Lõi sinh thái: Các mẫu nhà trong trung tâm đô thị của mỗi ngôi nhà đối với các đặc điểm khí hậu địa hiện nay hầu hết là dạng nhà ống, nên việc tạo ra một lõi phương (Bảng 1), cả hai ngôi nhà cổ này đều được xem là sinh thái trong nhà là vô cùng cần thiết cho việc đón gió thích nghi tốt với các đặc điểm khí hậu của Hội An. và ánh sáng tự nhiên. Bên cạnh đó, lõi sinh thái còn góp phần làm tăng thẩm mỹ của không gian bên trong nhà. Do Ngoài ra, theo khía cạnh thiết kế thụ động, ưu điểm và vậy, sân trong và giếng trời là 2 loại lõi sinh thái cần được nhược điểm của Nhà A và Nhà B cũng đã được làm rõ. khuyến khích áp dụng. Ngoài ra, một chuỗi các sân trong Điều này giúp những người thiết kế cũng như người cư của những ngôi nhà nằm liền kề nhau sẽ tạo thành một ngụ dễ dàng lựa chọn chiến lược thiết kế thụ động phù vành đai xanh cho khu dân cư. hợp cho ngôi nhà của họ. * Ưu điểm TÀI LIỆU THAM KHẢO Nhà cổ Hội An có thể được sử dụng như một ví dụ [1] Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An, Viện Nghiên cứu Văn điển hình cho kiến trúc của khu vực khí hậu nóng ẩm. hóa Quốc tế - Đại học Nữ Chiêu Hòa Nhật Bản và UNESCO, Bộ - Vị trí: Với lợi thế về vị trí, gần sông Cẩm Nam và ấn phẩm Cẩm nang bảo tồn dành cho chủ di tích tại các khu di sản của UNESCO, 2008. biển Đông, nên các ngôi nhà trong khu vực này dễ dàng [2] Viện Nghiên cứu Văn hóa Quốc tế - Đại học Nữ Chiêu Hòa Nhật đón gió mát tự nhiên từ sông và biển thổi vào. Bản, Kiến trúc phố cổ Hội An, Việt Nam, 1996. - Hình dạng và bố cục: Hình dạng mặt bằng trải dài [3] Nguyen Anh Tuan and Tran Quoc Bao, Tran Duc Quang, Sigrid của những ngôi nhà ở kết hợp kinh doanh sẽ hạn chế khả Reiter, Climate responsive design strategies of vernacular housing in Vietnam, Building & Environment, Volume 46, No. 2088-2106, năng thông gió tự nhiên trong nhà. Tuy nhiên, sân trong April 2011. được bố trí nằm ở chính giữa nhà đã giúp tăng cường [4] Bộ Xây dựng Việt Nam, Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia 2009- lượng gió tự nhiên đi vào nhà. Ngoài ra, hàng hiên trước QCVN 02: 2009/BXD - Số liệu điều kiện Tự nhiên dung trong Xây nhà và ban công là các yếu tố ngăn cản những tác động dựng (Hà Nội), 2009. trực tiếp từ mặt trời và mưa. (BBT nhận bài: 15/09/2015, phản biện xong: 22/10/2015)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1