intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhân tố tác động đến quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI (2000 - 2016)

Chia sẻ: Vixyliton Vixyliton | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

106
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực tế cho thấy, sự phát triển của quan hệ LB Nga – Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó phải kể đến những thay đổi của môi trường địa chính trị thế giới và khu vực đầu thế kỉ XXI, lợi ích và tính toán chính sách của hai bên trong bối cảnh mới và cả những tác động của nhân tố lịch sử.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhân tố tác động đến quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI (2000 - 2016)

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 125-133<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0018<br /> <br /> NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ LIÊN BANG NGA – VIỆT NAM<br /> NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI (2000 – 2016)<br /> Vũ Thị Hồng Chuyên<br /> <br /> Khoa Du lịch, Trường Đại học Hải Phòng<br /> Tóm tắt. Trong lịch sử ngoại giao của Việt Nam, quan hệ Liên Xô - Việt Nam trước đây,<br /> hiện nay là quan hệ Liên bang (LB) Nga - Việt Nam là một trong những mối quan hệ hữu<br /> nghị hợp tác có lịch sử lâu đời và có tầm quan trọng đặc biệt đối với cả hai bên. Trải qua<br /> hơn 65 năm phát triển kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950<br /> đến nay, với những biến động thăng trầm của tình hình thế giới, khu vực, cùng những điều<br /> chỉnh chính sách đối ngoại của mỗi nước, quan hệ LB Nga – Việt Nam được nâng lên tầm<br /> cao mới: quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Thực tế cho thấy, sự phát triển của quan hệ<br /> LB Nga – Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó phải kể đến những thay<br /> đổi của môi trường địa chính trị thế giới và khu vực đầu thế kỉ XXI, lợi ích và tính toán<br /> chính sách của hai bên trong bối cảnh mới và cả những tác động của nhân tố lịch sử.<br /> Từ khóa: Quan hệ Liên bang Nga – Việt Nam, chính sách đối ngoại Liên bang Nga, chính<br /> sách đối ngoại Việt Nam, nhân tố quốc tế, nhân tố khu vực.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Quan hệ LB Nga – Việt Nam đã trải qua chặng đường phát triển 65 năm và là mối quan<br /> hệ có nền tảng vững chắc trên cơ sở tình hữu nghị truyền thống từ nhiều năm trong lịch sử. Để<br /> có thể hiểu rõ những chuyển biến trong quan hệ LB Nga - Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI,<br /> một trong những vấn đề quan trọng là đặt mối quan hệ này trong bối cảnh chung của tình hình thế<br /> giới, khu vực cũng như sự tương đồng lợi ích chiến lược từ hai phía. Một số công trình của các nhà<br /> nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề này, tiêu biểu như: Công trình Quan hệ Việt – Nga trong bối cảnh<br /> quốc tế mới [9] của tác giả Võ Đại Lược - Lê Bộ Lĩnh đã trình bày khái quát những thay đổi của<br /> điều kiện quốc tế, cũng như của Nga và Việt Nam, trên cơ sở đó, tác giả đi sâu phân tích hiện trạng<br /> và tiềm năng hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực kinh tế. Trong công trình Hợp tác chiến lược Việt<br /> – Nga, những quan điểm, thực trạng và triển vọng [7], tác giả Vũ Đình Hòe - Nguyễn Đình Giáp<br /> đã tập trung phân tích các quan điểm, quan niệm đối tác chiến lược, nội dung, yêu cầu của nó và<br /> thực trạng của quan hệ Việt – Nga, cũng như có chỉ ra một số nhân tố chủ yếu tác động đến hợp<br /> tác chiến lược hai nước.