intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu cách phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:164

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách Phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: cơ sở lý luận về sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; thực trạng sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu cách phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam: Phần 1

  1. CAO ANH ĐÔ PHÂN CÔNG, PHÔI HỌP GIỮA CÁC CO QUAN TRONG THỰC CÁC QUYÊN LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP VÀ TU PHÁP ở V IÊ T N A M (Sách chuyên khảo - tham khảo) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Quốc GIA
  2. PHÂN CÔNG, PHÔI HỌP GIŨA CÁC CO QUAN TRONG THỤC HIỆN CÁC QUYâl LẬP PHÁP, HÀIW PHÁP VÀ TU PHÁP ở V IỆ T N A M
  3. 32(V)1 Mã số: CTQG - 2013
  4. TS. CAO ANH ĐÔ PHÂN CÔNG, PHỔI HỢP GlOA các co quan trong thục hiện CÁC QUYÊN LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP VÀ TU PHÁP Ở V IỆ T N A M ■ (Sách chuyên khảo - tham khảo) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - sự THẬT Hà Nội -2013
  5. LỜI NHÀ XUẤT BẢN ở nước ta, bộ máv nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước thông nhâ't nhưng có sự phân công và phôi hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quôc hội được xác định là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho toàn thể nhân dân; các cơ quan nhà nước khác đều do Quốc hội thành lập và chịu trách nhiệm trưốc Quôc hội. Các cơ quan nhà nưỏc hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực tế trong nhiều năm qua, việc thực hiện nguyên tắc phân công quyền lực nhà nước trong tố chức bộ máy Nhà nước Việt Nam chưa thể hiện được bản châ't chính trị của việc phân công thực hiện quyền lực nhà nước. Việc phân công quyền lực giữa các cơ quan nhà nước vẫn còn những bất cập, thiếu chuyên nghiệp, dẫn đến sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong việc thực thi quyền lực. Trên thực tế, hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội chưa tương xứng với vị thê cơ quan quyền lực nhà nưốc cao nhất. Tính độc lập trong hoạt động của các cơ quan tư 5
  6. pháp chưa được bảo đảm, dẫn đên vai trò của quyển tư pháp trong bộ máy nhà nưốc còn mò nhạt. Thực trạng này không chỉ làm suv vếu chức năng của các nhánh quyên lực trong việc thực thi các quyển lập pháp, hành pháp và tư pháp, mà còn trở thành lực cản rất lớn đôi quá trình thực thi dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vối mong muôn góp phần hoàn thiện tố chức bộ máy Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là đưa ra những luận giải và kiến nghị phục vụ cho việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bố sung năm 2001), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự th ậ t xuất bản cuôYi sách P h â n công, p h ô i hợp g iữ a các cơ q u a n n hà nước tro n g thực hiện các quyền lậ p p h á p , h àn h p h á p và tư p h á p ở Việt N am (Sách chuyên khảo - tham khảo). Cuốn sách bao gồm 3 chương: Chương I: Cơ sỏ lý luận về sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Chương II: Thực trạng sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ỏ nưốc ta Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Nội dung cuốn sách tập trung nghiên cứu việc phân công quyền lực nhà nưốc về lập pháp, hành pháp và tư pháp trong mối quan hệ tổ chức bộ máy nhà nưốc chứ không nghiên cứu việc phân công quyển lực nhà nưốc giữa 6
