intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Người hát trên mái nhà

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

89
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lửa được đốt lên. Bóng những đôi trai gái ngồi tình tự trên bờ biển chập choạng trên cát. Uyên nhẩm đếm từ đầu hàng dương bên này sang đầu hàng dương bên kia tổng cộng mười tám đôi. Chị xòe hai bàn tay trắng nhợt nhạt trong bóng đêm. Thử xoè mười ngón tay buồn. Quả nhiên ảo mộng khắp đường chỉ tay. Uyên cười cái khì. Mọi chuyện trên đời này chỉ nên hiểu tương đối thôi. Không thì trái đất hơn sáu tỉ con người, chật vật đến xôn xao! Diễm xé toạc gói hạt điều rang...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Người hát trên mái nhà

  1. Người hát trên mái nhà TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THU TRÂN Lửa được đốt lên. Bóng những đôi trai gái ngồi tình tự trên bờ biển chập choạng trên cát. Uyên nhẩm đếm từ đầu hàng dương bên này sang đầu hàng dương bên kia tổng cộng mười tám đôi. Chị xòe hai bàn tay trắng nhợt nhạt trong bóng đêm. Thử xoè mười ngón tay buồn. Quả nhiên ảo mộng khắp đường chỉ tay. Uyên cười cái khì. Mọi chuyện trên đời này chỉ nên hiểu tương đối thôi. Không thì trái đất hơn sáu tỉ con người, chật vật đến xôn xao! Diễm xé toạc gói hạt điều rang bơ, chị nhón một hạt cho vào miệng: “Đứa nào bắt đầu trước đây?”. My nằm dài trên cát, hai tay gối dưới đầu, chân bắt chéo như người mẫu: “Hai đứa bây miễn cho tao, cuộc sống vợ chồng tao giống như công thức toán học. Đánh cái beng lên giường. Đánh cái beng xuống đất. Chẳng có gì để nói. Tao thích nghe chuyện con Uyên hơn, kể đi!”. Đêm liêu trai cái con khỉ, Uyên cười nắc nẻ, hơn mười năm trước thì được, đứa nào cũng tuổi đôi mươi, cũng chín mọng, dễ thương. Còn bây giờ, bây thấy không, ba bà lão túm tụm đòi kể chuyện tình. Buồn cười quá. Diễm ngưng nhai hạt điều, chị trở về vẻ quan trọng cố hữu khi cần thiết: “Không nhất thiết phải là chuyện tình, chuyện trên trời dưới đất nào nghe cũng được”. My không thèm làm dáng người mẫu nữa, chị trở mình, áp một bên má xuống mặt cát lành lạnh sương đêm. Nửa đời nhìn lại, chị thấy bóng dáng tình yêu của mình biền biệt. Một lần nhặt được anh ấy ở đêm thơ nhạc của trường đại học. Năm bảy lần hò hẹn đi uống cà phê, hôn hít sơ sơ, bắt đầu thấy không thể thiếu nhau thì hai người như mắc tóc trong chuyện dài “môn đăng hộ đối”. Người mà My quyết định lấy làm chồng thì chị không yêu, đơn giản là anh ấy biết làm chồng làm cha. Nghề ngoại giao khiến My bao giờ cũng mạnh mẽ, không chỉ riêng những người quen bình thường, kể cả hai người bạn thân nhất của chị là Diễm và Uyên cũng công nhận chị đã biến thành ...đàn ông tự bao giờ. My cười cơn cơn chống chế: “Miễn chồng tớ xác nhận tớ là đàn bà!”. Còn Uyên thì bồ bịch hàng tá, nhưng đến tuổi
