intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhân một trường hợp hội chứng Wolff - Parkinson - White và hẹp eo động mạch chủ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nhân một trường hợp hội chứng Wolff - Parkinson - White và hẹp eo động mạch chủ chia sẻ một ca lâm sàng hiếm gặp về hội chứng WPW xuất hiện đồng thời cùng hẹp eo động mạch chủ và kinh nghiệm điều trị của chúng tôi trong trường hợp này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhân một trường hợp hội chứng Wolff - Parkinson - White và hẹp eo động mạch chủ

  1. Nhân một Trung ương Huế Bệnh viện trường hợp hội chứng Wolff - Parkinson - White... DOI: 10.38103/jcmhch.84.13 Báo cáo trường hợp NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP HỘI CHỨNG WOLFF - PARKINSON - WHITE VÀ HẸP EO ĐỘNG MẠCH CHỦ Ngô Lê Xuân1, Hồ Anh Bình1, Lê Văn Duy1, Trần Quốc Bảo1, Võ Văn Khánh1 1 Khoa Cấp cứu Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Trung Ương Huế TÓM TẮT Hội chứng Wolff - Parkinson - White là một hội chứng tiền kích thích bẩm sinh về hệ thống dẫn truyền dẫn đến rối loạn nhịp có triệu chứng và đe dọa tính mạng. Trong khi đó hẹp eo động mạch chủ là tình trạng hẹp động mạch chủ ngang đoạn eo động mạch chủdẫn đến tăng huyết áp, suy tim, bệnh mạch vành sớm, phình động mạch chủ và bệnh mạch máu não. Tới thời điểm hiện tại, có rất ít các báo cáo liên quan đến tình trạng đồng mắc hai trường hợp này cũng như các hướng dẫn điều trị. Do đó, chúng tôi xin trân trọng chia sẻ một ca lâm sàng bệnh nhân nữ 19 tuổi tiền sử tăng huyết áp, nhiều lần hồi hộp vào viện vì đánh trống ngực và khó thở, được chẩn đoán tăng huyết áp thứ phát do hẹp eo động mạch chủ và hội chứng Wolff - Parkinson - White loại B sau đó bệnh nhân được can thiệp đặt stent hẹp eo động mạch chủ, thăm dò điện sinh lý phát hiện đường dẫn truyền phụ ở thành bên bên phải và triệt đốt đường phụ bằng sóng radio frequency. Từ khóa: hội chứng Wolff - Parkinson - White, hẹp eo động mạch chủ, thăm dò điện sinh lý, stent động mạch chủ. ABSTRACT SUCCESSFUL MANAGEMENT OF THE CO - EXISTENCE OF WOLFF - PARKINSON - WHITE AND COARCTATION OF THE AORTA Ngo Le Xuan1, Ho Anh Binh1, Le Van Duy1, Tran Quoc Bao1, Vo Van Khanh1 Wolff - Parkinson - White syndrome is a congenital pre - excitation syndrome of the conduction system that leads to symptomatic and life - threatening arrhythmias. Meanwhile, coarctation of the aorta is a narrowing of the aorta leading to hypertension, heart failure, premature coronary artery disease, aortic aneurysm, and cerebrovascular disease. Up to now, there have been a few reports regarding the co-existence of these two conditions as well as treatment guidelines. Therefore, we are pleased to share a clinical Ngày nhận bài: case of a 19 - year - old female patient with a history of hypertension, numerous times of 04/12/2022 palpitation admitted to the hospital because of palpitation and dyspnea, diagnosed with Chấp thuận đăng: hypertension secondary to narrowing of aortic coarctation and