  7. nhân dân với Nhà nước, giữa Đảng với Nhà nước, giữa quyển lực nhà nước ỏ trung ương với ở địa phương. Bên cạnh việc nghiên cứu sự phân công quvển lực nhà nước với trọng tâm là ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, thiết chế Chủ tịch nước và viện kiểm sát cũng được nghiên cứu đê làm rõ vai trò và chức năng của các chủ thể này trong việc thực hiện các quyển nói trên. Nội dung cuốn sách thê hiện quá trình nghiên cứu công phu, là sự đóng góp của tác giả trong quá trình nhận thức và xây dựng quan hệ phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyển lập pháp, hành pháp và tư pháp ỏ nước ta. Tuy nhiên đây là vấn đê đang tiếp tục được nghiên cứu, còn có những ý kiến khác nhau, chủ đề cuôn sách hàm chứa nội dung phức tạp. Có những nhận xét, luận điểm có giá trị tham khảo tốt, nhưng cũng có những ý kiến, kiến nghị của tác giả cần tiếp tục được nghiên cứu, thảo luận, để rộng đường nghiên cứu chúng tôi vẫn cho xuất bản. Đây cũng là hiện tượng bình thường trong nghiên cứu khoa học. Cuổn sách không chỉ là tài liệu nghiên cứu, tham khảo đôi với các cơ quan chức năng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; mà còn là tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập lý luận chung về nhà nưác và pháp luật trong các trường đại học và cho những người quan tâm đến vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cuốn sách còn là tài liệu tham khảo hữu ích trong việc thực hiện 7
  8. Chỉ thị sô' 22-CT/TW ngàv 28-12-2012 của Bộ Chính trị về việc tố chức lấy ý kiến nhân dân về dự thào sứa đỏi Hiên pháp năm 1992. Xin giới thiệu cuốn sách vối bạn đọc. Tháng 2 năm 2013 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Qưóc GIA - s ự THẬT 8
  9. Chương I C ơ SỞ LÝ LUẬN VỂ S ự PHÂN CÔNG, PHỐI HỢP GIỬA c á c Cơ q u a n TRONG THỰC HIỆN CÁC QUYEN LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP VÀ T ư PHÁP I. BẢN CHẤT, NỘI DUNG VÀ Mối LIÊN HỆ GIỮA CÁC QUYỂN LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP VÀ T ư PHÁP 1. Khái lược vể quyển lực nhà nước Câu hỏi quyền lực nhà nưốc là gì đã được các học giả nghiên cứu và đưa ra nhiều luận giải khác nhau từ thòi cồ đại. Cùng với sự phát triển của lịch sử. bản chất của q u yền lực nhà nước ngàv càng được phân tích cụ thể với nhiều lập luận khoa học có tính thuyết phục hơn. Điểm chung của các học thuvết hay tư tưởng khi bàn về quyền lực nhà nước là không thê tách rời khái niệm này với khái niệm quyền lực chính trị và quyển lực nhân dân. Điều này là vì. xuất phát điểm của các học thuyết nghiên cứu quyền lực nhà nước đều là câu hỏi q u y ể n lực nhà nước từ đâu mà có. Tổng hợp các học thuyết tiêu biểu về vân đề này cho 9
  10. thấy chỉ có hai câu trả lời: (1) Nhà nước do Thượng đê (Chúa) sinh ra. nên quyền lực nhà nước là quyển lực của Chúa, nhà thờ và giáo hội: (2) Quyển lực nhà nước do chính con người tạo ra. v ấ n để quyền lực n hà nước gắn liên với một lực lượng siêu nhiên chủ yêu tồn tại trong thòi cố đại và phong kiến. Khi nhà nước do Chúa sinh ra thì quvền lực nhà nưốc cũng là quyền lực của Chúa. Chính vì quan niệm như vậy nên quyển lực nhân dân không tồn tại. nh ân dân chỉ có nghĩa vụ phục tùng và tu ân th ủ quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, quan niệm này không còn được thừa nhận khi cách giải thích về nguồn gốc siêu nhiên của nhà nước không còn sức thuyết phục. Ngay trong nhà nước dân chủ Athen thuộc nền dân chủ Hy Lạp và La Mã cổ đại, các nhà tư tưởng cổ đại theo chủ nghĩa tự do đã cho rằng nh ân dân là các công dân tự do nên họ tham gia vào việc thiết lập và thực thi quyền lực nhà nước. Nói cách khác, quyền lực nhà nước chính là quyền lực của các công dân tự do. Tuy nhiên, thời kỳ này công dân tự do chỉ là những người nam giới trưởng thành, không bao gồm nô lệ, phụ nữ và trẻ em. Như vậv. quyền lực nhà nước không phải là quyền lực của toàn thể nhân dân mà chỉ là quyền lực của một bộ phận công dân tự do trong xã hội. Quan niệm tấ t cả nhân dân là chủ thể của quvền lực nhà nước chỉ được đặt ra từ thòi kỳ cận hiện đại với lập luận rằng, theo lẽ tự nhiên, khi con người sông cùng nhau trong xã hội, họ cần có một thứ quyền lực để tổ chức và quản lý xã hội. Vì vậy, mọi ngưòi cần nhượng lại quyển lực 10
