intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhà nước pháp quyền Việt Nam: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:158

20
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam theo quan điểm MácXít" của TS Trương Quốc Chính cung cấp cho bạn đọc những phân tích sâu sắc các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhất là việc vận dụng quan điểm của các nhà kinh điển cũng như những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tổ chức xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam để làm rõ thực trạng cũng như phương hướng tiếp tục xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nhà nước ta hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhà nước pháp quyền Việt Nam: Phần 1

  1. NG QUỐC CHÍNH K. 000 0066044 3 XÂY DỰNG NHÀ Nlróc PHÁP QUYỀN VIỆT NAM THEO QUAN ĐIỂM IMÁCXÍT (Sách chuyên khảo) NGUYÊN o c LIỆU 597 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
  2. XÂY DỰNG NHÀ NUVC PHÁP QUYỂN VIỆT NAM THEO OUAN BIẾM MÁCXÌT
  3. TS. TRƯƠNG QUỐC CHÍNH XÂY DỰNG NHÀ Nirức PHÁP QUYỂN VIỆT NAM THEO QUAN ĐIỂM MÁCXÍT (Sách chuyên khảo) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Quốc GIA - sự THẬT HÀ NỘI - 2013
  4. LỞI NHÀ XUẤT BẢN Việc chăm lo xây dựng Nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa Việt Nam thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, trong sạch, vững mạnh, quản lý có hiệu lực, hiệu quả cao trong mọi lĩnh vực kinh tê, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối nội, đối ngoại của đất nước luôn là mối quan tâm, là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và nhân dân. Sau gần 70 nảm kể từ khi ra đòi đến nay, mặc dù trải qua râ't nhiều khó khăn thử thách, Nhà nưóc ta vẫn đứng vũng và không ngừng lón mạnh vể mọi mặt, giữ vững bản chất giai cấp công nhân của mình, đồng thòi luôn thể hiện được vai trò đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam - một nhà nưốc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tuy vậy, do xuất phát điểm vê kinh tế - xã hội của nước ta thấp và phải trải qua thời gian chiến tranh lâu dài, hiện nay lại đang là giai đoạn khó khăn, thoái trào của hệ thống xã hội chủ nghĩa, nên Nhà nước ta đửng trước sự đan xen phúc tạp của cả những cơ hội và những khó khăn thách thức gay gắt. Nhiệm vụ xây dựng Nhà nưốc trong sạch, vững mạnh đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới có ý nghĩa vô cùng to lốn và sông còn đôi với đất nước cả về chính trị, kinh tê và xã hội. 5
  5. Cuốn sách Xảy dự n g n h à nước p h á p quyên Việt N am th eo q u a n đ iểm m ácx it của TS. Trương Quõc Chính cung cấp cho bạn đọc những phân tích sâu sắc các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhât là việc vận dụng quan điểm của các nhà kinh điên cũng như những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tố chức xây dựng Nhà nưổc xã hội chủ nghĩa Việt Nam để làm rõ thực trạng cũng như phương hướng tiếp tục xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nưốc ta hiện nay. Nội dung cuốn sách gồm ba chương: Chương I: Quan điểm Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nưóc. Chương II: Quá trình nhận thức và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Chương III: Quan điểm và giải pháp xây dựng Nhà nưốc pháp quyển xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Xin giới thiệu cuôYi sách với bạn đọc. Tháng 6 năm 2013 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Q u ố c GIA - s ự THẬT 6