Wolff - Parkinson - White 29/12/2022 syndrome type B, then the patient underwent interventional stenting for coarctation of the Tác giả liên hệ: Ngô Lê Xuân aorta, electrophysiological study to detect accessory conduction pathways in the right Email: free - wall and successful radiofrequency catheter ablation. drxuan.ngo@gmail.com Keywords: Wolff - Parkinson - White syndrome, coarctation of the aorta, SĐT: 0973319494 electrophysiological study, catheter ablation, aortic stent. Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế - Số 84/2023 95
  2. Nhân một trường hợp hội chứng Wolff - Parkinson - White... Bệnh viện Trung ương Huế I. ĐẶT VẤN ĐỀ các báo cáo ghi nhận về tình trạng xuất hiện đồng Hội chứng Wolff - Parkinson - White (WPW) thời của hội chứng WPW và hẹp eo động mạch là một hội chứng tiền kích thích bẩm sinh về hệ chủ. Theo như chúng tôi được biết, tác giả Jerome thống dẫn truyền tim bao gồm một hoặc nhiều W.Bodlander vào năm 1946 ghi nhận một trường hơn đường dẫn truyền nhĩ thất dẫn đến sự bất hợp trẻ sơ sinh nam 14 tuần với hội chứng WPW thường của dẫn truyền điện tim qua các đường cùng với hẹp eo động mạch chủ, kể từ đó, rất ít khi phụ. Các đặc điểm điện tâm đồ cổ điển của hội ghi nhận thêm các trường hợp như thế này [8]. Năm chứng Wolff - Parkinson - White là khoảng PR 1966, tác giả A Annamalai và cộng sự cũng ghi nhận ngắn và phức bộ QRS kéo dài hoặc mở rộng với trường hợp hội chứng WPW loại A không liên tục ở sự tăng lên chậm của nhịp đi lên ban đầu của bệnh nhân hẹp eo động mạch chủ [9]. Tuy nhiên thì phức bộ QRS - còn được gọi là sóng delta, với sự những năm sau đó, thì rất ít khi ghi nhận thêm các hiện diện của nhịp xoang [1]. Trong các nghiên báo cáo về hai bệnh này cũng như các hướng dẫn cứu quy mô lớn dựa trên quần thể liên quan đến điều trị. Do đó, chúng tôi chia sẻ một ca lâm sàng trẻ em và người lớn, tỷ lệ phổ biến của WPW đã hiếm gặp về hội chứng WPW xuất hiện đồng thời được ước tính từ 1 đến 3 trên 1000 cá thể (0,1 đến cùng hẹp eo động mạch chủ và kinh nghiệm điều trị 0,3%) [2, 3]. Bệnh nhân hội chứng WPW có biểu của chúng tôi trong trường hợp này. hiện loạn nhịp tim nhanh sẽ thường gặp các triệu II. BÁO CÁO CA BỆNH chứng liên quan đến rối loạn nhịp tim bao gồm Bệnh nhân nữ 19 tuổi, tiền sử tăng huyết áp phát đánh trống ngực, đau ngực, khó thở, chóng mặt, hiện 2 năm điều trị với perindopril 5mg/ngày và choáng váng, tiền ngất, ngất, hoặc đột tử. [4, 5]. nhiều lần nhập viện vì hồi hộp và khó thở, khởi phát Hẹp eo động mạch chủ là tình trạng hẹp động bệnh với tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực sau đó mạch chủ ngang đoạn eo động mạch chủ, đây là được đưa vào bệnh viện Trung Ương Huế điều trị. dạng gặp chủ yếu trong các trường hợp hẹp mạch Qua thăm khám, bệnh nhân tỉnh tảo, huyết áp chi chủ. Hẹp eo động mạch chủ có thể trước ống động trên 160/90 mmHg, huyết áp chi dưới 70/40 mmHg, mạch, tại ống động mạch hay sau ống động mạch. mạch 110 lần/phút, nhịp tim đều rõ, phổi thông khí Tỷ lệ hẹp eo động mạch