intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu về vấn đề sử dụng làn trên một số tuyến đường cao tốc khu vực Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở thu thập dữ liệu và kết quả phân tích dữ liệu trên hai tuyến cao tốc Láng-Hòa Lạc và Pháp Vân-Cầu Rẽ, từ đó bài viết nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng làn đường trên đường cao tốc ở Việt Nam, góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu về vấn đề sử dụng làn trên một số tuyến đường cao tốc khu vực Hà Nội

  1. Trường Đại học Giao thông vận tải https://www.utc.edu.vn/ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG LÀN TRÊN MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG CAO TỐC KHU VỰC HÀ NỘI Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam NGƯỜI HƯỚNG DẪN : TS. ĐẶNG MINH TÂN SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN ĐỨC AN NGUYỄN ĐỨC TOÀN NGUYỄN MINH TRÍ NGÔ VĂN CHÍNH LỚP : KSTN CẦU ĐƯỜNG BỘ K59 KTXD CẦU ĐƯỜNG BỘ 5-K59 Tóm tắt. Vấn đề về quản lý, khai thác vận hành kết hợp với những vấn đề về ý thức người tham gia giao thông chưa cao, chưa phù hợp với việc tham gia giao thông trên đường cao tốc dẫn đến tình trạng các phương tiện giao thông đi chậm, chiếm làn phía bên trái sát dải phân cách (làn tốc độ cao dành cho xe vượt). Khi đó các xe có tốc độ cao hơn có nhu cầu vượt xe phải vượt trên làn bên phải gây ra nhiều xung đột giao thông, gia tăng nguy cơ ùn tắc và tai nạn giao thông. Trên cơ sở thu thập dữ liệu và kết quả phân tích dữ liệu trên hai tuyến cao tốc Láng-Hòa Lạc và Pháp Vân-Cầu Rẽ từ đó nghiên cứu đã đữa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng làn đường trên đường cao tốc ở Việt Nam, góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Từ khóa: Sử dụng làn đường, vượt xe, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, xe đi chậm 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đường cao tốc theo định nghĩa ở TCVN 5729:2012 [1] là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định. Hiện nay trên toàn quốc đã có hơn 1000 km đường cao tốc đã được đưa vào khai thác [2]. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề về quản lý, khai thác vận hành kết hợp với vấn đề ý thức người tham gia giao thông chưa cao, chưa phù hợp với việc tham gia giao thông trên đường cao tốc dẫn đến có nhiều tình trạng các phương tiện giao thông đi chậm, chiếm làn phía bên trái sát dải phân cách (làn tốc độ cao dành cho xe vượt) dẫn đến các xe đi nhanh có nhu cầu vượt phải 1 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Kỷ yếu NCKHSV năm học 2021-2022 58
  2. Trường Đại học Giao thông vận tải https://www.utc.edu.vn/ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- vượt bên phải hoặc hỗn hợp gây ra nhiều xung đột giao thông, gia tăng nguy cơ ùn tắc và tai nạn giao thông (Hình 1). Hình 1. Một số vấn đề sử dụng làn trên đường cao tốc Việt Nam Đề tài nghiên cứu vấn đề quản lý sử dụng đường và tình trạng sử dụng làn đường của các phương tiên giao thông trên đường cao tốc ở Việt Nam nói chung và ở khu vực Hà Nội nói riêng từ đó tìm ra mối liên hệ giữa các thông số như loại phương tiện, tốc độ phương tiên và vấn đề sử dụng làn đường trên một số tuyến đường cao tốc ở Hà Nội. Nghiên cứu đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng làn đường góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên đường cao tốc. Trên thế giới các làn đường trên cao tốc được quản lý chặt chẽ đảm bảo các phương