  6. LỞI MỞ ĐÁU Chính quyển nhà nước là vấn đê cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Song, đôi vói cách mạng xã hội chủ nghĩa, việc giành chính quyển nhà nưổc không có mục tiêu tự nó. mà nhằm giải phóng sức sản xuât, phát triển toàn diện con người. Muôn vậy, trong khi xem phát huy cao độ vai trò nhân tô con người - động lực thường xuyên của lịch sử - là vấn để mang tính quyết định, chủ nghĩa Mác - Lênin cũng không xem nhẹ tác động mạnh mẽ của nhà nưỏc tới giải phóng sức sản xuất, giải phóng con người. Bỏi lẽ, nhà nước tuy do con người lập ra, nhưng sau khi ra đời, nó có tác động mạnh mẽ tới bản thân con người, tối việc kìm hãm hoặc phát huy sức mạnh của con người. Một nhà nước được tố chức và vận hành hợp lý, phù hợp yêu cầu phát triển kinh tê - xã hội, yêu cầu giải phóng con người, sẽ nâng sức mạnh sáng tạo của con người lên một trình độ cao vê chât.. Ngược lại, nó sẽ là lực cản rất lớn tới việc phát huy vai trò của nhản tố con người, từ đó có tác động kìm hãm ghê gớm đối với sự phát triển xã hội nói chung. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã dẫn tới sự ra đời ở Việt Nam một nhà nước mới vê bản chất - Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sau Tổng tuyển cử năm 1946, đó 7
  7. là một thiết chế chính trị do chính nhân dân lập ra thông qua tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, mang đầy đù tính hợp hiến và hợp pháp. Nhà nưốc đó đã cùng toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam làm nên thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, mang lại hoà bình, thông nhất, độc lập cho đất nước và đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ỏ nước ta, nhà nưốc đã có những đóng góp quan trọng vào tiến trình khôi phục đất nưốc sau chiến tranh, tạo ra những tiền để kinh tê - văn hoá - xã hội đê từng bưỏc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, từng bưốc nâng cao đời sông vật châ't và văn hoá của nhân dân. Tuy nhiên, khi cuộc chiến lùi vào quá khứ, khi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điểu kiện mới được triển khai vể chiều rộng và chiều sâu, thì những khuyết tật của mô hình tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nưốc cũ ngày càng bộc lộ. Do chậm được khắc phục, những yếu kém của bộ máy nhà nước dần dần trở thành vật cản đổì vối sự phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế đáng kể tiềm nang sáng tạo của con ngươi. Nhửng yêu tô trì trệ xuất hiện ngày một nhiều. Đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX. Đê thoát khỏi khủng hoảng, chúng ta đi vào đổi mới toàn diện đất nước, lấy đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội là khâu đột phá. Trên nền tảng đó, những nhận thức mới vê nhà nước của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa 8
  8. xã hội từng bước ra đòi và đi vào cuộc sông. Một hình thức tô chức quyển lực nhà nước kiểu mới so với trước đây đã được khẳng định vê mặt lý luận và đang từng bước hiện thực hoá trong thực tiễn: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân. vì nhân dân. Trên một ý nghĩa nhất định, đây là được coi cuộc cách mạng cả vê nhận thức lý luận, cả vê thực tiễn tổ chức xây dựng một kiểu nhà nước mới trong lịch sử - nhà nước xã hội chủ nghĩa. Bước tiến đạt được trong xây dựng nhà nước có tác động tích cực đến thực hành và phát huy dân chủ. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đang từng bước được hình thành, sự tham gia của nhân dân vào công việc nhà nước và xã hội ngày càng tăng lên. Những tiềm năng sáng tạo của con người không ngừng được khai thác vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là cội nguồn thắng lợi của những năm đổi mới vừa qua. Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ, tuy việc xây dựng Nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân có tiến bộ trẽn cá ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng so VỚI nhu cầu thực tiễn đổi mới, Nhà nưóc ta còn tỏ ra chưa ngang tầm. Tô chức và hoạt động của Nhà nước còn có một sô khâu chậm đổi mới. Quốc hội còn lúng túng trong việc thực hiện chức năng của mình. Bộ máy quản lý nhà nưỏc các cấp, nhất là ở cơ sở còn yêu kém. Tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm... chậm được khắc phục. Mô hình tô chức chính quyền địa phương còn 9