  11. cá nhân của mình để cho xã hội trỏ nên hài hòa. mọi ngưòi mới có thể cùng chung sông. Nhà nước ra đời như một "khê ước" - một bản hợp đồng giữa các công dân đê thực thi quvển lực nhân dân. Xhư vậy. quyền lực nhà nước là quyền lực nhân dân trao cho nhà nước với mục đích bảo vệ quvền lực của nhân dân - một loại quvển vôn do tự nhiên sinh ra. Tuy nhiên, vấn để đặt ra là nhân dân có trao toàn bộ quyền của mình cho nhà nước không? Có hai quan điểm về vấn đề này. Các học giả J. Locke. C.L. Montesquieu. J.s. Mill cho rằng nhân dân chỉ ủy một phần quyền của mình cho nhà nước và như vậy quyền lực nhà nước có giới hạn. Bản chât của quyền lực nhà nước là bảo vệ quyền lực của các cá nhân và cộng đồng. Nhân dân giữ lại cho mình một bộ phận quan trọng của quyển lực, đó là quyền thay đối bộ máv nhà nước nếu bộ máy ấy không phục vụ lợi ích của nhân dân. Quyền này được thể hiện thông qua hoạt động bầu cử để hình thành nên bộ máy nhà nước và cao hơn là quyền làm cách mạng để lật đổ bộ máy nhà nưóc cũ. thay thê bằng bộ máy nhà nước mới. một bộ máy cam kết vì lợi ích của nhân dân. Hiến pháp là văn bản có sứ mệnh giới hạn quyền lực nhà nước, bộ máy nhà nước chỉ được thực hiện quyển trong phạm vi hiến định. Quan điểm thứ hai, với các học giả tiêu biểu như T. Hobbes và J. Rousseau, cho rằng quyền lực nhà nước không có giới hạn vì nhân dân trao toàn bộ quyền lực của mình cho nhà nước. Quan điểm này cho rằng, nếu nhân dân không trao hết quyền của mình cho nhà nước thì 11
  12. nhân dân sẽ có thê thực hiện những hành vi sai trái, đi ngược lợi ích cộng đồng. Vì vậv. nhân dân phái trao hêt quyền cho nhà nước đê từ đó nhà nước quy định quyền cho nhân dân. Sự chuyên hóa đó chính là nhằm báo đám cho các cá n hân thực hiện quyển tự do cúa mình trong môi quan hệ vối quvền tự do của những người khác. Điếm đặc biệt là về m ặt tự nhiên, mọi người đểu có quyền lực như nhau, và khi người ta đã trao toàn bộ quyển ấy cho nhà nước thì họ phải được bình đáng khi nhận lại quyển từ nhà nước. Đây chính là tư tưởng tiến bộ. thể hiện vêu cầu mọi công dân đểu bình đắng trước pháp luật. Bàn vê vấn đề quyền lực nhà nước, chủ nghĩa Mác cho rằng nhà nước ra đời là đê điều hòa những mâu th u ẫ n giai cấp gay gắt trong xã hội. Nếu như trong xã hội cộng sản nguyên thủy, xã hội được tố chức dưối dạng thị tộc, bộ lạc thì sự ốn định của xã hội là nhò vào quyền lực xã hội - một loại quyền lực được tấ t cả các th àn h viên trong xã hội trao cho những người già trong thị tộc, bộ lạc. Tuv nhiên, khi chê độ tư hữu xuât hiện và xã hội có sự phân chia giai cấp thì nhà nước phải ra đòi đê giữ cho xã hội trậ t tự. Quvền lực xã hội của chê độ cộng sản nguyên thủy trỏ thành quyển lực nhà nước, giai cấp nào có địa vị thôrig trị về kinh tê sẽ nắm giữ quyển lực nhà nước đê thực hiện thông trị giai cấp và quản lý xã hội. Như vậy. chủ nghĩa Mác cũng cho rằng q u y ề n lực nhà nước bắt nguồn từ quvển lực nhân dân. Trải qua quá trình phát triển của lịch sử. quyển lực của nhân dân chuyến hóa từ quyền lực xã hội th àn h quyền lực nhà nưốc. Điểm khác biệt giữa quvền lực 12
