intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhân trường hợp phẫu thuật thành công vỡ tá tràng do tắc tá tràng bẩm sinh - sơ sinh

Chia sẻ: Manoban Lisa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

33
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tắc tá tràng là một bệnh lý tương đối hiếm gặp, chiếm tỉ lệ 1/10.000 – 1/40.000 trẻ mới sinh. Tắc tá tràng bẩm sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó tắc do dây chằng Ladd là nguyên nhân thường gặp nhất, đôi khi tắc tá tràng cũng có thể do các dây chằng phát sinh sau thủng ruột bào thai. Bài viết trình bày một trường hợp vỡ tá tràng do dây chằng gây tắc tá tràng bẩm sinh ở bé sơ sinh 03 ngày tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhân trường hợp phẫu thuật thành công vỡ tá tràng do tắc tá tràng bẩm sinh - sơ sinh

  1. Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017 NHÂN TRƢỜNG HỢP PHẪU THUẬT THÀNH CÔNG VỠ TÁ TRÀNG DO TẮC TÁ TRÀNG BẨM SINH / SƠ SINH Đỗ Thị Bích Nga, Nguyễn Trọng Nghĩa Bệnh viện Sản Nhi An Giang. REVIEW Congenital Duodenal atresia is a rather uncommon (rare) disease In newborn infants, occurring 1 in 10.000 – 40.000. It can be caused by many different reasons in which the Ladd ligament is the most common one. And sometimes it is also caused by the secondary ligaments related to a foremen at the intestine wall in foetus (or in embryo?) Duodenal rupture in the neonatal baby who got conginital duodenal atresia could be affected the duodenal ulcer in embryos We report one case of them in newborn baby 3 day old who suffered from the duodenal rupture as mention above TÓM TẮT Tắc tá tràng là một bệnh lý tương đối hiếm gặp, chiếm tỉ lệ 1/10.000 – 1/40.000 trẻ mới sinh. Tắc tá tràng bẩm sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó tắc do dây chằng Ladd là nguyên nhân thường gặp nhất, đôi khi tắc tá tràng cũng có thể do các dây chằng phát sinh sau thủng ruột bào thai. Vỡ tá tràng do dây chằng gây tắc tá tràng trên bé sơ sinh, có thể đây là hậu quả của vết loét tá tràng từ lúc bào thai. Chúng tôi báo cáo một trường hợp vỡ tá tràng do dây chằng gây tắc tá tràng bẩm sinh ở bé sơ sinh 03 ngày tuổi. ĐẶT VẤN ĐỀ Tắc tá tràng đã được Candler báo cáo lần đầu tiên 1733. Ernst lần đầu tiên phẫu thuật thành công 1916, từ đó đến nay có nhiều bệnh nhi được cứu sống, tử vong chủ yếu do các dị tật phối hợp. Vỡ tá tràng là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa ít gặp, nguyên nhân thường do chấn thương bụng kín, tỉ lệ biến chứng sau mổ và tỉ lệ tử vong còn cao. Vỡ tá tràng do tắc tá tràng ở bé sơ sinh mới sinh là một trường hợp hiếm gặp, khó chẩn đoán. Chúng tôi muốn nêu lên trường hợp đã gặp để các bạn đồng nghiệp tham khảo. BÁO CÁO TRƢỜNG HỢP Bé nữ 03 ngày tuổi, được Bệnh viện khu vực chuyển với chẩn đoán viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng. Bé con đầu, sanh thường, đủ tháng, cân nặng 3100gr, không ngạt, không uống bất kỳ loại thuốc nào sau sinh, tự tiêu phân su. Sau khi sanh 01 ngày, bé có biểu hiện nôn ói, thở co kéo, bụng ngày càng chướng căng, mạch rõ 130l/ph, NT: 46l/ph, T0: 370C, SPO2: 58%. X-quang: hơi tự do ổ bụng. Echo: dịch tự do ổ bụng. Xét nghiệm máu trong giới hạn bình thường. Chẩn đoán: Viêm phúc mạc thủng tạng rỗng N2/ sơ sinh đủ tháng 03 ngày tuổi. Bé được hồi sức và chuyển mổ cấp cứu. Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang 58