  9. những điểm chưa hợp lý. Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu. Dân chủ trong xã hội còn bị vi phạm. Kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi không nghiêm. Đê đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và phân đấu đến năm 2020, về cơ bản, nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chúng ta không thê không tiếp tục đổi mối Nhà nưốc, làm cho Nhà nước có thể góp phần phát huy cao hơn nữa tác động tích cực của mình trong phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội và hội nhập quốc tế, bảo vệ Tổ quốc. Bởi vậy, Đại hội X của Đảng xem tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nưốc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vối mục tiêu “Xây dựng cơ chê vận hành của Nhà nưốc pháp quyển xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tâ’t cả quyền lực nhà nưốc đểu thuộc vê nhân dân... Hoàn thiện hệ thông pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền”1 là một nhiệm vụ trọng điểm trong đổi mói trên lĩnh vực chính trị, làm cho đổi mới chính trị đồng bộ hơn đôi với đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay. Thực hiện nhiệm vụ này, đòi hỏi phải xuất phát từ thực tiễn xây dựng nhà nước ở Việt Nam nói riêng, kinh nghiệm 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứX , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. tr. 126. 10
  10. xâv dựng nhà nước trên th ế giới nói chung. Nhưng, bất kỳ hoạt động nào của con người cũng bị chi phôi bơi nhận thức nhát định. Tính đúng - sai của nhận thức có vai trò to lớn tới hiệu quả hoạt động thực tiễn của họ. Do vậy. trong khi xem trọng việc xuất phát từ thực tiễn, cũng không thể xem nhẹ vai trò chỉ đạo của nhận thức lý luận - phải hết sức C I trọng vai trò chỉ đạo của quan O điếm về nhà nước nói chung, nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng do các nhà kinh điên của chủ nghĩa Mác - Lênin khởi xướng. Thực tiễn xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở thòi kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Liên Xô trước đây cũng như trong thời kỳ đổi mới (với hệ quan niệm từng bước phát triển vê chủ nghĩa xã hội, vể nhà nước xã hội chủ nghĩa) hiện nay, cho thấy việc trở lại để nhận thức đúng đắn hơn, chính xác hơn di sản kinh điến về nhà nưốc nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở V iệt Nam trong giai đoạn hiện nay vẫn là một vấn để thòi sự, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn. Nghiên cứu tiến trình xây dựng Nhà nưóc Việt Nam kiểu mới sau Cách mạng Tháng Tám 1945 cho đến nay như là sự vận dụng ]ý luận mácxít về nhà nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời là sự hiện thực hoá những tư tưởng độc lập sáng tạo của Hồ Chí Minh vê nhà nưốc dân chủ nhân dân, nhà nước xã hội chủ nghĩa là một hướng nghiên cứu nhằm bổ sung những điểm cần được làm sáng tỏ thêm, góp phần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sự ra đời của cuốn sách 11
  11. này là một cô gắng theo hướng nghiên cứu trên. Kết quả nghiên cứu chắc chắn còn thiếu sót do hạn chê chủ quan của tác giả. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng quý báu của bạn đọc. TÁC GIẢ TS. Trương Q uốc Chính 12
  12. Chương I QUAN ĐIỂM MÁC - LỄNIN VÀ Tư TƯỞNG HỂ CHÍ MINH VẺ NHÀ Nước I. QUAN ĐIỂM CỦA c. MÁC, PH. ẢNGGHEN, V.I. LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ N ưóc XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. v ề nguồn gốc nhà nước Trong các xã hội có giai cấp, nhà nước luôn là một nhân tô’ cơ bản của xã hội. Các tư tưởng triết học, các học thuyết triết học xã hội ở các thời kỳ lịch sử khác nhau đểu không thể không bàn tối vấn đề nhà nước. Tuy nhiên, do nhà nước là một hiện tương hết sức phức tạp, lại luôn gắn chặt với lợi ích của các giai cấp thông trị nên nó thường không được nhìn nhận một cách hoàn toàn k h á c h q u ail và k h u a hục. C h ín h vl vậy, i r i ế l hục M á c - Lênin với tư cách là “vũ khí tinh thần” của giai cấp vô sản càng không thể không đi sâu nghiên cứu vấn để này. Có thể thấy, lý luận về nhà nước của chủ nghĩa Mác - Lênin có hai mục tiêu chính. Một là, chỉ rõ bản chất của các kiểu nhà nước cũ, đặc biệt là nhà nước tư sản, qua đó bác bỏ các quan điểm sai lầm về nguồn gốc nhà nưốc, những mứu đồ thần thánh hoá 13