chủ khoảng 6 - 8% trong số rõ, ghi nhận mạch bẹn bắt yếu cả 2 bên. Các kết các bênh lý tim bẩm sinh va khoảng 0,06 đến 0,08% quả xét nghiệm về sinh hóa máu và công thức máu trên tổng số dân số, đây là một trong các nguyên trong giới hạn bình thường. Điện tâm đồ (ECG) ghi nhân dẫn đến tăng huyết áp ở trẻ em [6]. Bệnh học nhận nhịp xoang, khoảng PR ngắn, sóng delta âm ở của hẹp eo động mạch chủ, sự co lại của động mạch V1 và V2 (hình 1). Siêu âm tim ghi nhận eo động chủ gây tăng huyết áp chi trên, dẫn đến hai biểu mạch chủ ẹp nặng với gradient qua vị trí hẹp max hiện phổ biến. Đầu tiên là biểu hiện ở trẻ sơ sinh có 70 mmHg, vị trí hẹp kích thước 4,5 mm, đoạn sau liên quan đến rối loạn chức năng thất trái và sốc do vị trí hẹp, động mạch chủ giãn rõ, chức năng tim EF cơ tim trẻ sơ sinh không dung nạp được do hậu quả 64%. Sau đó bệnh nhân được chụp CT scan động tăng đột ngột xảy ra khi đóng ống động mạch. Biểu mạch chủ ngực ghi nhận động mạch chủ ngực đoạn hiện này thường xảy ra trong vòng một đến hai tuần xuống phía dưới chỗ chia động mạch cảnh trong bên đầu tiên sau khi sinh. Biểu hiện thứ hai xảy ra ở trẻ trái khoảng 16 mm có đoạn hẹp với khẩu kính trước lớn hơn và người lớn. Hẹp eo động mạch chủ trong sau khoảng 7 mm, ngang 11 mm, khẩu kính động trường hợp này dẫn đến tăng huyết áp chi trên, suy mạch chủ ngực đoạn lên khoảng 22 mm, đoạn quai tim, bệnh mạch vành sớm, phình động mạch chủ và 21 mm, đoạn xuống trước chỗ hẹp khoảng 18 mm, bệnh mạch máu não [7]. sau chỗ hẹp khoảng 22 mm, động mạch dưới đòn Có nhiều báo cáo về hội chứng WPW xuất hiện trái khoảng 13 mm, không ghi nhận huyết khối hay cùng với bệnh tim cấu trúc bẩm sinh bao gồm bệnh bóc tách động mạch, chưa ghi nhận giãn các buồng Ebstein và bệnh cơ tim phì đại, trong khi đó rất ít tim (hình 2). 96 Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế - Số 84/2023
  3. Nhân một Trung ương Huế Bệnh viện trường hợp hội chứng Wolff - Parkinson - White... Hình 1: Điện tâm đồ bệnh nhân lúc nhập viện: Nhịp xoang tần số 73 lần/phút, khoảng PR ngắn, sóng delta âm ở V1 Hình 2: CT Scan động mạch chủ ngực ghi nhận hình ảnh hẹp eo động mạch chủ đoạn hẹp với khẩu kính trước sau khoảng 7 mm, ngang 11 mm, đoạn xuống trước chỗ hẹp khoảng 18 mm, sau chỗ hẹp khoảng 22 mm. Bệnh nhân được chẩn đoán Tăng huyết áp thứ phát do hẹp eo động mạch chủ nặng/Hội chứng Wolff - Parkinson - White loại B được điều trị với Perindopril 5mg/ngày. Chúng tôi tiến hành can thiệp đặt stent động mạch chủ ngực cho bệnh nhân. Chúng tôi tiến hành chọc một động mạch quay phải và động mạch đùi phải bằng dụng cụ mở mach máu perclose ProGlide, sau đó đưa pigtail lên gốc động mạch chủ đo áp lực trước can thiệp: động mạch chủ lên (qua đường động mạch quay phải) ghi nhận 140/100/113 mmHg, động mạch chủ bụng (qua đường động mạch đùi phải) ghi nhận 80/50/60 mmHg, như vậy gradient qua chỗ hẹp khoảng 60 mmHg. Chúng tôi tiến hành đặt stent begraft 18 x 38 x 10 atm (khoảng 18,8 mm). Sau đó chúng tôi chụp lại kiểm tra ghi nhận stent đúng vị trí chỗ hẹp, tiến hành đo áp lực sau can thiệp ghi nhận động mạch chủ lên 140/100/113 mmHg, động mạch chủ bụng 134/96/109 mmHg, gradient qua chỗ hẹp 6 mmHg (hình 3). Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế - Số 84/2023 97
