intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu về lao động việc làm ở khu vực nông thôn huyện Hương Thủy

Chia sẻ: Kinh Kha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

39
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng về lao động và việc làm trên địa bàn huyện; tìm hiểu về số lượng và chất lượng của nguồn lao động cũng như mức độ đáp ứng nhu cầu việc làm trên địa bàn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu về lao động việc làm ở khu vực nông thôn huyện Hương Thủy

TAP CHI KHOA HOC, Đai hoc Huê, Sô 47, 2008<br /> ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ́<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> NGHIÊN CỨU VỀ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Ở KHU VỰC <br /> NÔNG THÔN HUYỆN HƯƠNG THỦY<br />    Ngô Sỹ Hùng, Phan Thu Hương<br /> Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Lao động là một nguồn lực vô cùng quý giá và cũng là động lực chính của sự phát triển  <br /> kinh tế xã hội ở mỗi địa phương. Để có kế hoạch sử dụng một cách hiệu quả  nhất nguồn lực  <br /> này phục vụ cho việc phát triển kinh tế, cần thiết phải điều tra phân tích đánh giá một cách cụ  <br /> thể  và chi tiết nguồn lao động  ở  địa phương. Trên cơ  sở  nghiên cứu nguồn số  liệu từ  huyện  <br /> Hương Thủy; niên giám thống kê huyện và điều tra khảo sát 150 hộ  trên địa bàn huyện trong  <br /> năm 2007, bằng các phương pháp phân tích thống kê, kết hợp phân tích định lượng và định tính;  <br /> nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng về lao động và việc làm trên địa bàn huyện; tìm hiểu  <br /> về  số  lượng và chất lượng của nguồn lao động cũng như  mức độ  đáp ứng nhu cầu việc làm  <br /> trên địa bàn.<br /> <br /> <br /> 1. THỰC TRẠNG VỀ LAO ĐỘNG<br /> 1.1. Đánh giá tình hình chung về dân số và lao động nông thôn<br /> Vấn đề dân số và lao động ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế của <br /> địa phương, nó vừa là động lực, vừa là thách thức. Hương Thuỷ  là một huyện đông <br /> dân và tỷ lệ sinh còn khá cao, tỷ lệ dân nông thôn chiếm đa số. Tính đến năm 2006, số <br /> dân  ở khu vực nông thôn chiếm 81.284 người, gấp 5,66 lần so với dân số  ở  khu vực  <br /> thành thị [5].<br /> Theo số liệu thống kê,  dân số toàn huyện năm 2006 là 95.655 người, trong đó <br /> có 47.367 nam, chiếm 49,52% và 48.288 nữ, chiếm 50,48%. Toàn huyện có 21.354 hộ,  <br /> trong đó 12.577 hộ  nông nghiệp, chiếm 58,89% và 8.777 hộ  phi nông nghiệp, chiếm <br /> 41,11% [5]. <br /> Cùng với  sự  gia tăng dân số, lực lượng lao  động của huyện cũng không  <br /> ngừng tăng lên. Năm 2004, tổng số  lao động của huyện là 52.422 người, trong đó  <br /> lao động nông nghiệp là 30.074 người, chiếm 57,37%, số lao động phi nông nghiệp  <br /> là 22.348 người, chiếm 42,63%. Năm 2005, tổng số  lao động của huyện tăng 928 <br /> người so với năm 2004, tương  ứng tăng 1,77%. Năm 2006, tổng số  lao động của  <br /> huyện là 54.475 người, tăng 1.125 người so với năm 2005, tương ứng tăng 2,11%[5]. <br /> Nhìn chung, số  lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế  ­ xã  <br /> hội trên địa bàn huyện hiện nay chưa hợp lý. Đặc biệt, nhu cầu sử  dụng lao động <br /> trong sản xuất nông nghiệp còn mang tính thời vụ  khá cao, sản xuất công nghiệp,  <br /> tiểu thủ  công nghiệp không  ổn định đã dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, năng  <br /> suất lao động thấp.