intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng về nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự tại địa bàn tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Thực trạng về nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự tại địa bàn tỉnh Đồng Nai phân tích thực trạng về nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (GDDS) qua thống kê từ 26 bản án trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã xét xử từ năm 2019 - 2021 do Tòa án nhân dân tối cao công bố tại trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án và đưa ra các giải phòng ngừa tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự từ khía cạnh nhân thân người phạm tội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng về nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự tại địa bàn tỉnh Đồng Nai

  1. THỰC TRẠNG VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ TẠI ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI Nguyễn Lê Nhật Sơn, Lê Tấn Kiệt, Phạm Minh Châu, Đoàn Phạm Khánh Trang Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: ThS. Hà Thị Hồng Thắm TÓM TẮT Đồng Nai là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước; cơ sở giao thông vận tải tập trung nhiều, bao gồm nhiều hệ thống giao thông quốc gia đi qua, hơn thế nữa có sự góp mặt của nhiều cảng lớn hoạt động cũng như cảng hàng không quốc tế Long Thành đang được triển khai thi công hứa hẹn sẽ mang đến cho tỉnh tiềm lực kinh tế mạnh mẽ,… Chính vì lý do đó, việc các tệ nạn xã hội cũng ngày càng tăng cao, việc vay tiền để đầu tư, đón đầu xu hướng kinh tế không màng lãi suất tạo điều kiện cho tội phạm cho vay lãi nặng phát triển nhanh, ngày càng nhiều khuynh hướng, hình thức khó lường trước gây khó khăn trong công tác phòng, chống tội phạm tại tỉnh Đồng Nai. Như vậy, để phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm cho vay lãi nặng nói riêng dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, trong đó tác động đến nhân thân người phạm tội là vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích thực trạng về nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (GDDS) qua thống kê từ 26 bản án trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã xét xử từ năm 2019 - 2021 do Tòa án nhân dân tối cao công bố tại trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án và đưa ra các giải phòng ngừa tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự từ khía cạnh nhân thân người phạm tội. Từ khóa: cho vay, dân sự, Đồng Nai, giải pháp, thực trạng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xã hội ngày nay, tội cho vay lãi nặng là một trong các tội xảy ra phổ biến nhất. Với khả năng len lỏi đến mọi ngóc ngách, tiếp cận nhiều đối tượng, nạn cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự đang khiến nhiều người dân ngập trong nợ nần, bị đe dọa, gây thương tích... Nghiên cứu nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng để tìm hiểu nguyên nhân làm phát sinh tội cho vay lãi nặng, định tội, định khung, quyết định hình phạt một cách chính xác, cũng như đề ra các biện pháp hữu hiệu giáo dục, cải tạo người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (GDDS). Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tình hình tội phạm cho vay lãi nặng trong GDDS vẫn còn diễn biến phức tạp và có nhiều nguy cơ tiềm ẩn khó lường. Vấn nạn này có tác động xấu khôn lường gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi gia đình, tinh thần, vật chất đặc biệt đánh mạnh vào kinh tế của các nạn nhân. Tính đến hiện nay vấn 2579