  13. sự ra đời và tồn tại của nhà nước, cũng như mọi sự lý tưởng hoá nhà nước, đồng thời chỉ ra tính diệt vong tất yêu của các kiểu nhà nước ấy. H ai là, hình thành lý luận vê nhà nưốc mới - nhà nưốc vô sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là nhà nước kiểu mới. mang bản châ't giai cấ p công nhân, nhưng cũng đồng thòi là nhà nước có tính dân chủ cao nhất. Để thực hiện mục tiêu thứ nhất, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã nghiên cứu một cách thấu đáo các vân đê vể nguồn gốc, bản chất, đặc trứng, chức năng, các kiểu và các hình thức nhà nước. Đó là toàn bộ cơ sở lý luận để chỉ rõ bản chất của nhà nước là gì, và cái bản chất ây được thể hiện ra trong hiện thực như thê nào? Đê thực hiện mục tiêu thứ hai, các ông đã từng bước kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân. Vì vậy, nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước trước hết phải nghiên cứu các quan điểm của c. Mác, Ph. Ảngghen, V.I. Lênin về nguồn gốc nhà nước. Vân đề nguồn gốc nhà nưốc đã được để cập trong lịch sử t r i ê t hoc từ thời cô đ ại. C á c hoc t h u y ê t t r i ế t hoc ch ín h trị và các nhà tư tưởng đã cắt nghĩa vấn đê này dưới nhiều hình thức khác nhau. Hai loại quan điểm cơ bản của thòi cổ đại vể nguồn gốc nhà nước là quan điểm của các nhà thần học và quan điểm của những người theo thuyết gia trưởng. Quan điểm đầu tiên về nguồn gốc nhà nước là nhũng quan điểm của các nhà thần học - thường là thần bí hoá 14
  14. nhà nước. Họ cho rằng, nhà nước là sản phẩm của thượng đê dùng đê bảo vệ trật tự chung của xã hội. Nhà nước thuộc vê những lực lượng siêu nhiên, bắt nguồn từ một lực lượng siêu nhiên, tức “Chúa”. “Trời”. Quyển lực của những lực lượng siêu nhiên đó được trao cho vua thay Trời trị vì dân chúng. Quyền lực nhà nưốc là vĩnh viễn, con người phải phục tùng quyền lực đó một cách tuyệt đôi. Người đứng đầu nhà nước trong xã hội là các bậc vua chúa, chỉ tuân theo “mệnh trời” đế cai trị dân chúng. Theo đó, nhà nước là hiện thân của một sức mạnh siêu nhiên, nằm ngoài xã hội và chi phối, quyết định xã hội. Trong khi đó. quan điếm của những người theo thuyết gia trương lại cho rằng: nhà nước là kết quả của sự phát triến gia đình, là hình thức tô chức tự nhiên của đời sống con người. Nhà nước là một hiện tượng vĩnh viễn trong xã hội. Cũng như gia đình, nhà nước tồn tại trong mọi xã hội. Quyển lực nhà nưốc, về thực chất, cũng giông như và là sự kê tiếp (tiếp nôi) quyển lực của người đứng đầu gia đình. A nxtôt (384 - 322), một trong những đại diện của thuyết gia trương đã cho rằng nhà nước, quyển lực nhà nước xuâ't h iệ n m ộ t cácli tự nh iên , dược hìn h t h à n h do lịch sủ. N hò nước dược phát triển từ gia đình, công xã và là một hình thức tổng thể, hoàn thiện nhất trong quan hệ giữa mọi người với mục đích tối cao là nhằm liên kết mọi người đê đạt tới một cuộc sông tốt đẹp nhất. Xã hội càng phát triển thì vấn đề nguồn gốc nhà nước càng được quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời. các nhà tư tương tư sản tiến bộ đã định 15
  15. hướng việc tìm nguồn gôc nhà nước từ trong xã hội. Quan điểm triết học tư sản về nhà nước được xem là một bước tiến lớn trong triết học cũng như trong các học thuyết chính trị - xã hội. Giôn Lốccơ (1632-1704) trong tác phẩm "Two T reatsies o f Government'' được dịch là K h ảo luận thứ h a i về chính quyền - C hính quyền d ân sự)' đã nêu luận điểm: trong trạng thái tự nhiên, con người luôn có các quyển tự do, bình đang, tư hữu. Mặc dù có sự hữu ái và hoà bình trong trạng thái tự nhiên, các quyển của con người vẫn luôn không được bảo đảm chắc chắn. Vì vậy, con người luôn phải thực hiện việc phán xử và trừng