intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

người nông dân châu thổ bắc kỳ - nghiên cứu địa lý nhân văn: phần 2

Chia sẻ: 123456 123456 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:300

79
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

nối tiếp các nội dung ở phần 1, phần 2 của "người nông dân châu thổ bắc kỳ - nghiên cứu địa lý nhân văn" sẽ giới thiệu về phương tiện sống của nông dân bắc kỳ. cuốn sách này sẽ là nguồn tư liệu quý cho những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy cũng như những ai quan tâm đến lịch sử dân tộc việt nam. mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: người nông dân châu thổ bắc kỳ - nghiên cứu địa lý nhân văn: phần 2

Phần thứ ba<br /> <br /> PHƯƠNG TIỆN SỐNG<br /> CỦA NÔNG DÂN<br /> BẮC KỲ<br /> <br /> C h ư ơ n g<br /> <br /> m ộ t<br /> <br /> NÔNG NGHIỆP<br /> <br /> T<br /> <br /> ính chất nổi bật hơn cả trong địa lý nhân văn của châu thổ Bắc kỳ<br /> là mật độ dân số; sự kiện chủ yếu đó thậm chí còn chi phối cảnh trí<br /> <br /> của xứ này. Những phương tiện sinh sống của những người nông dân ấy ra<br /> sao, làm thế nào mà những khối người chen chúc đến thế có thể tìm cách<br /> để sống được? Đó là những vấn đề bây giờ cần trả lời.<br /> Nông nghiệp là nguồn sinh sống cơ bản của người nông dân Bắc kỳ.<br /> Người nông dân sống trên miếng đất quá chật chội ấy đã khai thác đất<br /> đai một cách triệt để; lề lối canh tác thì cổ xưa, nhưng có hiệu quả, vả<br /> chăng người nông dân dễ dàng chấp nhận những loại cây trồng và những<br /> phương pháp trồng trọt mới. Người nông dân Bắc kỳ còn kiếm thêm được<br /> nguồn lợi ở những nghề phụ: thủ công, lao động ở thành thị, đi làm ăn xa,<br /> tuy nhiên nghề nông vẫn cung cấp cho họ phần lớn thu nhập. Không thể<br /> đánh giá được một cách thật chính xác phần riêng của nông nghiệp trong<br /> tổng thu nhập của người nông dân Bắc kỳ, nhưng có thể chắc chắn rằng<br /> nó vượt quá 8/10 của tổng số đó. Người Việt Nam hiểu rất rõ tất cả những<br /> cái họ thu được từ nông nghiệp và ngành này chẳng bị khinh rẻ chút nào.<br /> Trong thang bậc truyền thống (nhưng cần phải công nhận rằng thang bậc<br /> đó không có ý nghĩa gì lớn lắm) nếu các nhà nho (sĩ) đứng ở hàng đầu,<br /> thì những người làm ruộng (nông) lại được xếp hàng thứ hai, còn những<br /> người thợ thủ công (công) và những người buôn bán (thương) thì chỉ được<br /> xếp hàng thứ ba và thứ tư.<br /> <br /> P h ư ơ n g t i ệ n s ố n g c ủ a n ô n g d â n B ắ c k ỳ   413<br /> <br /> Tổng diện tích cày cấy ở châu thổ có bao nhiêu? Không phải dễ dàng<br /> gì mà biết được điều này. Đúng thế, không hề có một cuộc điều tra nào<br /> hoàn toàn chính xác về vấn đề đó. Những số liệu về thuế má không thể sử<br /> dụng được nếu không có những sự dè dặt cần thiết: những ruộng ẩn lậu<br /> thì không đóng thuế, và mặt khác không có gì chắc chắn rằng tất cả những<br /> ruộng đóng thuế đều được cày cấy. Chúng tôi biết có những làng đóng<br /> thuế cho những đất không thể sử dụng được, nhưng sau này sẽ có thể cấy<br /> cày được. Trong trường hợp này, làng đóng thuế để giữ lấy quyền sở hữu<br /> về mảnh đất đó để nó khỏi rơi vào tay Nhà nước. Ngoài ra, những đất thổ<br /> cư không phải không có giá trị nông nghiệp: ngay giữa làng xóm, người ta<br /> vẫn thấy có những bãi trồng màu, những cây ăn quả, những vườn rau, và<br /> ngay cả ruộng lúa nữa; do đó, không thể hoàn toàn trừ làng xóm ra khỏi<br /> diện tích trồng trọt được. Cuối cùng là, trong các con số ước lượng diện<br /> tích trồng trọt các bờ ruộng cũng được kể vào, các bờ này chính ra phải<br /> được trừ đi, vì chúng chiếm không kém 3% diện tích đất đai. Vì thế cho<br /> nên, muốn tìm diện tích trồng trọt thì tốt hơn cả là phải đem trừ ra khỏi<br /> tổng diện tích những phần không được trồng trọt. Những phần không<br /> được trồng trọt là: đồi, đất thành thị, đê, đường đi to nhỏ, bờ ruộng, nghĩa<br /> địa, nơi thờ cúng giữa cánh đồng, ao đầm, sông suối, nhà ở, bãi sú vẹt..