intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhân một trường hợp polyp sợi - biểu mô niệu quản trên bệnh nhi thận đôi không hoàn toàn

Chia sẻ: Tran Hanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

47
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết báo cáo một ca lâm sàng đó là bé trai, 8 tuổi, với tiền căn đau bụng hông lưng trái tái đi tái lại một năm. Trên siêu âm và UIV cho thấy hình ảnh tắc nghẽn hoàn toàn 1/3 giữa niệu quản trái. Kết quả phẫu thuật cho thấy thận T có dạng đôi không hoàn toàn, có rất nhiều polyp trong 1/3 giữa niệu quản trái, gây tắc nghẽn hoàn toàn. Phẫu thuật cắt đoạn niệu quản chứa polyp, nối lại niệu quản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhân một trường hợp polyp sợi - biểu mô niệu quản trên bệnh nhi thận đôi không hoàn toàn

Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br /> <br /> NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP POLYP SỢI – BIỂU MÔ NIỆU QUẢN  <br /> TRÊN BỆNH NHI THẬN ĐÔI KHÔNG HOÀN TOÀN <br /> Huỳnh Công Chấn*, Nguyễn Thị Trúc Linh**, Huỳnh Cao Nhân*, Lê Thanh Hùng*, Lê Công Thắng* <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Mục tiêu: Giới thiệu ca Polyp sợi ‐ biểu mô niệu quản hiếm gặp. <br /> Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo một ca lâm sàng. Bé trai, 8 tuổi, với tiền căn đau bụng hông lưng trái tái đi <br /> tái lại một năm. Trên siêu âm và UIV cho thấy hình ảnh tắc nghẽn hoàn toàn 1/3 giữa niệu quản trái. Kết quả phẫu <br /> thuật cho thấy thận T có dạng đôi không hoàn toàn, có rất nhiều polyp trong 1/3 giữa niệu quản trái, gây tắc nghẽn <br /> hoàn toàn. Phẫu thuật cắt đoạn niệu quản chứa polyp, nối lại niệu quản. <br /> Kết quả: Kết quả giải phẫu bệnh là polyp sợi ‐ biểu mô (fibroepithelial polyp). Sau mổ tình trạng bé cải thiện <br /> tốt, tái khám định kì cho kết quả tốt. <br /> Kết luận: Polyp sợi ‐ biểu mô niệu quản trên bệnh nhi thận đôi là bệnh rất hiếm gặp. Việc cắt trọn khối polyp <br /> tránh bỏ sót, giải phóng chỗ tắc sẽ cải thiện tốt tình trạng lâm sàng. <br /> Từ khóa: Polyp sợi ‐ biểu mô niệu quản ở trẻ em. <br /> <br /> ABSTRACT <br /> URETERAL FIBROEPITHELIAL POLYPS ASSOCIATED WITH INCOMPLETE RENAL DUPLICATION: A <br /> CASE REPORT <br /> Huynh Cong Chan, Nguyen Thi Truc Linh, Huynh Cao Nhan, Le Thanh Hung, Le Cong Thang. <br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 144 ‐ 147 <br /> Objective: Introduction rare ureteral fibroepithelial polyps cases. <br /> Method: A case report. A boy, 8 years old, with recurring left flank pain in a recent year. The ultrasound and <br /> UIV showed a complete obstruction on one third of left ureter right in the middle. The operation result showed left <br /> incompletely renal complication, and there were many polyps in the middle third of the left ureter, causing complete <br /> obstruction. Total modular removal within polyps, ureteral renewal. <br /> Results:  The  result  of  pathology  was  fibroepithelial  polyp.  Postoperation  health  conditions  have  been  much <br /> improved. Follow up examinations after surgery gave good results. <br /> Conclusions:  Ureteral  fibroepithelial  polyps  associated  with  incomplete  renal  duplication  in  children  is  very <br /> rare.  