intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận xét hình dạng và kích thước cung răng ở trẻ em dân tộc Kinh 12 tuổi tại Hà Nội năm 2016

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

53
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết được nghiên cứu với mục đích nhằm xác định hình dạng và một số kích thước cung răng ở trẻ em dân tộc Kinh 12 tuổi tại Hà Nội năm 2016. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận xét hình dạng và kích thước cung răng ở trẻ em dân tộc Kinh 12 tuổi tại Hà Nội năm 2016

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br /> <br /> NHẬN XÉT HÌNH DẠNG VÀ<br /> KÍCH THƢỚC CUNG RĂNG Ở TRẺ EM DÂN TỘC KINH<br /> 12 TUỔI TẠI HÀ NỘI NĂM 2016<br /> Lâm Thị Huyền Trang*; Trương Mạnh Dũng*<br /> Đỗ Quốc Hương*; Hà Thị Mai*; Trịnh Thị Thái Hà*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: xác định hình dạng và một số kích thước cung răng. Đối tượng và phương pháp:<br /> nghiên cứu mô tả cắt ngang 500 trẻ em người Kinh 12 tuổi tại Hà Nội. Kết quả: tỷ lệ cung răng<br /> hình oval 58,0% (hàm trên), 54,6% (hàm dưới), hình vuông 34,4% (hàm trên), 40,8% (hàm<br /> dưới), hình tam giác 3,7% (hàm trên), 4,6% (hàm dưới). Kích thước chiều rộng trung bình cung<br /> răng trước 34,73 ± 2,43 mm (hàm trên), 26,76 ± 2,64 mm (hàm dưới), kích thước chiều rộng<br /> trung bình cung răng sau 53,49 ± 2,31 mm (hàm trên), 45,23 ± 2,99 mm (hàm dưới). Kết luận:<br /> cung răng hình oval chiếm tỷ lệ cao nhất, kích thước cung răng ở nam lớn hơn so với nữ.<br /> Chiều rộng cung răng hình vuông lớn nhất, tiếp đến là hình oval, nhỏ nhất là hình tam giác.<br /> Ngược lại, chiều dài cung răng hình tam giác dài nhất, tiếp đến là hình oval, ngắn nhất là hình<br /> vuông.<br /> * Từ khóa: Hình dạng cung răng; Kích thước cung răng; Trẻ 12 tuổi.<br /> <br /> Evaluating the Shape and Dimensions of Arch Form of Kinh<br /> Ethnic Children Aged 12 Years Old in Hanoi, 2016<br /> Summary<br /> Objectives: To determine shape and some dimensions of dental arch. Subjects and<br /> methods: Cross-sectional study was conducted on 500 Kinh ethnic children at the age of 12<br /> years old. Results: Oval form accounted for 58.0% (upper), 54.6% (lower), square form 38.4%<br /> (upper), 40.8% (lower), triangular form 3.7% (upper), 4.6% (lower). Mean width of anterior arch<br /> form 34.73 ± 2.43 mm (upper), 26.76 ± 2.64 mm (lower), mean width of posterior arch 53.49 ±<br /> 2.31 mm (upper), 45.23 ± 2.99 mm (lower). Conclusion: Oval-shaped form is the most common,<br /> arch dimensions of male are larger than those of female both in width and length. The arch’s<br /> width (W33, W66) of square form is the largest, the width of oval form is smaller and the width of<br /> triangular form is the smallest. On the contrary, the arch’s length (L13, L16) of triangular form is<br /> the longest, that of oval form is shorter and that of square form is the shortest.<br /> * Keywords: Arch form; Dimensions of dental arch; Children at the age of 12 years old.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hệ thống hàm mặt là một tổng thể hài<br /> hòa và thống nhất, bất kỳ sự xáo trộn nào<br /> của một thành phần cũng ảnh hưởng đến<br /> <br /> hoạt động chức năng của hệ thống. Do<br /> vậy, bộ răng đóng góp một phần quan<br /> trọng trong sự hài hòa của hệ thống hàm<br /> mặt, trong các hoạt động ăn nhai, phát<br /> âm và thẩm mỹ của con người.