  2. “băm” rồi vẫn chưa có nỗi một đức ông để gọi là chồng.Vì thế, với Uyên, chuyện tình yêu bao giờ cũng “nóng”. May mắn hơn My và Uyên, Diễm có một tấm chồng bắt đầu từ tình yêu. Những ngày mới cưới, hai người xoắn xuýt nhau như sam. Còn bây giờ nghe đâu cũng chán, bởi có lúc, người đàn ông mê rượu hơn mê vợ. Diễm xoải người nằm dài cạnh My: “Thôi, nói chuyện chung của ba đứa mình. Lâu lâu mới có dịp gặp nhau một lần”. Uyên lừ đừ vốc từng nắm cát đầy tay, đưa lên cao một chút rồi bung ra. My nhún vai: “Xem kìa, nó mơ màng như một người ngồi trên mái nhà”. Diễm à lên: “Nói chuyện trên mái nhà tao mới nhớ. Hai đứa bây còn nhớ ông Vĩnh không?”. Vĩnh nào? Uyên nheo mắt : “A,nhớ rồi, người tình không bao giờ cưới của tao!”. Ba người phụ nữ cùng bật dậy như một chiếc lò xo. Chiều đi qua bãi dâu, hát trên những xác người, tôi đã thấy, tôi đã thấy, những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em. Dáng Vĩnh cao to lừng lững, anh bước từ dưới biển lên. Cây đàn guitare ướt lướt thướt nước. Vĩnh cười, hàm răng trắng lấp lóa ánh mặt trời. My sững sờ: “Quỷ biển”. Uyên nhìn Vĩnh như nhìn một vật thể lạ đến từ hành tinh khác rồi quay sang Diễm: “Ở đâu ra vậy?”. Diễm nháy mắt: “Ông anh đẹp trai nhất nhà của tao đó, sinh viên kiến trúc năm thứ tư”. Sau đó, Vĩnh chỉ thích đi chơi với Uyên. My cũng thích Vĩnh nhưng bảo: “Một đứa thôi, chứ để thằng chả ôm cả thế giới vào lòng à?”. Vốc từng nắm cát trong tay, những tinh thể nhỏ bị nước biển bào mòn lấp lánh dưới ánh trăng, bao nhiêu ký ức về Vĩnh trong Uyên chợt tràn về. Chị có yêu Vĩnh không, chắc là không. Vì lúc Vĩnh nói Vĩnh ra đi, chị không cảm thấy mất mát điều gì lớn lao lắm. Nhưng cũng có lúc, vào những năm đầu, sau khi Vĩnh ra đi, lúc gặp một người bạn trai nào lăng nhăng, lơ láo một chút thì Uyên lại nhớ đến Vĩnh. Kể cả những lúc chỉ có hai người với biển,Vĩnh cũng chỉ dám lướt nhẹ môi trên mái tóc dài của Uyên : “Tóc Uyên thơm lắm, thơm mùi tự nhiên thôi, đừng có xài dầu thơm nghe!”. Vĩnh nắm bàn tay Uyên nhè nhẹ : “Anh thích bàn tay học trò của Uyên, đừng sơn móng tay móng chân nghe, ghê lắm! Cái màu hồng hồng tự nhiên của da thịt lúc nào cũng dễ thương”. Hơn mười năm qua, chưa bao giờ Uyên xài dầu thơm hay sơn móng tay móng chân. Chẳng phải vì nghe lời Vĩnh mà vì Uyên cũng thích thế. Ba năm đầu định cư ở nước Úc, Vĩnh không thư về cho ai, kể cả gia đình. Má Diễm khóc hết nước mắt, tưởng Vĩnh đã làm mồi cho cá mập. Sang năm thứ tư , Vĩnh bắt đầu thư về cho má, ấy là Uyên nghe