  13. nhà nước và quyền lực xã hội là ỏ chỗ, khi được hình thành quyền lực nhà nước có thể bị tha hóa. biểu hiện ở tính thống trị. Do đó. nhà nưốc dân chủ là nhà nước phải hạn chế tối đa tính tha hóa này. Trong xã hội hiện đại, nhân dân trao quyền lực của mình cho nhà nước thông qua việc ghi nhận quyển lực ấy trong các văn bản pháp luật. Thực tế cho thấy, hiến pháp của đa sô' các quốc gia đều quy định cách thức hình thành bộ máy nhà nước và quyền lực của các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước của quốc gia đó. Điều đó có nghĩa là quyền lực nhà nước bị giới hạn bởi pháp luật. Trong hoạt động của mình, các cơ quan nhà nưốc cũng phải tuân theo các quy định giới hạn ấy, nếu không bản thân cơ quan nhà nước sẽ trở thành chủ thể vi phạm pháp luật và đương nhiên sẽ bị xử lý theo luật định. Từ những phân tích trên có thể khái niệm: Quyền lực nhà nước là quyền lực của nhăn dân, được nhân dân trao cho nhà nước bằng cách ghi nhận nó trong hiên pháp và được sử dụng đ ể thực hiện các chức năng của nhà nước, bảo đảm quyền và lợi ích của mỗi công dân và toàn xã hội. 2. Bản chất của các quyển lập pháp, hành pháp và tư pháp Quyền lực nhà nước tồn tại trên tất cả các phương diện hoạt động của nhà nước, do đó rất khó có thể liệt kê hết tất cả nội dung của quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, đến nay chúng ta không thể phủ nhận hạt nhân hợp lý trong thuyết phân chia quyền lực của C.L. Montesquieu khi ông chia 13
  14. quyển lực nhà nước thành ba quyển lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự phân chia này nhàm mục đích kiêm soát quyền lực, tránh lộng quyền và lạm quyển. Õng cho rằng: "Khi mà quyển lập pháp và quyển hành pháp tập tru ng lại trong tav một người hay một viện nguyên lão. thì sẽ không còn gì là tự do nũa. vì người ta sợ rằng chính ông ta hay viện ấy chỉ đặt ra luật độc tài để thi hành một cách độc tài. Cũng không có gì là tự do nêu quyền tư pháp không tách khỏi quyền lập pháp và quyển hành pháp. Nếu quyền tư pháp nhập lại VỚI quyền lập pháp thì người ta sẽ độc đoán đối với quvển sông và quyền tự do của công dân. quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyển tư pháp nhập lại V ỚI quyền hành pháp thì ông quan tòa sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một tổ chức của quan chức, hoặc của quý tộc. hoặc của dân chúng nắm luôn cả ba thủ quyển lực nói trên thì tấ t cả sẽ m ất hết"1. Như vậy, nếu không bàn đến tính chính trị của sự phân chia quyền lực, tức là sự phân chia quyền lực cho các chủ thể khác nhau nắm giữ, mà chỉ xét đên yếu tô" kỹ th u ậ t trong tổ chức bộ máy nhà nước thì học thuyết của C.L. Montesquieu đã để lại cho nhân loại một giá trị lốn. được thừa nhận rộng rãi đến ngày nay. đó là quyển lực nhà nước bao gồm ba nội dung cơ bản là lập pháp, hành pháp và tư pháp. 1. Montesquieu: Bàn về tinh thần pháp luật (bản dịch của Hoàng Thanh Đạm). Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội. 2004. tr. 106. 14
  15. Khi khẳng định quyền lực nhà nước được cấu thành từ ba quyển lập pháp, hành pháp và tư pháp có nghĩa là quyền lực nhà nước hoàn toàn có thê phân chia, ơ đây cần phân biệt sự phân chia quyền lực nhà nước vê mặt nội dung với sự phân chia quyền lực nhà nước cho các chủ thể khác nhau. Xét về nội dung, nếu quyển lực nhà nước không được phân chia thành ba quyền như đã để cập ỏ trên thì nó rất dễ bị tha hóa. Học thuyết của C.L. Montesquieu đã chỉ ra rằng vể nội dung phân chia quyền lực nhằm mục đích kiểm soát quyền lực. vì nếu quyền lực tập trung vào một chủ thể (dù là cá nhân hay tổ chức) thì