<br /> <br /> * Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Người phản hồi (Corresponding): Lâm Thị Huyền Trang (lamtrangyhn@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 04/09/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 08/09/2017<br /> <br /> 387<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br /> Để hoạt động của hệ thống nhai được<br /> hiệu quả, các thành phần trong cung răng<br /> cần được sắp xếp một cách liên tục theo<br /> những nguyên tắc nhất định. Mỗi răng có<br /> vị trí và đặc điểm riêng trong cung răng,<br /> đảm bảo hài hòa về giải phẫu và chức<br /> năng của toàn bộ cung hàm.<br /> Cùng với sự phát triển kinh tế và xã<br /> hội, nhu cầu nắn chỉnh răng ngày càng<br /> tăng. Để tiên lượng cũng như quyết định<br /> điều trị, việc xác định hình dạng và kích<br /> thước cung răng là một bước không thể<br /> thiếu. Tại Việt Nam, mới chỉ có nghiên<br /> cứu của Hoàng Tử Hùng và Nguyễn Kim<br /> Anh (1994) [1], Nguyễn Thị Thu Phương<br /> (2012) [4] đo đạc kích thước cung răng<br /> theo cả 3 chiều trong không gian ở người<br /> trưởng thành. Chưa có nhiều nghiên cứu<br /> về xác định kích thước cung răng của trẻ<br /> em tuổi 12 dân tộc Kinh tại Hà Nội. Do<br /> vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với<br /> mục tiêu: Xác định hình dạng và một số<br /> kích thước cung răng ở trẻ em dân tộc<br /> Kinh 12 tuổi tại Hà Nội năm 2016.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 500 trẻ dân tộc Kinh (260 nam, 240 nữ),<br /> 12 tuổi, sống tại Hà Nội.<br /> - Tiêu chuẩn lựa chọn: trẻ dân tộc Kinh,<br /> 12 tuổi (sinh từ 01 - 01 - 2004 đến 31 - 12<br /> - 2004), đồng ý tham gia nghiên cứu và<br /> được bố mẹ cho phép, không có tiền sử<br /> điều trị chỉnh hình hoặc phục hình trước<br /> đó, không có tiền sử chấn thương hàm<br /> mặt hoặc dị tật vùng hàm mặt, có đủ 24<br /> răng vĩnh viễn, răng số 6 còn nguyên vẹn.<br /> Thời gian: năm 2016 tại Khoa Răng Hàm<br /> 388<br /> <br /> Mặt, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt,<br /> Trường Đại học Y Hà Nội.<br /> - Tiêu chuẩn loại trừ: các đối tượng<br /> không đạt tiêu chuẩn lựa chọn.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br /> Cỡ mẫu: theo công thức tính cỡ mẫu<br /> ước tính cho một giá trị trung bình trung<br /> bình trong quần thể:<br /> <br /> Trong đó:<br /> n: cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu.<br /> Sai sót loại I (α): chọn α = 0,05, tương<br /> ứng có < 5% cơ hội, kết luận dương tính<br /> giả.<br /> Sai sót loại II (β) hoặc lực mẫu (power<br /> là 1-β): chọn β = 0,1 (hoặc lực mẫu = 0,9),<br /> tương ứng có 90% cơ hội, kết luận âm<br /> tính giả.<br /> : độ lệch chuẩn.<br /> : sai số mong muốn, nghiên cứu của<br /> Trịnh Hồng Hương 2012 [3], chiều rộng<br /> sau 30,32 ± 3,63.<br /> n = (1,96 + 1,28)2 * 3,632: 0,82 = 216.<br /> Trong đề tài nghiên cứu cộng đồng<br /> chọn hệ số thiết kế DE= 2,4, được cỡ<br /> mẫu n = 500 trẻ.<br /> * Quy trình nghiên cứu:<br /> Khám đến khi đủ 500 em đạt tiêu<br /> chuẩn, hoàn thiện phiếu điều tra; lấy dấu<br /> hai hàm bằng alginat với sáp cắn ở tư thế<br /> khớp cắn lồng múi tối đa, sau đó đổ mẫu<br /> bằng thạch cao đá. Phân tích, đo trên<br /> mẫu. Sử dụng thước cặp Panme độ<br /> chính xác 0,02 mm, đo dưới ánh sáng tự<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br /> nhiên, tất cả các mẫu hàm đều do một<br /> người đo, mỗi mẫu đo làm 3 lần, mỗi lần<br /> cách nhau 10 phút, lấy giá trị trung gian,<br /> ghi lại số liệu vào phiếu nghiên cứu.