  3. Diễm nói thế thôi. Diễm rất ngại nói về anh mình... Thời gian trôi qua, Uyên lại có những người bạn mới. Vĩnh mất hút xa vời. My kéo Uyên về thực tại: “Ông Vĩnh nhà mày làm sao, cỡ này phất to lên thành doanh nhân rồi chứ gì? Mày nói khẽ khàng thôi nghe Diễm, coi chừng chị Uyên nhà mình chết ngợp”. Diễm tư lự: “Phất cái con khỉ, sáng sớm nào, chả cũng leo lên mái nhà hát quốc ca nước Úc”. My tròn mắt: “Sao vậy, qui định mới của công ty chả hả?”. Diễm lườm: “Nói theo kiểu suy diễn của mày, những qui định không bình thường đó, nếu có, một người giỏi giang và đầy lòng tự trọng như anh tao thì đời nào ổng chấp hành. Ổng thất nghiệp, đang sống bằng đồng tiền trợ cấp xã hội, nhức nhối không chịu được rồi sinh bệnh hoang tưởng, biết không?”. Giọng Uyên khàn khàn : “Vậy sao mày không kéo ổng về?”. Diễm chép miệng, nhìn ra biển ầm ào ngoài xa : “Tao cũng đang lo thông qua Hội Chữ thập đỏ và Đại sứ quán nước mình tại Úc. Nhưng tao nghĩ vấn đề quan trọng là ở chỗ khác”. My thở dài: “Chỗ nào, nói nghe coi, sốt ruột quá!”. Diễm nhìn sâu vào mắt Uyên: “Tao nghĩ lúc này chỉ có mày thôi Uyên ạ!”. Uyên ngạc nhiên: “Tao có là cái đinh gì của anh mày đâu mà gỡ với không gỡ?”. Diễm phát cáu lên: “Nghĩ ngợi xoàng xĩnh như mày cũng là một nhà xã hội học, mày hay thật đó Uyên...”. My bấm Uyên. Hai người im lặng. Diễm thao thao như nghề giáo viên của chính chị. Phải như mọi lần, Uyên đã phát khùng lên vì cái tật hay “lên lớp” của Diễm. Nhưng lần này, giọng Diễm có nước mắt. “Đàn ông” như My mà cũng phải bùi ngùi theo...Tao muốn đánh thức ông anh tao bằng một tiềm thức đẹp. Mọi viễn ảnh cho sự thành đạt nơi xứ người đã tan nhanh như bọt xà phòng. Một con người sức vóc, trí tuệ như ổng mà phải xoè tay chờ tiền trợ cấp xã hội của xứ người, tụi bây nghe có buồn không? Bây giờ ổng ngồi vào bàn ăn bánh mì trợ cấp mà tưởng mình là ngoại trưởng Việt Nam đang đàm phán với chính phủ nước Úc về vấn đề người Việt Nam thất nghiệp. Trong những người bạn gái của ổng, tao thấy ổng có cảm tình với con Uyên nhất, một chút trang trọng, một chút thiêng liêng... Mày có biết vì sao ổng không liên lạc với mày không Uyên, ổng sợ ổng phai mờ trong mày vì tình cảnh bi đát của ổng nơi xứ người... @@@
  4. Uyên ngồi vô hồn trong vòng tay của Thắng. Thỉnh thoảng Thắng ôm ghì rồi cọ môi vào chiếc cổ hở trắng ngần của chị. Thắng bảo: “Em nói cái gì đi”. Uyên cười buồn: “Anh uống cà phê có ngon không?”. Thắng gật : “Ngồi với em, uống cái gì cũng ngon”. Anh vuốt mớ tóc lòa xòa trước trán chị: “Hối hận khi phải đi với anh sang Mỹ rồi phải không?”. Chị lắc đầu: “Đã quyết rồi thì không hối hận nhưng em thấy mọi thứ dường như nhanh quá!”