trị những kẻ vi phạm quyển hạn của người khác. Nhà nước đã được thiết lập để bảo vệ quyển tự nhiên của con người, để tạo lập và bảo vệ sở hữu, cũng như sử dụng các lực lượng xã hội để thực hiện các đạo luật và bảo vệ sự tấn công từ bên ngoài. Môngtexkiơ (1689 - 1775) coi sự xuất hiện của nhà nước là có tính lịch sử. Kế thừa quan điểm của Arixtốt, Môngtexkiơ đưa ra quan điêm phải xác định bản chất chính quyến tuỳ thuộc vào sô lượng người cầm quyển. Theo ông, có ba hình thức nhà nước chính là: cộng hoà, quân chủ, chuyên chế. Các hình thức nhà nước còn phụ thuộc quy mô lãnh thô - quy mô nhỏ phù hợp với hình thức cộng hoà; quy mô vừa phù hợp với hình thức quân chủ; 1. Theo cách dịch của Lê Tuấn Huy trong cuốn sách: Kháo luận thứ hai uể chính quyền - Chính quyền dân sự, Nxb. Tri thức, 2007, tr.9. 16
  16. quy mô lớn phù hợp với hình thức chuyên chế. Ong ủng hộ kiêu nhà nước quân chủ, lý tưởng của ông là nên quân chủ lập hiến của nước Anh. Một trong những lý thuyết tiến bộ của các nhà tư tưởng tư sản là Thuyết khê ước xã hội. Nếu Môngtexkiơ dựa vào tư tưởng đại diện nhân dân thì Rútxô (1712-1778) dựa vào tư tưởng chủ quyển nhân dân. Ông cho rằng, xã hội công dân nảy sinh cùng chế độ tư hữu và nhà nước được thiết lập sau đó. Theo ông, con người sinh ra tự do, song ở k h ắ p nơi họ lạ i bị xiềng xích. Những thoả thuận giữa con người với nhau là cơ sở cho mọi chính quyển hợp pháp, được thể hiện thông qua “khế ước xã hội” - mỗi người trao nhân cách của mình cho lãnh đạo tôi cao mang ý chí chung và do đó trở thành thành viên của nó. Toàn bộ học thuyết của Rútxô vê nguồn gổíc nhà nước cho thấy ông đã nhận ra mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội phong kiến là mâu thuẫn giàu nghèo, trong chính trị là mâu thuẫn giữa kẻ áp bức và người bị áp bức, kẻ giàu có sẽ nắm quyền lực. Vì thế, ông ủng hộ thê chê cộng hoà, coi đó là hình thức cầm quyền tốt nhất, trong đó, các quan chức là do nhân dân bầu ra. “Khê ước xã hội” là học thuyết có tính cách mạng. Một khi nhà nước được thiết lập theo khê ưốc thì chê độ dân chủ được bảo đảm, mọi người được tự do, khi nhà nước lạm quyền thì nhân dân có quyển bãi bỏ nhà nưốc. Cũng theo thuyết này, con người vốn dĩ có các quyền tự nhiên là quyền sông, quyển có tư liệu sản xuất, quyền được sản xuất và các quyền chính trị khác. Nhưng các 17
  17. quyền đó của con người thường xuyên bị vi phạm, vì thế, con người buộc phải tranh chấp, phải đấu tranh với nhau đê bảo vệ các quyển của mình. Điểu đó tất yếu làm xuất hiện cái gọi là quyển lực xã hội. Quyển lực xã hội là kết quả của việc mỗi cá nhân tự giác đem một phần quyển của mình giao cho các cơ quan quyển lực xã hội nhằm mục đích điều chỉnh hoạt động chung của con người và xã hội. Theo đó, nhà nước là một hiện tưởng vĩnh viễn đi cùng vối xã hội loài người và sẽ không bao giờ mất đi. Quan điểm trên đã phần nào khắc phục sự giải thích thần bí và siêu tự nhiên vê nguồn gốíc của nhà nước, nhưng vẫn bế tắc khi lý giải nhà nước chỉ như là kết quả của ý chí chung của con ngưòi, là một hiện tượng vĩnh cửu, và điều đó đã phần nào đó làm sai lệch bản chất của nhà nước. Xuất phát từ quan điểm duy vật về lịch sử, khi nghiên cứu vấn đê nhà nước, c. Mác và Ph. Ảngghen đã phân tích toàn bộ sự tiến triển của lịch sử loài người trong mối quan hệ hữu cớ của con người, xã hội và tự nhiên ở từng giai đoạn lịch sử để làm rõ quá trình hình thành và phát triển của nhà nưỏc cũng như chỉ rõ bản chất và ý nghĩa của nhà nưốc ở mỗi chê độ xã hội. Trong quá trình đó, các ông cũng đồng thòi bác bỏ những luận điểm sai lầm của quan điểm triế t học tư sản về nhà nước và chứng minh rằng nhà nước là một hiện tượng lịch sử, là th iết chê trung tâm của kiến trúc thượng tầng được hình thành trên một cd sỏ hạ tầng tương ứng. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một trình độ nh ất định, trước hết là sự phát triển 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2