người ta luôn có xu hướng lộng quyền hoặc lạm quyền. Xét về chủ thể. quyền lực nhà nước của một nhà nước cụ thê (với tư cách là một quốc gia), xuất phát từ nguyên tắc độc lập chủ quyền, không thể phân chia cho nhà nước hoặc chủ thê bên ngoài. Trong một quốc gia. quyền lực nhà nước luôn có tính thổng nhât về mặt chủ thể mặc dù nội dung của q u vền lực nhà nước thì có thể phân chia và được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau trong bộ máy nhà nưốc ấy. Như phần trên đã phân tích, dù ở bất cứ kiểu nhà nước nào thì quyền lực nhà nước luôn có nguồn gốc từ nhân dân, chỉ có quyền lực chính trị mới là quyền lực của một giai cấp và khi giai cấp nào có địa vị thống trị về kinh tế thì giai cấp ấy sẽ nắm quyền lực nhà nước để thông trị xã hội, làm cho quyển lực nhà nước có thể bị tha hóa. Như vậy, quyển lực mà bộ máy nhà nước có được là do sự ủy quyền của nhân dân, thể hiện ý chí của các thành viên trong cộng đồng xã hội. Sự ủy quyền đó thường 15
  16. được thể hiện thông qua hoạt động lập hiến. Các bán hiên pháp thường là nơi ghi nhận giới hạn quyển lực của các cơ quan nhà nước, thể hiện rõ n h ất sự ủy thác quvển lực của nhân dân cho cơ quan công quyền. Đây chính là biểu hiện đầu tiên của tính thông n h ất về m ặt chủ thể của quyển lực nhà nước. Hơn nữa, bản th ân mỗi quốc gia đểu có tính thông n h ấ t về chủ quyền lãnh thổ. Từ xưa đến nay, lãnh thổ luôn được xem là yếu tố đầu tiên để một cộng đồng dần cư tuyên bố th à n h lập nhà nước. Trong phạm vi lãnh thô ấy công dân có nghĩa vụ tu ân th ủ các quy định của pháp luật do nhà nước đề ra, còn nhà nước sẽ thực hiện tấ t cả quyền lực của mình theo quy định của pháp luật. Lãnh thổ vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quyền lực nhà nước. Như vậy, nếu trên một lãnh thổ thuộc chủ quyển quổic gia mà tồn tại hơn một loại quyển lực nhà nước thì ỏ đó không còn là nhà nước độc lập về chủ quyền. Chẳng hạn ở Việt Nam, ngay khi N hà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, chấm dứt sự thông trị của thực dân Pháp, Điểu 2 Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận: "Đất nước Việt Nam là một khối thông n h ấ t Trung Nam Bắc không thể phân chia"1 và trên lãnh thổ ấy "Tất cả quyển bính trong nước là của toàn thể n hân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo"2. Nói cách khác, ở bất 1, 2. H iến p h á p Việt N am (năm 1946, 1959, 1980, 1992 và N gh ị quyết về việc sửa đôi, bô sung m ột sô' điều của Hiến p h á p năm 1992), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 8. 16
  17. cứ quốc gia độc lập nào quyển lực nhà nưốc luôn thông nhất về mặt chủ thể, tức là quyển lực nhà nưốc luôn thuộc về nhân dân (công dân) của nhà nước ấy. Như vậy, về mặt chủ thể, quyển lực nhà nước ở bất cứ kiểu nhà nước nào cũng có tính thống nhất, vì đó là quyền lực của nhân dân ủy thác cho nhà nước nắm giữ để quản lý xã hội trên một phạm vi lãnh thổ thuộc chủ quyển của quốc gia đó. Tuy nhiên, về mặt nội dung, quyển lực nhà nước có thể được phân chia thành ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp để tránh cho quyền lực bị lạm dụng bởi một chủ thể nhâ't định, c ả ba loại quyền này đểu có bản chất chung là quyền lực nhà nưốc, nghĩa là chúng đểu mang tính giai cấp và tính xã hội. Quyển lực nhà nước vốn dĩ là quyền lực nhân dân nhưng lại do một giai cấp thống trị nắm giữ nên mục đích đầu tiên là phải phục vụ lợi ích của giai cấp đó. Tuy nhiên, nếu quyền lực nhà nưóc bị tha hóa quá mức mà quên đi lợi ích chung của toàn xã hội, của những người chủ đã ủy thác quyển lực ấy thì sốm muộn bộ máy nhà nước sẽ bị lật đổ và thay thế bằng bộ máy nhà nưốc khác. Khi được sử dụng để phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội quyển lực nhà nước mang bản chất xã hội. Ngoài ra, từng bộ phận quyển lực cấu thành quyền lực nhà nưốc lại có bản châ't riêng. Cụ thể là: - Quyển lập pháp mang bản chất đại diện, thông qua việc thực hiện quyển này, ý chí của nhân dân được thể hiện trên thực tế. Vì vậy, những người được nhân dân trao cho quyền này còn được gọi là các đại biểu của nhân dân 17
