intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên nhân Loạn nhịp tim

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

49
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chức năng chính của tim là cung cấp máu và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nhịp đập, hoặc nhịp co bóp, đều đặn của tim đẩy máu chảy đi khắp cơ thể. Mỗi một nhịp đập của tim được kiểm soát bởi những nhịp xung điện chạy khắp tim. Ở một trái tim bình thường, những tín hiệu điện này xuất hiện theo những khoảng cách đều nhau. Khi hệ thống điện này của tim bị trục trặc, tim không thể đập đều đặn như bình thường được dẫn đến loạn nhịp tim. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên nhân Loạn nhịp tim

  1. Loạn nhịp tim Chức năng chính của tim là cung cấp máu và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nhịp đập, hoặc nhịp co bóp, đều đặn của tim đẩy máu chảy đi khắp cơ thể. Mỗi một nhịp đập của tim được kiểm soát bởi những nhịp xung điện chạy khắp tim. Ở một trái tim bình thường, những tín hiệu điện này xuất hiện theo những khoảng cách đều nhau. Khi hệ thống điện này của tim bị trục trặc, tim không thể đập đều đặn như bình thường được dẫn đến loạn nhịp tim. Hệ thống điện điều hòa nhịp đập của tim gồm 2 vùng chính kiểm soát các chuỗi đường dẫn truyền bên trong tim, tương tự như hệ thống dây điện trong nhà vậy.
  2. Nút xoang nhĩ, hay còn gọi là nút xoang, viết tắt là nút SA (Sinoatrial node) nằm ở tâm nhĩ phải có chức năng kiểm soát chính và là nguồn gốc của mỗi nhịp đập của tim. Tùy theo tổng nhu cầu máu của cơ thể mà nút xoang nhĩ có thể làm tăng nhịp tim khi cần thiết, chẳng hạn như khi tập thể dục, khi đang phấn khích tinh thần hoặc những lúc bị sốt. Nút xoang nhĩ đôi khi còn được gọi là máy tạo nhịp tự nhiên của cơ thể. Những xung điện được phát ra từ nút xoang nhĩ đi theo các đường dẫn đặc biệt bên trong tim đến nút nhĩ thất hay còn gọi là nút AV (Atrioventricular node). Mục đích của nút nhĩ thất là tạo đường dẫn cho các tín hiệu điện đi từ nhĩ xuống thất. Nó cũng tạo ra một khoảng nghỉ khi dẫn truyền từ nhĩ xuống thất do đó tâm nhĩ sẽ co trước làm tâm thất được đổ đầy máu trước khi đến lượt chúng co. Khoảng nghỉ này bảo đảm cho các buồng tim phía dưới (các tâm thất) được đổ đầy máu hoàn toàn trước khi co bóp để tống máu đi. Bình thường, tim đập từ 60 đến 100 lần một phút. Tình trạng này được gọi là "nhịp xoang bình thường" hoặc "nhịp bình thường". Tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể mà tim có thể đập nhanh hơn (nhịp xoang nhanh) do bị stress hoặc chậm hơn (nhịp xoang chậm) khi đang ngủ. Loạn nhịp tim
  3. Loạn nhịp tim là tình trạng tim đập một cách bất thường. Có nhiều loại loạn nhịp được phân ra tùy theo nơi xuất phát của chúng (tâm nhĩ, nút nhĩ thất, hoặc tâm thất). Thông thường, những loạn nhip không bắt nguồn từ tâm thất được gọi là những loạn nhịp trên thất và những loạn nhịp bắt nguồn từ tâm thất được gọi là những loạn nhịp thất. Dưới đây là một số loại loạn nhịp thường gặp nhất, bắt đầu bằng những loạn nhịp trên thất. Ngoại tâm thu nhĩ, viết tắt là PAC hoặc APC (Premature atrial contraction) hoặc ngoại tâm thu trên thất. Một vùng khác của tâm thất gửi tín hiệu điện sớm sau khi nhịp đập trước kết thúc làm tim co sớm hơn bình thường. Hiện tượng này rất thường xảy ra ở mọi độ tuổi và thường không nghiêm trọng. Nhịp nhanh trên thất, hoặc nhịp nhanh kịch phát trên thất. Xảy ra nhi bất kỳ cấu trúc nào nằm trên tâm thất (thường là tâm nhĩ hoặc nút nhĩ thất) tạo ra xung điện nhanh và đều đặn. Hội chứng yếu nút xoang. Sự phát xung không đều của nút xoang làm nhịp tim chậm hơn bình thường (đôi khi được thay thế bởi nhịp tim nhanh). Rung nhĩ. Là tình trạng các xung điện đ ược phóng ra với tần xuất nhanh từ nhiều vùng khác nhau của tâm nhĩ. Thường làm tim đập nhanh là không đều.