The  total  modular  removal  without  remaining  faulty  polyps  to  release  the  obstruction  will  improve  clinical <br /> status. <br /> Key words: Ureteral fibroepithelial polyps, ureteral fibroepithelial polyps in children. <br /> <br /> 144<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi  <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> Polyp  sợi  ‐  biểu  mô  niệu  quản  là  một  dạng <br /> bướu lành tính của niệu quản hiếm gặp ở người <br /> lớn  càng  hiếm  gặp  ở  trẻ  em.  Ở  trẻ  em,  nguyên <br /> nhân  thường  do  bẩm  sinh,  triệu  chứng  có  thể <br /> giống như một bệnh tắc nghẽn niệu quản. Bệnh <br /> * Bệnh viện Nhi Đồng 1. <br /> ** Đại Học Y Dược TP HCM. <br /> Tác giả liên lạc: Bs Huỳnh Công Chấn <br />  ĐT: 0938469945 <br />  Email: chan170486@yahoo.com <br /> <br /> có  thể  đi  kèm  với  hẹp  khúc  nối  bể  thận  –  niệu <br /> quản, sỏi niệu quản. Tuy nhiên, Polyp sợi ‐ biểu <br /> mô niệu quản kết hợp với thận đôi thì rất hiếm. <br /> Chúng tôi xin báo cáo một trường hợp polyp sợi <br /> ‐ biểu mô niệu quản gây tắc nghẽn hoàn toàn kết <br /> hợp với bệnh cảnh thận đôi không hoàn toàn ở <br /> trẻ em. <br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu <br /> Báo cáo ca hiếm gặp. <br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> Báo cáo ca lâm sàng. <br /> <br /> Hành chính <br /> Họ và tên: Nguyễn Văn H, nam, 8 tuổi. <br /> Địa chỉ: Tổ 3, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre. <br /> Ngày nhập viện: 29/ 11/ 2012. <br /> <br /> Lâm sàng <br /> Đau bụng hông lưng trái tái đi tái lại 1 năm, <br /> không kèm ói, không sốt, tiêu tiểu bình thường. <br /> Qua thăm khám không phát hiện gì lạ, ấn bụng <br /> không đau, không sờ thấy mass bất thường. <br /> <br /> Cận lâm sàng <br /> Siêu  âm:  Thận  phải  (P)  kích  thước  bình <br /> thường, 81 × 33 mm, không ứ nước. Thận trái (T) <br /> dạng đôi không hoàn toàn, kích thước 109 × 61 <br /> mm, 2 cực ứ nước độ  II, dAP = 18 mm, bề dày <br /> nhu mô: 20 mm, không sỏi, giãn niệu quản đoạn <br /> đầu,  d  =  20  mm,  không  thấy  giãn  niệu  quản <br /> đoạn chậu. <br /> UIV: Thận P bắt và thải thuốc bình thường. <br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi <br /> <br /> Hình 1: Hình chụp UIV ở phút thứ tư. Hình ảnh <br /> nghĩ thận đôi không hoàn toàn, hai thận bắt và thải <br /> thuốc tốt, ứ nước độ II, dãn to 1/3 niệu quản trên, <br /> thuốc cản quang không xuống được đoạn niệu quản <br /> dưới <br /> Thận T dạng đôi không hoàn toàn (dạng chữ <br /> Y), 2 cực ứ nước độ II, 2 nhánh niệu quản nhập <br /> lại  ở  1/3  trên,  dãn  to  1/3  trên  niệu  quản,  thuốc <br /> không xuống được đoạn niệu quản dưới. <br /> TPTNT, Ure, Cre, UCR: Bình thường. <br /> Từ  triệu  chứng  và  kết  quả  cận  lâm  sàng, <br /> nghĩ bị tắc hoàn toàn 1/3 giữa niệu quản trái và <br /> có chỉ định mổ. <br /> <br /> Tường trình cuộc mổ <br /> Bé nằm nghiêng P, độn gối dưới hông P, mê <br /> nội khí quản. <br /> Rạch da đường chéo 3 cm, trên mào chậu P. <br /> Bóc  tách  cân  cơ  vào  khoang  sau  phúc  mạc, <br /> tìm thấy thận trái (T) dạng đôi không hoàn toàn, <br /> niệu  quản  T  hình  chữ  Y,  chỗ  tắc  ở  đoạn  niệu <br /> quản  chung  (1/3  trên).  