. Thắng bảo: “Em không yêu anh một chút nào phải không, Uyên?”. Uyên cười: “Anh trả lời em câu đó trước đi!”. Dòng nhạc êm dịu của quán cà phê như lùng bùng trong tai Uyên. Chị phải lo nghĩ nhiều quá. Mà dường như điều nào cũng quan trọng. Uyên không muốn giải bày với Thắng. Bởi sau lần bắt quả tang vợ nằm với người khác trên giường, với Thắng, điều nào cũng không quan trọng. Kể cả chuyện cầu hôn Uyên. Thắng làm rấp rẻng trong vòng một tháng. Thắng chạy chưa đầy một năm, Uyên có giấy xuất cảnh theo chồng sang Mỹ. Chính Uyên cũng ngạc nhiên trước quyết định quá chóng vánh của mình. Một cuộc hôn nhân có vấn đề. Tất cả có phải do lần làm quen nhau quá dễ thương, quá ấm áp? Lần ấy, Uyên có việc bay từ Hà Nội về Sài Gòn. Máy bay gặp sự cố, bay vào vùng thời tiết xấu, Uyên sợ hãi nép vào người hành khách bên cạnh, ông ta nắm tay Uyên vỗ về : “Không sao, không sao...” Người đàn ông ấy là Thắng. Thắng sống ở nước ngoài gần hai mươi năm, lần đó anh ta ra Hà Nội thăm một người quen.Thắng giàu có nhưng tính khí thất thường. Anh bất chấp mọi thứ và phải đạt được điều mình thích. Chuyện quyết định cưới Uyên là một ví dụ. Có thể anh chưa yêu em nhưng em dễ thương và là một phụ nữ Á Đông thuần tính. Ừ thì cưới, Uyên cười. Những bất đồng với cấp trên trong công việc thường ngày đã làm chị chán. Những mối tình mang đấy màu sắc thực dụng khiến chị nghi ngờ giá trị của tình yêu. Đi đâu cũng được. Chị cần một không khí mới. Một sự thoát thai của chính mình để thay đổi các mối quan hệ thường ngày. Trừ lúc phải bay về Cali vì công việc kinh doanh, ở Việt Nam, Thắng vẫn đến với chị hàng ngày. Được vài ba tháng, Uyên phát hiện đây là sự sở hữu đáng ghét. Chưa bao giờ chị thấy nhớ Thắng vì sự xa cách đến nửa vòng trái đất. Đêm đêm, nằm một mình giữa chăn gối bộn bề, chị gát tay lên trán, nghĩ không biết mình đang đi đâu về đâu... Đến giờ đi làm, chuông đồng hồ reng, chị vùng dậy, nào son phấn, lụa là, chị bước ra khỏi nhà với tư thế người trưởng giả, hạnh phúc... Cứ thế, Uyên cứ bồng bềnh
  5. kể từ ngày có Thắng. Quyết định kết hôn với Thắng, ban đầu, Uyên không kể cho My và Diễm nghe. Chị sợ cô giáo Diễm đằng hắng, chống nạnh hai tay như mẹ chồng : “Già mà còn bồng bột...”. My nhướng mày, bĩu môi đáng ghét : “Khoái Việt kiều hả?”. Uyên sờ chiếc cằm đầy râu của Thắng : “Về thôi, anh!”. Thắng đứng lên: “Ừ, anh đưa em về rồi ghé sang thằng bạn có chút chuyện”. Uyên bất thường : “Anh đi trước một mình đi. Em muốn đi bộ về nhà”. Thắng nhìn thẳng chị một giây rồi nhún vai: “Sao cũng được. Sang bên ấy rồi không được bướng bĩnh nữa nghe!”