  4. Cuồng nhĩ. Là tình trạng gây ra bởi sự phát xung nhanh từ một vùng duy nhất của tâm nhĩ phải. Thông thường tâm nhĩ phải phát xung với tần số 300 nhịp/phút nhưng chỉ một nửa số nhịp được dẫn truyền qua nút nhĩ thất, điều đó có nghĩa là nhịp thất sẽ vào khoảng 150 lần/phút. Những loại nhịp bắt nguồn từ tâm thất thường gặp ở những bệnh nhân bị bệnh tim nặng nhưng cũng có thể thấy ở người khỏe mạnh. Ngoại tâm thu thất (PVC - Premature ventricular contraction). Xu ất hiện khi xung điện xuất phát từ thất làm tim đập sớm hơn bình thường. Thông thường nhịp tim sẽ quay về bình thường ngay lập tức. Nhịp nhanh thất: là những xung điện nhanh và thông thường là đều đặn xuất phát từ các tâm thất làm tim đập rất nhanh. Đây th ường là một nhịp nhanh nguy hiểm tính mạng và cần phải có sự can thiệp y khoa lập tức, có thể l à shock điện hoặc khử rung tim. Rung thất: là tình trạng xung điện xuất phát từ tâm thất với tần số nhanh và rối loạn dẫn đến kết quả tim co bóp không có sự phối hợp rồi sau đó là rung (giống hình ảnh một túi vải chứa đầy sâu) và mất khả năng đập và bơm máu, dẫn đến ngừng tim tức thời.
  5. Loạn nhịp tim có thể rất đáng sợ, nhưng ở nhiều trường hợp, đặc biệt là ở những bệnh nhân trẻ với quả tim bình thường, chúng có thể không đe dọa tính mạng và có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc. Loạn nhịp trên thất thường gặp ở những bệnh nhân trung niên và cao tuổi. Càng cao tuổi bạn càng có khả năng bị loạn nhịp nhiều hơn, đặc biệt là rung nhĩ. Nhiều kiểu loạn nhịp trên thất chỉ kéo dài tạm thời và không nguy hiểm, đặc biệt là nếu như bệnh nhân không có bệnh tim mạch. Những loại nhịp này là do đáp ứng với những hoạt động bình thường hoặc cảm xúc. Ngay cả khi loạn nhịp do một nguyên nhân nghiêm trọng thì chính bản thân loạn nhịp có thể không nguy hiểm. Những bệnh nguyên nhân thường có thể được điều trị hiệu quả. NGUYÊN NHÂN Trong số những người bị loạn nhịp tim không phải nguyên nhân tim mạch, loạn nhịp thường xuất hiện ngẫu nhiên và đơn độc do đó không mang ý nghĩa nào cả. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng của mình. Có nhiều loại bệnh tim có thể gây loạn nhịp bao gồm bệnh mạch vành, bệnh van tim, suy tim, rối loạn dẫn truyền tim hoặc tăng huyết áp. Tuy nhiên cần nhớ rằng bị loạn nhịp không nhất thiết đồn g nghĩa với bị bệnh tim. Loạn nhịp tim có nhiều nguyên nhân, đôi khi nguyên nhân gây loạn nhịp không bao giờ xác định được.