Trên  chỗ  tắc,  các  niệu <br /> <br /> 145<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br /> <br /> quản giãn to, d= 20 mm, dưới chỗ tắc niệu quản <br /> teo nhỏ. <br /> Mở  niệu  quản  chỗ  hẹp  thấy  chi  chít  các <br /> polyp,  đường  kính  khoảng  1  mm  đến  3  mm, <br /> chiều dài từ 2 – 10 mm, trên một đoạn 1 cm niệu <br /> quản, gây tắc lòng niệu quản. <br /> Cắt  đoạn  2  cm  niệu  quản  có  chứa  polyp  Æ <br /> gởi  Giải  phẫu  bệnh,  kiểm  tra  thấy  đoạn  dưới <br /> thông,  luồng  feeding  tube  số  8  xuống  bàng <br /> quang  không  vướng,  sờ  đoạn  niệu  quản  dưới <br /> không thấy u cục. <br /> Nối niệu quản tận – tận, 1 lớp bằng PDS 6.0, <br /> có đặt stent (feeding tube số 8) xuyên miệng nối. <br /> Dẫn lưu 1 penrose cạnh miệng nối. <br /> <br /> Đóng  bụng  từng  lớp  bằng  Vicryl  3.0, <br /> khâu da bằng Catgut 4.0. <br /> <br />  <br /> Hình 3: Hình ảnh giải phẫu bệnh của polyp phù hợp <br /> với Fibroepithelial polyp: có mô đệm sợi mạch máu <br /> lỏng lẻo, được phủ bởi lớp biểu mô chuyển tiếp lành <br /> tính (hematoxylin và eosin, ×40) <br /> Bé được rút stent ở ngày hậu phẫu thứ 8, ra <br /> viện ở ngày hậu phẫu thứ 9 trong tình trạng tỉnh <br /> táo, ăn uống, tiêu tiểu bình thường, hết đau vết <br /> mổ, không đau bụng, vết mổ lành tốt. <br /> Tái  khám  sau  1  tuần,  bé  hết  đau  bụng,  tiểu <br /> bình  thường,  nước  tiểu  trong,  siêu  âm:  thận  T <br /> còn ứ nước độ II. <br /> Tái  khám  sau  1  tháng:  Bé  không  đau  bụng, <br /> tiểu  trong,  tăng  0,5  kg.  Siêu  âm:  Thận  T  còn  ứ <br /> nước độ I. <br /> Tái  khám  sau  6  tháng:  Bé  không  đau  bụng, <br /> tiểu  trong,  tăng  3  kg.  Siêu  âm:  Thận  T  còn  ứ <br /> nước nhẹ. <br /> <br /> BÀN LUẬN <br /> Hình 2: Hình ảnh khi mở niệu quản đoạn tắc. Chi <br /> chít những polyp, kích thước từ 2 – 10 mm. <br /> <br /> Hậu phẫu <br /> Sau mổ bé được chuyển Hồi sức ngoại, nuôi <br /> ăn tĩnh mạch, kháng sinh, giảm đau.  <br /> Bé  được  chuyển  ra  bệnh  phòng  1  ngày  sau <br /> đó, tỉnh táo, ăn uống bình thường, còn tiểu nước <br /> tiểu  hồng,  còn  đau  vết  mổ.  Bé  được  tiếp  tục <br /> kháng  sinh  tĩnh  mạch,  giảm  đau  đường  uống, <br /> thay băng mỗi ngày. <br /> <br /> KẾT QUẢ <br /> Kết  quả  giải  phẫu  bệnh  lý:  Fibroepithelial <br /> polyp. <br /> <br /> 146<br /> <br /> Polyp  sợi  biểu  mô  là  một  dạng  u  lành  tính <br /> hiếm gặp ở người lớn. Từ khi được báo cáo lần <br /> đầu  tiên  năm  1932(7),  đến  nay  chỉ  có  gần  300 <br /> trường hợp được báo cáo. Ở trẻ em càng ít gặp <br /> hơn(6). Trong trường hợp này polyp sợi biểu mô <br /> kết  hợp  với  bệnh  thận  đôi  ở  trẻ  em  thì  càng <br /> hiếm. <br /> Nguyên nhân vẫn chưa chắc chắn nhưng có <br /> một  vài  ý  kiến  cho  rằng  có  hai  nguyên  nhân: <br /> Bẩm  sinh  ở  trẻ  em  và  viêm  mạn  tính  ở  người <br /> lớn(2). <br /> Triệu chứng thường là tiểu máu tái đi tái lại <br /> hoặc cơn đau hông lưng không đặc hiệu có thể <br /> do xoắn polyp, lồng đoạn niệu quản chứa polyp, <br /> hoặc do polyp gây tắc lòng niệu quản. <br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi  <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br /> Về mặt giải phẫu bệnh, polyp sợi ‐ biểu mô <br /> niệu quản có nguồn gốc trung mô, và được mô <br /> tả có mô đệm sợi mạch máu lỏng lẻo, được phủ <br /> bởi  lớp  biểu  mô  chuyển  tiếp  lành  tính.  