. Uyên đi một mình giữa hai hàng xà cừ rợp bóng. Tiếng nhạc ở một quán cà phê ven đường vọng ra. Chưa gặp em tôi vẫn nghĩ rằng, có nàng thiếu nữ đẹp như tiên, mắt xanh là bóng dừa hoang dại... Bài hát mà Vĩnh vẫn thường hát cho chị nghe mỗi khi hai đứa trèo lên đồi cát phía sau nhà Vĩnh. Uyên bỗng giật mình nhìn quanh như kẻ trộm. Sao chuyện gì dính dáng đến Vĩnh, chị thấy cũng dễ thương. Ngày sinh nhật Uyên, Vĩnh tặng Uyên mấy con cào cào kết bằng lá dừa, quà đơn sơ, không mất tiền mua nhưng Uyên vẫn thích. Đi giữa đồi cát nóng bỏng chân, Vĩnh hái lá ngọc lan và tăm xỉa răng kết cho chị “đôi hài vạn dặm”... Suốt sáu tháng trời nay; Uyên, My, Diễm cuống cuồng lên lo cho Vĩnh. Bắt đầu bằng những lá thư và những tấm hình Uyên chụp với Vĩnh cách đây hơn mười năm. Diễm giải thích: “Đồ ngu! Phải khơi lại tiềm thức cha Vĩnh bằng mọi giá. Vấn đề quan trọng là, tao muốn chả trở về với một khái niệm lờ mờ là tự nguyện chứ không phải bị áp tải”. Ừ, phải để cha Vĩnh hiểu rằng, chả hồi hương vì một ai, vì một cái gì đó, còn chuyện mơ hay tỉnh của chả thì về nước tính sau. My trầm trọng giải thích thêm như vậy. Uyên viết thư, gửi hình cho Vĩnh vì những con cào cào kết bằng lá dừa ngộ nghĩnh. Uyên ngồi trân mình ra nghe Diễm đọc thư hồi âm đầu tiên của Vĩnh gửi về vì những đôi hài vạn dặm kết bằng tăm xỉa răng và lá ngọc lan. Cha Vĩnh đang ở cung trăng thật mày ạ. Đọc nửa chừng thư, Diễm nói bâng quơ như thế. Thưa bà tổng thống Philipines ngạo nghễ, bà cứ tưởng rằng tôi không biết bệnh bò điên đã xâm nhập vào nước Nhật hay sao. Đó là những chứng cứ lừa bịp siêu hạng để bà đánh bật tôi ra khỏi nghị trường. Trời ơi, anh mày điên quá như vậy, liệu chả có chịu ngồi yên trên máy bay về nước không đây, Diễm. My la lên như vậy rồi ôm bụng cười bò lăn. Diễm xếp thư lại, cười tồi tội : “Chứ
  6. biết làm sao bây giờ, tao cam đoan với hai đứa bây là thư sau, chả sẽ trả lời khác”. Uyên nghe lời Diễm viết thêm một lá thư, một lá thư, một lá thư nữa... Quả thật vậy, thư hồi âm sau Vĩnh viết: “...Anh cảm ơn Uyên đã còn nhớ đến anh, một thằng không sự nghiệp, không tương lai, đang sống vất vưỡng nơi xứ người. Uyên thật lòng muốn anh trở về sao? Anh hy vọng, trong vòng tay gia đình và bạn bè, mọi người sẽ giúp anh làm lại từ đầu...”. Vĩnh đồng ý trở về thật. Nhưng cứ vậy, ngày tỉnh ngày mơ. Trong hồ sơ đồng ý đưa Vĩnh trở về giữa hai bên cơ quan chức trách, phần ghi chú bệnh án nêu rõ : “Stress nặng do đời sống không toại nguyện, thành phần nhận trợ cấp xã hội “. Người ta không gọi là điên như My báng bổ, không gọi là hoang tưởng như Diễm thầm thì. Tuần sau, ba người sẽ ra sân bay đón Vĩnh. Uyên thấy vui vui. Ngày đón Vĩnh càng đến gần, lòng chị càng rộn ràng khôn tả. Đi ra đi vào suốt