intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận diện và phòng ngừa các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Nhận diện các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản và biện pháp phòng ngừa" phần 1 trình bày các nội dung chính sau: Thực trạng, nguyên nhân và hệ lụy của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Khung pháp lý đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Truy cứu trách nhiệm hình sự; Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lừa đảo;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận diện và phòng ngừa các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Phần 1

  1. HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương TRẦN THANH LÂM Phó Chủ tịch Hội đồng Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật VŨ TRỌNG LÂM Thành viên NGUYỄN HOÀI ANH PHẠM THỊ THINH NGUYỄN ĐỨC TÀI TỐNG VĂN THANH
  2. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Hiện nay, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những loại tội phạm xảy ra khá phổ biến ở nước ta, chủ yếu xuất phát và ẩn giấu qua các giao dịch dân sự nên thường khó phát hiện và ngăn ngừa. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ thông qua các hành vi vay, mượn tiền, tài sản đơn thuần mà đã xuất hiện dưới nhiều dạng hành vi khác. Có nhiều nguyên nhân, điều kiện để các đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản lợi dụng hoạt động. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trong điều kiện công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, đặc biệt trong các lĩnh vực đất đai, tài chính ngân hàng, quản lý các giao dịch dân sự là điều kiện cho các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội. Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm, đồng thời nâng cao tinh thần cảnh giác cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trước các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của tội phạm, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Nhận diện các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản và biện pháp phòng ngừa do Luật gia Trương Ngọc Liêu biên soạn. 5
  3. Cuốn sách tổng hợp một số vụ án, vụ việc có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bị phát hiện, đã xử lý trong thực tiễn, qua đó tìm hiểu nguyên nhân và hệ lụy của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; các cách thức nhận diện những thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến và đề xuất một số biện pháp phòng ngừa để góp phần nâng cao hiệu quả kiềm chế, ngăn chặn loại tội phạm này. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 8 năm 2023 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6
  4. LỜI NÓI ĐẦU Cuốn sách Nhận diện các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản và biện pháp phòng ngừa ra đời trong bối cảnh loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là các thủ đoạn lừa đảo thông qua không gian mạng Internet, mạng viễn thông với thủ đoạn ngày càng tinh vi, hậu quả ngày càng lớn. Kết cấu cuốn sách gồm bốn phần, Phần I nêu lên thực trạng các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong phạm vi cả nước trong thời gian gần đây; tỷ lệ tội phạm lừa đảo theo thủ đoạn truyền thống; tỷ lệ lừa đảo thông qua không gian mạng và những hệ lụy của những hành vi lừa đảo này đến đời sống của cá nhân, gia đình và xã hội. Phần II làm rõ các quy định pháp luật, khung pháp lý áp dụng đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Phần III chỉ ra cách nhận diện từng thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản cụ thể, đồng thời thông tin về vụ việc trên thực tế đã xảy ra sau mỗi thủ đoạn, trong đó có những vụ việc đã đưa ra xét xử và kết án, có những vụ việc đang trong quá trình điều tra, truy tố... (tham khảo qua các bài báo, bài viết đã đăng tải trên các báo viết, báo điện tử thời gian qua) để bạn đọc có được những thông tin chi tiết và thực tế nhất về thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo, cũng như thấy được hậu quả pháp lý của việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản 7
  5. của người khác sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như thế nào. Phần IV đề xuất các biện pháp phòng ngừa đối với các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó có các biện pháp phòng ngừa chung từ phía cơ quan nhà nước cũng như đối với từng cá nhân và một số biện pháp phòng ngừa cụ thể đối với từng thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản được liệt kê. Các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đối tượng thường biến đổi liên tục để “thích nghi” với các biện pháp phòng ngừa mà các cơ quan chức năng và từng cá nhân mỗi người đã nắm bắt được. Tuy nhiên, cho dù có biến đổi như thế nào, thủ đoạn tinh vi đến đâu thì các đối tượng lừa đảo cũng có những đặc điểm chung, đều dựa vào các điều kiện tiên quyết là: lòng tham, sự sợ hãi, sự nhẹ dạ cả tin và sự thiếu hiểu biết của nạn nhân để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó, chỉ cần khắc phục được một trong bốn yếu tố này là đã góp phần giảm đi đáng kể khả năng bị lừa đảo. Cách khắc phục như thế nào được trình bày rất rõ tại Mục I.2 Phần IV cuốn sách này. Hy vọng cuốn sách sẽ giúp bạn đọc trở nên nhạy bén hơn, tinh tường hơn để đối phó với các thủ đoạn lừa đảo đang diễn ra phổ biến hiện nay cũng như trong tương lai. TÁC GIẢ 8