<br /> Qua số liệu dân số của huyện phân chia theo độ tuổi cho thấy, dân số bước vào độ <br /> tuổi lao động ngày một gia tăng; dân số của huyện trẻ, tập trung nhiều ở độ tuổi từ 10 ­  <br /> 25 tuổi. Như vậy, trong tương lai, số người tham gia lực lượng lao động sẽ tăng nhanh, sự <br /> gia tăng này đặt ra yêu cầu cần phải có chính sách để  giải quyết công ăn việc làm cho  <br /> người lao động trong những năm  đến. <br /> Bảng 1:  Dân số của huyện phân theo độ tuổi và giới tính năm 2006<br />                ĐVT: Người<br /> <br /> Độ tuổi Tổng số Nam Nữ<br /> 0­4 tuổi 8.134 4.587 3.547<br /> 5­9 tuổi 9.171 4.689 4.482<br /> 10­14 tuổi 11.368 5.875 5.493<br /> 15­19 tuổi 10.461 5.362 5.099<br /> 20­24 tuổi 8.893 4.479 4.414<br /> 25­29 tuổi 7.740 3.875 3.865<br /> 30­34 tuổi 7.813 4.000 3.813<br /> 35­39 tuổi 7.384 3.698 3.686<br /> 40­44 tuổi 5.601 2.640 2.961<br /> 45­49 tuổi 4.745 2.207 2.538<br /> 50­54 tuổi 3.961 1.822 2.139<br /> 54­59 tuổi 2.581 1.187 1.394<br /> 60­64 tuổi 1.983 800 1.183<br /> 65­69 tuôỉ 1.892 721 1.171<br /> 70­74tuổi 1.631 630 1.001<br /> 75+ 2.297 795 1.502<br /> 95.655 47.367 48.288<br /> (Nguồn: Số liệu Phòng Thống kê huyện Hương Thuỷ)<br /> Việc phân bố lao động trên địa bàn huyện không đồng đều, tập trung đông dân cư <br /> ở khu vực có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, có cơ sở hạ tầng, như thị trấn Phú <br /> Bài, các xã Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Phù, Thủy Châu. Đối vói các xã vùng núi,  <br /> điều kiện phát triển kinh tế  còn nhiều khó khăn như  Dương Hòa, Phú Sơn, dân số  lại  <br /> chiếm tỷ lệ rất thấp. Về tỷ lệ phát triển dân số: Theo số liệu của Phòng Thống kê Huyện  <br /> Hương Thủy, tỷ lệ tăng dân số giảm từ 13,10‰ năm 2002 xuống 12,45 ‰ năm 2006, tuy  <br /> nhiên tỷ lệ này vẫn còn khá cao.              <br /> <br /> <br /> 1.2. Kết quả điều tra về dân số và lao động: <br /> 1.2.1. Tình hình chung về lao động:  Qua số liệu điều tra 150 hộ dân, tổng dân <br /> số  của 150 hộ  là 637 người, trong đó nam là 314 người (chiếm 49,3%), nữ  là 323 <br /> người (chiếm 50,7%)<br /> Bảng 2: Dân số phân theo nhóm tuổi <br /> <br /> Nhóm tuổi Số người Tỷ lệ %<br /> 15­24 119 25.1<br /> 25­34 90 19.0<br /> 35­44 100 21.1<br /> 45­54 66 13.9<br /> 55­60 37 7.8<br /> >60 62 13.1<br /> Tổng 474 100<br /> (Nguồn: Số liệu điều tra 2007)<br /> Qui mô dân số bình quân mỗi hộ là 4,25 người, tập trung chủ yếu vào nhóm hộ hạt  <br /> nhân 4­5 người (54,6%), bên cạnh đó tỷ  lệ hộ có 3 hoặc 6 người cũng chiếm tỷ lệ  cao,  <br /> những hộ gia đình có trên 6 người chiếm tỷ lệ rất ít (4%).<br /> * Dân số hoạt động kinh tế:  Những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm  <br /> hoặc đang thất nghiệp được gọi là dân số  hoạt động kinh tế. Qua khảo sát cho thấy  <br /> có 33,12% dân số từ 15 tuổi trở lên không tham gia hoạt động kinh tế. Trong 66,88%  <br /> còn lại tham gia hoạt động kinh tế  bao gồm 2,53% là thất nghiệp, trong số  có việc  <br /> làm có 32,49% là lao động tự  tạo việc làm và 31,85% là lao động làm công hưởng  <br /> lương. Đối với lao động tự tạo việc làm, lao động nữ chiếm tỷ lệ lớn 66,23%, trong  <br /> khi đối với lao động làm công hưởng lương, lao động nam lại chiếm ưu thế 68,21%.<br /> Bảng 3: Dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo hoạt động và giới tính<br /> Hoạt động kinh tế<br /> Không hoạt <br /> Làm công <br /> Tự tạo Thất  động kinh  Chung<br /> hưởng <br /> việc làm nghiệp tế<br /> lương<br /> 1.Số lượng người (người) <br /> Tổng số 154 151 12 157 474<br /> Nam 52 103 11 67 233<br /> Nữ 102 48 1 90 241<br /> 2. Cơ cấu (%)<br /> Tổng số 32,49 31,85 2,53 33,12 100<br /> Nam 10,97 21,72 2,32 14,14 49,16<br /> Nữ 21,52 10,13 0,21 18,98 50,84<br /> (Nguồn: Số liệu điều tra 2007)<br /> 1.2.2. Chất lượng nguồn lao động: <br /> * Trình độ học vấn: Căn cứ vào số liệu điều tra, lao động phần lớn có trình <br /> độ từ tốt nghiệp phổ thông cơ sở trở lên, chiếm 67,9%; tỷ lệ chưa biết chữ nhìn chung  <br /> là thấp, chiếm 0,7%, tuy nhiên con số này chủ yếu rơi vào những người trên 40 tuổi.  <br /> Trình độ  văn hóa có  ảnh hưởng rất lớn đến việc làm và đời sống của ngườ i  <br /> lao động. Kết quả điều tra cho thấy, một xu h ướng khá rõ rệt là khi có trình độ  văn <br /> hóa càng cao người lao động càng thích làm công hưởng lương hơn. Cụ thể có trên <br /> 51,7% lao động làm công hưởng lương có trình độ  tốt nghiệp phổ  thông trung học  <br /> trong khi lao động tự  tạo việc làm chủ  yếu có trình độ  tốt nghiệp tiểu học và phổ <br /> thông cơ sở.<br /> Bảng 4: Lực lượng lao động có việc làm theo hình thức làm việc và trình độ văn hóa<br /> Hình thức làm việc<br /> Trình độ văn hoá Làm công  Tự tạo  Tổng<br /> hưởng lương việc làm<br /> 1.Số lượng người (người) <br /> Không biết chữ 0  2 2<br /> Tiểu học 22  74 96<br /> THCS 51  60 111<br /> PTTH 78  18 96<br /> Tổng 151 154 305<br /> 2. Cơ cấu (%)<br /> Không biết chữ 0 1.3 0.7<br /> Tiểu học 14.6 48.1 31.4<br /> THCS 33.8 40.0 36.5<br /> PTTH 51.7 7.6 31.4<br /> Tổng 100.0 100.0 100.0<br /> (Nguồn: Số liệu điều tra 2007)<br /> Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động tự tạo việc làm qua <br /> số liệu điều tra của huyện là thấp, đây là rào cản lớn cho việc phát triển kinh tế trong giai <br /> đoạn tới. Để có bướ c đột phá trong việc phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và  <br /> nhỏ, loại hình doanh nghiệp đang đượ c quan tâm phát triển trong giai đoạn hiện <br /> nay ở Việt nam, chúng ta cần quan tâm đào tạo chuyên  môn kỹ thuật đào tạo nghề cho <br /> lực lượng lao động đặc biệt chú trong những người có trình độ thấp.<br /> * Trình độ  chuyên môn kỹ  thuật (CMKT):   Trình độ  CMKT là một trong <br /> những điều kiện quan trọng nhất để người lao động tiếp cận được việc làm tốt.  Kết quả <br /> cho thấy, lao động không có trình độ  chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao (chiếm hơn  <br /> 54,6%), tỷ lệ có trình độ đào tạo từ trung học chuyên nghiệp trở lên chiếm 12,6%.<br /> Bảng 5 : Lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn và giới tính<br /> <br /> Nam  Nữ Chung<br /> Trình độ chuyên môn Số người Tỷ lệ  Số  Tỷ lệ  Số  Tỷ lệ <br /> (%) ngườ (%) người (%)<br /> i<br /> 1. Chưa qua đào tạo 66 39.8 107 70.9 173 54.6<br /> 2. CNKT không có bằng 64 38.6 16 10.6 80 25.2<br /> 3. Có chứng chỉ nghề ngắn  9 5.4 9 6.0 18 5.7<br /> hạn<br /> 4. Có bằng nghề dài hạn 6 3.6 0 0 6 1.9<br /> 5. Trung học chuyên nghiệp 7 4.2 9 6.0 16 5.0<br /> 6. Cao đẳng 1 0.6 9 6.0 10 3.2<br /> 7. Đại học 13 7.8 1 0.7 14 4.4<br /> Tổng 166 100.0 151 100.0 317 100.0<br /> (Nguồn: Số liệu điều tra 2007)<br /> Trình độ CMKT thấp và không có CMKT được coi là một trở ngại lớn đối với <br /> người lao động, họ  khó tìm được việc làm theo mong muốn và ít có cơ  hội tham gia <br /> vào thị trường lao động. Qua bảng số liệu ta thấy những người có trình độ CMKT tập <br /> trung ở hình thức làm công hưởng lương. <br /> Bảng 6: Lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn và hình thức việc làm<br />      Đơn vị: Số người<br /> Hình thức việc làm<br /> Trình độ chuyên môn Làm công  Tự tạo Thất <br /> hưởng lương  việc làm nghiệp<br /> 1. Chưa qua đào tạo 40 127 6<br /> 2. CNKT không có bằng 60 18 2<br /> 