  2. đề này vẫn còn là vấn nạn nhức nhối khó phát hiện trong đời sống thường ngày. Chính vì vậy các cơ quan ban ngành có thẩm quyền ra sức phòng chống tội phạm cho vay lãi nặng trong GDDS, xử lý nghiêm minh và triệt để. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phòng chóng tội phạm (PCTP) cho vay lãi nặng trong GDDS là một trong những khía cạnh nhằm bảo đảm an ninh trật tự, phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai nói chung và kinh tế của nhân dân nói riêng. Từ đó có thể thấy khía cạnh nhân thân người phạm tội nói chung và nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS nói riêng cần được sự quan tâm đúng mực của các cơ quan ban ngành có thẩm quyền. Đây là điều tất yếu và hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu nguyên nhân của hành vi phạm tội. Trong phạm vi bài viết này tác giả nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học về nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019 – 2021. Để từ đó tìm ra các đặc điểm nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Cuối cùng là đề ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác PCTP nói chung và PCTP cho vay lãi nặng trong GDDS nói riêng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 2. THỰC TRẠNG VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ THỰC TIỄN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI Căn cứ dựa trên thông tin 26 bản án với 44 bị cáo phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2019 – 2021, tác giả tiến hành nghiên cứu phân tích, tổng hợp các đặc điểm nhân thân người phạm tội. Từ đó đánh giá thực trạng nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thứ nhất, thực trạng đặc điểm sinh học về đội tuổi, giới tính. Đặc điểm về giới tính: trong tổng số 44 bị cáo phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS, có 43 bị cáo là nam chiếm tỷ lệ 97,72% và có 1 bị cáo là nữ chiếm 2,27%. Như vậy, tội phạm cho vay lãi nặng trong GDDS chiếm đa số là giới tính nam. Ở độ tuổi từ 18 đến 30 chiếm tỷ lệ cao nhất là 59,1%. Vì ở độ tuổi này, người phạm tội đang trong tuổi trưởng thành, xây dựng sự nghiệp và ham muốn có thật nhiều tiền. Chính vì vậy khi có điều kiện về kinh tế, người phạm tội dễ dàng phạm tội để đạt được mục đích thỏa mãn nhu cầu có thật nhiều tiền của bản thân. Tiếp đến là độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm tỷ lệ khá cao là 40,9%. Điểm đặc biệt ở lứa tuổi này là tội phạm thường có đủ điều kiện về kinh tế, có nhiều mối quan hệ trong xã hội và họ xem việc phạm tội như một nghề nghiệp chính của bản thân. Thứ hai, thực trạng đặc điểm xã hội được chia thành 4 nội dung như sau: Đặc điểm về trình độ học vấn: Trong đó người phạm tội có trình độ học vấn ở cấp tiểu học, trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 50%. Và người phạm tội có trình độ học vấn ở cấp trung học phổ thông chiếm tỷ lệ tương đương là 50%. Bởi lẽ đó, khi có ít kinh tế người phạm tội dễ dàng thực hiện hành vi cho vay với lãi suất cao để có 2580
  3. được nguồn thu nhập cao. Ngoài ra, trình độ học vấn thấp dẫn đến việc nhận thức, tuân thủ pháp luật có phần hạn chế và kém hơn. Đặc điểm về nghề nghiệp: Phần lớn các bị cáo phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS đều không có nghề nghiệp, có 34/44 bị cáo, chiếm 77,21%. Số bị cáo có nghề nghiệp không ổn định chiếm 13,63% chủ yếu là làm ruộng và lao động tự do. Đặc điểm về hoàn cảnh gia đình: Như vậy, thực tiễn của hoàn cảnh gia đình trong nghiên cứu nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho thấy, người đã kết hôn, có con cái và sống trong gia đình có đông anh chị em (3 người trở lên) thì sẽ phạm tội nhiều hơn so với số còn lại. Bởi vì gánh nặng về kinh tế của xã hội ngày nay, trong khi việc cho vay thu lại với lãi suất cao trở nên dễ dàng, giải quyết vấn đề về kinh tế cho gia đình. Đặc điềm về nơi cư trú, dân tộc, tôn giáo và quốc tịch: Nơi cư trú của người phạm tội được chia ra như sau: có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là 17/44, chiếm tỷ lệ 38,64%. Không có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là 27/44, chiếm tỷ lệ 61,36%. Như vậy qua nghiên cứu cho thấy đa số người phạm tội là người ngoài địa phương đến sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Về quốc tịch: tất cả các bị cáo đều có quốc tịch Việt Nam. Về dân tộc người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đa