<br /> Phân loại khớp cắn theo Angle. Sử<br /> dụng thước orthoform (Hãng 3M). Có 3<br /> loại: hình vuông, hình oval, hình tam giác.<br /> Đặt thước lên mẫu sao cho thước nằm<br /> trên mặt phẳng cắn của răng. Nếu hình<br /> dạng cung răng trùng hoặc song song với<br /> hình dạng đường cong vẽ trên thước nào<br /> thì cung răng có dạng của đường cong vẽ<br /> trên thước đó. Trên mẫu thạch cao: chiều<br /> rộng phía trước cung răng (R33), chiều<br /> rộng sau cung răng (R66), chiều dài phía<br /> trước cung răng (D13), chiều dài phía sau<br /> cung răng (D16).<br /> * Xử lý số liệu: bằng mềm chương<br /> trình SPSS 16.0.<br /> Để hạn chế sai số chúng tôi sử dụng<br /> một loại thước đo đạt tiêu chuẩn. Mỗi<br /> mẫu hàm đo 3 lần, mỗi lần cách nhau<br /> 10 phút, do một người đo tại cùng một<br /> thời điểm, lấy giá trị trung gian. Kết hợp<br /> số liệu khám lâm sàng với phân tích trên<br /> mẫu thạch cao để tăng độ chính xác.<br /> <br /> * Đạo đức nghiên cứu:<br /> Tất cả đối tượng nghiên cứu thuộc Đề<br /> tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu đặc điểm<br /> nhân trắc người Việt Nam để ứng dụng<br /> trong Y học”. Đã thông qua Hội đồng Đạo<br /> đức trong nghiên cứu Y sinh học, Trường<br /> Đại học Y Hà Nội chấp thuận về các khía<br /> cạnh đạo đức nghiên cứu.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> 1. Hình dạng cung răng.<br /> - Ở hàm trên: hình dạng cung răng<br /> hàm trên hay gặp nhất là hình oval<br /> (58,0%), tiếp theo là hình vuông (38,4%),<br /> ít gặp nhất là hình tam giác (3,6%). Kiểm<br /> định khi bình phương cho thấy chênh lệch<br /> có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).<br /> - Ở hàm dưới: hình dạng cung răng<br /> hay gặp là hình oval (54,6%), tiếp theo là<br /> hình vuông (40,8%), ít gặp nhất là hình<br /> tam giác (4,6%). Kiểm định khi bình<br /> phương cho thấy chênh lệch có ý nghĩa<br /> thống kê (p < 0,001). Kết quả của chúng<br /> tôi tương đồng với Nguyễn Thị Thu<br /> Phương khi nghiên cứu kích thước cung<br /> răng ở sinh viên Trường Đại học Y Hải<br /> Phòng (2012) [4].<br /> <br /> Bảng 1: Phân bố hình dạng cung răng hàm trên theo giới.<br /> Hình dạng<br /> <br /> Hình vuông<br /> <br /> Hình oval<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Hình tam giác<br /> <br /> p<br /> <br /> Giới<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 100<br /> <br /> 38,5<br /> <br /> 152<br /> <br /> 58,5<br /> <br /> 8<br /> <br /> 3,1<br /> <br /> 260<br /> <br /> 100<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 92<br /> <br /> 38,3<br /> <br /> 138<br /> <br /> 57,5<br /> <br /> 10<br /> <br /> 4,2<br /> <br /> 240<br /> <br /> 100<br /> <br /> 0,806<br /> <br /> Hình răng cung hàm trên hay gặp là hình oval (nam 58,5%, nữ 57,5%), ít gặp nhất là<br /> hình tam giác (nam 3,1%, nữ 4,2%). Kiểm định khi bình phương cho thấy phân bố hình<br /> dạng cung răng hàm trên ở nam và nữ khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br /> 389<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br /> Bảng 2: Phân bố hình dạng cung răng hàm dưới theo giới.