<br /> Các công trình viết về quan hệ Nga – ASEAN cũng đã dành một số trang nhất định để viết<br /> về vị trí của Việt Nam trong quan hệ Nga – ASEAN và khái quát về bối cảnh quốc tế, khu vực<br /> Ngày nhận bài: 13/9/2016. Ngày nhận đăng: 20/2/2017<br /> Liên hệ: Vũ Thị Hồng Chuyên, e-mail: vuhongchuyenhp@gmail.com<br /> <br /> 125<br /> <br /> Vũ Thị Hồng Chuyên<br /> <br /> những năm đầu thế kỉ XXI [11, 12]. Ngoài ra còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí Nghiên<br /> cứu lịch sử, Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Quốc tế và kỉ yếu hội<br /> thảo khoa học...Tác giả Đinh Công Tuấn đã đi vào khai thác nhân tố quốc tế, khu vực và yếu tố<br /> tính chất quốc gia tác động đến quan hệ Nga – Việt vào những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI<br /> [15]. Tác giả Mai Hoài Anh cũng đã khái quát về tình hình thế giới và khu vực tác động đến hợp<br /> tác phát triển giữa Việt Nam – ASEAN với LB Nga những năm đầu thế kỉ XXI [1].<br /> Về phía các học giả Nga, có một số bài viết đề cập đến quan hệ LB Nga – Việt Nam những<br /> năm đầu thế kỉ XXI, tiêu biểu là bài viết Liên Bang Nga-Việt Nam: Tiến tới đối tác chiến lược toàn<br /> diện [16]. Trong bài viết này, tác giả có đề cập đến một số vấn đề về những tiền đề cần thiết để<br /> phát triển năng động và bền vững quan hệ đối tác chiến lược toàn diện LB Nga – Việt Nam. Trong<br /> cuốn sách Việt Nam Today (xuất bản bằng tiếng Nga năm 2015), Giáo sư Vladimir M. Mazyrin,<br /> Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông Nga<br /> đã có những đánh giá tích cực về vai trò của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như trên<br /> trường quốc tế và triển vọng phát triển quan hệ song phương.<br /> Nhìn chung các công trình, bài viết nêu trên có đề cập đến một số nhân tố tác động đến<br /> quan hệ Nga – Việt đầu thế kỉ XXI dưới góc độ khái quát hoặc nếu có đi sâu thì chỉ tập trung khai<br /> thác ở một số nhân tố chủ yếu. Cho đến nay, chưa có công trình, bài viết nào nghiên cứu chuyên<br /> sâu, có hệ thống và toàn diện về những nhân tố tác động đến quan hệ Nga – Việt giai đoạn (2000<br /> – 2016). Đây chính là nội dung bài viết muốn quan tâm giải quyết.<br /> <br /> 2.<br /> 2.1.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Nhân tố quốc tế: Những chuyển biến của tình hình thế giới đầu thế kỉ XXI<br /> <br /> Bước sang thế kỉ XXI, tình hình thế giới có những chuyển biến sâu sắc, trước hết đó là quá<br /> trình toàn cầu hóa - quốc tế hóa diễn ra mạnh mẽ và trở thành xu thế bao trùm, lôi cuốn các nước<br /> trên thế giới tham gia. Các nước vừa tăng cường hợp tác vừa gia tăng sức ép cạnh tranh và tính tùy<br /> thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Các quốc gia trên thế giới, dù ở bất cứ cấp độ phát triển nào<br /> đều nỗ lực hợp tác, liên kết và hội nhập. Bị kiềm chế bởi các vấn đề: vũ khí hạt nhân, sinh học,<br /> hóa học nên giữa các nước lớn khó có thể xảy ra cuộc chiến tranh toàn diện thay vào đó là công<br /> nhận duy trì nền hòa bình. Các nước đang phát triển tranh thủ môi trường hòa bình để tập trung<br /> phát triển nội lực, khai thác lợi thế bên ngoài bằng việc gia tăng hợp tác và liên kết với nước khác<br /> nhằm tạo nên đối trọng với các cường quốc hoặc những nước lớn hơn. Do đó, xu thế hòa bình, hợp<br /> tác cùng phát triển trở thành xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế, là xu thế đáp ứng nguyện vọng<br /> của tất cả quốc gia trên thế giới bao gồm cả nước lớn - nhỏ, phát triển - đang phát triển, trong đó<br /> có LB Nga và Việt Nam.