  6. PHẦN I THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ LỤY CỦA HÀNH VI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN I THỰC TRẠNG LOẠI TỘI PHẠM LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN Theo trang điện tử Công an tỉnh Đắk Lắk1, trong 5 năm từ 2015-2019, Công an toàn quốc đã phát hiện, khởi tố điều tra 10.360 vụ và 11.410 bị can về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, số tiền bị chiếm đoạt lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ gây thiệt hại về tài sản cho Nhà nước, xã hội và công dân mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình trật tự, an toàn xã hội. Hàng loạt những vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản lớn đã được đưa ra xét xử như: Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều ngân hàng và cá nhân với tổng số tiền hơn 4.900 tỷ đồng; vụ án Lê Xuân Giang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Liên kết Việt và đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt ___________ 1. https://congan.daklak.gov.vn/-/mot-so-tinh-hinh-noi-len- cua-toi-pham-lua-ao-chiem-oat-tai-san. 9
  7. 2.000 tỷ đồng của 60.000 người; vụ Chu Minh Ngọc, Giám đốc Công ty Cimco cùng đồng bọn lập khống hồ sơ mua bán thép để hợp thức hồ sơ vay vốn lừa đảo chiếm đoạt 1.124 tỷ đồng của 7 ngân hàng; vụ Phan Bá Tòng, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt 700 tỷ đồng của các ngân hàng và khách hàng; vụ Công ty Cổ phần thương mại đầu tư Phúc Gia Bảo lừa đảo chiếm đoạt 178 tỷ đồng1. Ngoài các thủ đoạn lừa đảo truyền thống như: Giả danh cán bộ cơ quan nhà nước, người nhà lãnh đạo cấp cao để lừa xin việc làm, “chạy chức”, “chạy án”; làm, sử dụng các loại giấy tờ, tài liệu giả liên quan đến quyền sở hữu tài sản để cầm cố, thế chấp, mua bán; lừa đảo trong hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản, v.v.. Các đối tượng còn lợi dụng không gian mạng để hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với phương thức thủ đoạn hết sức tinh vi, đa dạng về cách tiếp cận các nạn nhân, nhiều vụ có lượng lớn người bị hại tham gia tại nhiều địa phương trên khắp cả nước, một số thủ đoạn điển hình như: Sử dụng mạng xã hội để kết bạn, thông báo gửi quà, sau đó giả danh nhân viên sân bay, hải quan, thuế để yêu cầu người bị hại nộp tiền cước vận chuyển, thuế, phí, tiền phạt... vào các tài khoản ngân hàng được chỉ định rồi chiếm đoạt; giả danh cán bộ cơ quan nhà nước, Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện thông báo chủ thuê bao có liên quan đến vụ án, ___________ 1. https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/cong-tac-kiem-sat/giai-phap- han-che-muc-do-an-cua-toi-pham-lua-dao-c-d10-t770.html. 10
  8. vụ việc đang giải quyết rồi đe dọa, yêu cầu bị hại chuyển để chiếm đoạt, v.v.. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tội phạm học cũng đã xác định: “Các tội phạm kinh tế là những tội phạm có độ ẩn cao. Số liệu thống kê về những tội phạm đã được phát hiện, điều tra và xử lý chỉ phản ánh một phần của tội phạm đã xảy ra, còn một phần quan trọng khác mà cơ quan pháp luật chưa nắm bắt được, chưa phát hiện được”1. Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới, việc mạng xã hội đang được sử dụng công khai với số lượng người tham gia đông đảo trên các ứng dụng như Facebook, Zalo, Instagram, TikTok, v.v. cùng với việc nhận thức còn hạn chế, nhẹ dạ cả tin, hám lợi, mất cảnh giác của một bộ phận người dùng là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng phạm tội. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực như: Tài chính, ngân hàng, không gian mạng, đất đai, công chứng còn tồn tại nhiều thiếu sót, bất cập; chính sách pháp luật trên một số lĩnh vực chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, tạo kẽ hở để các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo Đại tá Trương Sơn Lâm, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao2, Bộ Công an, tình hình tội phạm ___________ 1. Nguyễn Xuân Yêm: Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2001. 2. Hiện giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre (BT). 11