  6. Đôi khi, có những tình trạng khác không phải bệnh tim mạch có thể gây loạn nhịp hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng loạn nhịp. Những tình trạng này bao gồm: Nhiễm trùng hoặc sốt Những stress về thực thể hoặc cảm xúc Những bệnh như thiếu máu hoặc bệnh tuyến giáp Thuốc và những chất kích thích khác nh ư cafe, thuốc lá, rượu, cocaine, amphetamine, hoặc một số thuốc bán tự do hoặc bán theo toa khác. Một số loại loạn nhịp cũng có thể có tính di truyền. TRIỆU CHỨNG Nhiều trường hợp loạn nhịp không gây ra triệu chứng hoặc gây ra rất ít triệu chứng. Tuy nhiên, một số người có thể thật sự cảm thấy hiện tượng loạn nhịp khi chúng xảy ra. Những triệu chứng thường gặp bao gồm: Đánh trống ngực Cảm giác bị đấm hoặc bị rung trong lồng ngực
  7. Cảm giác tim đập như đang chạy đua. Thêm vào đó, một số người có thể cảm thấy: Choáng váng hoặc mệt mỏi Hoa mắt hoặc ngất Khó thở Đau ngực hoặc cảm thấy khó chịu Mặt khác, có nhiều người cũng có cùng những cảm giác được mô tả ở trên nhưng không có bất kỳ loạn nhịp nào. Hiện tượng này xảy ra có thể là do lo lắng, stress hoặc những nguyên nhân khác với loạn nhịp tim. KHI NÀO CẦN ĐẾN GẶP BÁC SĨ Hầu hết các bệnh nhân đều nhận thấy tim đập nhanh, rung trong lồng ngực hoặc cảm giác tim đập hụt nhịp. Nếu những triệu chứng trên xuất hiện 1 lần, hoặc không thường xuyên và không kèm theo những triệu chứng khác thì thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ sự lo lắng nào về sức khỏe của mình, bạn cũng đến đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Các bác sĩ cũng phải được thông báo nếu như những cách điều trị được khuyến cáo không làm thay đổi các triệu chứng của bệnh nhân.
  8. Những bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng hơn nên khám ngay lập tức tại phòng cấp cứu ở một bệnh viện gần nhất. Những triệu chứng này bao gồm: Khó thở không giải thích được Choáng váng hoặc hoa mắt Cảm giác tim đập quá chậm hoặc quá nhanh Đau ngực kèm với bất kỳ triệu chứng nào kể trên Những bệnh nhân gặp những triệu chứng trên không nên tự lái xe đến bệnh viện mà hãy nhờ người thân hoặc xe cấp cứu đến chở đi. KHÁM VÀ XÉT NGHIỆM Để đánh giá một trường hợp loạn nhịp tim, bạn cần phải trao đổi với các bác sĩ về những triệu chứng của mình sau đó bạn sẽ được khám. Ngoài ra, điện tâm đồ (ECG - Electrocardiogram) là phương tiện bắt buộc để xác định chính xác loại loạn nhịp. Nếu loạn nhịp xuất hiện khi đang đo ECG, vấn đề có thể được xác định ngay lập tức. Nếu không, có thể cần phải thực hiện những khảo sát chuyên biệt hơn. Đo nhịp tim trong 24 giờ (hoặc lâu hơn) thường cần thiết để tìm những bất thường về nhịp xảy ra hằng ngày nhưng không cố định.
  9. Tuy nhiên, nếu tần số xuất hiện loạn nhịp thậm chí còn ít hơn nữa, có thể sử dụng máy ghi sự kiện. Đó có thể là một máy cầm tay mà bệnh nhân có thể tự khởi động được mỗi khi thấy xuất hiện triệu chứng, hoặc những máy đặt d ưới da qua phẫu thuật và để ở đó trong khoảng trên 1 năm. Siêu âm tim thường được dùng để đánh giá cấu trúc và chức năng của tim. Trong những trường hợp nặng hơn, một loại khảo sát sử dụng các điện cực đặt trong tim, được gọi là khảo sát điện sinh lý (EPS - Electrophysiologic study) có thể được sử dụng để tìm cách điều trị tốt hơn. ĐIỀU TRỊ Cách điều trị loạn nhịp thay đổi khác nhau tùy thuộc vào sự hiện diện hoặc vắng mặt của các triệu chứng, mức độ thường xuyên xảy ra loạn nhịp và độ trầm trọng của các bệnh tim gây loạn nhịp. Cách điều trị có thể là dùng thuốc hoặc phẫu thuật, chẳng hạn như đặt máy khử rung vào bên trong tim. Đôi khi không cần phải điều trị. Đôi khi cũng cần phải dùng các máy tạo nhịp đơn giản hoặc chuyên biệt để điều trị loạn nhịp. Nên thảo luận chi tiết về những lựa chọn điều trị và theo dõi với bác sĩ. Thuốc Thông thường lựa chọn điều trị đầu tiên là dùng các loại thuốc chống loạn nhị p bao gồm: digitalis, chẹn beta, ức chế kênh canxi, kháng đông, và nh ững loại thuốc