  2. Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017 TƢỜNG TRÌNH PHẪU THUẬT Rạch da đường ngang trên rốn, trong ổ bụng có nhiều dịch mật lẫn giả mạc toàn ổ bụng, giả mạc chủ yếu nhiều ở vùng hậu cung mạc nối. Mặt trước tá tràng có nhiều dây xơ bắt ngang gây tắc, cắt các dây dính, phẫu tích bọc lộ toàn bộ tá tràng. Tại vị trí mặt sau trong đoạn cuối D1 đầu D2, tá tràng vỡ theo chiều ngang chiếm nửa chu vi. Xử trí: Khâu nối tá tràng vỡ, dẫn lưu giải áp dịch tiêu hóa theo phương pháp 02 ống (ống thông dạ dày và ống mở hổng tràng ra da). DIỄN TIẾN HẬU PHẪU Thời gian hậu phẫu, Bé được chăm sóc, theo dõi, ủ ấm trong lồng ấp, dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. HPN4 bé tiêu phân vàng, HPN7 bắt đầu tập cho ăn sữa qua thông dạ dày, HPN9 rút thông dạ dày, dẫn lưu hổng tràng và cho bú mẹ, HPN11 cắt chỉ vết mổ và xuất viện HPN14 BÀN LUẬN Đây là trường hợp đầu tiên mà chúng tôi ghi nhận tại bệnh viện. Bệnh nhi được chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Vỡ tá tràng trên nền tắc tá tràng do dây chằng, phải chăng “ổ loét câm” đã tồn tại từ khi còn là bào thai gây viêm nhiễm hoặc đã thủng tạo nên các dây xơ chung quanh gây tắc tá tràng. Sau sinh, bé bú sữa làm tăng thêm tình trạng tắc nghẽn, là yếu tố thuận lợi gây vỡ tá tràng. Về điều trị: Đây là phẫu thuật cấp cứu nặng, mức độ nặng và khó khăn hơn khi phải phẫu thuật ở bé sơ sinh. Phẫu thuật cắt dây dính gây tắc nghẻn giải phóng tá tràng là phương pháp kinh điển, chính xác, hiệu quả. Vỡ tá tràng thuộc phân độ 2 (Rách thủng vỡ trên 01 đoạn tá tràng khoảng dưới 50% chu vi), chúng tôi khâu kín thương tổn, giải áp dẫn lưu dịch tiêu hóa qua ống thông mũi – dạ dày, thông hổng tràng ra da. Chọn lựa phương pháp này là hợp lý và đã thành công. Tuy nhiên, các biến chứng có thể xảy ra rất nặng nề, đe dọa tử vong trong thời gian hậu phẫu. Cho nên vấn đề theo dõi, chăm sóc và quan trọng nhất là dinh dưỡng góp phần không nhỏ trong sự thành công này. KẾT LUẬN Ở trẻ sơ sinh, tắc tá tràng là bệnh lý ít gặp, vỡ tá tràng do tắc càng hiếm gặp hơn. Là bệnh lý cấp cứu nặng của ngoại khoa. Việc chẩn đoán chính xác khó khăn, bệnh cảnh chỉ được phát hiện bởi tình trạng viêm phúc mạc thủng tạng rỗng. Để thành công, đòi hỏi phẫu thuật viên có kinh nghiệm trong phát hiện, xử lý thương tổn và đội ngũ y bác sĩ vững vàng theo dõi, chăm sóc và điều trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Tấn Cường, Nguyễn Bá nhuận (2007), “Tổng kết kinh nghiệm xử trí 195 chấn thương và vết thương tá tràng trong 27 năm tại Bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp chí y học TP. HCM, tập 11, tr 80-96. 2. Nguyễn Đăng Đội (2010), “Tắc tá tràng do dây chằng LaDD”, Bộ môn Ngoại – Đại học Y Dược Huế, http://bomongoaiydhue.net/?cat_id=128&id=385. 3. Đào Trung Hiếu (2013), “Điều trị tắc tá tràng trẻ em”, phác đồ điều trị nhi khoa của Bệnh viện Nhi Đồng I TP HCM, Nhà xuất bản y học, tr 1060-1062. Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang 59
  3. Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017 4. Khoa Ngoại tiêu hóa và Khoa Ngoại gan-mật-tụy Bệnh viện Chợ Rẫy (2008), “Phác đồ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị thương tổn tá tụy”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 12(3), tr. 103-104. 5. Nguyễn Thanh Liêm, Hoàng Bội Cung (1984), “Một số nhận xét về tắc tá tràng ở trẻ em”, Công trình nghiên cứu khoa học Y dược, Nhà xuất bản Y học, tr 73. 6. Nguyễn Thanh Liêm (2000), “Tắc tá tràng”, Phẫu thuật tiêu hóa trẻ em, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr 91-107. 7. Trần Thanh Trí, Lâm Thiên Kim (2015), “Đánh giá kết quả điều trị tắc tá tràng ở trẻ em”, Tạp chí nhi khoa, 8(2), tr 74-80. TIẾNG ANH 8. Lawrence MJ, Ford WD, Furness ME, Hayward T, Wilson T (2000), “Congenital duodenal obstruction: early antenatal ultrasound diagnosis”, Pediatr Surg Int, 16(5-6), pp. 342-345. 9. Mooney D, Lewis JE, Connors RH, Weber TR (1987), “Newborn duodenal atresia: an improving outlook”, Am J Surg, 153, pp. 347-349. 10. Rathore MA, Abrabi SI, Najfi SM, Chaudhry Z, Chaudhry AM (2007), “Injuries to the duodenum prognosis correlates with body injury severity score”, Int J surg, 5(6), pp. 388-393. Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang 60
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2