  4. Nhân một trường hợp hội chứng Wolff - Parkinson - White... Bệnh viện Trung ương Huế Hình 3: Hình ảnh chụp hẹp eo động mạch chủ dưới màn hình tăng sáng trước và sau can thiệp đặt stent hẹp eo động mạch chủ Sau khi can thiệp đặt stent eo động mạch chủ 3 ngày, bệnh nhân đột ngột van hồi hộp, đánh trống ngực, huyết áp ghi nhận được 130/70 mmHg, ECG ghi nhận nhịp nhanh kịch phát trên thất (hình 4). Chúng tối tiến hành nghiệm pháp Vagal nhưng không cắt được cơn, sau đó chúng tôi dùng Adenosine 6 mg tĩnh mạch chậm lấy đường truyền ở cánh tay, nhưng vẫn không cắt được cơn, sau đó chúng tôi dùng liều Adenosine 12mg thì cắt được cơn, ECG ghi nhận sau khi cắt cơn (hình 5). Với hình thái ECG ghi nhận nhịp nhanh kịch phát trên thất phức bộ QRS < 120 ms và ECG sau khi cắt cơn bằng Adenosin ghi nhận sóng delta gợi ý đường phụ thành bên bên phải, sau đó chúng tôi tiến hành thăm dò điện sinh lý cho bệnh nhân, ghi nhận tạo nhịp nhĩ có chương trình tại điện cực xoang vành CS 9 - 10 với CL (cycle length) 400 ms thì gây được cơn nhịp nhanh AVRT dạng orthodromic với đường dẫn truyền phụ ở thành bên bên phải sau đó bệnh nhân được triệt đốt đường phụ bằng sóng RF (radio frequency), ghi nhận sóng delta biến mất hoàn toàn, không gây được cơn tim nhanh sau đốt (khi kích thích nhĩ và thất theo chương trình). ECG của bệnh nhân sau khi triệt đốt bằng RF ghi nhận nhịp xoang, không ghi nhận sóng delta, khoảng PR 16ms (hình 6 và hình 7). Hình 4: Điện tâm đồ bệnh nhân lúc lên cơn hồi hộp, đánh trống ngực, vã mồ hôi ghi nhận nhịp nhanh kịch phát trên thất với phức bộ QRS hẹp 98 Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế - Số 84/2023
  5. Nhân một Trung ương Huế Bệnh viện trường hợp hội chứng Wolff - Parkinson - White... Hình 5: Điện tâm đồ sau khi cắt cơn bằng Adenosine vẫn còn ghi nhận nhip xong với khoảng PR ngắn và sóng delta Hình 6: Thăm dò điện sinh lý và triệt đốt đường phụ bằng sóng RF (radio frequency) Bệnh nhân được theo dõi sau đó thêm 05 ngày và không ghi nhận cơn nhịp tim nhanh nào, huyết áp chi trên 125 - 130/80 mmHg, chi dưới 120 - 125/75 mmHg. Sau đó bệnh nhân được xuất viện và không điều trị thêm thuốc tăng huyết áp cũng như rối loạn nhịp. Hình 7: Điện tâm đồ của bệnh nhân sau khi được thăm dò và điều trị bằng triệt đốt đường phụ bằng RF Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế - Số 84/2023 99