số các bị cáo là dân tộc kinh có 43/44 bị cáo chiếm 97,72%, có 01 (một) bị cáo là dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 2,28%. Cuối cùng, xét về tôn giáo, không có bị cáo theo đạo phật, có 04 (bốn) bị cáo theo Thiên Chúa giáo chiếm tỷ lệ 9,1%, còn lại không theo tôn giáo nào, chiếm tỷ lệ 90,9%. Như vậy người phạm tội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đều là người Việt Nam, đa số là dân tộc kinh và không theo tôn giáo nào. Thứ ba, thực trạng về đặc điểm pháp lý hình sự. Theo thống kế trên, trong 44 người phạm tội có 43 người không có tiền án, tiền sự, chiếm 97,73%. Trong đó có 1 người có tiền án, tiền sự nhưng chưa được xóa án tích chiếm 2,27%. Như vậy, đa số người phạm tội không có tiền án tiền sự và phạm tội lần đầu. Đây là vấn đề quan trọng trong việc PCTP, vì có nhiều tội phạm đã tồn tại lâu tuy nhiên chưa phát hiện và xử lý. Tóm lại, nghiên cứu thực trạng về nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhận thấy có các đặc trưng cơ bản sau đây: đa phần là nam giới (chiếm tỷ lệ 97,72%); lứa tuổi từ 18 đến 30 (chiếm tỷ lệ 59,1%) và lứa tuổi 30 đến dưới 45 (chiếm tỷ lệ 40.9%); có trình độ học vấn thấp (chiếm tỷ lệ 50%); bị cáo không có nghề nghiệp (chiếm tỷ lệ 72,27%); và đặc biệt người phạm tội không có tiền án, tiền sự (chiếm tỷ lệ 97,73%). 3. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ TẠI TỈNH ĐỒNG NAI TỪ KHÍA CẠNH NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI 2581
  4. Phòng ngừa tội phạm là vấn đề trung tâm của tội phạm học nó là cái đích mà khoa học này hướng tới. Các biện pháp phòng ngừa rất nhiều, tuy nhiên do nguồn lực về nhân sự và tài chính, cũng như các yếu tố khác như nhận thức, thói quen và thậm chí là chính trị nên đôi lúc chọn ra hướng ưu tiên cho các chiến lược sẽ được xây dựng và tiến hành trong nhiều trường hợp tương đối khó khăn. Phòng ngừa tội phạm về cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là một trong những nhiệm vụ về phòng ngừa tội phạm nói chung. Đối với mỗi loại tội phạm khác nhau sẽ có những đặc điểm và dấu hiệu,… phạm tội khác nhau. Từ thực tế đó, để công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự nói riêng đạt hiệu quả cao cần có những giải pháp như sau: Thứ nhất, xây dựng môi trường gia đình tích cực, hạnh phúc, sống hòa thuận. Dạy cho trẻ ngay từ lúc nhỏ nếp sống hòa thuận, sẻ chia, kinh trên nhường dưới,… Đặc biệt đối với xã hội ngày nay phải cho trẻ biết được giá trị của việc làm, giá trị của sức lao động. Cần có sự kết hợp giữa gia đình và cộng đồng, điển hình như: tuyên truyền pháp luật cho người dân, có các lớp kỹ nặng cho các bậc phụ huynh,… Thứ hai, đặc biệt quan trọng nhất, trường học giúp ngăn chặn tội phạm. Nhà trường là nơi tốt nhất đào tạo kỹ năng học thuật, nhận thức cơ bản. Dưới góc độ ngăn chặn tội phạm, nhà trường tạo cho trẻ môi trường tăng giao tiếp xã hội, tăng tương tác giữa các kỹ năng với nhau. Nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp học, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trẻ đến trường. Phối hợp chặt chẽ việc quản lý giữa gia đình và nhà trường để kịp thời phát hiện các hành vi đi ngược với chuẩn mực xã hội. Thứ ba, cha mẹ phải tạo ra môi trường giao lưu bạn bè lành mạnh, thân thiện cho con em mình, hướng con mình đi theo khuynh hướng tích cực. Việc này giúp cha mẹ có thể chia sẻ, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của con mình. Từ đó có những định hướng, tư vấn cho con mình giải quyết những khó khăn trong các mối quan hệ bạn bè phức tạp, phân tích giải đáp và cho con thấy được hậu quả khi tiếp xúc giao lưu với bạn bè xấu. Thứ tư, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn ra sức tuyên truyền, giáo dục cho mọi người biết tác hại của việc cho vay lãi nặng trong GDDS ảnh hưởng đến kinh tế của các chủ thể vay như thế nào, gây khó khăn cho người vay. Các tổ chức, đoàn thể, các cơ quan báo chí, ngành giáo dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tăng cường