  9. lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, có tính chất xuyên quốc gia, gây thiệt hại lớn và bức xúc trong nhân dân, xảy ra chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Nam, Đồng Nai... Đặc biệt lợi dụng tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thực hiện chủ trương giãn cách xã hội, nhiều hoạt động xã hội “dịch chuyển” lên không gian mạng nên tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản càng gia tăng hoạt động. Năm 2020, phát hiện khoảng 4.100 vụ việc liên quan đến tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng; trong đó có 776 vụ việc lừa đảo qua mạng viễn thông bằng thủ đoạn giả danh cơ quan thực thi pháp luật (Công an, Tòa án, Viện kiểm sát), các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, bưu điện..., đe dọa, yêu cầu người bị hại cung cấp thông tin tài khoản hoặc chuyển tiền. Riêng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã tiến hành xác minh, điều tra 18 vụ; khởi tố 5 vụ án và 27 bị can; đang tiếp tục xác minh hơn 10 vụ. Nổi bật là vào tháng 01/2020 Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phối hợp với Công an tỉnh Quảng Nam, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đấu tranh, triệt phá Chuyên án bắt giữ, khởi tố 10 đối tượng, trong đó có 2 đối tượng người Malaixia, đã phong tỏa 55 tài khoản của bị hại là người Việt Nam với số tiền 3,7 tỷ đồng 12
  10. và nhiều tài sản, tài liệu có liên quan, tổng số tiền các đối tượng chiếm đoạt lên tới hơn 500 tỷ đồng; Tháng 6/2020, Cục cũng đã phối hợp với Công an tỉnh Thừa Thiên Huế triệt phá thành công chuyên án đấu tranh với nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua Facebook, bắt giữ 3 đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của gần 500 nạn nhân trên cả nước với tổng số tiền lên đến 117 tỷ đồng1... Tính từ ngày 25/5/2020 đến 24/5/2021, toàn quốc đã phát hiện xảy ra 5.408 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó: 2.894 vụ lừa đảo theo các phương thức truyền thống (chiếm hơn 53,5% tổng số vụ phát hiện); 2.514 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng (chiếm 46,5% tổng số vụ). Đáng chú ý trong đó có nhiều chuyên án, vụ án lớn, được các ngành, các cấp ghi nhận và đánh giá cao, dư luận quần chúng nhân dân đặc biệt quan tâm, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống Nhân dân2. Với sự chuyển dịch sang nền kinh tế số và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, các sản phẩm tài chính ngày càng đa dạng, nhiều hình thức giao dịch điện tử, trực tuyến được triển khai, trong khi năng lực tiếp cận kinh tế số của nước ta còn hạn chế, các yếu tố nền tảng như thể chế, ___________ 1. https://cand.com.vn/Phap-luat/Can-trong-voi-toi-pham- lua-dao-chiem-doat-tai-san-khi-tham-gia-khong-gian-mang- i591084/. 2. https://congan.daklak.gov.vn/-/mot-so-tinh-hinh-noi- len- cua-toi-pham-lua-dao-chiem-doat-tai-san. 13
  11. hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ còn thấp, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, hoạt động xuyên quốc gia, có sự cấu kết giữa nhiều đối tượng trong và ngoài nước, nếu không kịp thời phát hiện, ngăn chặn thì hậu quả thiệt hại sẽ rất nghiêm trọng. II NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THỰC TRẠNG LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN Tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói chung và lừa đảo qua không gian mạng nói riêng diễn biến ngày càng phức tạp và gia tăng với thủ đoạn ngày càng tinh vi chủ yếu do một số nguyên nhân sau: 1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa thật sự hiệu quả Hiện nay, công tác đẩy mạnh tuyên truyền, phòng ngừa hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đã và đang được thực hiện mạnh mẽ ở tất cả các cơ quan, ban ngành ở các cấp độ khác nhau và cũng đã đạt được những thành tích nhất định, đặc biệt là kể từ khi Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Từng cơ quan, tổ chức và cá nhân có phương thức tuyên truyền, 14
  12. phổ biến phù hợp với cơ cấu tổ chức, quản lý, chức năng và quyền hạn của mình để thực hiện công tác tuyên truyền nhằm đạt hiệu quả tối đa. Các hình thức tuyên truyền rất phong phú, đa dạng, như thông qua trang Facebook, nhóm Zalo đã kịp thời trao đổi thông tin cũng như nắm bắt tình hình trên địa bàn về phòng, chống tội phạm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, và các văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức tháng cao điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong đó có pháp luật về phòng, chống tội phạm, các văn bản pháp luật khác liên quan trực tiếp đến phòng ngừa xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, phòng ngừa “tín dụng đen”... Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, công tác phòng, chống tội phạm, phòng ngừa “Tín dụng đen” nhất là hiện tượng lô đề, cá cược, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lừa đảo trên không gian mạng, xuất khẩu lao động trái phép, xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản... đến đông đảo các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng công tác tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội và phòng ngừa các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa sâu rộng, người dân chưa được tiếp cận kịp thời đầy đủ, chính xác thông tin, nhất là các thông tin về quy hoạch, chế độ, chính sách an sinh xã hội, đầu tư, sản xuất, kinh doanh... Nguyên nhân có thể do: 15