  6. Nhân một trường hợp hội chứng Wolff - Parkinson - White... Bệnh viện Trung ương Huế III. BÀN LUẬN nhân nhịp nhanh trên thất của ESC 2019, bệnh nhân Hẹp eo động mạch chủ gây ra biến chứng tăng thất bại với nghiệm pháp cường phế vị nhưng được huyết áp thứ phát, dẫn đến bệnh mạch vành sớm, cắt cơn với Adenosin tĩnh mạch, ECG sau cắt cơn phình động mạch chủ và bệnh mạch máu não. Tăng vẫn ghi nhận khoảng PR ngắn cùng với sóng delta. huyết áp xảy ra trên nhiều bệnh nhân bị hẹp eo động Cũng theo khuyến cáo ESC 2019, thăm dò điện sinh mạch chủ. Có 3 lý do giải thích hiện tượng tăng lý và cắt đốt bằng catheter được khuyến cáo [4], huyết áp trong hẹp eo động mạch chủ được đề cập nên ở bệnh nhân này chúng tôi thăm dò điện sinh lý đến, đó là yếu tố cơ học (tắc nghẽn làm tăng sức ghi nhận cơn nhịp nhanh AVRT dạng orthodromic cản mạch máu), yếu tố thần kinh (tắc nghẽn làm với đường dẫn truyền phụ ở thành bên bên phải sau thay đổi cảm ứng áp lực động mạch cảnh) và yếu đó bệnh nhân được triệt đốt đường phụ bằng sóng tố thận (thiếu máu thận). Do đó để kiểm soát được RF (radio frequency), ghi nhận sóng delta biến mất huyết áp ở những bệnh nhân này thì điều quan trọng hoàn toàn, không gây được cơn tim nhanh sau đốt là phải giải quyết tình trạng hẹp eo động mạch chủ. (khi kích thích nhĩ và thất theo chương trình). ECG Chỉ định can thiệp hẹp eo động mạch chủ được chấp của bệnh nhân sau khi triệt đốt bằng RF ghi nhận nhận rộng rãi nhất khi mức chênh huyết áp chi trên nhịp xoang, không ghi nhận sóng delta, khoảng PR và chi dưới lớn hơn 20 mmHg [10, 11]. Trong khi 16ms. Bệnh nhân sau đó được theo dõi thêm 07 đó ở hội chứng WPW ngoài việc điều trị bằng thuốc ngày, không ghi nhận lên cơn nhịp nhanh kịch phát tùy theo tình trạng huyết động của bệnh nhân thì chỉ nào cả và huyết áp cải thiện nên được ra viện sau đó. định thăm dò điện sinh lý và triệt đốt bằng catheter IV. KẾT LUẬN cũng được đưa vào khuyến cáo như là phương pháp Hội chứng Wolff - Parkinson - White khi lên cơn điều trị triệt để đường dẫn phụ ở những bệnh nhân nhịp nhanh kịch phát trên thất thì Adenosine vẫn là WPW. Cắt đốt qua catheter hiện được sử dụng rộng một thuốc lựa chọn đầu tay và sau đó nên tiến hành rãi cho hầu hết các loại NNKPTT, trong đó có hội thăm dò điện sinh lý để tìm và triệt đốt đường phụ chứng WPW và nhiều báo cáo đã cho thấy rằng bằng sóng Radio Frequency. Hẹp eo động mạch chủ bệnh nhân có những cải thiện đáng kể về chất lượng là một trong các nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ cuộc sống của họ sau khi cắt đốt [1 - 3]. phát ở bệnh nhân trẻ tuổi, cần chẩn đoán sớm để Ở bệnh nhân của chúng tôi, bệnh nhân ban đầu giảm các biến chứng về sau và điều trị can thiệp nhập viện với ECG dạng WPW, trên nền bối cảnh bằng đặt stent mang lại hiệu quả cao. tăng huyết áp thứ phát do hẹp eo động mạch chủ. Bệnh nhân đồng mắc hội chứng Wolff - Chúng tôi nghĩ rằng hẹp eo động mạch chủ không Parkinson - White và hẹp eo động mạch chủ tuy rất thể gây ra tổn thương điện học dạng WPW mà đây hiếm nhưng vẫn ghi nhiều vài trường hợp và đây có là hai bất thường bẩm sinh tồn tại song song và độc thể hai bệnh tim bẩm sinh đơn độc, chưa ghi nhận lập. Chúng tôi quyết định đặt can thiệp đặt stent hẹp mối tương quan, cần cá thể hóa chiến lược điều trị.  eo động mạch chủ trước cho bệnh nhân này để giải quyết tình trạng tăng huyết áp thứ phát và đồng thời TÀI LIỆU THAM KHẢO trong trường hợp cần tiếp cận buồng thất trái khi 1. Wolff L, Parkinson J, White PD. Bundle-branch block thăm dò và điều trị điện sinh lý qua đường động with short P-R interval in healthy young people prone mạch thì rất khó để đưa dụng cụ qua được chỗ hẹp to paroxysmal tachycardia. 