  18. hoặc là dân biểu. Tư cách dân biểu được hình th à n h thông qua quá trìn h bầu cử phổ thông đầu phiêu. Bản chất đại diện của quyền lập pháp được thể hiện trên hai phương diện: quyền biểu quyết thông qua lu ật và quyền giám sát. ở đây cần lưu ý, bản chất đại diện m ang đên cho quyền lập pháp khả năng biểu quyêt, phê chuẩn để thông qua luật chứ không chỉ dừng lại ở mức độ soạn thảo luật. Nêu coi làm lu ật là một quá trìn h gồm nhiều công đoạn như nghiên cứu, soạn thảo, biểu quyết thì biểu quyêt thông qua là quyền duy n h ấ t thuộc về cơ quan dân cử, trong khi các công đoạn khác có thể do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện. Như vậy, bản chất của quyền lập pháp là quyền đại diện chứ không đồng n h ấ t với quyền làm luật. Tính đại diện của quyển lập pháp còn thể hiện ở chỗ cơ quan lập pháp thực hiện hoạt động giám sát đối với các cơ quan h àn h pháp và tư pháp, không chỉ giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước tru n g ương mà còn giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương. Hoạt động giám sát này nhằm h ạn chế sự tha hóa của quyển lực nhà nước, quay về phục vụ lợi ích của nh ân dân. - Quyền h à n h pháp m ang b ản ch ất cai trị, thông qua việc thực hiện quyền này, các ho ạt động của xã hội được diễn ra trong k h u n g khổ của pháp luật. T ính cai trị không chỉ có nghĩa tiêu cực m à phải được h iểu là sự q uản lý công, theo đó cơ qu an n h à nước vừa là người tổ chức cho công dân thực hiện pháp luật, đồng thời là người cung cấp các dịch vụ cần th iế t cho công d ân thực 18
  19. hiện quyển của mình. Vì vậv, cơ quan hành pháp luôn được coi là tru ng tâm của bộ máy nhà nước. Thực tế cho thấy cơ quan hành pháp hoạt động hiệu quả là điểu kiện tiên quyêt cho sự p hát triển của mỗi quốc gia; ngược lại, nếu không có một chính phủ tốt thì không thể có một quốc gia p hát triển. Chúng tôi sẽ trở lại phân tích kỹ điều này ở Chương II khi phân tích sự phân công và phối hợp thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam qua các bản hiến pháp. Bản chất cai trị của quyền hành pháp thể hiện trên hai phương diện: cơ quan hành pháp thực hiện các hoạt động quản lý hành chính công và cơ quan hành pháp đề xuất ban hành hoặc tự mình ban hành chính sách theo quy định của pháp luật. Hai phương diện hoạt động này có mối liên hệ mật thiết với nhau bởi vì thông qua hoạt động quản lý hành chính công, xã hội nảy sinh những nhu cầu cần được giải quyết. Các nhu cầu của công dân và xã hội thường gắn vối các chính sách cụ thể của nhà nưốc. Thông qua hoạt động của mình, cơ quan hành pháp phát hiện ra các nhu cầu này và sẽ ban hành hoặc đề xuất ban hành các chính sách giải quyết. Ngược lại, khi các chính sách đã ra đòi nó sẽ được tổ chức thực hiện và kiểm nghiệm trên thực tê thông qua phương diện hoạt động quản lý hành chính công. Như vậy, bản chất của quyền hành pháp là cai trị chứ không đồng nhất vối quyển quản lý hành chính. Nói khác đi quản lý hành chính chỉ là một biểu hiện của quyền hành pháp. Một chính phủ chỉ thực hiện chức năng 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2