<br /> Chiến tranh Lạnh kết thúc, chấm dứt thời kì chạy đua vũ trang giữa hai phe đối lập, trật<br /> tự thế giới chuyển từ trật tự hai cực sang trạng thái “nhất siêu nhiều cường”. Các nước trên thế<br /> giới tranh giành những “khoảng trống quyền lực” về kinh tế, chiếm lĩnh thị trường. Quá trình hình<br /> thành đến trật tự đa cực đòi hỏi các quốc gia phải hoạch định chính sách đối ngoại phù hợp – đa<br /> phương hóa, đa dạng hóa; tham gia vào các tổ chức quốc tế, coi trọng hợp tác với các trung tâm,<br /> khu vực và quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Trước những thay đổi của tình hình thế giới, các<br /> nước đều đề ra chiến lược ưu tiên phát triển kinh tế, bởi kinh tế là thước đo, là nhân tố quyết định<br /> đến vị thế của mỗi nước trên trường quốc tế. Cuối thập niên 90 của thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, xu<br /> hướng liên kết khu vực phát triển mạnh mẽ. Trong xu hướng chung ấy, Việt Nam và Nga đều đã<br /> là thành viên có vai trò nhất định trong tổ chức APEC, EEU. Ngoài ra, Việt Nam và Nga cũng đã<br /> chính thức là thành viên của các tổ chức IMF, WB, WTO.<br /> 126<br /> <br /> Nhân tố tác động đến quan hệ liên bang Nga – Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI (2000 – 2016)<br /> <br /> Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển ở trình độ cao với đặc trưng là tin<br /> học hóa đã tác động đến sự phát triển của nhân loại trên nhiều khía cạnh. Cách mạng khoa học<br /> công nghệ tạo ra cơ sở hạ tầng mới cho nền kinh tế toàn cầu, làm thu hẹp khoảng cách giữa các<br /> quốc gia trên thế giới, góp phần phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa và chính trị toàn cầu. Những<br /> tiến bộ của khoa học công nghệ tạo ra cơ hội và thách thức cho tất cả các quốc gia, đặc biệt với các<br /> nước đang phát triển. Nhận thức tầm quan trọng của khoa học công nghệ, Việt Nam tăng cường<br /> hợp tác với các nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến trong đó có LB Nga. Việc Việt Nam và<br /> LB Nga nâng tầm quan hệ hợp tác giáo dục và khoa học lên mức hợp tác chiến lược được đánh<br /> giá có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Bởi lẽ, Việt Nam xác định đến năm 2020 phấn đấu<br /> trở thành nước công nghiệp hiện đại, nếu thiếu giáo dục, khoa học thì mục đích trên không thể đạt<br /> được.<br /> Về phía LB Nga, với mục tiêu quay lại vị trí cường quốc về khoa học công nghệ vào năm<br /> 2020, nhà nước Nga đã chú ý nhiều hơn đến tiềm lực khoa học, khuyến khích phát triển và đổi mới<br /> công nghệ. Nga là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới về khoa học công nghệ vũ trụ,<br /> khoa học công nghệ năng lượng, khoa học công nghệ biển... Khai thác thế mạnh này, Nga được<br /> lựa chọn là đối tác ưu tiên về hợp tác khoa học công nghệ của nhiều nước trong đó có Việt Nam.<br /> Sau Chiến tranh Lạnh, thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại, giữa các cường quốc lớn<br /> hàng đầu thế giới đã điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng cân bằng, ổn định lâu dài. Các<br /> nước lớn tìm kiếm biện pháp hòa bình, tránh xung đột, “tăng cường phát huy ưu thế để tìm kiếm<br /> một vị trí có lợi hơn trong bối cảnh thế giới đang vận động đến trạng thái đa cực” [10;14]. Đây là<br /> một bài toán đặt ra với nước Nga cần có lời giải đáp khi bước sang thế kỉ XXI.<br /> Cùng với xu thế hòa bình hợp tác phát triển cùng có lợi, đứng trước vấn đề toàn cầu như:<br /> chủ nghĩa khủng bố quốc tế, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, đói nghèo, bệnh tật... các nước<br /> trên thế giới cần có sự hợp tác để “cứu vớt một lợi ích chung là bảo tồn sự sống chung, trong đó có<br /> sự sống chính mình” [6;61]. Do đó, để tồn tại và phát triển, không một quốc gia trên thế giới đứng<br /> ngoài các mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương, khu vực và quốc tế. Nó trở thành nhu cầu<br /> của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam và LB Nga.