1930. Ann Noninvasive eo động mạch chủ. Chúng tôi tiến hành can thiệp Electrocardiol. 2006;11:340-53. đặt stent động mạch chủ ngực cho bệnh nhân với 2. Fitzsimmons PJ, McWhirter PD, Peterson DW, Kruyer WB. stent begraft 18 x 38 x 10 atm (khoảng 18,8 mm). The natural history of Wolff-Parkinson-White syndrome in Gradient qua chỗ hẹp khoảng 60 mmHg trước can 228 military aviators: a long-term follow-up of 22 years. thiệp, giảm xuống còn 6mmHg sau can thiệp. Am Heart J. 2001;142:530-6. Sau can thiệp đặt stent hẹp eo động mạch chủ 03 3. Krahn AD, Manfreda J, Tate RB, Mathewson FA, Cuddy TE. ngày, bệnh nhân đột ngột hồi hộp, đánh trống ngực The natural history of electrocardiographic preexcitation và vã mồ hôi nhưng có huyết động ổn định nên được in men. The Manitoba Follow-up Study. Ann Intern Med. xử trí theo tóm tắt hướng dẫn điều chỉnh các bệnh 1992;116:456-60. 100 Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế - Số 84/2023
  7. Nhân viện trường hợp hội chứng Wolff - Parkinson - White... Bệnh một Trung ương Huế 4. Brugada J, Katritsis DG, Arbelo E, Arribas F, Bax JJ, coarctation of the aorta. Methodist Debakey Cardiovasc J. Blomström-Lundqvist C, et al. 2019 ESC Guidelines 2014;10:82-7. for the management of patients with supraventricular 8. Bodlander JW. The Wolff-Parkinson-White syndrome in tachycardiaThe Task Force for the management of patients association with congenital heart disease: coarctation of the with supraventricular tachycardia of the European Society aorta; report of a case. Am Heart J. 1946;31:785-91. of Cardiology (ESC). Eur Heart J. 2020;41:655-720. 9. Annamalai A , Ananthasubramaniam G. Intermittent type-A 5. Chhabra L, Goyal A, Benham MD, Wolff Parkinson White Wolff-Parkinson-White syndrome in a case of coarctation Syndrome, in StatPearls. 2022, StatPearls Publishing of the aorta. J Lancet. 1966;86:490-2 passim. Copyright © 2022, StatPearls Publishing LLC.: Treasure 10. Boris JR. Primary-care management of patients with Island (FL). coarctation of the aorta. Cardiol Young. 2016;26:1537- 6. Yetman AT, Starr L, Sanmann J, Wilde M, Murray M, 1542. Cramer JW. Clinical and Echocardiographic Prevalence 11. Feltes TF, Bacha E, Beekman RH, 3rd, Cheatham JP, and Detection of Congenital and Acquired Cardiac Feinstein JA, Gomes AS, et al. Indications for cardiac Abnormalities in Girls and Women with the Turner catheterization and intervention in pediatric cardiac disease: Syndrome. Am J Cardiol. 2018;122:327-330. a scientific statement from the American Heart Association. 7. Forbes TJ , Gowda ST. Intravascular stent therapy for Circulation. 2011;123:2607-52. Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế - Số 84/2023 101
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2