3. Có chứng chỉ nghề ngắn  14 4 0<br /> hạn<br /> 4. Có bằng nghề dài hạn 5 1 0<br /> 5. Trung học chuyên nghiệp 14 0 2<br /> 6. Cao đẳng 9 0 1<br /> 7. Đại học 13 0 1<br /> Tổng 155 150 12<br /> (Nguồn: Số liệu điều tra 2007)<br /> 2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM:<br /> 2.1. Đánh giá chung về thực trạng việc làm: <br /> Khả  năng tạo việc làm  ở  khu vực nông thôn hàng năm là hạn hẹp. Hơn nữa, <br /> trong những năm qua, quá trình cơ  cấu lại khu vực kinh tế nhà nước nói chung và sắp <br /> xếp các DNNN nói riêng có tác động mạnh đến sự gia tăng lao động dôi dư trong nền  <br /> kinh tế, việc sắp xếp lại lao động, tinh giảm biên chế đã làm cho nhiều lao động phải đi  <br /> tìm việc ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó một số lao động chuyển về nông <br /> thôn tìm kiếm việc làm từ sản xuất nông nghiệp. Phần lớn những lao động này chỉ làm  <br /> những công việc tạm thời, hoặc làm thuê, công việc không  ổn định, làm cho nhu cầu  <br /> việc làm ở nông thôn càng tăng lên. Việc làm nông thôn phụ thuộc chủ yếu vào đất đai <br /> canh tác, diện tích đất nông nghiệp tính bình quân mỗi hộ  thấp (0,247 ha). Tình trạng <br /> thiếu việc làm hay còn gọi là thất nghiệp bộ  phận, bán thất nghiệp, là đặc trưng phổ <br /> biến  ở  lao động nông thôn. Khu vực nông thôn huyện Hương Thủy chiếm khoảng  <br /> 57,36% lực lượng lao động của huyện, trong đó thường xuyên có gần 30% lao động  <br /> thiếu việc làm, phải tìm việc làm thêm  ở  các địa phương khác. Hoạt động sản xuất  <br /> nông nghiệp nói chung phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên, khí hậu, thời tiết như <br /> bão, lụt, hạn hán và mang tính thời vụ cao. Tính chất thời vụ, rủi ro cao và tình trạng bất  <br /> ổn định là đặc trưng của sản xuất nông nghiệp và lao động nông thôn. <br /> Những năm gần đây tình trạng nông nhàn trở  thành vấn đề  nổi cộm  ở  nông <br /> thôn, đó là một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến di chuyển lao động nông  <br /> thôn mang tính thời vụ, tìm kiếm thêm việc làm, tăng thu nhập, mang đầy tính rủi ro và  <br /> bất  ổn.  Hương thủy là một huyện có kinh tế  phát triển so với toàn tỉnh, các khu công <br /> nghiệp Phú Bài, Phú Thứ, Cảng hàng không Phú Bài,.. đã thu hút được một lực lượng lao <br /> động khá lớn của địa phương, chủ yếu là những lao động có CMKT và trình độ học vấn. <br /> 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng việc làm: <br /> Kết quả điều tra trong 474 người ở độ tuổi lao động cho thấy, có 305 lao động có <br /> việc làm (chiếm 64,3%), số người trong độ tuổi lao động không có nhu cầu làm việc là  <br /> 157 người (chiếm 33,1%), số người thất nghiệp là 12 (chiếm 2,5%). <br /> Bảng 7: Lao động phân theo tình trạng việc làm <br /> <br /> Tình trạng việc làm Số người Tỷ lệ<br /> Thất nghiệp 12 2,5<br /> Có việc làm 305 64,3<br /> Không tham gia lao động  157 33,1<br /> Tổng 474 100<br /> (Nguồn: Số liệu điều tra 2007)<br /> Thực tiễn những năm qua ở  Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Hương Thủy <br /> nói riêng, tỷ  trọng lao động làm việc trong ngành sản xuất Nông – lâm – ngư  nghiệp  <br /> đang có xu hướng giảm dần và lực lượng lao động ở ngành thương mại­ dịch vụ, công <br /> nghiệp – xây dựng có xu hướng tăng. Điều này chứng tỏ có sự chuyển dịch cơ cấu lao  <br /> động nông thôn từ khu vực nông – lâm – ngư sang khi vực dịch vụ ­ thương mại, công  <br /> nghiệp – xây dựng. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu lao động này còn mang tính tự <br /> phát, người lao động chưa được chuẩn bị  về  tinh thần cũng như  trình độ. Chất lượng <br /> lao động khu vực nông nghiệp nông thôn như hiện nay, khó đáp ứng nhu cầu lực lượng  <br /> lao động cho các khu công nghiệp cũng như nâng cao chất lượng ngành dịch vụ ­ thương <br /> mại. Qua nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, lực lượng lao động <br /> của địa phương không đáp ứng được mà phải tuyển dụng lao động ở địa bàn thành phố <br /> Huế  và các địa phương khác. Để  chủ  động và hạn chế  được tình trạng trên, vấn đề <br /> nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát  <br /> triển kinh tế của huyện.   <br /> Bảng 9: Lực lượng lao động có việc làm phân theo nhóm ngành kinh tế<br /> <br /> Nông – Lâm – Ngư CN­XD TM­DV Chung<br /> Số lượng lao động <br /> 174 56 80 305<br /> (người)<br /> Tỷ lệ % (%) 55,41 18,36 26,23 100<br /> <br /> (Nguồn: Số liệu điều tra 2007)<br /> Kết luận: Qua số liệu tổng hợp và điều tra cũng như những phân tích ở trên ta  <br /> có thể đi đến một số kết luận sau đây: Nguồn lao động của huyện Hương Thủy đang  <br /> được bổ sung ngày càng nhiều từ  nguồn dân số  đến tuổi lao động trên địa bàn. Điều  <br /> đó gây một sức ép đáng kể cho vấn đề giải quyết việc làm ở địa phương; Chất lượng  <br /> nguồn lao động thấp, chưa được trang bị về nghề nghiệp, CMKT; Sự chuyển dịch cơ <br /> cấu lao động nông thôn đang diễn ra một cách tự phát, chưa được định hướng; Phương <br /> hướng và kế  hoạch phát triển kinh tế  xã hội  ở  địa phương tạo ra một tiềm năng lớn <br /> về việc làm trên địa bàn. Tuy nhiên đang có một sự bất cập giữa nhu cầu lao động và  <br /> chất lượng nguồn lao động trên địa bàn huyện. Vấn đề  cốt yếu là cần có một chiến  <br /> lược đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động để đáp ứng được yêu cầu phát triển  <br /> kinh tế xã hội ở địa phương.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Báo cáo phát triển kinh tế xã hội huyện Hương Thuỷ 2006 – 2010.<br /> 2. Báo cáo tổng hợp qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên  <br /> Huế đến năm 2020.<br /> 3. Chu Tiến Quang, Việc làm  ở nông thôn ­ Thực trạng và giải pháp, NXB Nông <br /> nghiệp, Hà Nội, 2001.<br /> 4. Nghị quyết Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIII, năm 2006.<br /> 5. Niên giám thống kê huyện Hương Thuỷ 2002  ­ 2006,<br /> 6. Niên giám thống kê tỉnh Thừa thiên Huế năm 2000 – 2006.<br /> 7. Nguyễn Xuân Khoát, Lao động, việc làm và phát triển kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam, <br /> NXB Đại học Huế, 2007.<br /> A SURVEY ON LABOUR AND EMPLOYMENT IN THE <br /> RURAL AREA IN HUONG THUY DISTRICT<br /> Ngo Sy Hung, Phan Thu Huong<br /> College of Economics, Hue University<br /> <br /> SUMMARY<br /> Labour represents an important resource and major motivation in the socio­economic <br /> development of a local region. To have plans for the most effective use of this resource for <br /> economic development, it is necessary to make a detailed survey, analysis and appraisal of <br /> labour resource in the area. Based on the data resource collected from Huong Thuy, the <br /> statistical yearbook of the district, a survey on 150 householders in the area in 2007 and the <br /> adoption of qualitative and quantitative methodology, this research aims at evaluating the <br /> overall situation of labour and employment in the district, finding out the quality and quantity of <br /> the labour resource as well as the level of satisfying the employment need.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2