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Nhân tố khu vực: Bối cảnh châu Á-Thái Bình Dương và những tác động<br /> đến quan hệ song phương<br /> <br /> Bước sang thế kỉ XXI, với lợi thế về địa lí, tài nguyên thiên nhiên phong phú, có tiềm năng<br /> phát triển to lớn, châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực trọng tâm địa chính trị toàn cầu.<br /> Trong đó, Đông Nam Á trở thành “một không gian địa chiến lược và địa chính trị vào loại nhạy<br /> cảm ở châu Á – Thái Bình Dương” [1;50]. Đây cũng là khu vực có sự chi phối đậm nét lợi ích của<br /> các nước lớn: Mĩ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản. Xuất phát từ lợi ích quốc gia, quá trình vừa hợp tác<br /> vừa đấu tranh diễn ra gay gắt giữa các nước lớn nhằm xác lập vị trí ngôi thứ trong bàn cờ khu vực<br /> tại đây. Với việc củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng, Nhật Bản đã và đang theo đuổi chính<br /> sách tự chủ và chủ động xây dựng môi trường an ninh quốc tế từ đó mở rộng phạm vi ảnh hưởng<br /> trên các mặt. Đối với Trung Quốc, khi tiềm lực kinh tế và quốc phòng tăng mạnh, nước này tỏ ra<br /> cứng rắn phản đối lại những nước có hành động đi ngược lại lợi ích của họ trong khu vực, điển<br /> hình là việc phản đối Mĩ mượn cớ chống khủng bố thực hiện chủ nghĩa đơn phương bá quyền khu<br /> vực nhưng đồng thời cũng muốn thực hiện chủ nghĩa bá quyền khu vực, độc chiếm Biển Đông.<br /> Với Mĩ, thực hiện chiến lược “xoay trục” hay còn gọi chính sách “châu Á – Thái Bình Dương”, Mĩ<br /> ngày càng can thiệp sâu hơn vào khu vực nhất là với tuyên bố “quay trở lại” của tổng thống Obama<br /> đã làm sống lại các mối quan hệ với Đông Nam Á. Điều này giúp Mĩ thoát khỏi khó khăn của hậu<br /> 127<br /> <br /> Vũ Thị Hồng Chuyên<br /> <br /> khủng hoảng tài chính kinh tế (2008), tìm kiếm nguồn lực để duy trì vị thế số một thế giới và cũng<br /> để kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc.<br /> Trước tình hình này, Nga không thể thờ ơ trong việc hợp tác với khu vực phát triển năng<br /> động nhất trên thế giới. Nga đã và đang cố gắng tăng cường ảnh hưởng của mình đối với châu Á<br /> – Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Việc xác lập vị trí ảnh hưởng tại đây sẽ giúp Nga đạt những<br /> lợi ích về kinh tế và chính trị. Về kinh tế, Nga có nguồn thu từ việc bán vũ khí - thiết bị quân sự,<br /> dầu mỏ, khí đốt cho các nước trong khu vực. Theo tổng hợp của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc<br /> tế Stockholm (Thụy Điển), những năm gần đây, số nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới có<br /> xuất xứ từ Nga đều thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương . Đây cũng là nơi tiêu thụ nguồn<br /> năng lượng chủ yếu từ Nga, trong đó Trung Quốc đã vượt qua Mĩ “trở thành quốc gia tiêu thụ năng<br /> lượng số một vào mùa hè 2010, một vị trí do Hoa Kỳ độc chiếm trong hơn một thế kỉ” [14;45].