tiện hoạt động di chuyển giao thông theo đúng làn một cách hiệu quả. Nhìn chung làn đường bên trái là dành cho xe tốc độ cao hoặc có nhu cầu cần vượt, các xe tải, xe đi chậm không được phép đi vào (hoặc hạn chế đi vào) làn đó. Hay giải pháp ưu tiên các xe chở nhiều người (làn HOV), giải pháp thu phí làn xe chạy với tốc độ cao là những ví dụ về làn đường được quản lý [3,4]. Ở Việt Nam, các quy định, chế tài về việc sử dụng làn đối với các loại phương tiện khác nhau trên đường cao tốc chưa thực sự đầy đủ, rõ ràng. Làn bên trái sát giải phân cách cho phép chạy tốc độ cao nhất nhưng hầu hết tài xế đều muốn "chiếm" làn này dù đi tốc độ rất chậm. Thực trạng này gây ra nhiều vấn đề về ùn tắc, tai nạn giao thông hay gây ức chế cho người điều khiển phương tiện. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Đề tài tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng một số vấn đề về khai thác vận hành đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và cao tốc Láng Hòa Lạc. Nội dung dữ liệu cần thu thập bao gồm yếu tố hình học của tuyến đường, Lưu lượng và thành phần xe chạy, tốc độ xe chạy và việc sử dụng làn đường của các phương tiện. Để khảo sát dữ liệu giao thông, nhóm nghiên cứu sử dụng công nghệ phân tích hình ảnh thì theo đó các camera được đặt trên phía trên đường cao 2 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Kỷ yếu NCKHSV năm học 2021-2022 59
  3. Trường Đại học Giao thông vận tải https://www.utc.edu.vn/ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- tốc. Các video sau đó sẽ được đưa vào công cụ phân tích giao thông trên máy tính bằng phần mềm trí tuệ nhân tạo Tramon (do TS. Đặng Minh Tân xây dựng và phát triển). Khoảng thời gian khảo sát : Tuyến Pháp Vân – Cầu Rẽ: Tháng 1 năm 2022 (Cầu Tự Khoát). Tuyến Láng – Hòa Lạc: Tháng 3 năm 2022 (Cầu vượt Tây Mỗ). Khoảng thời gian quay phân tích dữ liệu khảo sát: Giờ cao điểm 16 giờ 30 đến 17 giờ 30. Hai tuyến đường được khảo sát đều là đường có 6 làn xe, mỗi chiều 3 làn. Quy ước chung trong nghiên cứu này là Làn 1 là làn phía bên trái sát giải phân cách, làn 3 phía bên phải sát lề đường, làn 2 là làn ở giữa. Kết quả khảo sát cho thấy đối với tuyến đường Pháp Vân – Cầu Rẽ : tỷ lệ xe tải chiếm 69.01 %, tỷ lệ xe con chiếm 20.12 % và tỷ lệ xe buýt( xe khách ) chiếm 10.87 %. Đối với tuyến đường Láng – Hòa Lạc: tỷ lệ xe tải chiếm 77.89 %, tỷ lệ xe con chiếm 21.04 % và tỷ lệ xe buýt (xe khách ) chiếm 1.07 % (Hình 3). Kết quả phân tích về việc sử dụng làn của các phương tiện cho thấy xe con có xu hướng chọn làn giữa và làn bên trái, Xe tải có xu hướng chọn làn giữa và làn bên phải. Các xe đi chậm vẫn có xu hướng đi làn bên trái. Xét chung cả 2 tuyến đường có đến 20 %- 30 % xe tải chọn làn bên trái, nếu tính cả thêm làn giữa thì chiếm khoảng 60 % -70% (Hình 4). Hình 2. Quá trình thu thập dữ liệu Kết quả phân tích về tốc độ theo làn (Hình 5) cho thấy nhìn chung có khoảng 15% các loại phương tiện chạy với tốc độ dưới 60km/h. Mặc dù làn 1 các xe chạy tốc độ cao hơn ác làn còn lại nhưng tỷ lệ xe chạy tốc độ thấp vẫn cao. Có xe chạy với tốc dộ chỉ từ 20-40km/h. Ở tuyến đường Láng –Hòa Lạc tỷ lệ xe đi chậm cao hơn tuyến đường Pháp Vân – Cầu Rẽ. Kết quả phân tích tốc độ theo loại xe cho thấy tuyến Pháp Vân – Cầu Rẽ: xe tải có tốc độ trung bình thấp nhất nhất khoảng trên 60 km/h, sau đó là xe con khoảng 70 km/h và cao nhất là xe khách 80 km/h. Tuyến Láng – Hòa Lạc: xe tải có tốc độ trung bình thấp nhất khoảng 60 km/h, xe con khoảng 65 km/h và cao hơn một chút là xe khách 70 km/h. Tuyến Láng – Hòa Lạc tốc độ xe chạy thấp hơn đường Pháp – Cầu Rẽ tại vị trí khảo sát vì khu vực khảo sát ở Láng – Hòa Lạc là vị trí gần vào thành phố nên các phương tiện có xu hướng đi chậm hơn. 3 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Kỷ yếu NCKHSV năm học 2021-2022 60