phổ biến về nguy cơ khi vay lãi nặng trong GDDS trong đời sống xã hội. Thứ năm, đối với những người đã chấp hành xong án phạt, các cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm, thăm hỏi động viên, tạo điều kiện thuận lợi để có công việc ổn định. Tạo điều kiện như hướng nghiệp, học nghề cho các bị cáo có công việc làm ổn định, tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình. Từ đó cho họ thấy sự quan trọng của sức lao động cũng như khả năng về kinh tế khi bị tác động sẽ dẫn đến khó khăn như thế nào . Thứ sáu, cần phải tổ chức tuyên truyền rộng rãi, nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù về cho vay lãi nặng trong GDDS 2582
  5. nói riêng và tội phạm nói chung. Kêu gọi mỗi cá nhân và toàn xã hội xóa bỏ thái độ, hành vi định kiến, kì thị với người chấp hành xong hình phạt tù và quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ họ ổn định cuộc sống, góp phần phòng ngừa, chống tái phạm tội và hành vi vi phạm pháp luật khác. Như vậy để nâng cao hiệu quả PCTP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cần thiết phải biết rõ nhân thân người phạm tội trên địa bàn tinhr hiện nay. Để từ đó biết được nguyên nhân của tội phạm, phân loại các nhóm đặc điểm để có thể phát hiện và lọc tội phạm nhanh chóng. Giúp cho công tác PCTP được nghiêm minh và triệt để. 4. KẾT LUẬN Như vậy hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tình hình tội phạm cho vay lãi nặng trong GDDS vẫn còn diễn biến phức tạp và có nhiều nguy cơ tiềm ẩn khó lường. Vấn nạn này có tác động xấu khôn lường gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi gia đình, tinh thần, vật chất đặc biệt đánh mạnh vào kinh tế của các nạn nhân. Tính đến hiện nay vấn đề này vẫn còn là vấn nạn nhức nhối khó phát hiện trong đời sống thường ngày. Chính vì vậy các cơ quan ban ngành có thẩm quyền ra sức phòng chóng tội phạm cho vay lãi nặng trong GDDS, xử lý nghiêm minh và triệt để. Nhận thấy tầm quan trọng của việc PCTP cho vay lãi nặng trong GDDS là một trong những khía cạnh nhằm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai nói chung và kinh tế của nhân dân nói riêng. Từ đó có thể thấy khía cạnh nhân thân người phạm tội nói chung và nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS nói riêng cần được sự quan tâm đúng mực của các cơ quan ban ngành có thẩm quyền. Đây là điều tất yếu và hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu nguyên nhân của hành vi phạm tội. Dưới góc độ tội phạm học về nhân thân người phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019 – 2021. Để từ đó thấy được thực trạng cụ thể nhân thân nguời phạm tội cho vay lãi nặng trong GDDS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và đưa ra các giải pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả PCTP cho vay lãi nặng trong GDDS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. 2. Luật Các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung 2017. 3. Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật (2000), Tội phạm học Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB công an nhân dân, Hà Nội. 4. Đỗ Tiến Dũng (2018), Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn các tỉnh, thành miền đông nam bộ, luận án tiến sĩ Luật học, viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam học viện khoa học xã hội, tr. 233. 5. Nguyễn Bình Minh (2017), nhân thân người phạm tội giết người trên địa bàn thành phố hồ chí minh, luận văn thạc sĩ Luật học, viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam học viện khoa học xã hội. 2583
  6. 6. Trịnh Tiến Việt – Nguyễn Khắc Hải (đồng chủ biên) (1019), Giáo trình Tội phạm học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Tòa án nhân dân tối cao, trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của tòa án (26 bản án trên địa bàn tỉnh Đông Nai đã xét xử từ năm 2019 – 202021), Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn/. 2584
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2