ngày hát bâng quơ để có lúc chị phải ngạc nhiên về chính mình. Vĩnh về chị được cái gì? Chỉ hai tuần sau khi Vĩnh về, chị đã phải theo Thắng bay sang Cali. Mọi thứ đã sẵn sàng hết rồi. Chuyện không giấu được mãi, Uyên kể hết cho My và Diễm nghe. My bảo sao mà ngang trái vậy. Diễm nhìn My khinh khỉnh: “Ngang trái cái nổi gì, con Uyên có bao giờ yêu anh tao đâu”. Thật tình là như vậy, Uyên chưa bao giờ yêu Vĩnh... Có một người nào đó la lên: “Con mẹ này đui mù hay sao mà đạp chân người ta đau muốn chết!”. Uyên giật mình lùi lại: “Xin lỗi, tôi không cố ý”. Bà bán vé số dữ dằn hậm hực quay đi. Uyên định thần nhìn lại quảng đường, chị đã đi qua hẽm nhà mình xa quá... @@@ Diễm và My thật sự ngạc nhiên với cuộc hẹn chiều nay của Uyên. Nhưng cả hai đều bận. My bực mình la lên khi nghe Uyên ậm ừ trong máy: “Để làm gì?”. Chẳng làm gì cả. Uyên bỏ máy. Chịu không nỗi sự ngột ngạt của thời gian, đúng giờ hẹn, Uyên vẫn thả dài ra bãi cát. Gió thổi nhẹ. Sóng biển vỗ rì rào. Uyên nghe như tiếng máy bay khởi động. Chị bịt tai lại. Không nghĩ gì hết. Những chiếc tàu ở tít ngoài xa kia bao giờ trở lại đất liền. Vài cánh Hải Âu bay chấp chới. Rồi cũng lại đưa tay lên xem đồng hồ, giờ này... Thôi, không nghĩ nữa. Uyên chọn một tảng đá bằng phẳng, chị phủ chiếc áo mưa lên rồi loay hoay bóc những chú dã tràng bé xíu ném xuống cát, chị sợ phải ngồi lên, đè bẹp
  7. những sinh vật bé bỏng đáng yêu làm sao. Diễm đến cạnh chị tự bao giờ: “Định làm nàng Tô Thị hay sao vậy?”. Uyên giật mình: “Ủa, sao nói bận?”. Lại thêm một người đưa tay xem đồng hồ: “Tao bận thiệt nhưng biết cuộc gặp chiều nay không bình thường nên có đưa ông Vĩnh đến đại diện”. Đến lúc này, Uyên mới thấy Vĩnh cười sau vai Diễm. Vẫn hàm răng trắng lấp lóa, anh đã tươi hơn sau hai tuần trở về Việt Nam. Uyên gật đầu cười đáp lại, ngay lập tức, Diễm đưa tay bụm miệng bạn: “Đừng hỏi han ổng gì hết, chờ tao đi đã, có gì tối gặp lại”. Diễm đi rồi, Uyên chỉ chỗ mời Vĩnh cùng ngồi: “Anh Vĩnh về nước thấy có vui không?”. Vĩnh nhún vai: “Cảm ơn, đừng lừa bịp tôi kiểu đó”. Uyên biết Vĩnh đang “ngoài vùng phủ sóng”. Chị thở dài. Nhưng dù sao thì theo kết luận mới nhất của các bác sĩ tâm thần ở Việt Nam, Vĩnh đang có dấu hiệu phục hồi rất tốt. Thôi, đành vậy. Uyên nhớ lần đầu gặp lại chị ở sân bay, Vĩnh tỉnh táo lạ thường. Anh ôm chị một chút rồi buông ra: “Cảm ơn em đã đi đón anh. Chồng con ra sao rồi em?”. Gặp lại Vĩnh, Uyên thấy mọi lý lẽ trong mình dường như đã khác xưa. Anh như là người từ trong quá khứ bước ra. Chị là người có nhiệm vụ phủi đi lớp bụi mờ của thời gian và đánh bóng lại mọi thứ. Điều quan trọng là, trong đó có phần của chị. Cuộc sống những ngày mới lớn tinh khôi cho chị một cái nhìn xác đáng hơn. Vĩnh móc túi lấy một điếu thuốc bẻ đôi: “Mời!”