<br /> Các ngọn đồi chiếm một diện tích là 250 km2 châu thổ. Diện tích đồi<br /> tại phía bắc lớn hơn ở phía nam. Tỉnh Thái Bình không có một mỏm núi<br /> nào trong khi đó thì Bắc Ninh, Bắc Giang có rất nhiều đồi. Những khoảnh<br /> đất bậc thang không được trồng trọt trong tỉnh Bắc Giang chiếm một<br /> diện tích khá rộng: tỷ dụ người ta thường nhất trí chỉ cho phủ Lạng Giang<br /> (Bắc Giang) có một diện tích 19.000 ha ruộng lúa thôi1, trong khi đó tổng<br /> diện tích của phủ là 38.000 ha. Trong phần tỉnh Bắc Giang thuộc châu<br /> thổ, những bậc thềm không trồng trọt chiếm 29.300 ha, trên 134.000 ha,<br /> <br /> 1<br /> <br /> Theo Ressencourt thì ruộng lúa chỉ có diện tích là 15.000 ha, vì theo nhà quan sát thì<br /> ở đây có ít ruộng cày cấy hơn là ruộng đóng thuế; các ruộng hữu danh vô thực dường<br /> như chiếm gần 4.000 ha. Trong khi chỉ đạo chọn giống tằm ở Phủ Lạng Thương, ông<br /> Ressencourt có tiến hành điều tra tỉ mỉ tỉnh Bắc Giang, trong cuộc điều tra đó, ông đặc<br /> biệt xác định diện tích ruộng đất không trồng trọt ở mỗi xã, nghĩa là các bậc thềm và<br /> đồi. Tỉ dụ, trong riêng phủ Lạng Giang, ruộng đất không trồng trọt đó chiếm diện tích là<br /> 8.114 ha.<br /> <br /> 414  P I E R R E G O U R O U<br /> <br /> tức bằng 21% tổng diện tích. Như vậy không có gì là quá đáng nếu đem<br /> trừ khỏi diện tích có thể trồng trọt được 300 km2 các đất bậc thềm phía<br /> bắc, không những ở Bắc Giang mà cả ở Thái Nguyên, Phúc Yên và Vĩnh<br /> Yên nữa.<br /> Diện tích đất thành thị thì không lớn. Ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng,<br /> Nam Định chiếm diện tích 20 km2; những thị trấn nhỏ khác tổng cộng<br /> không chiếm quá 5 km2.<br /> Nhờ có một cuộc điều tra về diện tích ao đầm, chúng tôi biết được rằng<br /> đầm ao chiếm trung bình 1,6% diện tích châu thổ. Theo sự tính toán tiến<br /> hành trên tất cả các làng thuộc huyện Thanh Oai (Hà Đông)1, có thể tính ra<br /> các sông ngòi chiếm trung bình 2% diện tích của huyện này. Chúng tôi lấy<br /> tỉ số này áp dụng rộng ra cho toàn bộ châu thổ nhưng vẫn thấy rằng tỉ số ấy<br /> còn quá thấp vì ở miền hạ châu thổ các con sông lớn chia thành nhiều chi<br /> lưu và phình to ra: vùng phía bắc Hải Phòng, chúng chiếm tới 15% diện tích<br /> của một số mảnh bản đồ tỉ lệ 1/25.000.<br /> Đất đê ở châu thổ chiếm tổng diện tích là 1.100 km2, trong số đó ít ra<br /> có thể khấu đi 2/10 dành cho diện tích trồng trọt. Theo các chỉ số phần<br /> trăm đã tính cho huyện Thanh Oai, các đường đi to nhỏ và đê chiếm 1%<br /> tổng diện tích, các nghĩa địa chỉ chiếm 0,82%. Tỉ số này dường như có vẻ<br /> thấp đối với một dân tộc có tục chôn người chết và rất tôn thờ người chết:<br /> nhưng tất cả những người chết không phải đều được chôn ở nghĩa địa,<br /> nhiều ngôi mộ được đặt ngay giữa ruộng và chỉ là một nấm đất nhô lên trên<br /> mặt nước, được người đi cày tôn trọng chừa ra không động đến. Những đền<br /> chùa dựng ngay ngoài làng chiếm 0,3% tổng diện tích; các bờ ruộng chiếm<br /> khoảng 2 đến 3%; các bãi sú vẹt chiếm gần 250 km2.<br /> Tổng cộng có 20% đất đai không trồng trọt hay 3.000 km2. Như vậy<br /> phần trồng trọt chỉ chiếm có 1.200 km2, và chỉ có 1 ha trồng trọt cho hơn<br /> 5 nhân khẩu.<br /> Các điều kiện thiên nhiên của nông nghiệp đã được trình bày. Nay xin<br /> bàn đến các điều kiện xã hội của nó, nghĩa là chế độ sở hữu.<br /> <br /> 1<br /> <br /> Những sự tính toán này sở dĩ tiến hành được là nhờ ở lòng sốt sắng của ông Michel,<br /> giám đốc Sở Địa chính.<br /> <br /> P h ư ơ n g t i ệ n s ố n g c ủ a n ô n g d â n B ắ c k ỳ   415<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2