  4. Trường Đại học Giao thông vận tải https://www.utc.edu.vn/ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- a. Tuyến đường Pháp Vân – Cầu Rẽ b. Tuyến đường Láng – Hòa Lạc Lưu lượng 1923 xe/h Lưu lượng 1877 xe/h Hình 3. Thành phần phương tiện giao thông trên đường cao tốc a. Tuyến đường Pháp Vân – Cầu Rẽ b. Tuyến đường Láng – Hòa Lạc Hình 4. Sử dụng làn theo loại phương tiện a. Tuyến đường Pháp Vân – Cầu Rẽ b. Tuyến đường Láng – Hòa Lạc Hình 5. Tốc độ xe chạy theo làn a. Tuyến đường Pháp Vân – Cầu Rẽ b. Tuyến đường Láng – Hòa Lạc Hình 6. Tốc độ xe chạy theo loại xe Trên cơ sở các nghiên cứu phân tích, đề tài đề xuất một số giải pháp giúp xe chạy chậm không chiếm làn bên trái như: 4 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Kỷ yếu NCKHSV năm học 2021-2022 61
  5. Trường Đại học Giao thông vận tải https://www.utc.edu.vn/ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- • Sử dụng biện pháp tổ chức giao thông trên làn đường một cách hợp lý hơn, ví dụ: Đối với đường 3 làn/1 chiều đi thì xe tải đi 2 làn (đi làn phải và có thể được vượt làn giữa). Đối với xe con nếu đi chậm cũng phải đi làn phải, vượt làn trái. Đối với đường cao tốc 4 làn xe, 2 làn/1 chiều đi thì xe tải, xe đi chậm đi làn phải, khi nào vượt mới được đi làn trái. • Bố trí thêm các biển chỉ dẫn [5], hướng dẫn thêm cho lái xe. Ví dụ: Các xe đi chậm nhường làn bên trái cho xe đi tốc độ cao, hay cho xe xin vượt. • Bổ sung thêm các chế tài xử lý khi xe đi chậm trên đường cao tốc. • Bổ sung hệ thống giám sát và quản lý đường cao tốc. Ví dụ: phạt nguội khi có người dân gửi video bằng chứng có xe đi sai luật, xử lý tình huống khi có sự cố xảy ra trên cao tốc như xe hỏng hoặc tai nạn,… Sử dụng giải pháp quản lý làn đường như ở trên thế giới đã thực hiện như làn HOV, thu phí làn xe chạy với tốc độ cao... 3. KẾT LUẬN Đề tài đã nghiên cứu về tổng quan hệ thống đường cao tốc Việt Nam, một số vấn đề ùn tắc và tai nạn giao thông trên đường cao tốc ở Việt Nam, đã nghiên cứu tổng quan về các vấn đề tổ chức giao thông theo làn đường cao tốc của Việt Nam. Nghiên cứu đã điều tra khảo sát 2 tuyến đường cao tốc thực tế tại Hà Nội và chỉ ra một số vấn đề tồn tại về vấn đề sử dụng làn trên đường cao tốc cũng như đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng làn đường trên đường cao tốc ở khu vực Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. TCVN 5729:2012, Đường ô tô cao tốc − yêu cầu thiết kế [2]. TEDI, TDSI, Báo cáo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, năm 2021. [3] Transport Canada, High Occupancy Vehicle Lanes in Canada – Overview. Transport Canada. 2010-08-26. Archived from the original on 2012-04-19. [4]. Ogden 1992; City Ports 2005; BESTUFS 2007; START 2009; Federal Highway Administration 2011; SUGAR 2011; The City of New York 2012; North Carolina Department of Transportation 2013. [5]. QCVN 41-2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam về Báo hiệu đường bộ 5 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Kỷ yếu NCKHSV năm học 2021-2022 62
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2