. Uyên hỏi: “Bây giờ anh cũng hút thuốc nữa sao?” Vĩnh mơ màng: “Hút từ lâu rồi. Hút trừ những lời đanh ác ở trong mình”. Uyên cười: “Lời đanh ác là lời gì vậy?”. Người đàn ông quắc mắc: “Những siêu nhân có nhiều kẻ thù lắm. Chúng nó luôn cho tôi ăn thịt bò điên”. Uyên chống cằm: “Anh biết đang nói chuyện với ai không?”. Vĩnh gật: “Biết, một bà đầm bằng đất sét”. Uyên không cười nữa, chị để mặc người đàn ông hoang tưởng với những tư duy lộn xộn. Chị rê mười đầu ngón chân hồng hào, mềm mại trên những vỏ hào khô ran dính chặt vào đá. Chẳng bù ngày xưa, mỗi lần lớp tổ chức đi trại, thường có một tên con trai tình nguyện đi theo chị giữ giày. Để khi phải lội qua những vùng đá sỏi nhiều trong những trò chơi lớn, chị kêu lên cái “ái” là có giày mang ngay... Tiếng Vĩnh cắt ngang dòng suy nghĩ của Uyên: “Lên đây, lên đây với anh, Uyên ơi!”. Uyên giật mình, Vĩnh đã trèo lên mỏm đá cao nhất, phải cách chỗ chị ngồi đến vài trăm mét, chung quanh mỏm đá, rong rêu bám xanh rì. Uyên hoảng hốt đứng lên, chị bắc tay làm loa, kêu đến khản giọng: “Xuống đi, Vĩnh! Đá trơn lắm, coi chừng té!”. Vĩnh cười ha ha: “Lên đây,
  8. lên đây, anh hái lá dừa kết cho một tỉ con cào cào”. Giọng Uyên muốn khóc: “Xuống đây nhanh lên, không nghe lời, em bỏ anh một mình đó!”. Giọng Vĩnh khinh khỉnh: “Có cái gì ở trần gian mà phải xuống?”. Uyên vội vàng: “Có, có một nàng tiên, nghe đây nè... Ta gặp nhau yêu chẳng hạn kỳ, mây ngàn gió núi đọng trên mi, áo bay mở khép niềm tâm sự, hò hẹn lâu rồi em nói đi...” Lần đầu tiên Uyên hát dở thế, giọng chị gào lên cùng sóng biển. Vĩnh thôi phấn khích. Anh ngồi xuống ôm đầu. Uyên mò mẫm leo lên kéo Vĩnh xuống. Mười đầu ngón chân mềm mại, hồng hào của chị bị đám vỏ hào lô xô cào đến bật máu. Thấy Uyên loay hoay khó nhọc, Vĩnh nhảy từng bước dài qua những tảng đá như một chú sóc. Anh ôm chị cứng vòng tay vạm vỡ, để rồi lại miên man: “Cướp biển sắp đến rồi, ta đi về thôi!”. Uyên nuốt nước mắt, thôi, như thế cũng tạm được. Ráng chiều đỏ tràn trên mặt biển, bóng tối nhập nhoạng ở trên cao. Đi với một người đàn ông như Vĩnh, dù tỉnh dù mê, dù sao cũng còn đỡ sợ hơn đi một mình... Một lần nữa, Uyên đưa tay xem đồng hồ, như vậy là chuyến bay định mệnh của chị đã cất cánh. Cuộc trốn chạy của chị đã thành công. Bay một mình về Cali, có lẽ Thắng cũng thấy quyết định của chị là đúng. Ngày mai trở về Sài Gòn, bước vào công việc nhàm chán thường ngày, Uyên phải ra sức tìm những cái mới của nó như bao năm qua chị chưa tìm thấy bao giờ...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2