  10. khác. Trong nhiều trường hợp, có thể cần phải dùng thuốc chống loạn nhịp suốt đời. Thuốc phải được lựa chọn rất cẩn thận do chúng có thể gây ra những tác dụng phụ. Trong một số trường hợp, thuốc có thể gây loạn nhịp hoặc làm chúng trầm trọng hơn. Do đó, các bác sĩ sẽ phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của việc sử dụng thuốc trước khi kê toa. Bác sĩ sẽ kê toa liều hoặc loại thuốc phù hợp nhất đối với từng bệnh nhân. Khử rung Khử rung là một thủ thuật tạo một dòng điện ngắn chạy qua để shock tim giúp nó thay đổi từ nhịp bất thường trở về nhịp bình thường. Ở những trường hợp không phải cấp cứu, khử rung được thực hiện để điều trị những loạn nhịp có nguồn gốc từ tâm nhĩ (rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ). Trong những trường hợp cấp cứu, khử rung sẽ được dùng để điều trị loạn nhịp gây choáng, hạ huyết áp, đau ngực, khó thở, hoặc mất ý thức. Khử rung là một cách điều trị an toàn và hiệu quả để đưa nhịp tim trở về bình thường. Loại bỏ Một số loại loạn nhịp có thể được trị khỏi vĩnh viễn bằng kỹ thuật loại bỏ. Đây là kỹ thuật thay đổi những kết nối điện học hoặc xung điện bất th ường trong tim để làm ngừng loạn nhịp vĩnh viễn. T ùy thuộc và loại loạn nhịp và tình trạng của bệnh nhân mà thủ thuật này có thể thực hiện qua catheter hoặc qua phẫu thuật tim. Catheter là một ống rất nhỏ được đưa vào tĩnh mạch ở chân bệnh nhân rồi luồn lên
  11. đến tim, nơi nó sẽ phóng thích ra năng lượng để điều trị loạn nhịp cho bệnh nhân. Nếu thực hiện qua phẫu thuật, một đầu dò dẻo được đặt trực tiếp vào quả tim đã được mổ ra để phóng thích năng lượng vào đó làm ngừng loạn nhịp vĩnh viễn. Thực hiện qua catheter Các kiểu kỹ thuật loại bỏ được thực hiện qua catheter có thể chia ra làm 2 nhóm: (1) thủ thuật lạnh, mô được làm lạnh để điều trị loạn nhịp và (2) thủ thuật nóng là cách dùng nhiệt độ cao để thay đổi những mô dẫn bất thường trong tim. Loại bỏ bằng nhiệt lạnh: là kỹ thuật mới hồi phục tính truyền dẫn điện bình thường bằng cách làm đông lạnh mô hoặc những đường dẫn trong tim gây cản trở sự phân phối bình thường của những xung điện trong tim. Bằng cách làm lạnh đầu catheter đến nhiệt độ dưới 0, kỹ thuật này làm biến đổi các tế bào truyền dẫn những nhịp rối loạn trong tim làm cho chúng không thể truyền xung điện được nữa. Loại bỏ bằng sóng năng lượng tần số radio (RF - Radiofrequency): là một kỹ thuật truyền thống. Dùng tĩnh mạch như là một ống dẫn, người ta đặt một số catheter, trong đó có catheter RF, vào tim. Các catheter điện cực được dùng để xác định vị trí mô dẫn truyền bất thường. Khi đã tìm ra được vị trí của nó, catheter RF được đặt trực tiếp lên vùng gây loạn nhịp. Đầu catheter được làm nóng lên gây biến đổi khu vực đó làm chúng không thể truyền dẫn những xung điện được nữa. Ghép thiết bị vào tim
  12. Một thiết bị điện tử được ghép vào ngực bệnh nhân giúp điều trị một số loại loạn nhịp. Những thiết bị này chạy bằng pin và phóng ra những xung điện đến tim để điều hòa nhịp đập của tim. Máy tạo nhịp (Xem thêm bài viết Máy tạo nhịp tim - Pacemaker) Nếu tim đập quá chậm, máy tạo nhịp điện tử sẽ được cấy vào tim để làm tăng nhịp tim. Máy chuyển nhịp phá rung cấy được (ICD - Implantable cardioverter-defibrillator) Trong trường hợp các tâm thất đập quá nhanh hoặc bị rung thay vì co bóp bình thường, các bác sĩ sẽ cấy máy ICD vào tim. Khi nhịp tim đạt đến hoặc vượt qua ngưỡng được cài đặt trước, máy sẽ phóng ra các tín hiệu điện để shock tim trở về nhịp bình thường, phục hồi chức năng bơm máu hiệu quả cho tim.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2