<br /> Hình vuông<br /> <br /> Hình dạng<br /> <br /> Hình oval<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Hình tam giác<br /> <br /> p<br /> <br /> Giới<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 102<br /> <br /> 39,2<br /> <br /> 144<br /> <br /> 55,4<br /> <br /> 14<br /> <br /> 5,4<br /> <br /> 260<br /> <br /> 100<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 102<br /> <br /> 42,5<br /> <br /> 129<br /> <br /> 53,8<br /> <br /> 9<br /> <br /> 3,8<br /> <br /> 240<br /> <br /> 100<br /> <br /> 0,573<br /> <br /> Hình dạng cung răng hàm dưới hay gặp là hình oval (nam 55,4%, nữ 53,8%), ít gặp<br /> nhất là hình tam giác (nam 5,4%, nữ 3,8%), khác biệt không có ý nghĩa thống kê<br /> (p > 0,05). Kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Hoàng Tử Hùng [2],<br /> Đặng Thị Vỹ [5], Nguyễn Thị Thu Phương [4]: cung răng dạng hình vuông và hình oval<br /> 92%, hình tam giác 8%. Chứng tỏ người Việt Nam cùng một chủng tộc da vàng, cùng<br /> một yếu tố địa lý không có khác biệt về hình dạng cung răng giữa nam và nữ.<br /> 2. Kích thƣớc cung răng.<br /> Bảng 3: Kích thước cung răng hàm trên theo giới.<br /> Giới<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> Nam<br /> <br /> Kích thƣớc<br /> <br /> Chung<br /> p<br /> <br /> Giá trị (mm)<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> R33<br /> <br /> 35,25<br /> <br /> 2,36<br /> <br /> 34,17<br /> <br /> 2,37<br /> <br /> 34,79<br /> <br /> 2,43<br /> <br /> 0,0001<br /> <br /> R66<br /> <br /> 53,72<br /> <br /> 2,25<br /> <br /> 53,24<br /> <br /> 2,34<br /> <br /> 53,49<br /> <br /> 2,31<br /> <br /> 0,019<br /> <br /> D13<br /> <br /> 10,43<br /> <br /> 1,69<br /> <br /> 9,89<br /> <br /> 1,81<br /> <br /> 10,17<br /> <br /> 1,77<br /> <br /> 0,001<br /> <br /> D16<br /> <br /> 30,62<br /> <br /> 2,75<br /> <br /> 29,81<br /> <br /> 2,85<br /> <br /> 30,23<br /> <br /> 2,83<br /> <br /> 0,001<br /> <br /> Kích thước trung bình cung răng trên của nam đều lớn hơn nữ. Sự khác biệt có ý<br /> nghĩa thống kê (p < 0,05).<br /> Bảng 4: Kích thước cung răng hàm dưới theo giới.<br /> Giới<br /> Giá trị (mm)<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> Nam<br /> <br /> Kích thƣớc<br /> <br /> Chung<br /> p<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> R33<br /> <br /> 26,99<br /> <br /> 2,74<br /> <br /> 26,51<br /> <br /> 2,52<br /> <br /> 26,76<br /> <br /> 2,64<br /> <br /> 0,041<br /> <br /> R66<br /> <br /> 45,91<br /> <br /> 2,78<br /> <br /> 44,50<br /> <br /> 3,06<br /> <br /> 45,23<br /> <br /> 2,99<br /> <br /> 0,0001<br /> <br /> D13<br /> <br /> 6,39<br /> <br /> 1,32<br /> <br /> 5,79<br /> <br /> 1,48<br /> <br /> 6,10<br /> <br /> 1,43<br /> <br /> 0,0001<br /> <br /> D16<br /> <br /> 25,00<br /> <br /> 3,01<br /> <br /> 23,39<br /> <br /> 3,42<br /> <br /> 24,23<br /> <br /> 3,31<br /> <br /> 0,0001<br /> <br /> Kích thước trung bình cung răng dưới của nam đều lớn hơn nữ. Sự khác biệt có ý<br /> nghĩa thống kê (p < 0,05).<br /> 390<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br /> Bảng 5: Kích thước cung răng hàm trên của các dạng cung răng.