<br /> Cùng với đó, mối quan hệ hợp tác kinh tế với các nước châu Á – Thái Bình Dương sẽ giúp Nga<br /> nhanh chóng hội nhập khu vực, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội vùng Viễn Đông, Xibiri. Về<br /> chính trị, Nga không chỉ tạo thế cân bằng lực lượng với các nước: Mĩ, Trung Quốc, Nhật Bản mà<br /> còn cải thiện vị thế của mình trên trường quốc tế. Bằng sự chủ động tích cực hợp tác, vào thập niên<br /> 90 của thế kỉ XX, Nga đã là thành viên của ARF, APEC; là thành viên đối thoại đầy đủ với các<br /> nước ASEAN. Bước sang thế kỉ XXI, Hội nghị thượng định Nga – ASEAN lần thứ nhất tổ chức<br /> tại Kuala – Lumper đánh dấu bước tiến lớn trong quan hệ Nga – ASEAN. Tại hội nghị, hai bên đã<br /> thông qua Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác Toàn diện và Tiến bộ, và Chương trình Hành động<br /> Toàn diện thúc đẩy Hợp tác Nga - ASEAN giai đoạn 2005 – 2015, trong đó đề ra định hướng và<br /> biện pháp thúc đẩy hợp tác giữa hai bên. Năm 2011, Nga chính thức tham gia Hội nghị cấp cao<br /> Đông Á (EAS). Từ đây, quan hệ giữa Nga và các nước thành viên ASEAN tiếp tục cải thiện, phát<br /> triển lên một bước mới.<br /> Những kết quả đạt được trên đây chứng tỏ sự nỗ lực chủ động của Nga, song cũng một phần<br /> còn nhờ sự đồng tình từ phía các nước ASEAN giúp Nga tăng cường ảnh hưởng trong khu vực và<br /> đạt những lợi ích về kinh tế. Về phía mình, hợp tác với Nga không chỉ giúp ASEAN thực hiện mục<br /> đích cân bằng quan hệ với các nước lớn mà thông qua sự tham gia của Nga vào các diễn đàn khu<br /> vực do ASEAN đóng vai trò trung tâm cũng sẽ làm tăng giá trị, tầm quan trọng của ASEAN. Các<br /> nước đang phát triển trong khối sẽ tranh thủ được lợi thế từ phía Nga về: tài nguyên phong phú,<br /> nhân lực trình độ cao, khoa học công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lí tốt...để đẩy nhanh sự phát<br /> triển và hội nhập kinh tế với các nước phát triển trong khu vực, trong đó có Việt Nam.<br /> <br /> 2.3.<br /> <br /> Vị trí Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga (2000 -2016)<br /> <br /> Bước sang thế kỉ XXI, trước những thay đổi lớn của bối cảnh quốc tế, khu vực, buộc các<br /> nước đều phải điểu chỉnh chính sách đối ngoại để tìm kiếm lợi thế trong quá trình hình thành trật<br /> tự thế giới mới.<br /> Xuất phát từ việc triển khai chính sách đối ngoại “thân phương Tây” không mang lại hiệu<br /> quả như mong muốn, từ năm 1993, Nga chuyển hướng đối ngoại từ “định hướng Đại Tây Dương”<br /> sang“hướng về châu Á – Thái Bình Dương” trên cơ sở vẫn tiếp tục duy trì quan hệ với phương Tây,<br /> hướng tới sự “cân bằng Đông – Tây”.Với sự điều chỉnh này, Nga đạt được một số thành công trên<br /> lĩnh vực kinh tế song vẫn chưa tạo ra sự thay đổi lớn, nhất là vị thế của Nga trên trường quốc tế. Để<br /> đạt mục đích khôi phục vị trí của một cường quốc trước đây, ngay sau khi nhậm chức Tổng thống<br /> Nga V.Putin đã công bố “Chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga” – một bản văn kiện có ý nghĩa<br /> quan trọng nhất và là bước tiến đáng kể nhất trong lĩnh vực đối ngoại của Nga khi bước vào thế<br /> kỉ XXI. Chiến lược ghi rõ: “Một đường lối đối ngoại thành công của Nga phải được xây dựng trên<br /> 128<br /> <br /> Nhân tố tác động đến quan hệ liên bang Nga – Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI (2000 – 2016)<br /> <br /> cơ sở tuân thủ sự cân bằng giữa các mục tiêu và khả năng đạt được các mục tiêu đó” và “Ưu tiên<br /> tối cao trong đường lối đối ngoại của Nga là bảo vệ lợi ích con người (cá nhân) xã hội và nhà nước<br /> Nga” [ 8; 294-295]. Qua đây có thể thấy rõ chính quyền V.Putin chủ trương xây dựng một đường<br /> lối đối ngoại mang tính thực dụng cao và đặt lợi ích quốc gia làm mục tiêu tối thượng. Trong chiến<br /> lược đối ngoại này, LB Nga thực hiện triển khai chính sách theo thứ tự ưu tiên được sắp xếp như<br /> sau: 1- các nước SNG; 2 – Mĩ và châu Âu; 3 – châu Á – Thái Bình Dương; 4 - các nước Trung<br /> Đông, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh, Hàn Quốc, Triều