  13. - Cán bộ làm công tác tuyên truyền ít được tập huấn để nâng cao khả năng chuyên môn. Vì vậy việc tuyên truyền, triển khai chủ trương, nghị quyết chỉ đạt ở mức độ nhất định, chưa đáp ứng tốt yêu cầu; tài liệu tuyên truyền còn hạn chế, nội dung chưa đáp ứng cho các đối tượng cần được tuyên truyền. - Một số cấp ủy, chính quyền ở cơ sở chưa quan tâm đúng mức cho công tác tuyên truyền, còn chỉ đạo chung chung trong thực hiện. - Thông tin không được mở rộng, phân tích thêm, vì vậy chưa tạo được tính hấp dẫn đối với người nghe. 2. Hạn chế trong nhận thức và mất cảnh giác của một bộ phận nhân dân để tội phạm lợi dụng Mục đích của hành vi lừa đảo là nhằm chiếm đoạt tài sản, phương thức và thủ đoạn thực hiện rất tinh vi và vô cùng bài bản, có kế hoạch, có kịch bản rõ ràng; có sự câu kết, phân chia vai trò thực hiện chặt chẽ. Bởi thế, chỉ cần sự thiếu cảnh giác phòng ngừa là sẽ trở thành nạn nhân của loại tội phạm này. So với mặt bằng chung của thế giới nói chung và so với các nước phát triển nói riêng, trình độ dân trí của Việt Nam vẫn còn khá thấp, đặc biệt là hiểu biết về công nghệ, không gian mạng Internet... do đó, sẽ tạo ra những khó khăn nhất định trong việc định hình, đánh giá được dấu hiệu hành vi lừa đảo của loại tội phạm sử dụng công nghệ cao. Hiểu biết về pháp luật của người dân cũng là một điểm hạn chế khi tỷ lệ người học đại học vẫn còn thấp (chưa tới 30%) mà môn pháp luật đại cương chỉ được đưa vào chương trình đào tạo hệ cao đẳng, đại học, ở các cấp 16
  14. học thấp hơn, việc giáo dục pháp luật còn hạn chế, chưa được phổ biến, giáo dục pháp luật về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản lại càng hiếm hơn. Xuất phát từ các yếu tố trên dẫn đến việc nạn nhân của loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Việt Nam vẫn còn nhiều, giá trị tài sản bị lừa đảo chiếm đoạt ngày càng gia tăng. 3. Các quy định pháp luật về một số lĩnh vực chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn, chưa được hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung kịp thời Kể từ khi Hiến pháp năm 2013 ra đời, hàng loạt các bộ luật, luật và văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành để thể chế hóa những quy định trong đạo luật gốc là Hiến pháp, hệ thống pháp luật đã từng bước hoàn thiện, bảo đảm chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được cũng vẫn còn tồn tại không ít những bất cập, vướng mắc như: Sự chồng chéo, mâu thuẫn trong quy định giữa các văn bản quy phạm pháp luật ở nhiều cấp độ; Quy định của pháp luật dễ bị lạc hậu, không theo kịp sự thay đổi của xã hội dẫn đến phải thường xuyên sửa đổi, bổ sung, thay thế: Trong các lĩnh vực như pháp luật về đất đai, thuế, khối lượng văn bản quy phạm pháp luật ban hành để hướng dẫn luật, nghị định đã rất đồ sộ nhưng những văn bản này lại không ngừng được sửa đổi, bổ sung, thay thế, v.v. và những văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó lại tiếp tục được bổ sung, sửa đổi dẫn đến ngoài 17
  15. việc nhiều về số lượng lại phức tạp về khả năng đọc hiểu, nắm bắt nội dung, khó khăn trong việc xác định một nội dung quy định nào đó có đang còn hiệu lực áp dụng hay không, đã bị sửa đổi, bổ sung hay thay thế chưa, v.v.. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật có tuổi thọ ngắn, thiếu tính ổn định như vừa mới ban hành đã phải hoãn thi hành để sửa đổi, bổ sung gấp như Bộ luật Hình sự năm 2015 nhưng đến năm 2017 đã phải ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, trong đó lỗi cần phải sửa đổi, bổ sung còn nhiều bao gồm cả lỗi về kỹ thuật và lỗi về nội dung. 4. Công tác quản lý nhà nước ở nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, không gian mạng, đất đai, công chứng... còn tồn tại sơ hở, thiếu sót Sự phối hợp giữa các cơ quan, các ngành, các cấp chưa đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả chưa cao; cấp ủy, người đứng đầu một số địa phương thiếu quyết liệt trong chỉ đạo phòng ngừa, xử lý các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật vẫn còn diễn biến phức tạp một phần là do công tác quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực còn một số tồn tại, thiếu sót, còn kẽ hở cho tội phạm lợi dụng hoạt động. Công tác phòng ngừa tội phạm chưa mang lại hiệu quả thực chất. Tỷ lệ giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố chưa đạt chỉ tiêu đề ra, còn vi phạm trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm; vi phạm hành chính còn diễn ra phổ biến trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2