Mặc  dù <br /> bản  chất  lành  tính  nhưng  các  trường  hợp  kết <br /> hợp với dạng ác tính đã được báo cáo(3). <br /> Polyp sợi – biểu mô thường được chẩn đoán <br /> phân  biệt  với  carcinoma  tế  bào  chuyển  tiếp,  u <br /> trung  mô  lành  tính,  các  nguyên  nhân  không  u <br /> như: Cục máu đông, mảng mô bị bong, quả cầu <br /> nấm, hoặc hiếm gặp hơn là nhiễm kí sinh trùng. <br /> Về  cận  lâm  sàng,  polyp  sợi  biểu  mô  có  thể <br /> được phát hiện qua siêu âm dưới dạng một cấu <br /> trúc  echo  kém,  hình  con  giun,  có  bờ  trơn  lán, <br /> vươn  dài,  mà  thường  dễ  nhận  thấy  khi  polyp <br /> vươn  vào  bàng  quang  hoặc  vào  bể  thận(5)  Siêu <br /> âm Doppler bổ sung giúp phân biệt với cục máu <br /> đông, mô bong tróc, hoặc cầu nấm, là các dạng <br /> di  động  hay  gặp  trong  niệu  quản.  CT  hệ  niệu <br /> cũng  có  thể  phát  hiện  polyp  niệu  quản  dưới <br /> dạng một thực thể nằm kéo dài trong niệu quản, <br /> có hình xoắn ốc(1). <br /> Với trường hợp này, phương pháp điều trị là <br /> cắt bỏ đoạn niệu quản chứa polyp, nối lại niệu – <br /> niệu quản, phương pháp này mang lại hiệu quả <br /> tốt(4) Việc chẩn đoán chính xác trước mổ rất quan <br /> trọng  vì  nó  hướng  chúng  ta  mổ  nội  soi,  ít  xâm <br /> lấn hơn mổ hở(3,8). <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> KẾT LUẬN <br /> Polyp sợi ‐ biểu mô niệu quản trên bệnh nhi <br /> thận  đôi  là  một  bệnh  rất  hiếm  gặp.  Nguyên <br /> nhân nghĩ nhiều do bẩm sinh. Lâm sàng thường <br /> giống  với  các  bệnh  tắc  nghẽn  niệu  quản  khác. <br /> Việc cắt trọn khối polyp tránh bỏ sót, giải phóng <br /> chỗ tắc sẽ cải thiện tốt tình trạng lâm sàng.  <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO <br /> 1.<br /> <br /> Bellin MF, Springer O, Mourey‐Gerosa I (2002). CT diagnosis <br /> of ureteral fibroepithelial polyps. Eur Radiol.;12: pp 125–128. <br /> Bolton  D,  Stoller  ML,  Irby  P  (1994).  Fibroepithelial  ureteral <br /> polyps and urolithiasis. Urology.;44: pp 582–587. <br /> Faerber  GJ,  Ahmed  MM,  Marcovich  R,  Crisco  CP,  Belville <br /> WD  (1997).  Contemporary  diagnosis  and  treatment  of <br /> fibroepithelial ureteral polyp. J Endourol.;11: pp 349–351.  <br /> Karaca I, Şencan A, Mir E, Sayan A, Ortaç R (1997). Ureteral <br /> fibroepithelial  polyps  in  children.  Pediatric  Surgery <br /> International, Volume 12, Issue 8, pp 603‐604. <br /> Liddell  RM,  Weinberger  E,  Schofield  DE,  Pelman  RS  (1991). <br /> Fibroepithelial  polyp  of  the  ureter  in  a  child.  AJR  Am  J <br /> Roentgenol;157: pp 1273–1274.  <br /> Macksood  MJ,  Roth  DR,  Chang  CH,  Perlmutter  AD  (1985). <br /> Benign  fibroepithelial  polyps  as  a  cause  of  intermittent <br /> ureteropelvic  junction  obstruction  in  a  child:  A  case  report <br /> and review of the literature.J Urol Nov;134(5): pp 951‐2. <br /> Melicow MM, Findlay HV (1932). Primary benign tumors of <br /> ureter: review of literature and report of  case.  Surg  Gynecol <br /> Obstet, 54: pp 680‐689.  <br /> Yagi S, Kawano Y, Gotanda T (2001). Endoscopic treatment of <br /> a long fibroepithelial ureteral polyp. Int J Urol.;8: pp 467–469. <br /> <br /> 2.<br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> 8.<br /> <br />  <br /> Ngày nhận bài  <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br />  15/07/2013. <br /> <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo <br /> <br />  20/07/2013. <br /> <br /> Ngày bài báo được đăng:  <br /> <br /> 15–09‐2013 <br /> <br />  <br /> <br />  <br />  <br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi <br /> <br /> 147<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2