Tiên. Đây chính là một sự điều chỉnh căn<br /> bản, từ chiến lược đối ngoại hướng Tây đã chuyển sang chiến lược đối ngoại cân bằng, độc lập, tự<br /> chủ và đa phương hóa các quan hệ. Chính sách đối ngoại đa phương của Nga tiếp tục được tổng<br /> thống V.Putin nhấn mạnh trong thông điệp Liên bang năm 2002 rằng: “Chúng ta thiết lập quan hệ<br /> bình thường với tất cả các nước trên thế giới, tôi nhấn mạnh rằng – với tất cả các nước” [13]. Cũng<br /> từ đây, trong Thông điệp liên bang hàng năm, chính sách đối ngoại đa phương, vì lợi ích quốc gia<br /> luôn được tổng thống Nga V.Putin hay D. Medvedev nhấn mạnh.<br /> Trong sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nga, châu Á – Thái Bình Dương là một khu<br /> vực ưu tiên, trong đó Việt Nam trở thành đối tác quan tâm hàng đầu của Nga trong khu vực. Bởi<br /> lẽ, Việt Nam là một trong những quốc gia có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực<br /> Đông Nam Á và vốn có quan hệ hữu nghị truyền thống với LB Nga. Trong tính toán chiến lược trở<br /> lại Đông Nam Á, LB Nga có nhiều lợi thế tại địa bàn Việt Nam.<br /> Một là, Việt Nam là nước thuộc khu vực Đông Nam Á – nơi có sự phát triển năng động<br /> từ nhiều thập niên. Nhờ công cuộc đổi mới và tích cực hội nhập, Việt Nam đã và đang đạt những<br /> thành tựu quan trọng trong lĩnh vực kinh tế với mức tăng trưởng GDP từ 6-8% một năm, môi<br /> trường đầu tư kinh doanh ổn định, sức mua lớn. Do đó, tăng cường quan hệ kinh tế thương mại với<br /> Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho Nga khai thác được thị trường đông dân với những lĩnh vực đầu tư Nga<br /> có lợi thế như: dầu khí, năng lượng, thiết bị quân sự quốc phòng, vũ trụ hàng không...Thông qua<br /> Việt Nam, Nga có thể thâm nhập vào thị trường ASEAN được xem là khá mới mẻ này một cách<br /> thuận lợi. Ngược lại, các nước ASEAN cũng coi Việt Nam là một kênh mà qua đó có thể thâm<br /> nhập vào thị trường rộng lớn của Nga và SNG.<br /> Hai là, Việt Nam có vị trí địa chiến lược trọng yếu của khu vực Đông Nam Á, từ Việt Nam<br /> có thể kiểm soát các đường hàng hải và hàng không huyết mạch đi qua khu vực Biển Đông – nơi<br /> liên quan đến lợi ích về an ninh, kinh tế, hàng hải có ý nghĩa chiến lược với Nga. Theo các chuyên<br /> gia Việt Nam, Nga coi ASEAN là “hạt nhân của quá trình liên kết khu vực châu Á – Thái Bình<br /> Dương và củng cố hợp tác với ASEAN – đó là một trong nhiệm vụ hàng đầu của Nga” [5;147].<br /> Trong đó, Việt Nam được xem là một “mắt xích” quan trọng, là chất “xúc tác” trong chính sách<br /> lan tỏa ảnh hưởng của Nga tại khu vực Đông Nam Á.<br /> Với việc nhận thức đầy đủ hơn vị trí, vai trò của Việt Nam, Nga đã thực hiện quyết tâm chính<br /> trị đưa quan hệ Nga- Việt Nam phát triển lên tầm cao mới vào những năm đầu thế kỉ XXI. Như<br /> lời khẳng định của Tổng thống V.Putin trong chuyến thăm Việt Nam đầu tiên (28/2 - 02/03/2001):<br /> “Việc phát triển mối quan hệ trên tất cả các mặt với Việt Nam được chúng tôi coi là một trong<br /> những hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga ở châu Á” [3;1-5].<br /> <br /> 2.4.<br /> <br /> Liên bang Nga trong chính sách đối ngoại của Việt Nam (2000-2016)<br /> <br /> Tiếp tục phát huy thành quả đạt được của đường lối đối ngoại thời kì đổi mới: độc lập tự<br /> chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần<br /> thứ IX (2001) đề ra phương châm đối ngoại cơ bản “phát huy nội lực, tranh thủ tối đa ngoại lực<br /> nhằm tạo ra nguồn lực tổng hợp, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng<br /> 129<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2