<br /> Dạng<br /> <br /> Hình vuông<br /> <br /> Kích thƣớc<br /> Giá trị (mm)<br /> <br /> Hình oval<br /> <br /> Hình tam giác<br /> p<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> R33<br /> <br /> 34,90<br /> <br /> 2,13<br /> <br /> 34,75<br /> <br /> 2,53<br /> <br /> 32,79<br /> <br /> 3,06<br /> <br /> 0,002<br /> <br /> R66<br /> <br /> 53,58<br /> <br /> 2,37<br /> <br /> 53,55<br /> <br /> 2,20<br /> <br /> 51,44<br /> <br /> 2,41<br /> <br /> 0,001<br /> <br /> D13<br /> <br /> 9,63<br /> <br /> 1,62<br /> <br /> 10,44<br /> <br /> 1,72<br /> <br /> 11,72<br /> <br /> 2,25<br /> <br /> 0,0001<br /> <br /> D16<br /> <br /> 29,99<br /> <br /> 2,80<br /> <br /> 30,35<br /> <br /> 2,84<br /> <br /> 30,81<br /> <br /> 2,77<br /> <br /> 0,250<br /> <br /> Kích thước trung bình của cung răng trên ở các dạng cung răng rất khác nhau,<br /> chiều rộng cung răng phía trước (R33) và phía sau (R66) lớn nhất ở dạng hình vuông,<br /> nhỏ nhất ở dạng hình tam giác. Với chiều dài ngược lại, chiều dài phía trước cung<br /> răng (D13) của dạng hình tam giác lớn nhất, ngắn nhất là dạng hình vuông.<br /> Bảng 6: Kích thước cung răng hàm dưới của các dạng cung răng.<br /> Dạng<br /> Kích thƣớc<br /> Giá trị (mm)<br /> <br /> Hình vuông<br /> <br /> Hình oval<br /> <br /> Hình tam giác<br /> p<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> X<br /> <br /> SD<br /> <br /> R33<br /> <br /> 26,92<br /> <br /> 2,48<br /> <br /> 26,71<br /> <br /> 2,72<br /> <br /> 25,98<br /> <br /> 3,01<br /> <br /> 0,244<br /> <br /> R66<br /> <br /> 45,78<br /> <br /> 2,87<br /> <br /> 44,89<br /> <br /> 3,06<br /> <br /> 44,38<br /> <br /> 2,57<br /> <br /> 0,002<br /> <br /> D13<br /> <br /> 5,58<br /> <br /> 1,34<br /> <br /> 6,41<br /> <br /> 1,31<br /> <br /> 7,07<br /> <br /> 1,99<br /> <br /> 0,0001<br /> <br /> D16<br /> <br /> 24,13<br /> <br /> 3,46<br /> <br /> 24,16<br /> <br /> 3,08<br /> <br /> 25,77<br /> <br /> 4,28<br /> <br /> 0,072<br /> <br /> Kích thước trung bình của cung răng<br /> dưới ở các dạng cung răng rất khác<br /> nhau, chiều rộng cung răng phía trước<br /> (R33) và phía sau (R66) lớn nhất ở dạng<br /> hình vuông, nhỏ nhất ở dạng hình tam<br /> giác. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br /> (p < 0,05). Với chiều dài ngược lại, chiều<br /> dài phía trước cung răng (D13) của dạng<br /> hình tam giác lớn nhất, ngắn nhất là dạng<br /> hình vuông. Như vậy, dạng cung răng<br /> hình vuông rộng nhưng lại ngắn, cung<br /> răng hình tam giác hẹp và dài.<br /> Kích thước cung răng của nam lớn<br /> hơn nữ về cả chiều rộng và chiều dài. Kết<br /> quả của chúng tôi tương đồng với Hoàng<br /> Tử Hùng, Huỳnh Thị Kim Khang (1992)<br /> [2], Đặng Thị Vỹ (2004) [5], Nguyễn Thị<br /> <br /> Thu Phương (2012) [4], Trịnh Hồng<br /> Hương (2012) [3]: kích thước cung răng<br /> của nam lớn hơn nữ và các dạng cung<br /> răng khác nhau thì khác nhau.<br /> KẾT LUẬN<br /> Hình dạng cung răng hay gặp nhất là<br /> hình oval, tiếp theo là hình vuông, ít gặp<br /> nhất là hình tam giác.<br /> Kích thước cung răng của nam lớn<br /> hơn của nữ cả về chiều rộng lẫn chiều<br /> dài. Về chiều rộng cung răng (R33, R66),<br /> lớn nhất là dạng hình vuông, tiếp đến là<br /> hình oval, nhỏ nhất là hình tam giác. Về<br /> chiều dài cung răng (D13, D16), lớn nhất<br /> là dạng hình tam giác, tiếp đến là hình<br /> oval, ngắn nhất là dạng hình vuông.<br /> 391<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2